Nov 29, 2016

KINDNESS - Dalai Lama


Right from the moment of our birth, we are under the care and kindness of our parents, and then later on in our life, when we are oppressed by sickness and become old, we are again dependent on the kindness of others.  Since at the beginning and end of our lives we are so dependent on others' kindness, how can it be that in the middle we neglect kindness toward others?

Dalai Lama



Cỏ hiểu lời Đạt Lai Lạt Ma,
mai này có làm việc tại EDD,
Cỏ sẽ không 'neglect kindness toward others' .

TO HELP OTHERS - Dalai Lama



Out prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.

Dalai Lama


To the angel of EDD - Anaheim:
Thank you for giving me a great help today!


Nov 27, 2016

CHỊ EM ... LẠI ... CÓ NHAU - THÍM MẤT

Người mẫu: Mẹ Thảo, Thím Kiệm
Dec 2009


Đi bộ trong nhà


Đi chơi ngoài đường


Nói chuyện đời


Bàn chuyện đạo


Mẹ Thảo mất ngày 11 tháng 8 âm lịch 2011 (09.09.2011 Tây lịch) 
Thím Kiệm mất ngày  28 tháng 10 âm lịch 2016  (27.11.2016 Tây lịch)

THÍM ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ



1925 - 2016 
Thím là người tài đức vẹn toàn, công dung ngôn hạnh khó bì. 
Thím quả là độc nhất vô nhị.


[...] 

Thím xuất thân là tiểu thư nhan sắc của Đà Lạt và một đời là con người nhân hậu, là vợ hiền, đảm đang và là bà mẹ tài ba. 

[...]

Nhà Nguyễn Trường Tộ (nhà thím) độc nhất vô nhị như vậy, hèn chi mà các anh / chị Thành Thái thích qua chơi. Thuở nhỏ được "qua thím" là các anh chị hí hửng như được đi vacation. Khi lớn, bàn chuyện "qua thím" là đã thấy ấm lòng. Các "em lớn" bên thím thường lớn tuổi hơn các anh chị bên Thành Thái, nhưng theo nề nếp của Nguyễn Trường Tộ, các em phải gọi anh, gọi chị rất nghiêm chỉnh. Thuở ấy em Cả của Nguyễn Trường Tộ (Sinh) bế chị Út của Thành Thái trên tay, nhưng vẫn nghiêm chỉnh gọi "Chị Út".  Buồn cười nhất là đứa nào cũng nói "qua thím" (không phải qua chú) và "thím" (chứ không cần xác định là thím Kiệm).

[...]

Thím đặc biệt cưng chiều các con trai, và uốn nắn các con gái thành người đảm đang. Vậy mà các con gái của thím không bao giờ phân bì và các con trai đều có vợ hiền và đảm. Có lẽ nhờ hưởng đức của thím.

Thím là người tài đức vẹn toàn, công dung ngôn hạnh khó bì. "Thím" quả là độc nhất vô nhị.

Các cháu bên Thành Thái cùng với bố Sỹ và cô  Quý hướng lòng về Thím và thành tâm cầu siêu cho Thím.





PHẢN ỨNG VỀ CẢM THỌ ĐAU KHỔ VỀ THÂN - Bhikkhu Bodhi


Kẻ vô văn phàm phu và bậc thánh đệ tử đều có những cảm thọ đau khổ về thân, nhưng họ có phản ứng khác nhau đối với các cảm thọ đó. Kẻ vô văn phàm phu phản ứng bằng sự chán ghét tức giận và như vậy, thêm vào sự đau đớn về thân, họ còn trải nghiệm cảm giác đau khổ trong tâm như : buồn rầu,  tức giận, hay tuyệt vọng.

Đối với bậc thánh đệ tử, khi phải chịu những đau đớn về thân, các vị ấy kiên nhẫn chịu đựng, không buồn rầu, tức giận hay tuyệt vọng.

Người ta thường cho rằng đau đớn về thân và tâm  liên hệ với nhau không thể tách rời được, nhưng Đức Phật đã phận biệt rõ ràng ranh giới của hai trạng thái này. Ngài khẳng định rằng trong lúc sự hiện hữu của thân bị ràng buộc với nỗi đau thể xác không thể tránh được, nỗi đau ấy không nhất thiết phải châm ngòi cho những phản ứng về mặt cảm xúc trong tâm như đau đớn, sợ hãi, tức giận hay tuyệt vọng mà chúng ta thường có thói quen phản ứng.

Qua việc rèn luyện tâm thức chúng ta có thể phát triển chánh niệm và sự hiểu biết rõ ràng cần thiết để có thể chịu đựng được những đau đớn thể xác một cách can đảm, với lòng nhẫn nhục và tâm xả. Qua sự hiểu biết sâu sắc, chúng ta có thể phát triển tuệ giác đủ để vượt thắng được nỗi sợ hãi về những cảm thọ đau đớn và nhu cầu đi tìm giải khuây trong những trò phóng dật quá độ của dục lạc giác quan.

Trích:

HỢP  TUYỂN LỜI   PHẬT   DẠY
TỪ  KINH TẠNG  PALI 
In The Buddha’s Words
An Anthology of Discourses from the Pali Canon
By
BHIKKHU  BODHI
Wisdom Publications – 2005

Việt dịch : Nguyên Nhật Trần Như Mai


Bà Thím của đám cháu họ Doãn kiên nhẫn chịu đựng những đau đớn về thân - không buồn rầu, tức giận hay tuyệt vọng.

CONSCIOUSNESS - Dalai Lama

When we are very happy, overjoyed, sometimes a tear comes.
When we are laughing, sometimes a tear comes.
Sadness also brings tears.
On the mental level, emotional level, emotional level, big differences, but the physical expression is the same.
So therefore, I think, maybe it is too early to say, but the mind or consciousness is much subtler than the physical being.

Dalai Lama 

Oops! Maya and Zayn and mẹ Na are overjoyed, but 
there's no tear found :) 




Nov 26, 2016

OPTIMISM - Dalai Lama


If we lose hope and remain with pessimism, that is the greatest failure.  So, in spite of difficulties, remain with optimism.

Dalai Lama 

Ghi chú: Thầy Sỹ - trò Dziên Hồng nghe lời Đức Đạt Lai Lạt Ma dạy: lúc nào cũng lạc quan.





Nov 25, 2016

THANKSGIVING ĂN GÌ? LÀM GÌ?

THANKSGIVING ăn gì?
Thanksgiving ăn ... cereal! 


The proper way to eat breakfast cereal:
drinking all the milk and eating french toast crunch pieces is optional!


Maya - chắt cụ Sỹ Thảo 

***

THANKSGIVING làm gì?
Thanksgiving nằm khoèo chơi với nhau! 


Đan, Cương, Vy, Vịt - cháu nội ông bà Sỹ Thảo 


HAPPY THANKSGIVING CẢ NHÀ!

Nov 21, 2016

WELCOME CỎ

Cụ Sỹ - Thảo có thêm một chắt nữa : bé Cỏ con của TiSan:) 




Nov 20, 2016

DHARMA PRACTICE - Dalai Lama


Chắt Sóc học võ nhưng không "fight" 

When we have the opportunity to fight and we refrain from fighting, that is Dharma practice.  When we have the power to bully someone and we refrain from doing so, that is Dharma practice.

Dalai Lama

Nov 19, 2016

ETHER - Natasha Pulley


[...]

Ether is to light as air is to sound, but far more efficient.

Light can go anywhere, so ether must be everywhere. Everything moves through it.

Ether particles knock together like dominoes as soon as they're disturbed, a the speed of light.  If a human being could sense those disturbances, he would know about possibilities as they formed, not as they unfolded.  He would know you were going to do something when you decided to do it, not when you did it.  And he would know if you were considering it, because that would make a wave too.

[...]

Trích: "The Watchmaker of Filigree Street", Natasha Pulley

1. Chemistry:  a pleasant-smelling, colorless, volatile liquid that is highly flammable. It is used as an anesthetic and as a solvent or intermediate in industrial processes.
[Alternative names: diethyl ether, ethoxyethane; chemical formula: C 2H 5OC 2H 5.]


