Biến cố lớn nhất của thập niên 90 là chiến tranh vùng vịnh, cái tên Saddam Hussein nổi tiếng trên toàn thế giới. Tiếp theo là cuộc nội chiến tại Nam Tư, thế là quốåc gia Yugoslavia không còn tồn tại và những vùng đất tại Nam Tư trở thành độc lập là Croatia, Serb và Former Yugoslav Republic of Macedonia. Đây xem như là các cuộc chiến tàn khốc sau chiến tranh Việt Nam được chấm dứt vào năm 1975. Thêm một dấu ấn lớn trong thập niên 90 là anh cộng sản khổng lồ nhất trên thế giới là Liên Bang Sô Viết đã sụp đổ và các vùng đất trong Liên Bang được độc lập. Sô Viết vốn được xem là quốc gia lớn nhất thế giới, khi thay đổi thì nước Canada được xem là quốc gia to nhất trên quả địa cầu này. Một điểm đen tối không thể quên là hai năm 1991-1992 là kinh tế cùa các siêu cường quốc bị khủng hoảng, nhiều người không tìm được việc làm, giá nhà xuống đến một cảnh thảm hại là có những căn giá cả là $100 ngàn đô. Nay thì không bao giờ tìm được những căn nhà như vậy nữa cho dù trong năm qua thị trường kinh tế toàn cầu rơi vào mức vô cùng thê thãm.
Cho dù song gió bảo táp như thế nào đi nữa thì con người vẫn tiếp tục sống để làm việc và sau đó là hưởng thụ. Đi song song với thú vui chơi là bệnh tật. Căn bệnh nguy hiểm nhất của thời đại là AIDS đã mang sự xôn xao trong sinh hoạt âm nhạc thế giới là sự qua đời của ca sĩ Freddie Mercury của ban nhạc Queen vì căn bệnh quái thai này. Các bài hát của ban nhcạ Queen được hát đi hát lại trên Radio. Nhất là bài Bohemian Rhapsody được tái bản, chiếm ngay vị trí đầu là đĩa bán được nhiều nhất trong tháng. Bài hát này của Queen được xem là bài hát hay nhất của mọi thời đại vì lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1975 đã được ăn khách ngay tức khắc. Phải nói anh ca sĩ Freddie mang vẻ vang cho dân tộc Ân Độ. Bố mẹ anh là người Ân nhưng sống tha hương tận bên Phi châu, sau đó di dân qua Anh quốc và anh Freddie đến Anh từ lúc bé tí. Rồi từ đó đưa đẩy anh đến danh vọng tột đỉnh trong việc ca hát. Anh ta cũng là người A châu đầu tiên tại Anh quốc bước vào được giòng sông chính của nhạc Rock .
Bước qua thập niên 90 là đánh dấu tạm biệt thời kỳ điện tử, bước qua thế giới computer. Con người bắt đầu làm quen với cái máy Micro-Computer và cái chữ Window, cũng như các từ ngữ như phần mềm, phần cứng hay nhu liệu, cương liệu, đĩa từ, máy điện não, máy vi tính... Các gia đình bắt đầu mất thêm một chi phí trong đời sống là mua máy Micro-Computer để trong nhà, mua để làm gì trong lúc đó thì cũng chưa rõ nhưng phầm trăm cao nhất là chơi “Game”. Các công ty như Commodore chế ra máy Amiga, công ty khác là Sinclair, Sega sản xuất máy chơi điện tử trở nên quen thuộc trong quần chúng. Họ sản xuất nhiều máy chơi game nhỏ và tiện lợi. Khoảng năm 1991 anh Sega Nhật Bản đã cho ra một trò chơi điện tử đánh một tiếng vang khắp năm châu là Sonic & Hedgehog . Người viết còn nhớ lúc đó còn bán áo thun ngoài chợ trời, đi nhập hàng áo in hình Sonic mà toàn là hàng gốc có bản quyền bán đắt không thể tả được, nhớ lúc đó cứ đề giá là một cái $20 và mua hái cái là $30, con nít, người lớn cứ mua về tặng quà, một ngày cứ bán độ 50 cái áo là chuyện dể dàng. Đến giờ thì ít ai mặc áo Sonic nhưng trò chơi Sonic vẫn còn ăn khách cho đến ngày hôm nay. Cũng nhờ làm cái nghề bán áo này mà biết tới phim hoạ hình của Mỹ là Simpsons. Đi cùng lúc với cơn sốt Sonic là áo in hình Simpsons mà trong cái gia đình thì cậu Bart Simpsons bán chạy nhất. Đĩa nhạc Simpsons đứng đầu vào tháng 2 năm 1991. Đây được xem loại nhạc do các diễn viên hoạt hoạ trình diễn mà ăn khách nhất tuy không phải là lần thứ nhất vì năm 1969 có nhóm hoạt họa Archies cũa Hoa Kỳ đã thành công với bài Sugar Sugar. Đến năm 1993, bên Hoa Kỳ cho ra đời hai nhân vật mang cái tên khôi hài trong phim hoạt họa là Beavis and Butt Head, hai nhân vật này cũng đã giúp người viết bán khá nhiều áo T’ Shirts. Hai anh chàng này xuất hiện vào năm 1993 cho đến 1997 là chấm dứt chương trình.
Vào năm 1990, ai mà mê điện ảnh khó mà quên phim Ghost tạm dịch là Oan Hồn do diễn viên Patrick Swayze và Demi Moore thủ vai chánh. Ai cũng biết anh Patrick vừa qua đời vào tháng 9 năm 2009. Anh đã thành công với cuốn phim Dirty Dancing vào năm 1987 và gặt hái kết quả mỹ mản với bài hát “She likes the wind”. Còn Demi thì có lẽ đây mới là cuốn phim làm cho mọi người chú ý đến cô, mặc dù cô đã đến điện ảnh từ sớm như cô diễn xuất trong phim St. Elmo's fire vào năm 1985, chẳng ai buồn để ý đến cô. Phải nói đây là cô đào Sexy mang đầy quyến rủ, lúc ban đầu chắc mọi người để ý đến cô là vì chồng cô là Bruce Willis. Sau cuốn phim Ghost thì cô được biết đến với phim “Incident Proposal”, còn các phim của cô sau này không gây tiếng vang cho lắm.
Trong cuốn phim “Ghost” thì bài hát “Unchained Meldoly” được chọn làm chủ đề cho phim. Đây cũng là một bài hát ăn khách trong nhiều thập niên là lần thứ nhất xuất hiện vào năm 1955 do ca sĩ Jimmy Young hát, đến năm 1965 hai anh em nhà Righteous hát lại nhưng không ăn khách, có lẽ vì năm trước đó họ quá thành công với bài “You’ve lost that lovin feelin” nhưng ngược lại bên châu á thì bài “Unchain Meldoly” khá phổ biến như ca sĩ Elvis Phương đã hát bài này trong thời kỳ nhạc trẻ Việt Nam của thập niên 60 là lúc đó ai cũng muốn mang cái tên phải liên quan tới người ngoại quốc như Francoise Hằng, Billy Tùng, Billy Shane, Jo Marcel, Johnny Kỳ... và các ban nhạc như Blue Stars, The Black Caps, The Vampire, The Flower hay Family Love....
Khi bài hát “Unchained Meldoly” do anh em Righteous hát lại đã chiếm được hạng nhất, có lẽ phải nói phim và nhạc hổ trợ lẫn nhau Sau đó đến năm 1995 cũng được hát lại và cũng ăn khách như thường nhưng lần này là do hai ca sĩ Robson Green & Jerome Flynn biểu diễn . Người viết có một người quen, anh ta chuyên đánh trống cho các phòng trà tại sài Gòn trước năm 1975, nên các sĩ Việt Nam anh quen khá nhiều. Vào cái năm 90, bài hát “Unchained Meldoly” được hát khắp nơi, các sĩ Việt Nam tại Mỹ cũng hát đi biểu diễn mà chắc chỉ có ca sĩ Khánh Hà hát lại là hay nhất, cũng có thể lắm vì vào cuối thập 60 đầu 70, anh em nhà Khánh Hà hay đi hát cho club Mỹ, tất nhiên họ phải hát lại các bài nhạc Mỹ để cho mấy anh chàng G.I đỡ bớt nhớ nhà. Coi vậy cái thời đó đưa ca sĩ Việt đi hát club Mỹ là một áp phe lớn, có đều chua chat là mấy anh chàng chợ lớn thầu hết mấy áp phe này. Rồi ca sĩ hát hay trong Club Mỹ cũng mang going máu Trung Hoa là Pat Lam và Ngọc Mỹ. Quay lại anh bạn tại London là qua tới đây anh ta cũng bỏ nghề trống vì đâu có khách đâu, nhưng anh cũng cố lập ban nhạc cho đỡ buồn, rồi có khi thiếu ca sị anh ta hát luôn. Anh ta tập riết nghe anh hát bài “Unchained Meldoly” cũng khá hay. Rồi môt hôm anh đi vào quán bia toàn người Anh, có một giàn Karaoke, anh ta mới hát bài này, hát xong một anh chàng người Anh lên cho 10$, anh bạn người Viết hơi ngẩn ngơ vì đó là lần đầu tiên anh ta kiếm tiền với người Anh qua bài hát.
Khi chế độ cộng sản tại Đông âu cáo chung vào cuối thập niên 80, thêm vụ Thiên An Môn tại Hoa Lục và những năm sau đó là Hoa Kỳ bỏ cấm vận Việt Nam để Việt Nam đi đến việc gia nhập vào khối Đông Nam A thì các sinh hoạt văn nghệ và văn hóa từ trong nước ra hải ngoại tương đối dể dàng hơn. Các tiếng hát như Ngọc Sơn, Bảo Yến, Phương Thanh, Thủy Tiên.... được người Việt hải ngoại tiếp đón khá nồng hậu qua những đĩa CD. Cũng có thể nói là thị hiếu và tâm lý của con người là qua nhiều năm nghe đi nghe lại một số ca sĩ, rồi các bài hát không có gì mới. Nay có một số tiếng hát từ trong nước để mọi người tạm quên các ca sĩ tại hải ngoại, mà lúc đó ca sĩ ăn khách nhất là Tuấn Vũ, thêm nữa là ca sĩ Vũ Khanh, đến hiện tượng ca sĩ người Mỹ hát tiếng Việt như Dalena. Ngoài đĩa nhạc từ trong nước, có thêm phim ảnh Video, như đã nói tại Hải Ngoại nhiều năm không sản xuất được cuốn phim thu hút được khách hàng, thì các loại phim từ trong nước được đón tiếp như các phim quay tại miền nam, thường là do diển viên Lý Hùng và Việt Trinh thủ vai chánh. Còn phim từ ngoài miền Bắc thì hay lấy các tác phẩm của “Tự Lực Văn Đoàn”, “Vũ Trọng Phụng”... làm thành phim. Video loại ca nhạc thì họ cho ra cuốn “Sai Gon Night”, quay tại rạp Rex do Hồng Đào làm MC nhưng chỉ được vài cuốn thấy im luôn và sau đó thấy ca sĩ Hồng Đào bước vào sinh hoạt văn nghệ hài ngoại.
Ngoài văn nghệ trong nước thì còn có thêm văn hóa được bàn tán là quyển “Ly Thân” của Trần Mạnh Hảo, các tác phẩm của bà Dương Thu Hương và quyển sách với tựa đề “Nổi Buồn Của Chiến Tranh” của Bao Ninh được người ngoại quốc để ý và sách được dịch ra tiếng Anh.
Vào đầu thập niên 90, trong sinh hoạt công đồng A Châu rất thịnh hành với chiếc máy Karaoke. Đến giờ vẫn còn tranh cãi ai là người đầu tiên phát minh ra máy là Nhật Bản hay Phi Luật Tân, nhưng có lẽ đại đa số nghĩ là Nhật vì ai cũng thích “Phù thịnh hơn phù suy”. Thêm nữa là chữ Karaoke nghe vẻ Nhật Bản hơn, tuy là người viết không biết gì về tiếng Nhật, mà cũng được nghe qua giài thích là “Kara là chữ Nhật có nghĩa là Không dịch qua tiếng anh là Empty, bời vậy mới có chữ Karate vì Te là Tay hay Hand thì ý nghĩa Karate là Không Thủ Đạo là fight with empty hand”. Còn Oke là mượn chữ Anh là Orchestra , vậy có nghĩa là giàn nhạc không cần ông nhạc trưởng và quí nhạc công. Người viết biết được cái máy Karaoke là tại khu Little Saigon vào năm 1991, lúc đó thì chưa có đĩa CD hát Karaoke mà là đĩa Laser, to như đĩa nhựa 33 tour và rất mắc tiền, lúc đó cũng phải trên $30 một đĩa, vậy nhà nào sắm được giàn máy Karaoke là sang lắm. Vào lúc đó bài hát “Say You Will” của Nhật rất thịnh hành trong làng giải trí Karaoke, các cô Việt là thi nhau hát từ tiếng Anh qua tiếng Tàu và đến tiếng Việt nhưng lạ một cái là không ai hát tiếng Nhật.
