Mar 31, 2021

GẶM... NGỬI... LÈ ... CHƠI - Nui, Alouis, Chub và bố mẹ, búp bê của Maya

có răng để gặm
có mũi đề ngửi
có lưỡi để ... lè
có ... bè lũ để đi chơi!





PS: Elsa của Maya hôm nay tậu được xe convertible, có em bé tên Snowflake và em được chở đi chơi, ngồi trong car seat 💺 đàng hoàng. 


Mar 30, 2021

HẸN NHAU TRÊN ĐÓ - Cô Quý, Hưng gàn

Hi all,

Mời mọi người đọc mẫu đối thoại sau giữa cô và các cháu trong giờ ăn trưa hôm nay. Thứ tự có sắp xếp lại, nhưng ý chính là như vậy.

Hưng hy vọng rằng nếu mình tiếp tục giúp cô giữ vững niềm tin như bây giờ, việc cô sớm tái sinh về cõi an lạc là điều chắc chắn.

Cô có một đặc điểm hay hơn nhiều người là rất bình thản khi nói về cái chết, và có niềm tin vào cõi Phật Di Đà. Điều này không phải người nào cũng có được.

Cheers,

Hưng Doan 

Cháu: cô và được bố ăn cơm chung với con cháu như vậy là phúc đức lắm đó cô! Nhiều người già ở Mỹ không mơ thấy điều này!

Cô: Đúng vậy! Cô đúng là có duyên với bố. Hai anh em sống với nhau từ Hà Nội, vào Sài Gòn, và nay là ở Mỹ…

Cháu: Gia đình nhà mình có phúc như vậy là vì nhiều đời nối tiếp nhau làm việc lành thiện. Ông bà làm việc lành thiện để đức cho cô và bố. Rồi thế hệ cô và bố làm việc lành thiện để đức cho con cháu. Rồi đến phiên tụi cháu làm việc lành thiện để phúc đức cho thế hệ sau nữa…

Cô: Cô luôn tâm nguyện như vậy. Cô tin như vậy. Mình phải cố gắng làm như thế cháu ạ!

Cháu: cháu còn thua cô ở chỗ là phải cố gắng mới làm được điều tốt. Chứ cô thì làm việc tốt một cách tự nhiên, không có gì phải cố gắng cả!

Cô: (cười) mày có chọc cô hay không đấy?!?

Cháu: Rồi cô và bố đâu phải chỉ sống với nhau ở đây thôi đâu. Mai mốt đây, khi bố và cô mất đi, sẽ lại gặp nhau ở cõi Phật Di Đà, là nơi chỉ dành cho những người hiền đức.

Cô: “Trên đó” có những ai rồi?

Cháu: ông bà hai bên nội ngoại, chú thím Kiệm, mẹ Thảo và chú Phong. Mấy người đó lên trước “giữ chỗ” cho cô và bố rồi:

Việc đời còn dở chút thôi
Một vài năm nữa lại tôi với bà
(cô hào hứng nói theo câu này)

Cô: cô mong được như vậy! Chúng mình lại hẹn gặp nhau trên đó cả nhé. Vui quá! Cháu cố lên nhé!

Cháu: Dạ, cháu sẽ ráng để lên đó với cô và mọi người. Tuấn dặn cô lên nhớ giữ “vé” cho em nó “lên trển” sau này nhé!

Cô (cười): cháu nhớ nhắc em nó phải cố gắng. Trên đó chỉ có những người lành thiện thôi.

Cháu: Cô cả đời làm việc lành thiện rồi. Bây giờ cuối đời, cô chỉ cần mỗi khi rảnh rỗi, nhìn lên bàn thờ Phật, nhớ chú tâm niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” là đủ rồi. Nhớ nhất tâm niệm Phật, thì khi mình mất Đức Phật A Di Đà sẽ rước về với cõi Phật thôi!

Cô: Cô tin là như vậy! Cô sẽ cố gắng làm điều này.

Cháu: Ngoài ra, mình có thể làm thêm một điều nữa. Khi cô ra vườn,  nhìn thấy trời xanh, nắng ấm, hoa nở, chim hót, cô nhớ tận hưởng giây phút này, và tự nhắc nhở rằng: “cảnh này chính là cõi Niết Bàn rồi, chứ còn đâu nữa…”

Cô (nói nối theo): Niết bàn tại tâm! (chính là chữ của cô!)