2. Physics, archaic: a very rarefied and highly elastic substance formerly believed to permeate all space, including the interstices between the particles of matter, and to be the medium whose vibrations constituted light and other electromagnetic radiation.

Nov 18, 2016

THÍM - Doãn Kim Khánh


Bà thím luôn tự hào : " Mấy đứa con nhà bác Sỹ, đứa nào cũng thương thím."

Gửi gia đình bên Nguyễn Trường Tộ,

Được tin thím đang năm ở hospice, cháu Khánh thương nhớ thím vô cùng. Bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm đầm ấm xa xưa nên không thể không viết vài dòng gởi đến thím và gia đình. 

Thím xuất thân là tiểu thư nhan sắc của Đà Lạt và một đời là con người nhân hậu, là vợ hiền, đảm đang và là bà mẹ tài ba. Trong bếp thím là tấm gương nội trợ sáng chói cho cả con gái lẫn con dâu của thím. Cháu Khánh vẫn nhớ món canh kiểm trứ danh và món bánh ít ngày Tết của thím. Tài nấu nướng của thím lúc ấy được truyền hoàn toàn cho Nhàn. Ngày nay các con gái khác, Mính và Mú, chu đáo và đảm đang cũng là nhờ gene và tài điều binh khiển tướng của thím. Khánh còn nhớ ngày xưa Bích thường kể rằng hễ có giỗ là hai ngày trước đó thím đã khua mấy đứa con gái dậy từ năm hay sáu giờ sáng để chuẩn bị cỗ bàn.  Các "chị" bên Thành Thái qua ăn giỗ, dù thiện chí biết mấy cũng chỉ được quyền ngồi ghế thượng khách thôi, không được quyền làm việc gì hết. 

Thậm chí “qua thím” ngày thường cũng vẫn là thượng khách. Chỉ việc ngồi xuống bàn bếp là đã có một "em" hỏi: "Anh/chị uống cà phê đen hay sữa, nóng hay đá?" và lập tức lấy phin cà phê ra. Một em khác hỏi: "Anh/chị ăn phở chín hay phở tái?" và lập tức lấy tô ra để sẵn.  Service tuyệt vời như vậy là vì Nhàn có tài pha cà phê ngon lạ thường và tiệm phở cách nhà vài căn nổi tiếng ngon khắp Sài Gòn. Mãi sau này, chị Khánh quen với anh Hưng, rủ anh qua nhà thím chơi, anh lập tức được xếp vào nhóm "các anh chị bên Thành Thái" và được tiếp đãi y như vậy. Anh cứ há hốc mồm vì ngạc nhiên và sung sướng.

Nhà Nguyễn Trường Tộ (nhà thím) độc nhất vô nhị như vậy, hèn chi mà các anh / chị Thành Thái thích qua chơi. Thuở nhỏ được "qua thím" là các anh chị hí hửng như được đi vacation. Khi lớn, bàn chuyện "qua thím" là đã thấy ấm lòng. Các "em lớn" bên thím thường lớn tuổi hơn các anh chị bên Thành Thái, nhưng theo nề nếp của Nguyễn Trường Tộ, các em phải gọi anh, gọi chị rất nghiêm chỉnh. Thuở ấy em Cả của Nguyễn Trường Tộ (Sinh) bế chị Út của Thành Thái trên tay, nhưng vẫn nghiêm chỉnh gọi "Chị Út".  Buồn cười nhất là đứa nào cũng nói "qua thím" (không phải qua chú) và "thím" (chứ không cần xác định là thím Kiệm).

Càng lớn cháu Khánh càng thấm thía về đức độ của thím. Lúc chú còn làm giám đốc một ga-ra sửa xe, nhiều hoa đẹp se sua chung quanh, thím vẫn không bao giờ có lời hằn học. Sau 1975, khi địa vị và tiền tài không còn, chú chỉ còn tấm thân tật bệnh thì thím "rước" chú về nhà, ra lệnh cho các con lại cơm bưng nước rót như trước. Thím vẫn không một lời hằn học.

