Jun 30, 2009

TÂM BI

Photo: HTBNgọc

Đức tính thứ nhì giúp con người trở nên cao thượng là Tâm Bi: Bi là động lực làm cho Tâm rung động trước sự đau khổ của kẻ khác, là cái gì thoa dịu lòng đau khổ của người khác. Đặc tánh của Tâm Bi là ý thức giúp người khác thoát khỏi cảnh khổ.

Lòng của người có tâm Bi thật mềm dịu hơn cả những đóa hoa mềm. Ngày nào chưa cứu giúp được kẻ khác thì tâm Bi không hề tự mãn. Lắm khi để làm êm dịu sự đau khổ của kẻ khác, người có tâm Bi không ngần ngại hy sinh đến cả thân mình. Như sự tich trong kinh Hiền Ngu đã nêu lên cho ta gương lành của một vị Bồ Tát tự nhiên hiến thân cho cọp mẹ và bầy con đói.

Chính do nơi tâm Bi mà con người có thể hoàn toàn vị tha trong khi phục vụ. Người có tâm Bi không sống cho mình mà sống cho kẻ khác, luôn luôn tìm cơ hội để giúp cho đời nhưng không bao giờ được đền ơn đáp nghĩa.

Đối tượng của tâm Bi là gì?

Là những kẻ nghèo hèn đói rách, túng thiếu, cơ hàn, đau ốm, cô đơn, dốt nát, hư hèn, người có đời sống ô trược buông lung là hạng người cần đến Tâm Bi của những tấm lòng trắc ẩn cao thượng, không phân biệt chủng tộc, giai cấp hoặc tôn giáo. Chẳng luận về phần tinh thần hay vật chất, bổn phận có tâm Bi là giúp đỡ cho hết đau khổ, biết bao nhiêu đàn ông, đàn bà, trẻ em, già cả đang sống trong cảnh cơ hàn, thiếu thốn đến suy kiệt là người còn da bọc xương, hoặc chết cúm ngoài đầu đường xó chợ.

[...]
Người giàu có tiền của có bổn phận giúp đỡ cho kẻ nghèo vật chất. Người giàu tinh thần. đạo đức cũng có bổn phận giúp đỡ kẻ nghèo tinh thần, mặc dầu người ấy có thể là một đại phú có tiền rừng bạc bể. Kho tàng của báu không đem lại an vui cho tinh thần. Tâm trạng an vui chỉ do kho tàng đạo đức tạo ra mà thôi.

Hạng người phóng đãng tội lỗi lại càng được sót thương hơn vì họ là những người bịnh hoạn về tinh thần. Ta không khinh rẻ hay bài xích hạng người yếu đuối ấy, vì họ đã bị lầm đường lạc nẻo, ta nên thương xót và dìu dắt họ trở lại con đường phải.

Cha mẹ thương đồng đều các con nhưng đặc biệt chăm nom săn sóc những đứa ốm yếu hoặc kém sút, cũng như thế, tâm Bi của ta phải bao trùm tất cả chúng sanh đau khổ nhưng riêng đối với những hạng người bịnh hoạn tinh thần, sút kém đạo đức, ta nên có lòng thương xót đặc biệt và hết lòng giúp đỡ dẫn dắt họ trở lại đường lành.

[...] Bên trong mỗi người, dẫu là xấu xa tàn ác đến đâu, đều có ngủ ngầm những đức tính tốt. Đôi khi chỉ một lời nói phải đúng lúc cũng có thể cải hoá được con người từ dữ ra lành.

[...] Thế gian ngày nay sống trong sự sai lầm cầm thú oán hận, tham lam, ô trược là nhơn loại đang đi đang đi lần đến họa diệt vong. Muốn cứu vãn tình thế, toàn thể loài người cần phải thực hiện Tâm Từ Bi để tiêu trừ những hành động độc ác và tàn bạo. Ta cũng nên nhận định rằng Tâm Bi của Phật Giáo không phải những giọt nước mắt nhỏ suông mà gọi là thương xót mà phải thể hiện bằng việc làm từ thiện. Kẻ thù gián tiếp của Tâm Bi là sự âu sầu, phiền não.

Trích Chữa Bịnh Bằng Phương Pháp Tứ Vô Lượng Tâm -
Đường Tam Tạng Pháp Sư
Huyền Trang dịch
Mẹ Thảo đọc, Út đánh máy

No comments: