Khoa à,
Nhỏ Út gửi cho chị Khánh và chị đọc, nghe lời bàn của Phạm Duy cho 10 bài nhạc phổ thơ Bích Khê. Vừa nghe và vừa viết xuống liền kẻo bay hết những suy nghĩ của chính mình mà theo nhạc và theo thơ, Khoa à.
- Mối giao hòa giữa Bích Khê - Phạm Duy. 2 vị thiên tài này có nhiều điểm chung lắm. Thơ Bích Khê dùng từ ngữ tưởng là bình dị nhưng vì ý quá độc đáo nên nó trở thành độc đáo mà chỉ tri kỷ Phạm Duy hiểu được mà phổ ra nhạc. Nhạc Phạm Duy lạ lùng vì dùng thất cung nhưng âm vực không quá cao hay quá thấp, nhưng lại có những quãng 4, quãng 5, quãng 6 để đi theo thơ âm bằng (không dấu) rồi mới đến quãng 7 về nốt chủ.
- Thơ Bích Khê mang tính dục nhiều, như tranh lõa thể thì Phạm Duy cũng vậy. Hợp nhất 2 vị trong một bài nhạc phổ thơ, thiệt là độc đáo cho người nghe thấy chân dung cả 2 tác giả và cảnh giao tình. Bích Khê thì có chữ dùng, Phạm Duy có nốt nhạc. Thuở còn sung Phạm Duy hẳn phải ôm một em gái trong tay trước khi sáng tác nhạc. Nhưng đến giai đoạn 92 tuổi thì thua, chỉ có ý và có nốt nhạc không thôi. Đành vậy!
- Thơ nhạc Bích Khê - Phạm Duy kén người nghe người đọc. Làm sao không kén? Để một "trinh nữ" đọc thơ và nghe 9 bài Dị Khúc này sẽ khóc thét và đóng sầm cửa! Chịu sao nổi khi ông nhấm nhẳng ở "quần áo bỏ đâu" "da trắng tuyết hay tuyết điểm" "triển lãm tấm thân kiều diễm" "2 vú nàng...". Bài này ông Phạm Duy phổ thiệt là sống động, cho thấy PD 92 tuổi chỉ còn phát tiết ra bằng âm nhạc mà không thể bằng hành động!
Ha haaa.... vài lời bình loạn gửi Khoa đọc heng.
Chị Liên
https://highresolutionmusic.com/song/gioi-thieu-di-khuc-bich-khe-5888480
No comments:
Post a Comment