Thím đặc biệt cưng chiều các con trai, và uốn nắn các con gái thành người đảm đang. Vậy mà các con gái của thím không bao giờ phân bì và các con trai đều có vợ hiền và đảm. Có lẽ nhờ hưởng đức của thím.

Thím là người tài đức vẹn toàn, công dung ngôn hạnh khó bì. "Thím" quả là độc nhất vô nhị.

Các cháu bên Thành Thái cùng với bố Sỹ và cô  Quý hướng lòng về Thím và thành tâm cầu an cho Thím.



"Em bé" Thím 2016





Bà thím luôn tự hào : " Mấy đứa con nhà bác Sỹ, đứa nào cũng thương thím."

Nov 13, 2016

8. TÁM VỊ BỒ TÁT - CHỊ THANH - Ngô Thuỳ



Tôi tin rằng anh Giao đã nhất định xin bàn tay chị Thanh vì nụ cười của chị.  Thật bất lực khi cần miêu tả nụ cười ấy, vì chỉ có nhà điêu khắc mới chạy vòng quanh theo chị được để mà ghi lại nụ cười của chị từ mọi phía.  Bên cạnh nụ cười biếm đời của anh Giao, nụ cười của chị Thanh nổ tung như cả một vườn margerite, tôi nói, một vườn chứ không phải một bông, một vườn margerite trắng tinh với những nhuỵ hoa vàng tươi như ánh mặt trời. 

Phong thổ nước Úc đã trả lại cho chị Thanh cái mà tôi tạm gọi là bản chất của chị.  Bản chất đó làm nên nụ cười khoẻ khoắn, cởi mở, tự tin của chị.  Chị có chiếc miệng thật giống bác tôi, mà giống rất xinh nữa là khác.  Chiếc miệng rộng hơn mức trung bình, làn môi hình cánh cung, hai khoé môi thật sâu, để mỗi khi cười, đường nét của làn môi phối hợp với đôi lúm đồng tiền và chiếc cằm hơi lẹm, làm thành một nỗi lạc quan ngây ngất.   Hàm răng trên của chị hơi nhô ra một chút, rất “khẽ”, nếu không tinh ý sẽ khó thấy, làm cho cái cười của chị càng đầy vẻ cởi mở và thân thiện.  Đã thế chị lại cười luôn.  Bức ảnh nào gửi về cũng thấy cái cười ấy của chị.  Luôn luôn trong hàng trăm bức ảnh chị đã gửi, bao giờ người xem cũng có cảm giác mát mắt, muốn vận động tay chân, muốn chạy nhảy, ca hát, mà không hiểu vì phong cảnh đầy hoa, vì bãi biển mênh mông, vì không gian tươi mát, hay chính vì sự hiện diện tươi cười của chị.     

Điều mâu thuẫn là cũng chính nét cười ấy khi nở trên khuôn mặt gầy guộc của chị lúc còn ở Viện Nam, giữa khung cảnh đói rách của xứ sở, trông nó u buồn và lạc lõng như một người ốm nặng phải gượng cười. Bây giờ trên khuôn mặt chữ điền đầy đặn của chị, hoà hợp với đôi mắt dài đen, chiếc mũi dọc dừa thẳng tắp, nụ cười của chị như mới thực sự tìm được đúng chỗ. 

Ngô Thuỳ
(còn tiếp)

8. TÁM VỊ BỒ TÁT - CHỊ THANH - Ngô Thuỳ



Cách đây ba mươi năm, chị đã được chào đời tại Hà Nội.  Chỉ hai năm sau, chị đã phải làm một chuyến viễn hành lìa quê hương để vào Nam.  Từ đó về sau, đương nhiên chị đã cùng trải qua mọi thăng trầm trong cuộc đời của hai bác, cho đến năm hai mươi tám tuổi.  Năm ấy là lần thứ nhì chị làm một chuyến viễn hành.  Và lần này chị vĩnh viễn rời bỏ quê hương thứ hai, miền Nam, mà cũng là quê hương cuối cùng, quê hương đau thương mà chị còn giữ lại trong trí nhớ. 

Có thể nói, cùng với chị Khánh, chị là người con được hấp thụ một nền giáo dục chu đáo, đầy đủ nhất nhà.  Chị và chị Khánh cùng học một trường trung học (Marie Curie) rồi sau đó cùng gặp nhau ở sân trường Sư Phậm.  Khả năng nói và viết ngoại ngữ của chị cũng rất tuyệt.  Thêm vào đó chị lại mang một tâm hồn nghệ sĩ thật phong phú, thật hồn nhiên.  Chị đi tìm tri thức như đi tìm những người bạn lý thú, và những kiến thức ấy đến với chị cũng tận tình trọn vẹn như đến với người tri kỷ. Chị chính là cái kho cung cấp kiến thức cho cả nhà. Chỉ cần một câu hỏi: “Chị Thanh ơi, Cézanne là ai, ở thế kỷ nào?” là đủ để nhận được một câu trả lời thật chi tiết về nhà danh hoạ ấy, về thời đại, tiểu sử, sự nghiệp, trường phái ... của ông ta.  Mãi năm năm sau khi chị đi, chị Khánh vẫn còn kể lại những cuộc nhàn đàm bỏ túi do chị Thanh điều khiển.  Chị đã tóm tắt về chủ đích trong văn nghiệp của V. Hugo, về quan niệm sống của ông, và cách thể hiện quan niệm ấy trong tác phẩm của ông.  Và bao nhiêu đề tài khác nữa. 

Chị còn có một tâm hồn rất trữ tình.  Bàn tay chị đã làm quen với những cọ, những bay, những khung, những bảng màu huyền ảo.  Chị yêu thích cái đẹp, và hay đi lang thang trong thành phố xin những loài hoa hàng rào ngộ nghĩnh của người ta về cắm đầy nhà theo một bố cụn riêng rất ngộ nghĩnh của chị.  Cả cái sở thích làm bánh của chị cũng xuất phát từ lòng yêu cái đẹp.  Chị làm đủ loại bánh, đủ hình thù khác nhau, và sung sướng đứng ngắm người khác thưởng thức tác phẩm của mình một cách tận tình. 

Ngô Thuỳ
(còn tiếp) 

8. TÁM VỊ BỒ TÁT - CHỊ THANH - Ngô Thuỳ



Con đường chị đi chỉ có một chiều duy nhất: lẽ phải.  Bản tính chị cương trực, thẳng thắn, nên chị không chịu được cái gì khuất lấp, mờ ám, trái với nhân luân.  Đứng trước những điều đó, chị thực sự là một hung thần.  Nhất là khi những cái không tốt ấy lại xuất hiện ngay giữa những người thân của chị (xem giai thoại về chị ở chương 3).  Chị cương quyết phải dọn dẹp không để cho đời sống bị vẩn đục vì những hạt bụi kém tinh khiết, dù chỉ là những hạt bụi li ti.  Nhưng ngược lại, đối với những người mà chị đã công nhận là bạn, thì chị cũng thực sự là một thiên thần.  Đó là lời khẳng định của chị Khánh.  Và chính tôi cũng đã có được kinh nghiệm về điều này.  Bởi vì, rất đáng buồn cho chúng tôi, rằng khi chúng tôi gia nhập vào nếp sống gia đình thì đã không còn chị Thanh ở nhà nữa. Tuy vậy, khoảng cách không gian cuối cùng cũng bị thu hẹp lại, nếu không nói là càng ngày bị xoá nhoà vì sự giao cảm giữa đôi bên.  Đáng tức cười là chỉ toàn giao cảm qua trung gian, nghĩa là qua lời kể về chúng tôi của gia đình Bác, và qua những điều chúng tôi tình cờ được biết về chị.  Giữa mấy chị em chưa hề có tiếng nói chính thức nào để gọi là “giao hữu”.  Nhưng trước cả những tiếng nói chính thức, thì chị Thanh đã hết sức hoan hỉ chia sẻ cho chúng tôi một phần quà nhỏ trong số quà gửi về gia đình.  Phần quà mang ý nghĩa của một thiện cảm đang được nẩy nở và hứa hẹn sẽ thắm thiết.  Đó là chút kinh nghiệm của riêng tôi. Còn thì, bằng trực giác, tôi đoán chắc một con người có nụ cười thẳng thắn tự tin như vậy phải là một người bạn tốt, một trái tim cởi mở.  Và chỉ cần nghe kể những kỷ niệm về chị, nhìn thấy lòng âu yếm của gia đình đối với chị, sự kính phục của các em dành cho chị .... là cũng đủ khẳng định về chị rồi.