Ca sĩ người da đen Whitney Houston nổi tiếng trong thập niên 80 qua những bài như “Saving all my love for you”, “Greatest love at all”, “I wanna dance with somebody”... và cô ta vẫn tiếp tục hát cho đến cuối năm 1992, cô thành công them với bài hát “I will always love you”, bài hát cho chủ đề phim “The Bodyguard” do Kevin Costner thủ vai chính và cô Whitney cũng là vai chính thứ hai trong phim. Thật ra bài “I will always love you” là bài hát thuộc loại đồng quê, cowboy do bà Dolly Parton vừa viết lời và vừa hát vào năm 1973 nhưng không được ăn khách như Whitney hát, có thể nhờ phim thu hút được người xem. Đến nổi nhà làm phim Tàu sản xuất một cuộn phim mang tựa đề là “The Bodyguard from Beijing”, câu chuyện cũng tựa như phim Mỹ, đây là phim võ thuật do Lý Liên Kiệt (Jet Li) thủ vai chánh và người đóng vai cần bảo vệ là cô đào khiêu gợi là Chung Đệ Lệ (Christy Chung), đây là cô diễn viên mang hai dòng máu Hoa và Việt, gia đình cô ta di dân qua Canada vào thập niên 60 và cô lớn lên từ bên đó. Đến giờ không ai nói cô ta biết tiếng Việt hay không?
Cũng vào đầu thập niên 90 là sự thành công tột đỉnh của một ban nhạc trẻ của Hoa Kỳ là “New Kid on the Block”, ban nhạc này gồm 5 anh chàng từ Boston, họ thành lập vào năm 1984, cho đến 5 năm sau thì họ thành công với bài “Hangin’ Tough” và từ đó họ thành công cho đến 1994 là bắt đầu rạn nứt, họ không tuyên bố tan hang, họ vẫn giữ ban nhạc cho đến giờ. Vào năm 2008 họ có đoàn tụ đi hát nhưng không có dấu ấn cho lắm.
Vào thập niên 50 tại Hoa Kỳ các ca sĩ da đen như Fats Domino, Little Richard, The Platters, Sam Cook, Chuck Berry ... gây tiếng vang rất lớn tại Hoa Kỳ về loại nhạc Rock’ ‘n’ Roll nhưng thời đấy rất là kỳ thị, làm gì có chuyện người da đen như ông Obama đi làm Tổng Thống xứ Hợp Chủng Quốc. Người da trắng luôn tạo ra những hiềm khích vấn đề da màu, có năm họ tẩy chay ca sĩ da đen. Loại điệu nhạc Rock ‘n’ Roll là một âm thanh không thể thiếu trong đời sống tuổi trẻ lúc bấy giờ. Nên chữ “Teenager” được sinh ra vào thập niên 50. Mọi người cho đó là thời gian hoàng kim nhất của xã hội Hoa Kỳ và Tây âu. Họ nói là vào năm 1956 trong tự điển của họ không có chữ Thất Nghiệp (Unemployment), một người trẻ có thể tìm ra được 10 công việc cùng một lúc, tuổi từ 15 đến 20 là được ưa chuộng nhất cho mọi nghành nghề. Lương căn bản lúc đó khoảng $15 một tuần. Bởi vậy chúng ta có thể thấy tại sao thời đệ nhất cộng hòa vô cùng thịnh từ năm 1956 cho đến 1959, có những câu câu chuyện kể lại là miền Nam không có trộm cướp, như bác Đỗ Ngọc Yến thời sinh tiền kể vào những năm đó bác cùng bạn bè đi cắm trại tại Đà Lạt , ngủ liều không sợ chấn lột. Chắc ai cũng biết chuyện những năm đầu của cụ Diệm là đồng tiền xé làm đôi vẫn xài được là đưa 1 đồng không có tiền thối, vậy xé một nữa là thối lại. Vì ca sĩ da đen thống trị khá mạnh trong lảnh vực âm nhạc thế là người da trắng phải tìm cách tạo ra một thần tượng là anh chàng Elvis Presley, nếu ông còn sống thì năm nay ông được đúng 75 tuổi.
Khi bên bờ Đại Tây Dương có những thần tượng thì bên Anh không thể nào chịu thua là họ tạo ra những ca sĩ và ban nhạc như The Shaddow, Cliff Richard, sau đó là Beatles, Rolling Stone.... cho đến mấy chục năm sau vẫn thế là bên Hoa Kỳ có “New Kid on The Block” thì bên Anh có “Take That” . Ban nhạc được thành lập vào năm 1989 bắt đầu thành công từ năm 1993 qua bài “Could it be magic” thật ra bài này không có gì mới, được hát vào đầu thập niên 80, do ca sĩ Barry Manilow người Mỹ hát theo điệu Disco, đối với Mỹ thì họ có ca sĩ Barry thì Việt Nam mình có Tuấn Vũ. Nhưng ông Barry có bài hát Copacabana được tạo thành loại nhạc kịch (Musical Theatre) nổi tiếng tại London. Về lảnh vực nhạc kịch thì người viết rất ít theo dõi vì một phần tiếng Anh kém nên không theo kịp, đây một điều đáng tiếc vì London là một thành phố nổi tiếng về ca kịch. Tuy ở đây lâu mà người viết chỉ có hai lần xem kịch là tuồng “Miss Saigon” và “Grease”. Câu chuyện “Miss Saigon” đối với người tây phương là câu chuyện bi thương, đẫm lệ cũng như ông Đạo Diễn Oliver Stone làm giàu nhờ phim chiến tranh Việt Nam như bộ phim “Heaven & Earth” , coi xong Miss Saigon thì người viết không thấy cảm giác gì hết chỉ nhớ một bài viết về Miss Saigon trên tờ “Phụ Nữ Diễn Đàn” do ông Chữ Bá Anh làm chủ bút tại Mỹ là có nói Linda Trang Đài và Nhật Hạ có đi thi để thủ vai cô Kim trong kịch nhưng rất tiếc vì không có chất giọng Opera nên bị loại ở vòng bán kết. Còn nhạc kịch “Grease” thì quá quen thuộc với tuổi trẻ vào cuối thập niên 80 do John Travolta và Oliva Newton John đóng vai chính cho cuốn phim ca nhạc này. Người viết thì nhớ cô ca sĩ Oliva nhiều hơn, cô sanh tại Cambridge, Anh quốc nhưng sau đó qua Uc và sống tại Melbourn, đến năm 1974 cô đại diện cho nước Anh thi giải Eurovision Contest với bài “Long Live Love” nhưng rất tiếc chỉ về được hạng 4 và phải chào thua ban nhạc ABBA. Cô Oliva rất là dể thương, có một cái đẹp thùy mị và đáng yêu, thế mà nay cô đã 61 tuổi rồi. Một vài bài của cô quen thuộc trong sinh hoạt văn nghệ Việt Nam là bài If not for you, Have you never been mellow? và If you love me, let me know. Tất nhiên các bài hát trong phim Grease do cô và John hát là những bài hay nhất. Nếu đã nói ca kịch thì không thể không nhắc tới hai nhà ca kịch đại tài của thế kỷ rồi và hiện nay là Sir Tim Rice và Sir Andrew Lloy Webber. Sir Tim Rice nổi tiếng với lời nhạc kịch như Jesus Christ Superstar, Evita, Aladin, Lion King... còn Sir Andrew thì hòa âm cho các lời nhạc của Sir Tim, tất nhiên cũng có những người khác hòa âm như Sir Elton John cho nhạc kịch Lion King. Hai ca sĩ nam đại tài của ban nhạc ABBA là Benny và Bjorn hòa âm cho phim kịch Chess của Tim Rice viết lời. Rồi kịch Evita thì nổi tiếng với bài “Don’t Cry For Me Argentina” thì đây cũng là bài hay hát trong mùa đá bong quốc tế (World Cup) do đài BBC thu hình, vì cứ mỗi lần đội Anh đá thua đội Argentina là được hát bài này sau khi bình luận, vì trong kỷ lục đá banh thì đội Anh hay thua trong vòng đá luân lưu, cứ thua như vậy là cầu thủ Anh mặt buồn thiu còn Argentina vang tiếng cười thì đâu còn bài hát nào hay hơn bài “Don’t cry for me Argentina”.
