MẪU NGƯỜI BỐ SỸ
Bố Sỹ là một người vô cùng đáng nể trọng. Nhân cách với tha nhân và tình thương bao la với con cháu. Anh luôn nghĩ và thương Bố, luôn mong Bố vui cùng con cháu trong nhà. - anh Tấn
Thương ông quá Khánh ơi. Không hiểu sao Trúc cứ nhìn hai bàn tay ông hoài, không rời mắt được. Hai bàn tay đan nhau thật vững chãi, tự tại, thật đẹp. Bàn tay cầm phấn, bàn tay cầm bút, hai bàn tay của Bố, two but one, two in one. Shouldn't we do something with this image? Xem Vinh có artistic inspirations gì không? Trúc thì thấy đẹp quá, cảm động quá khi nhìn thấy bàn tay của ông bác già. Thương ông lắm lắm. Nhớ cho ông đi chơi ngoài thường thường nhe Khánh, coi bộ ông thích đó. - Trúc
***
NGƯỜI MẪU BỐ SỸ
Hồi sáng nghĩ tới cô Quỳ vì hôm qua đọc lại quyển ĐI.
Nói đến cụ Doãn Quốc Sỹ , có lẽ không từ nào đúng hơn là bốn chữ "HIỀN--NHÂN--QUÂN--TỬ."
Đã "viết chui," ký bằng một bút hiệu khác ("củ hành khô"), nhưng cụ vẫn "thật thà như đếm," kể lại vanh vách chuyện nhà.
Từ bà nội 77 tuổi đi từ HN vào SG, không ngờ để chứng kiến chuyện "đám con cháu nội ngoại trong Nam ra đi gần trọn ổ," đến chuyện 8 con, cụ tả người nào ra người ấy. Chẳng hạn:
--Ly, con bé thứ ba lanh chanh tháo vát nhất nhà
--(Cô Hai): Trong bốn chị em, Ánh nhu mì hiền hậu nhất. "Ăn cắp của ai kia chứ ăn cắp của cô giáo Ánh thì còn gì là hào hứng nữa."
Tuy có 8 con, cụ tả rõ nét từng người. Vô cùng sống động và vui.
Không những con, cụ tả tới cháu gọi bằng bác ("Bích tồ"), cũng rất linh hoạt.
Và cụ "cung khai" tên các con ra vanh vách.
Chỉ trừ chị trưởng, cụ đổi từ Thanh sang Hoa, các vị còn lại ai cũng đoán được:
--Ánh (Khánh)
--Ly (Liên)
--Hải (Thái)
--Vi (Vinh)
--Hy (Hưng)
--Thiện (Hiển)
--Hương (giữ nguyên tên).
Tên em và em rể cụ cũng đổi rất gần: Quỳ (Quý), Phương (Phong).
Không nói đến chuyện văn phong, viết như thế mà nghĩ rằng công an Cộng Sản không biết tác giả là ai mới là chuyện lạ !!
Nhưng mọi chuyện trên đời đều có "nhân," có "quả," có "duyên," có "nghiệp." Cái TÂM của cụ lành, mọi chuyện chung cuộc sẽ lại lành.
Sau này, nếu có ai muốn biết thêm về các con của cụ, về đoạn đời của gia đình cụ khoảng 5, 6 năm sau 1975, cần phải đọc quyển ĐI.
Đọc quyển ấy, tôi cũng "chịu" cô Ly: chịu thương chịu khó, nhưng "quá tốt" trong việc buôn bán. "Ly rau má phải đủ đậm và ngọt, cà phê phải là thứ 'origine' không được pha thêm bột bắp..." Đến chuyện nhất định không cho anh bạn học cũ đền tiền chiếc phích nhỏ đựng nước sôi mà anh lúng túng đánh rơi vỡ (..."những điều mà Ly không bao giờ quan niệm nổi--quen nếp sống hiếu khách, phóng khoáng của nhà"). "Chúng con, cũng như bố mẹ, không có lộc buôn bán đâu." Đọc đến đây, không thể không phát biểu một câu, "Con nhà tông, chẳng giống lông cũng giống cánh." Đúng là con của tác giả Gìn Vàng Giữ Ngọc.
tnb (Trần Ngọc Bích)
No comments:
Post a Comment