Cháu: Đúng rồi! Và khi mình tập giữ cho tâm bình an, làm quen với cảnh giới Niết Bàn như vậy, thì khi mình mất đi sẽ dễ thấy đường về với cõi Phật hơn. Không cần phải ngừng xe lại, hỏi cảnh sát: “ông ơi, đường nào đến Niết Bàn” như ngày xưa cô lái xe ở Sài Gòn!

Cô (cười): Cô tin là cô sẽ không cần hỏi đường đâu. Mà chắc gì ông cảnh sát biết được đường đến Niết Bàn mà chỉ! (Câu này chính cô nói!)

Cô cháu nắm tay cười hỉ hả…  

AI ? Nui. Alouis

Ai không yêu bong bóng?
Ai không thích có răng?
Đi lăng quăng  ...
chẳng ai không yêu, không thích 😁



Mênh mông trời rộng ...  đường dài 😎



Mar 28, 2021

THĂM NHÀ VĂN DOÃN QUỐC SỸ TRONG MÙA ĐẠI DỊCH - Phạm Phú Minh



Trần Huy Bích, Phạm Phú Minh
Trần Dạ Từ, Bố Sỹ, Đỗ Quý Toàn
 

Ngày 25 tháng Ba 2021 vừa rồi, một nhóm anh chị em quen biết lâu năm đã đến thăm nhà văn Doãn Quốc Sỹ tại nhà và dùng bữa cơm trưa do cô Liên, con gái nhà văn khoản đãi. Khách tới nhà gồm có anh Trần Huy Bích, anh chị Đỗ Quý Toàn – Hà Dương Thị Quyên, anh chị Trần Dạ Từ - Nhã Ca cùng cô con gái Sông Văn, và Phạm Phú Minh.

Thật ra trước đó Liên đã liên lạc với anh Trần Huy Bích, thông báo một kế hoạch gặp gỡ rộng lớn hơn : khoảng vài mươi người sẽ gặp nhau trong một tiệm phở trên đường Beach để cùng ăn phở và trò chuyện với nhà văn Doãn Quốc Sỹ. Lý do, sau một năm vì dịch bệnh mọi người đều “tu tại gia”, nay tình hình đã có chút khả quan “nếu bố em được gặp đông đủ bạn bè thì bố sẽ rất vui” như lời cô Liên trình bày lý do với anh Bích. Nhưng sau, có lẽ vì tình hình dịch bệnh chưa đủ lạc quan để có một buổi hội họp đông đảo như thế, gia đình nhà văn đã thu gọn buổi gặp gỡ đầu tiên bằng một bữa cơm trưa thân mật trong gia đình.

Trước 12 giờ trưa hôm ấy, chúng tôi các khách được mời lần lượt tới và trình diện nhà văn Doãn Quốc Sỹ. Anh Bích và tôi đến đầu tiên, rất mừng thấy anh Doãn Quốc Sỹ thần sắc rất tươi tắn, tôi mở đầu : “Thưa anh, chắc anh nhớ vào năm 2013, trong buổi hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn tại báo Người Việt, anh đã có một bài thuyết trình về nhà thơ Tú Mỡ là nhạc phụ của anh. Khán giả hôm đó đã tỏ ra rất thích thú bài nói chuyện rất vui và rất hấp dẫn của anh…” Tôi nói đến đây thì cô Liên đến bên cạnh nói với tôi : “Anh nói một câu dài như thế thì bố em không hiểu kịp đâu. Một câu chỉ gồm ba hay bốn tiếng, nói to và chậm thì bố mới nghe và hiểu được.”

Rồi các bạn khác lục tục tới, đem lại một không khí vui nhộn của một thời… xa xưa, tức là thời chưa có dịch Covid --từ đầu năm 2020 trở về trước. Đỗ Quý Toàn ngồi bên anh Sỹ, không biết cách nào đã rủ được vị nhà văn lão thành cùng hát với anh một bài dân ca, bài Trèo Lên Quán Dốc. Chữ được chữ mất nhưng anh Doãn Quốc Sỹ cũng song ca với Đỗ Quý Toàn được một đoạn, gây một không khí hào hứng cho mọi người.