Sự thay đổi kinh tế tại Việt nam vào thập 90 thì người Việt Nam đi ra ngoại quốc bắt đầu dể dàng hơn. Ban đầu thì các cán bộ, nhân viện có chức vụ cao cấp tại Việt Nam được nhận các khóa tu nghiệp tại các quốc gia Tây âu. Khi họ qua đây có tiếp xúc cộng đồng người Việt thì họ hay nhắc đến tiếng hát Hồng Nhung với các bài của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, họ cho những ý kiến là Hồng Nhung thay thế được chỗ đứng của Khánh Ly. Rồi Mỹ Linh, Thanh Lam, Trần Thu Hà , đây là các ca sĩ xuất than từ Hà Nội . Họ còn nhắc đến các ban nhạc như Tam Ca áo trắng.
Sau đó bắt đầu các sinh viên Việt Nam bắt đầu đi du học. Người viết có người bạn tên là Minh Trang đã qua Anh học từ năm 1994. Thời đó sinh viên Việt Nam đi du học tại Anh là hang hiếm có, rất đặc biệt. Nghe cô kể là cô đi mua vé du lịch từ Anh qua Hòa Lan chơi, cô đi bằng xe lửa và phà, thì trên đường trở lại Anh thì nhân viên đóng dấu Passport nhìn quyển sổ thong hành của cô với ánh mắt ngạc nhiên vì anh ta làm bao nhiêu năm chưa thấy qua quyển sổ Passport Việt Nam. Khi có làn song đi du học như vậy thì các loại nhạc bên Việt Nam sẽ được nghe nhiều hơn và các loại nhạc của ca sĩ ngoại quốc chỉ nổi tiếng bên châu á nhưng không thành công bên châu âu và Hoa Kỳ như ban nhạc Micheal Learns To Rocks là ban nhạc Đan Mạch và xin tạm dừng, câu chuyện sẽ được tiếp tục vào lần tới về 5 năm cuối cùng của thế kỷ 20.
Cho dù song gió bảo táp như thế nào đi nữa thì con người vẫn tiếp tục sống để làm việc và sau đó là hưởng thụ. Đi song song với thú vui chơi là bệnh tật. Căn bệnh nguy hiểm nhất của thời đại là AIDS đã mang sự xôn xao trong sinh hoạt âm nhạc thế giới là sự qua đời của ca sĩ Freddie Mercury của ban nhạc Queen vì căn bệnh quái thai này. Các bài hát của ban nhcạ Queen được hát đi hát lại trên Radio. Nhất là bài Bohemian Rhapsody được tái bản, chiếm ngay vị trí đầu là đĩa bán được nhiều nhất trong tháng. Bài hát này của Queen được xem là bài hát hay nhất của mọi thời đại vì lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1975 đã được ăn khách ngay tức khắc. Phải nói anh ca sĩ Freddie mang vẻ vang cho dân tộc Ân Độ. Bố mẹ anh là người Ân nhưng sống tha hương tận bên Phi châu, sau đó di dân qua Anh quốc và anh Freddie đến Anh từ lúc bé tí. Rồi từ đó đưa đẩy anh đến danh vọng tột đỉnh trong việc ca hát. Anh ta cũng là người A châu đầu tiên tại Anh quốc bước vào được giòng sông chính của nhạc Rock .
Bước qua thập niên 90 là đánh dấu tạm biệt thời kỳ điện tử, bước qua thế giới computer. Con người bắt đầu làm quen với cái máy Micro-Computer và cái chữ Window, cũng như các từ ngữ như phần mềm, phần cứng hay nhu liệu, cương liệu, đĩa từ, máy điện não, máy vi tính... Các gia đình bắt đầu mất thêm một chi phí trong đời sống là mua máy Micro-Computer để trong nhà, mua để làm gì trong lúc đó thì cũng chưa rõ nhưng phầm trăm cao nhất là chơi “Game”. Các công ty như Commodore chế ra máy Amiga, công ty khác là Sinclair, Sega sản xuất máy chơi điện tử trở nên quen thuộc trong quần chúng. Họ sản xuất nhiều máy chơi game nhỏ và tiện lợi. Khoảng năm 1991 anh Sega Nhật Bản đã cho ra một trò chơi điện tử đánh một tiếng vang khắp năm châu là Sonic & Hedgehog . Người viết còn nhớ lúc đó còn bán áo thun ngoài chợ trời, đi nhập hàng áo in hình Sonic mà toàn là hàng gốc có bản quyền bán đắt không thể tả được, nhớ lúc đó cứ đề giá là một cái $20 và mua hái cái là $30, con nít, người lớn cứ mua về tặng quà, một ngày cứ bán độ 50 cái áo là chuyện dể dàng. Đến giờ thì ít ai mặc áo Sonic nhưng trò chơi Sonic vẫn còn ăn khách cho đến ngày hôm nay. Cũng nhờ làm cái nghề bán áo này mà biết tới phim hoạ hình của Mỹ là Simpsons. Đi cùng lúc với cơn sốt Sonic là áo in hình Simpsons mà trong cái gia đình thì cậu Bart Simpsons bán chạy nhất. Đĩa nhạc Simpsons đứng đầu vào tháng 2 năm 1991. Đây được xem loại nhạc do các diễn viên hoạt hoạ trình diễn mà ăn khách nhất tuy không phải là lần thứ nhất vì năm 1969 có nhóm hoạt họa Archies cũa Hoa Kỳ đã thành công với bài Sugar Sugar. Đến năm 1993, bên Hoa Kỳ cho ra đời hai nhân vật mang cái tên khôi hài trong phim hoạt họa là Beavis and Butt Head, hai nhân vật này cũng đã giúp người viết bán khá nhiều áo T’ Shirts. Hai anh chàng này xuất hiện vào năm 1993 cho đến 1997 là chấm dứt chương trình.
