CỦA BỐ DOÃN QUỐC SỸ
Khi Vinh nhắc đến việc chọn tên Ao Nhà cho tuyển tập văn nghệ bỏ túi của con cháu, bố liên tưởng đến hai câu ca dao:
Đêm qua ra đứng bờ ao,
Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ….
Lời thơ u hoài trong bài ca dao này không thể chỉ là tâm trạng của khách trong tình trường. Hãy nhắm mắt thả hồn theo ma lực của từng chữ, từng câu, từng âm thanh, từng nhịp điệu để rồi do đó khám phá lấy muôn một cái đẹp thần sầu quỷ khốc của bài thơ.
Đêm qua ra đứng bờ ao
Dân tộc Lạc Việt sinh trưởng trên các miền đồi núi từ Phú Thọ xuống Bắc Giang, qua Vĩnh Yên, Bắc Ninh rồi lại dần dần từ các miền này tràn xuống vùng đồng bằng để cấy lúa và các làng được thành lập trên các gò cao xunh quanh là những ruộng nước. Khung cản khởi đầu bài ca dao không phải chốn kinh kỳ gió mụi mà là khung cảnh yên tĩnh trên bờ ao một làng Lạc Việt. Có được bối cảnh yên tĩnh nơi thôn nơi thôn dã đó, tâm hồn mới trầm tĩnh mở rộng để suy tư cùng vạn vật. Có suy tư cùng vạn vật mới có thể nhìn vạn vật bằng tâm tưởng. Thật vậy, chỉ nhìn bằng tâm tưởng mới có thể vào lúc đó thấy được rằng:
Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ.
Quay lại với tuyển tập Ao Nhà gồm những sáng tác của đám con cháu: đứa thì góp thơ, đứa thì góp họa, góp ảnh, bố cũng nhìn bằng tâm tưởng mà thấy được rằng những tác phẩm của con cháu trong tuyển tập này không chỉ đượm u hoài như bản nhạc “Ban Mê, về nhớ”, mà còn đượm tình khăng khít như trong bài thơ “Một mai”. Trong lá thư “Mẹ ơi”, tình mẹ con lắng đọng trong tiềm thức, tỏa rộng với thời gian, với không gian. Trái lại, trong bản nhạc “Thu tha phương”, lời ca lại hân hoan tỏa rộng lung linh với ánh trăng sao. Đọc bài “Xuân Phương Nam”, bố thấy như hiển hiện trước mắt bức tranh nhiều màu sắc rực rỡ “những cánh mai vàng, những đóa cúc trắng, những thược dược hòng” … Do đó bố liên tưởng tới màu sắc như hòa hơn trong bức ảnh “Ao Vịt”. Qua “Cánh tay nối dài”, bố thấy lại những ngày xưa thân mật: anh chị em kết nghĩa trao đổi những lời đàm thoại vui vui tếu tếu, trong ý thức cố gắng xây dựng một nếp sống hướng thiện, hướng đẹp để truyền lại cho con cháu đời sau! Tinh thần trong bài “Learn to love” – phải biết thương nét cá biệt của từng người – cũng thiện, cũng đẹp như thế.
Kết cuộc, tuyển tập Ao Nhà đưa ý nghĩ của bố về với thời niên thiếu sống tại quê nhà – Làng Cót - chiều chiều cùng lũ bạn ra tắm tại Ao Cậy. Nơi đây, nhìn ra phía trước là cánh đồng ngút ngàn với lũy tre xanh của những làng mạc xa, thấp thoáng đây đó là bóng đa cổ thụ, xen với bóng dừa bóng cau đu đưa theo gió. Thời gian có bao giờ xóa mờ được hình ảnh quê hương.
Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn,
Tào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ.
Ruộng bậc thang - Sapa
Hòn ông - Nha Trang
1 comment:
Em yeu, co the nao vui long enlarge may tam hinh duoc khong? Doi mat tu tuan cua Ngoc, tui no "complain" chang thay gi sat. :)
Post a Comment