Rồi thức ăn được dọn ra, rượu được khui và rót mời mọi người, cả nhà ngồi quanh một cái bàn rộng vui vẻ cầm đũa và nâng cốc. Nhân lúc Toàn và Hiếu (chồng cô Liên) rủ nhau ra sân hút thuốc, Trần Dạ Từ cho mọi người biết từ sau khi bị bệnh nặng anh đã bỏ hẳn hút thuốc, vì “không thể nào hút được nữa”. Nghe thế Toàn hỏi ngay : “Thế những ống pipe trước kia của ông bây giờ ở đâu ?” vì biết Từ có những ống vố rất đẹp.

Tôi ngồi cạnh Sông Văn, có dịp hỏi chuyện cô : “Đây là lần đầu tiên bác gặp cháu, bác thường đến Việt Báo của bố mẹ cháu mà chưa gặp cháu bao giờ” thì được trả lời : “Cháu lâu nay ở Houston, có một tờ báo bên ấy. Nay cháu đóng cửa báo về bên này ở gần bố mẹ.” Sông Văn là một cô gái rất hoạt bát, kể cho mọi người nghe chuyện họa sĩ Nguyễn Trung từ Việt Nam qua Mỹ ở nhà của cô tại Houston để vẽ một số tranh, cứ mỗi lần đi bộ ra phố là một lần đi lạc không biết đường về nhà, phải gọi phone kêu cứu, cô phải đem xe đi đón họa sĩ về.

Suốt từ đầu bữa ăn, anh Doãn Quốc Sỹ vẫn im lặng không nói gì. Đột nhiên anh lên tiếng, giọng nói to, rõ ràng, kể lại một chuyện xưa có liên quan đến cụ nhạc phụ Tú Mỡ :

“Trong ngày cưới của chúng tôi, trước khi tôi làm lễ gia tiên, bỗng ông nhạc của tôi, nhà thơ Tú Mỡ, hỏi tôi : ‘Có biết lễ không ?’ Tôi trả lời ‘Dạ thưa có ạ’ rồi tôi lễ trước bàn thờ lên gối xuống gối rất đàng hoàng.”

Nghe anh Sỹ kể chuyện này một cách đột ngột, tự nhiên tôi giật mình. Vì câu chuyện này giống y như một chi tiết trong bài thuyết trình của anh bảy năm trước trong cuộc hội thảo Tự Lực Văn Đoàn mà tôi vừa nhắc anh lúc mới tới, cách đây một tiếng đồng hồ. Lúc đó anh có vẻ không hiểu kịp câu nói của tôi, nhưng bây giờ đột nhiên anh lại kể câu chuyện này, là một chi tiết trong bài thuyết trình của anh năm 2013, khiến tôi băn khoăn : Có phải câu nói của tôi đã đi vào tiềm thức của anh, đến một lúc lâu sau nó mới trồi lên ý thức và khiến anh chọn và kể ngay một câu chuyện đã trình bày trong bài thuyết trình năm ấy ?

Nói xong, anh Sỹ lại yên lặng, trả lại “diễn đàn” cho những người bạn trẻ hơn nói những chuyện xưa có, nay có mà suốt hơn một năm qua chẳng có dịp gặp nhau để trao đổi.

Nhớ lại ngày xưa, khoảng đầu thập niên 1960, cuốn sách đầu tiên của nhà văn Doãn Quốc Sỹ mà tôi đọc là Dòng Sông Định Mệnh. Thời đó, vừa bước chân vào Đại học, cả lớp Dự bị Văn Khoa của chúng tôi hầu như ai cũng bàn tán về cuốn sách đó. Năm sau, khi lên Đà Lạt học Sư Phạm cuốn sách tôi mê nhất lại của tác giả Doãn Quốc Sỹ, cuốn Ba Sinh Hương Lửa. Đặc biệt những trang viết về xung đột Quốc-Cộng ảnh hưởng đến tâm trí của tôi một cách đặc biệt, mà mãi mấy chục năm sau, khi đi tù cải tạo sau 1975 tôi mới hiểu những trang sách đó như là những báo hiệu trước cho tôi về một quãng đời 13 năm tù tội tương lai, giống như Đạm Tiên đã báo mộng cho Kiều biết trước quãng đời 15 năm luân lạc về sau vậy.