Vào năm 1990, ai mà mê điện ảnh khó mà quên phim Ghost tạm dịch là Oan Hồn do diễn viên Patrick Swayze và Demi Moore thủ vai chánh. Ai cũng biết anh Patrick vừa qua đời vào tháng 9 năm 2009. Anh đã thành công với cuốn phim Dirty Dancing vào năm 1987 và gặt hái kết quả mỹ mản với bài hát “She likes the wind”. Còn Demi thì có lẽ đây mới là cuốn phim làm cho mọi người chú ý đến cô, mặc dù cô đã đến điện ảnh từ sớm như cô diễn xuất trong phim St. Elmo's fire vào năm 1985, chẳng ai buồn để ý đến cô. Phải nói đây là cô đào Sexy mang đầy quyến rủ, lúc ban đầu chắc mọi người để ý đến cô là vì chồng cô là Bruce Willis. Sau cuốn phim Ghost thì cô được biết đến với phim “Incident Proposal”, còn các phim của cô sau này không gây tiếng vang cho lắm.
Trong cuốn phim “Ghost” thì bài hát “Unchained Meldoly” được chọn làm chủ đề cho phim. Đây cũng là một bài hát ăn khách trong nhiều thập niên là lần thứ nhất xuất hiện vào năm 1955 do ca sĩ Jimmy Young hát, đến năm 1965 hai anh em nhà Righteous hát lại nhưng không ăn khách, có lẽ vì năm trước đó họ quá thành công với bài “You’ve lost that lovin feelin” nhưng ngược lại bên châu á thì bài “Unchain Meldoly” khá phổ biến như ca sĩ Elvis Phương đã hát bài này trong thời kỳ nhạc trẻ Việt Nam của thập niên 60 là lúc đó ai cũng muốn mang cái tên phải liên quan tới người ngoại quốc như Francoise Hằng, Billy Tùng, Billy Shane, Jo Marcel, Johnny Kỳ... và các ban nhạc như Blue Stars, The Black Caps, The Vampire, The Flower hay Family Love....
Khi bài hát “Unchained Meldoly” do anh em Righteous hát lại đã chiếm được hạng nhất, có lẽ phải nói phim và nhạc hổ trợ lẫn nhau Sau đó đến năm 1995 cũng được hát lại và cũng ăn khách như thường nhưng lần này là do hai ca sĩ Robson Green & Jerome Flynn biểu diễn . Người viết có một người quen, anh ta chuyên đánh trống cho các phòng trà tại sài Gòn trước năm 1975, nên các sĩ Việt Nam anh quen khá nhiều. Vào cái năm 90, bài hát “Unchained Meldoly” được hát khắp nơi, các sĩ Việt Nam tại Mỹ cũng hát đi biểu diễn mà chắc chỉ có ca sĩ Khánh Hà hát lại là hay nhất, cũng có thể lắm vì vào cuối thập 60 đầu 70, anh em nhà Khánh Hà hay đi hát cho club Mỹ, tất nhiên họ phải hát lại các bài nhạc Mỹ để cho mấy anh chàng G.I đỡ bớt nhớ nhà. Coi vậy cái thời đó đưa ca sĩ Việt đi hát club Mỹ là một áp phe lớn, có đều chua chat là mấy anh chàng chợ lớn thầu hết mấy áp phe này. Rồi ca sĩ hát hay trong Club Mỹ cũng mang going máu Trung Hoa là Pat Lam và Ngọc Mỹ. Quay lại anh bạn tại London là qua tới đây anh ta cũng bỏ nghề trống vì đâu có khách đâu, nhưng anh cũng cố lập ban nhạc cho đỡ buồn, rồi có khi thiếu ca sị anh ta hát luôn. Anh ta tập riết nghe anh hát bài “Unchained Meldoly” cũng khá hay. Rồi môt hôm anh đi vào quán bia toàn người Anh, có một giàn Karaoke, anh ta mới hát bài này, hát xong một anh chàng người Anh lên cho 10$, anh bạn người Viết hơi ngẩn ngơ vì đó là lần đầu tiên anh ta kiếm tiền với người Anh qua bài hát.
Khi chế độ cộng sản tại Đông âu cáo chung vào cuối thập niên 80, thêm vụ Thiên An Môn tại Hoa Lục và những năm sau đó là Hoa Kỳ bỏ cấm vận Việt Nam để Việt Nam đi đến việc gia nhập vào khối Đông Nam A thì các sinh hoạt văn nghệ và văn hóa từ trong nước ra hải ngoại tương đối dể dàng hơn. Các tiếng hát như Ngọc Sơn, Bảo Yến, Phương Thanh, Thủy Tiên.... được người Việt hải ngoại tiếp đón khá nồng hậu qua những đĩa CD. Cũng có thể nói là thị hiếu và tâm lý của con người là qua nhiều năm nghe đi nghe lại một số ca sĩ, rồi các bài hát không có gì mới. Nay có một số tiếng hát từ trong nước để mọi người tạm quên các ca sĩ tại hải ngoại, mà lúc đó ca sĩ ăn khách nhất là Tuấn Vũ, thêm nữa là ca sĩ Vũ Khanh, đến hiện tượng ca sĩ người Mỹ hát tiếng Việt như Dalena. Ngoài đĩa nhạc từ trong nước, có thêm phim ảnh Video, như đã nói tại Hải Ngoại nhiều năm không sản xuất được cuốn phim thu hút được khách hàng, thì các loại phim từ trong nước được đón tiếp như các phim quay tại miền nam, thường là do diển viên Lý Hùng và Việt Trinh thủ vai chánh. Còn phim từ ngoài miền Bắc thì hay lấy các tác phẩm của “Tự Lực Văn Đoàn”, “Vũ Trọng Phụng”... làm thành phim. Video loại ca nhạc thì họ cho ra cuốn “Sai Gon Night”, quay tại rạp Rex do Hồng Đào làm MC nhưng chỉ được vài cuốn thấy im luôn và sau đó thấy ca sĩ Hồng Đào bước vào sinh hoạt văn nghệ hài ngoại.
