Chợ đang đông dần. Tôi xách giỏ đi vội đến hàng cà chua. Hôm nay tôi định sẽ nấu một nồi canh ốc thật
ngon cho bố con Tiny ăn. Cà chua không
ngon mấy. Tô cố chọn vài trái chín đỏ mà
cũng không đủ. Đang lúc đó chọt bà hàng
nạt lên một tiếng:
-
Thôi,
không được bốc thêm nữa. Ba đồng bạc cà
mà muốn hốt hết hàng người ta hả?
Tôi vô tình ngước
lên như để nhìn mặt người bị quát. Cạnh
tôi là một người đàn bà rách rưới, tay xốc nách một đứa bé chưa đầy năm, đang
ngượng ngùng vơ đống cà chua dập nát mà thay vì vất đi, người ta đã cắt lại để
bán rẻ cho kẻ nghèo. Ánh mắt tôi dừng lại
trên mặt con bé. Từ khi có con, tôi đặc
biệt hay chú ý đến con người khác, nhất là những đứa trẻ nghèo. Tôi âu yếm nhìn khuôn mặt còn ánh lông tơ của
đứa bé. Nó ép đầu vào ngực mẹ, đôi mắt
nhắm lại, hàng mi rung rinh phản chiếu ánh nắng sớm. Hình như nó buồn ngủ? Nhưng không phải, dường như nó sợ ánh nắng! Mắt
nó cứ chớp khẽ như muốn mở ra mà không dám,
Tôi cầm lấy tay nó và hỏi bà mẹ một cách tự nhiên:
-
Sao
cháu nó chớp mắt hoài vậy? Hình như nó bị
đau mắt hả chị? Chị có nhỏ thuốc cho ...
Cùng lúc ấy, tôi
im bặt, sững sờ. Nghe câu nói của tôi, đứa
bé đã ngước mắt lên như muốn nhìn mặt cái người đang cầm tay nó. Y hệt như con tôi, như mọi đứa trẻ trên đời,
cái cử chỉ ngây thơ dễ thương ấy. Nhưng ... thay vì nhìn thấy một đôi mắt trong
xanh hồn nhiên, tôi chỉ thấy đôi tròng ngày đục đang lồi ra dưới mi mắt. Tim tôi lạnh buốt! Tôi cảm thấy như hụt
hơi. Không có ai giứp đỡ tôi cả. Đôi mắt. Ôi, đôi mắt một đứa trẻ! Nó đang cố tìm khuôn mặt tôi để cười với tôi.
Tôi hỏi như gắt:
-
Trời
ơi! Sao chị để cho nó ... và tôi im bặt.
Đứa bé không thuộc về tôi. Chính
mẹ nó đang bế nó.
Tôi dịu giọng:
-
Chị
ơi, sao cháu lại bị đến nỗi vậy?
Bà mẹ cúi gầm mặt,
lắp bắp:
-
Dạ,
nó bị ... nó bị ban. Ban nhập vô mắt
nó. Rồi ... nó nổ tròng.
Tôi lại muốn nổi
quạy lên:
-
Chị
nói cái gì vậy! Sao chị không ẵm nó vô
nhà thương?
Bà mẹ càng cúi gầm
mặt xuống.
-
Dạ có
ẵm, mà người ta nói ... trễ rồi.
Đứng tần ngần vài
giây, bà ta cắp vội rổ cà dập nát vào nách, xốc lại đứa con và len lén bỏ đi
như người có tội. Trong khi đó, tôi vẫn còn đứng nguyên, tay cầm mãi một trái
cà chín đỏ. Rồi tỉnh ra, tôi bỏ nó trở lại
đống cà, vội đuổi theo bà ta. Bà ta đang
tha thẩn bế con đi qua dãy hàng chanh ớt.
Tiếng xì xào của những bạn hàng.
-
Đó!
Nó bị ban ... mà không kiêng cử ... để nó bị nổ mắt, thấy ghê không?
Tôi kéo vội khuỷu
tay người đàn bàn, chừa lại đủ tiền mua chanh ớt, rồi nhét mấy chục và tay bà
ta:
-
Chị
mua thịt ... nấu cháo cho nó ăn.
Và kh6ong can đảm
nhìn lại đứa trẻ lẫn bà mẹ lấm lét của nó, tôi quay vội đi. Mãi khi về đến nhà rồi tôi mới đủ tỉnh táo để
tự hỏi: làm như vậy, mình đã giúp được gì cho nó? Ăn một bát cháo thịt, nó được sáng mắt ra
đâu? Mà nếu như mẹ nó đem tiền đi đánh bạc
thì nó ăn gì. Những quả cà chua dập nát
hiện ra trước mắt tôi.
-->
Những ngày sau
đó, tôi còn gặp lại mẹ con đứa trẻ ấy vài lần nữa. Tôi đã gói vội một gói áo quần trẻ con mang
xuống cho nó, và mẹ nó vẫn cứ thế, nhận mà kh6ong nhìn tôi, cũng chẳng hề cám
ơn, hai bàn tay đầy những chiếc nhẫn giả bằng sắt, bằng nhựa đủ màu ... vụng về
túm cái gói lại, bế xốc con bước đi. Bà
ta chẳng hề cho nó mặc cái áo cái quần nào trong đó cả. Bởi vì mấy ngày sau, bà ta lại bế nó tới nhà
tôi, mình nó vẫn mặc cái áo thun rách ngắn ngủn, không mặc quần. Bà chìa cái tô lớn ra xin thức ăn. Hôm đó nhà tôi đang có đám cưới. Tôi múc một tô cơm chiên nóng hổi, chan vào
đó nước súp vịt tiềm và đưa cho bà ta. Đứa
trẻ vẫn hấp háy mắt, cố gắng nhìn tôi.
Tôi rùng mình nhìn vào khuôn mặt ngây ngô của người mẹ. Có lẽ bà ta sẽ ăn trước con mình và chỉ cho
nó phần thừa còn lại. Một người đàn bà
ăn xin, có đứa con bị nạn, mà vẫn hết lòng chăm sóc đến những móng tay móng
chân nhọn hoắt và vẫn đeo vô số là nhẫn trên đôi bàn tay cua mình ... Tôi hy vọng
gì ở bà ta kia chứ? Và tôi đã làm được
gì cho đứa trẻ kia? Ôi nản thay, cái thứ
lòng tốt nửa vời nơi tôi!
Ngô Thuỳ
(còn tiếp)
No comments:
Post a Comment