Nhưng duyên nợ chưa hết sau Ba Sinh Hương Lửa. Chúng tôi được đi Mỹ theo chương trình HO, từ giữa thập niên 1990 tôi phụ trách trông coi tạp chí Thế Kỷ 21, thỉnh thoảng lại nhận được bài của anh Sỹ đóng góp cho tờ tạp chí, lúc đầu thì từ Houston, về sau thì rất gần gũi ngay tại Little Saigon. Rồi tôi được hân hạnh mời anh nói chuyện trong Hội thảo Tự Lực Văn Đoàn. Rồi cùng trải qua giai đoạn rùng rợn của trận dịch của thế kỷ hiện nay, bắt mọi người phải xa cách nhau nếu không phải qua cái chết thì vẫn phải cách biệt trong lúc sống.

Cho đến ngày 25 tháng Ba vừa rồi, một số anh chị em bạn thân thiết lại có dịp quay quần quanh anh Doãn Quốc Sỹ như anh em trong một gia đình. Chúng tôi gọi anh Sỹ bằng anh, vì anh lớn hơn chúng tôi trên dưới mươi tuổi. Trong khi đó Liên con gái của anh cùng các anh chị em khác của Liên lâu nay cũng quen gọi chúng tôi bằng anh, chị, có lẽ vì thấy chúng tôi vẫn… còn trẻ. Nhưng cách gọi và cách xưng hô của người Việt dù có vào hạng rắc rối nhất thế giới, trong trường hợp này cách gọi như trên của hai, ngay cả ba thế hệ, vẫn được chấp nhận một cách tự nhiên và vui vẻ.

Tôi cho đó là nét đẹp giữa tình bạn của chúng tôi với gia đình nhà văn Doãn Quốc Sỹ.

Phạm Phú Minh 

(Little Saigon, 27 tháng 3, 2021)

NGƯỜI BIẾT GỢI CHUYỆN - Bố, bác Khánh, bác Năm, chị Lan, chị Xuyến

Hi cả nhà,

Hôm nay bố đi Huntington Park với bác Khánh và bác Năm. Chị Lan (học trò cũ) và chị Xuyến đến thăm bố nên cũng đi ra park. Chị Lan là người nhanh nhẹn, hoạt bát, biết gợi cho bố nói chuyện nhiều. Bố vui lắm.

bác Khánh 





CỨ THẾ - shop của Tèo, Sóc, Cỏ

Dì Tèo bán buôn thì cứ buôn bán - Xấp nhỏ chơi thì cứ chơi - Cỏ nặn con mèo mà bà út nhìn ra con heo  ... ừ cứ thế ... mèo-heo 😊😋

***

***







Mar 27, 2021

NỞ BUNG - Hưng, Hà Lớn, hoa ở Maastricht

Hoa ở Maastricht đang nở bung.
Hai tiếng đàn thùng ở Cali cũng đang bung nở 😁😀





PHẢN CHIẾU - Cỏ

 



Photos - bố San
Người mẫu - Cỏ 


SỰ KIỆN LẠ - Oui, Tèo

xằng Oui đờn 
@ USA

Mưa đá đập 
@ Holland

chị Tèo mập mập lên chút đỉnh💓
@ Vietnam



https://youtu.be/Fi1mH4AvRzo

***



***


MAYA 6 TUỔI

Hôm qua Maya nôn sinh nhật, đòi đi ngủ sớm vì biết "One more sleep until six years old".

Sáng nay góc phòng khách đã được bố Shiraz trang trí theo đúng yêu cầu của Maya - green and rainbow 🌈 colors.



***
"Hàng" của mẹ - Maya chụp ké 


Gift from Daddy - May khai bút vẽ


Bánh kem sinh nhật mẹ mua bị nghiêng vì trời nóng,
nhưng mẹ chỉnh chỉnh chút chút cũng xong 😉









Thank you everyone for the warm birthday wishes for our girl Maya. Paraphrasing her, she had the best day. She wanted rainbow and green decorations, a green dress with rainbow headband, vanilla and strawberry cake, homemade pizza for dinner, and all her wishes came true. 🥰



MAYA TURNS 6

And just like that, you turn 6! Getting to spend all of my days with you this past year has shown me that you really do grow up right in front of my eyes. I hope you will always keep this sweet smile and kind heart with you no matter where life takes you in the future. I love you, Maya! 🥰
- mẹ Na