Ngoài văn nghệ trong nước thì còn có thêm văn hóa được bàn tán là quyển “Ly Thân” của Trần Mạnh Hảo, các tác phẩm của bà Dương Thu Hương và quyển sách với tựa đề “Nổi Buồn Của Chiến Tranh” của Bao Ninh được người ngoại quốc để ý và sách được dịch ra tiếng Anh.
Vào đầu thập niên 90, trong sinh hoạt công đồng A Châu rất thịnh hành với chiếc máy Karaoke. Đến giờ vẫn còn tranh cãi ai là người đầu tiên phát minh ra máy là Nhật Bản hay Phi Luật Tân, nhưng có lẽ đại đa số nghĩ là Nhật vì ai cũng thích “Phù thịnh hơn phù suy”. Thêm nữa là chữ Karaoke nghe vẻ Nhật Bản hơn, tuy là người viết không biết gì về tiếng Nhật, mà cũng được nghe qua giài thích là “Kara là chữ Nhật có nghĩa là Không dịch qua tiếng anh là Empty, bời vậy mới có chữ Karate vì Te là Tay hay Hand thì ý nghĩa Karate là Không Thủ Đạo là fight with empty hand”. Còn Oke là mượn chữ Anh là Orchestra , vậy có nghĩa là giàn nhạc không cần ông nhạc trưởng và quí nhạc công. Người viết biết được cái máy Karaoke là tại khu Little Saigon vào năm 1991, lúc đó thì chưa có đĩa CD hát Karaoke mà là đĩa Laser, to như đĩa nhựa 33 tour và rất mắc tiền, lúc đó cũng phải trên $30 một đĩa, vậy nhà nào sắm được giàn máy Karaoke là sang lắm. Vào lúc đó bài hát “Say You Will” của Nhật rất thịnh hành trong làng giải trí Karaoke, các cô Việt là thi nhau hát từ tiếng Anh qua tiếng Tàu và đến tiếng Việt nhưng lạ một cái là không ai hát tiếng Nhật.
Ca sĩ người da đen Whitney Houston nổi tiếng trong thập niên 80 qua những bài như “Saving all my love for you”, “Greatest love at all”, “I wanna dance with somebody”... và cô ta vẫn tiếp tục hát cho đến cuối năm 1992, cô thành công them với bài hát “I will always love you”, bài hát cho chủ đề phim “The Bodyguard” do Kevin Costner thủ vai chính và cô Whitney cũng là vai chính thứ hai trong phim. Thật ra bài “I will always love you” là bài hát thuộc loại đồng quê, cowboy do bà Dolly Parton vừa viết lời và vừa hát vào năm 1973 nhưng không được ăn khách như Whitney hát, có thể nhờ phim thu hút được người xem. Đến nổi nhà làm phim Tàu sản xuất một cuộn phim mang tựa đề là “The Bodyguard from Beijing”, câu chuyện cũng tựa như phim Mỹ, đây là phim võ thuật do Lý Liên Kiệt (Jet Li) thủ vai chánh và người đóng vai cần bảo vệ là cô đào khiêu gợi là Chung Đệ Lệ (Christy Chung), đây là cô diễn viên mang hai dòng máu Hoa và Việt, gia đình cô ta di dân qua Canada vào thập niên 60 và cô lớn lên từ bên đó. Đến giờ không ai nói cô ta biết tiếng Việt hay không?
Cũng vào đầu thập niên 90 là sự thành công tột đỉnh của một ban nhạc trẻ của Hoa Kỳ là “New Kid on the Block”, ban nhạc này gồm 5 anh chàng từ Boston, họ thành lập vào năm 1984, cho đến 5 năm sau thì họ thành công với bài “Hangin’ Tough” và từ đó họ thành công cho đến 1994 là bắt đầu rạn nứt, họ không tuyên bố tan hang, họ vẫn giữ ban nhạc cho đến giờ. Vào năm 2008 họ có đoàn tụ đi hát nhưng không có dấu ấn cho lắm.
Vào thập niên 50 tại Hoa Kỳ các ca sĩ da đen như Fats Domino, Little Richard, The Platters, Sam Cook, Chuck Berry ... gây tiếng vang rất lớn tại Hoa Kỳ về loại nhạc Rock’ ‘n’ Roll nhưng thời đấy rất là kỳ thị, làm gì có chuyện người da đen như ông Obama đi làm Tổng Thống xứ Hợp Chủng Quốc. Người da trắng luôn tạo ra những hiềm khích vấn đề da màu, có năm họ tẩy chay ca sĩ da đen. Loại điệu nhạc Rock ‘n’ Roll là một âm thanh không thể thiếu trong đời sống tuổi trẻ lúc bấy giờ. Nên chữ “Teenager” được sinh ra vào thập niên 50. Mọi người cho đó là thời gian hoàng kim nhất của xã hội Hoa Kỳ và Tây âu. Họ nói là vào năm 1956 trong tự điển của họ không có chữ Thất Nghiệp (Unemployment), một người trẻ có thể tìm ra được 10 công việc cùng một lúc, tuổi từ 15 đến 20 là được ưa chuộng nhất cho mọi nghành nghề. Lương căn bản lúc đó khoảng $15 một tuần. Bởi vậy chúng ta có thể thấy tại sao thời đệ nhất cộng hòa vô cùng thịnh từ năm 1956 cho đến 1959, có những câu câu chuyện kể lại là miền Nam không có trộm cướp, như bác Đỗ Ngọc Yến thời sinh tiền kể vào những năm đó bác cùng bạn bè đi cắm trại tại Đà Lạt , ngủ liều không sợ chấn lột. Chắc ai cũng biết chuyện những năm đầu của cụ Diệm là đồng tiền xé làm đôi vẫn xài được là đưa 1 đồng không có tiền thối, vậy xé một nữa là thối lại. Vì ca sĩ da đen thống trị khá mạnh trong lảnh vực âm nhạc thế là người da trắng phải tìm cách tạo ra một thần tượng là anh chàng Elvis Presley, nếu ông còn sống thì năm nay ông được đúng 75 tuổi.
