Đức tính cao thượng thứ ba trong Tứ Vô Lượng Tâm là Hỷ. Hỷ đây không phải là cái vui đón cảm tình riêng đối với một người nào, cũng không phải là trạng thái thoả thích suông. Hỷ là lòng hoan hỷ trước sự an vui của người khác, trước sự thành công của mọi người.
Lòng ganh tỵ là kẻ thù trực tiếp của Tâm Hỷ và hỷ là cái vui làm tiêu tan lòng ganh tỵ. Ganh tỵ có sức phá hoại vô cùng nguy hiểm. Có nhiều người lấy làm bực tức khó chịu khi thấy hoặc nghe nói người khác thành tựu mỹ mãn một công việc. Thấy người thất bại thì vui mừng thoả thích, trái lại không thể chịu đựng sự thành công của kẻ khác và cố gắng phá hoặc bóp méo sự thật để chê bai người, thay vì vui lên để tán dương thắng lợi của người.
Về mọi phương diện, chính người có Tâm Hỷ trực tiếp hưởng nhiều lợi ích do Tâm ấy đem lại hơn là người khác, vì Tâm Hỷ không chấp chứa lòng ganh tỵ. Về một phương diện khác, người có tâm hỷ không bao giờ làm trở ngại đường tiến bộ và khuấy rối sự an lạc của ai.
Con người phàm phu tầm thường luôn luôn có tính thừa cơ rửa hận, nên không bao giờ bộc lộ được vui vẻ trước cái vui của người thù nghịch mà chỉ có thể phát hiện dễ dàng đối với người mình thân thích mà thôi.
Lòng ganh tị còn thúc đẩy con người để hại đối phương. Đó là bản tính tội lỗi của người thế gian đang miệt mài say đắm trong ảo mộng. Nếu so sánh Tâm Từ với Tâm Bi thì Tâm Hỷ lại càng khó thực hiện. Muốn có Tâm Hỷ phải có ý chí mạnh mẽ và phải hết sức cố gắng.
[...] Người Phật Tử nên thực hành Tâm Hỷ trong đời sống cá nhận, cũng như đời sống tập thể, để tạo an vui hạnh phúc và vươn mình lên để sống trong sạch và thanh cao.
Đặc tánh của Tâm Hỷ là hoan hỷ với người thành công, người phước lộc, vui một cách thành thật, thoải mái chớ không phải làm ra vẻ hân hoan ngoài mặt mà bên trong chất chứa căn thù. Vui cười hỷ hả không phải là đặc tính của Tâm Hỷ và làm trò phỉnh thích được coi là kẻ thù gián tiếp của Tâm Hỷ. Tâm Hỷ là đức tánh thành thật chung vui, chung mừng và ngợi khen. Tâm Hỷ loại trừ mọi hình thức bất mãn trước sự thành công của kẻ khác.
Lòng ganh tỵ là kẻ thù trực tiếp của Tâm Hỷ và hỷ là cái vui làm tiêu tan lòng ganh tỵ. Ganh tỵ có sức phá hoại vô cùng nguy hiểm. Có nhiều người lấy làm bực tức khó chịu khi thấy hoặc nghe nói người khác thành tựu mỹ mãn một công việc. Thấy người thất bại thì vui mừng thoả thích, trái lại không thể chịu đựng sự thành công của kẻ khác và cố gắng phá hoặc bóp méo sự thật để chê bai người, thay vì vui lên để tán dương thắng lợi của người.
Về mọi phương diện, chính người có Tâm Hỷ trực tiếp hưởng nhiều lợi ích do Tâm ấy đem lại hơn là người khác, vì Tâm Hỷ không chấp chứa lòng ganh tỵ. Về một phương diện khác, người có tâm hỷ không bao giờ làm trở ngại đường tiến bộ và khuấy rối sự an lạc của ai.
Con người phàm phu tầm thường luôn luôn có tính thừa cơ rửa hận, nên không bao giờ bộc lộ được vui vẻ trước cái vui của người thù nghịch mà chỉ có thể phát hiện dễ dàng đối với người mình thân thích mà thôi.
Lòng ganh tị còn thúc đẩy con người để hại đối phương. Đó là bản tính tội lỗi của người thế gian đang miệt mài say đắm trong ảo mộng. Nếu so sánh Tâm Từ với Tâm Bi thì Tâm Hỷ lại càng khó thực hiện. Muốn có Tâm Hỷ phải có ý chí mạnh mẽ và phải hết sức cố gắng.
[...] Người Phật Tử nên thực hành Tâm Hỷ trong đời sống cá nhận, cũng như đời sống tập thể, để tạo an vui hạnh phúc và vươn mình lên để sống trong sạch và thanh cao.
Đặc tánh của Tâm Hỷ là hoan hỷ với người thành công, người phước lộc, vui một cách thành thật, thoải mái chớ không phải làm ra vẻ hân hoan ngoài mặt mà bên trong chất chứa căn thù. Vui cười hỷ hả không phải là đặc tính của Tâm Hỷ và làm trò phỉnh thích được coi là kẻ thù gián tiếp của Tâm Hỷ. Tâm Hỷ là đức tánh thành thật chung vui, chung mừng và ngợi khen. Tâm Hỷ loại trừ mọi hình thức bất mãn trước sự thành công của kẻ khác.
Trích Chữa Bịnh Bằng Phương Pháp Tứ Vô Lượng Tâm -
Đường Tam Tạng Pháp Sư
Huyền Trang dịch
Mẹ Thảo đọc, Út đánh máy
Đường Tam Tạng Pháp Sư
Huyền Trang dịch
Mẹ Thảo đọc, Út đánh máy
No comments:
Post a Comment