Khi bên bờ Đại Tây Dương có những thần tượng thì bên Anh không thể nào chịu thua là họ tạo ra những ca sĩ và ban nhạc như The Shaddow, Cliff Richard, sau đó là Beatles, Rolling Stone.... cho đến mấy chục năm sau vẫn thế là bên Hoa Kỳ có “New Kid on The Block” thì bên Anh có “Take That” . Ban nhạc được thành lập vào năm 1989 bắt đầu thành công từ năm 1993 qua bài “Could it be magic” thật ra bài này không có gì mới, được hát vào đầu thập niên 80, do ca sĩ Barry Manilow người Mỹ hát theo điệu Disco, đối với Mỹ thì họ có ca sĩ Barry thì Việt Nam mình có Tuấn Vũ. Nhưng ông Barry có bài hát Copacabana được tạo thành loại nhạc kịch (Musical Theatre) nổi tiếng tại London. Về lảnh vực nhạc kịch thì người viết rất ít theo dõi vì một phần tiếng Anh kém nên không theo kịp, đây một điều đáng tiếc vì London là một thành phố nổi tiếng về ca kịch. Tuy ở đây lâu mà người viết chỉ có hai lần xem kịch là tuồng “Miss Saigon” và “Grease”. Câu chuyện “Miss Saigon” đối với người tây phương là câu chuyện bi thương, đẫm lệ cũng như ông Đạo Diễn Oliver Stone làm giàu nhờ phim chiến tranh Việt Nam như bộ phim “Heaven & Earth” , coi xong Miss Saigon thì người viết không thấy cảm giác gì hết chỉ nhớ một bài viết về Miss Saigon trên tờ “Phụ Nữ Diễn Đàn” do ông Chữ Bá Anh làm chủ bút tại Mỹ là có nói Linda Trang Đài và Nhật Hạ có đi thi để thủ vai cô Kim trong kịch nhưng rất tiếc vì không có chất giọng Opera nên bị loại ở vòng bán kết. Còn nhạc kịch “Grease” thì quá quen thuộc với tuổi trẻ vào cuối thập niên 80 do John Travolta và Oliva Newton John đóng vai chính cho cuốn phim ca nhạc này. Người viết thì nhớ cô ca sĩ Oliva nhiều hơn, cô sanh tại Cambridge, Anh quốc nhưng sau đó qua Uc và sống tại Melbourn, đến năm 1974 cô đại diện cho nước Anh thi giải Eurovision Contest với bài “Long Live Love” nhưng rất tiếc chỉ về được hạng 4 và phải chào thua ban nhạc ABBA. Cô Oliva rất là dể thương, có một cái đẹp thùy mị và đáng yêu, thế mà nay cô đã 61 tuổi rồi. Một vài bài của cô quen thuộc trong sinh hoạt văn nghệ Việt Nam là bài If not for you, Have you never been mellow? và If you love me, let me know. Tất nhiên các bài hát trong phim Grease do cô và John hát là những bài hay nhất. Nếu đã nói ca kịch thì không thể không nhắc tới hai nhà ca kịch đại tài của thế kỷ rồi và hiện nay là Sir Tim Rice và Sir Andrew Lloy Webber. Sir Tim Rice nổi tiếng với lời nhạc kịch như Jesus Christ Superstar, Evita, Aladin, Lion King... còn Sir Andrew thì hòa âm cho các lời nhạc của Sir Tim, tất nhiên cũng có những người khác hòa âm như Sir Elton John cho nhạc kịch Lion King. Hai ca sĩ nam đại tài của ban nhạc ABBA là Benny và Bjorn hòa âm cho phim kịch Chess của Tim Rice viết lời. Rồi kịch Evita thì nổi tiếng với bài “Don’t Cry For Me Argentina” thì đây cũng là bài hay hát trong mùa đá bong quốc tế (World Cup) do đài BBC thu hình, vì cứ mỗi lần đội Anh đá thua đội Argentina là được hát bài này sau khi bình luận, vì trong kỷ lục đá banh thì đội Anh hay thua trong vòng đá luân lưu, cứ thua như vậy là cầu thủ Anh mặt buồn thiu còn Argentina vang tiếng cười thì đâu còn bài hát nào hay hơn bài “Don’t cry for me Argentina”.
Sự thay đổi kinh tế tại Việt nam vào thập 90 thì người Việt Nam đi ra ngoại quốc bắt đầu dể dàng hơn. Ban đầu thì các cán bộ, nhân viện có chức vụ cao cấp tại Việt Nam được nhận các khóa tu nghiệp tại các quốc gia Tây âu. Khi họ qua đây có tiếp xúc cộng đồng người Việt thì họ hay nhắc đến tiếng hát Hồng Nhung với các bài của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, họ cho những ý kiến là Hồng Nhung thay thế được chỗ đứng của Khánh Ly. Rồi Mỹ Linh, Thanh Lam, Trần Thu Hà , đây là các ca sĩ xuất than từ Hà Nội . Họ còn nhắc đến các ban nhạc như Tam Ca áo trắng.
Sau đó bắt đầu các sinh viên Việt Nam bắt đầu đi du học. Người viết có người bạn tên là Minh Trang đã qua Anh học từ năm 1994. Thời đó sinh viên Việt Nam đi du học tại Anh là hang hiếm có, rất đặc biệt. Nghe cô kể là cô đi mua vé du lịch từ Anh qua Hòa Lan chơi, cô đi bằng xe lửa và phà, thì trên đường trở lại Anh thì nhân viên đóng dấu Passport nhìn quyển sổ thong hành của cô với ánh mắt ngạc nhiên vì anh ta làm bao nhiêu năm chưa thấy qua quyển sổ Passport Việt Nam. Khi có làn song đi du học như vậy thì các loại nhạc bên Việt Nam sẽ được nghe nhiều hơn và các loại nhạc của ca sĩ ngoại quốc chỉ nổi tiếng bên châu á nhưng không thành công bên châu âu và Hoa Kỳ như ban nhạc Micheal Learns To Rocks là ban nhạc Đan Mạch và xin tạm dừng, câu chuyện sẽ được tiếp tục vào lần tới về 5 năm cuối cùng của thế kỷ 20.
Anh Quân
Phụ lục:
Phụ lục:
Hôm nay gặp một người quen, ông ta kể lại công việc ngày xưa ông ta đã làm là Tour Guild cho lính Mỹ và du khách Mỹ, đồng thời cũng làm một công việc có lien quan tới việc các ca sĩ đi hát cho club Mỹ. Ong ta kể các ông bầu của chương trình nhạc Show trong câu lạc bộ quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam đều là người Mỹ. Họ có những cái programme shows cho cả 4 mùa. Trong chương trình phải có ca nhạc, họ không thể nhắm vào các ban nhạc nổi tiếng qua hát vì tốn kém chi phí rất nhiều vì tất cả phí tổn dịch vụ này là từ quỹ United Service Organizations (USO) tài trợ. Đây là một cơ quan từ thiện, không sinh lời nên mọi ngân sách đều có hạn. Diễn viên hài Bob Hope nổi tiếng đã phục vụ trong USO vì đây là cơ quan chuyên đi đến các nơi có quân đội Mỹ đang chiến đấu nhằm đem sự giải trí đến cho họ trong thời gian xa nhà. Vì lý do đó Bob Hope đã ghé đến Việt Nam vào mùa Noel 1969.
Vì thế các ông Bầu shows phải tìm các bạn nhạc rẻ tiền, thường thì nhiều nhất là từ Phi Luật Tân và từ Uc. Còn bên phía ca sĩ Việt Nam thì mấy ông nhờ người trong nước đi tìm nhưng thường thì không có người Việt làm áp phe này. Có thể là đúng sau khi người viết đọc hai quyển về lịch sử nhạc trẻ của Việt Nam, một là của Trường Kỳ, hai là của Tùng Giang thì không ai nói về chi tiết đi hát club Mỹ. Mà người Hoa Chợ Lớn làm nhiều nhất vì 3 nguyên nhân là Người Hoa không có cãi, chịu ông chủ da trắng nói gì thì nói. Thứ nhì thì những Hoa Kiều chắc chắn không đi nằm vùng, chứ mấy ông Việt Nam thì nghi ngờ lắm lỡ vào trong căn cứ quân sự đặt mìn thì sao và cuối cùng là Hoa Kiều khá tiếng Anh mà dịch lại chính xác không thiên vị.
Thế là các ông Hoa Kiều mới tìm các nhóm ca sĩ Việt Nam. Sau đó các nhóm đi vào gặp ông bầu Mỹ là trình diễn cho các ông xem , y như là Job Interview, ai đậu thì sẽ được vào hát Club Mỹ. Thời đó đi hát cho một Club Mỹ, một đêm là $200 mà giá một cây vàng là $300. Chúng ta cũng hiểu là tụi Phi Luật Tân dù sao cũng đụng chạm tiếng Anh nhiều hơn vì lý do đó họ dể đi hát cho lính Mỹ. Mà sau khi hát cho club Mỹ còn được đi mua hàng PX nữa thì lợi nhuận khá nhiều.
Công việc người quen của người viết là khi một ban nhạc nào được các ông bầu chấp thuận, thì ông ta sẽ phát cho các ban nhạc những tờ chương trình biểu diễn như thế nào, rồi sân khấu ra sao, rồi các nơi để nhạc cụ và những thứ khác... cũng vì vậy ông ta luôn gặp ca sĩ Đức Huy, Tuấn Ngọc, Uptight.... cũng vì không có nhiều ban nhạc Việt Nam hát trong club Mỹ, nên khi mấy anh nhà báo Hoa Kỳ qua Việt Nam viết bài thì vào club Mỹ tìm tư liệu, thì thấy quá ít ban nhạc Việt Nam nên chỉ loay quanh với ca sĩ Việt họ gặp.
Nếu ngồi nghĩ lại cuộc chiến tranh Việt Nam thì người Mỹ tốn kém nhiều tiền và có một nhóm người Hoa Kiều tại Chợ Lớn được hưởng lợi nhiều nhất. Còn lý do tại sao thì không biết nói như thế nào.
Vì thế các ông Bầu shows phải tìm các bạn nhạc rẻ tiền, thường thì nhiều nhất là từ Phi Luật Tân và từ Uc. Còn bên phía ca sĩ Việt Nam thì mấy ông nhờ người trong nước đi tìm nhưng thường thì không có người Việt làm áp phe này. Có thể là đúng sau khi người viết đọc hai quyển về lịch sử nhạc trẻ của Việt Nam, một là của Trường Kỳ, hai là của Tùng Giang thì không ai nói về chi tiết đi hát club Mỹ. Mà người Hoa Chợ Lớn làm nhiều nhất vì 3 nguyên nhân là Người Hoa không có cãi, chịu ông chủ da trắng nói gì thì nói. Thứ nhì thì những Hoa Kiều chắc chắn không đi nằm vùng, chứ mấy ông Việt Nam thì nghi ngờ lắm lỡ vào trong căn cứ quân sự đặt mìn thì sao và cuối cùng là Hoa Kiều khá tiếng Anh mà dịch lại chính xác không thiên vị.
Thế là các ông Hoa Kiều mới tìm các nhóm ca sĩ Việt Nam. Sau đó các nhóm đi vào gặp ông bầu Mỹ là trình diễn cho các ông xem , y như là Job Interview, ai đậu thì sẽ được vào hát Club Mỹ. Thời đó đi hát cho một Club Mỹ, một đêm là $200 mà giá một cây vàng là $300. Chúng ta cũng hiểu là tụi Phi Luật Tân dù sao cũng đụng chạm tiếng Anh nhiều hơn vì lý do đó họ dể đi hát cho lính Mỹ. Mà sau khi hát cho club Mỹ còn được đi mua hàng PX nữa thì lợi nhuận khá nhiều.
Công việc người quen của người viết là khi một ban nhạc nào được các ông bầu chấp thuận, thì ông ta sẽ phát cho các ban nhạc những tờ chương trình biểu diễn như thế nào, rồi sân khấu ra sao, rồi các nơi để nhạc cụ và những thứ khác... cũng vì vậy ông ta luôn gặp ca sĩ Đức Huy, Tuấn Ngọc, Uptight.... cũng vì không có nhiều ban nhạc Việt Nam hát trong club Mỹ, nên khi mấy anh nhà báo Hoa Kỳ qua Việt Nam viết bài thì vào club Mỹ tìm tư liệu, thì thấy quá ít ban nhạc Việt Nam nên chỉ loay quanh với ca sĩ Việt họ gặp.
Nếu ngồi nghĩ lại cuộc chiến tranh Việt Nam thì người Mỹ tốn kém nhiều tiền và có một nhóm người Hoa Kiều tại Chợ Lớn được hưởng lợi nhiều nhất. Còn lý do tại sao thì không biết nói như thế nào.
No comments:
Post a Comment