Ngô Thuỳ
(còn tiếp) 

8. TÁM VỊ BỒ TÁT - CHỊ HAI - Ngô Thuỳ



Bên cạnh chị, anh Giao có vẻ là một người đàn ông hoàn toàn đàn ông; một beaute – mâle. Tôi chưa từng gặp anh đã đành, mà cũng rất ít được nghe những chi tiết về anh, nhưng cũng bằng trực giác (hay chỉ đoán mò) tôi cảm thấy anh rất cần có chị như một thế quân bình cho cuộc đời.  Anh có vẻ là một con người từng trải, và sự từng trải này có lẽ nặng nề hơn là dễ chịu.  Nhưng đồng thời anh cũng là một tay khôi hài có hạng.  Và có lẽ khôi hài đen nhiều hơn.  Điều này tôi dựa vào những mẩu chuyện nhỏ trong nhà, những kỷ niệm do chính các nạn nhân bị anh trêu chọc kể lại.  Những kinh nghiệm sống nặng nề cộng với óc khôi hài đã đặt lên đôi môi anh nụ cười châm biếm, ánh mắt vừa soi mói chế riễu vừa mơ màng xa xôi (lại mâu thuẫn nữa, nhưng cũng phải tại tôi đâu).  Anh có cái sức mạnh của người làm chủ được bản thân, có cái vững vàng của người chỉ huy điều động, nhưng anh thiếu vắng cái mềm mại kiên nhẫn tế nhị cần thiết để thăng bằng đời sống.  Và cái phần tươi mát đó là do bàn tay chị Thanh mang lại.  Một mình chị đã đẹp rồi, lại thêm sự xuất hiện của các quý tử giữa khung cảnh bình yên tươi đẹp ấy thì quả thật anh Giao càng thêm sức mạnh để làm việc hữu hiệu hơn nữa.  Chị Thanh là một người đàn bà không ngại sinh đẻ.  Việc sinh đẻ không làm chị xấu đi, ngược lại, mỗi đứa con ra đời là cộng thêm một niềm vui, một nguồn sống mới vào cuộc đời phơi phới của chị.  Càng ngày trông chị càng khoẻ khoắn xinh đẹp và hạnh phúc hơn. 

Ngô Thuỳ
(còn tiếp) 

8. TÁM VỊ BỒ TÁT - CHỊ HAI - Ngô Thuỳ



Các cháu bé của chị, tên nào cũng có vẻ độc đáo.  Tí Bim là “Thằng Hai”, vì là con đầu lòng nên có vẻ điềm đạm, ít nói, nhưng theo lời chị nó rất thông minh.  Tí Bim cũng có cái đức nhường nhịn rất quý, và hiền đến độ có khi bị em Bí Bi cho vào xiếc mà không biết (vở kịch: Mời bố mẹ “xơi cơm” do Bí Bi đạo diễn).  Còn cô nàng Bí Bi thì khỏ chê.  Lớn lên chắc chắn sẽ trở thành một cô bắc kỳ đáo để.  Trong cái đáo để lại có cái khả ái và khôn ngoan của một cô bé tự biết mình hạnh phúc.  Anh chàng Xíu Xiu là nhân vật mới nhất, còn chưa tự giới thiệu được nhiều, nhưng khuôn mặt phương phi đã có vẻ thông thái lắm rồi.  Tất cả con cái của chị đều được giáo dục “về nguồn”.  Chị, anh Giao, Hiển, Thái ... thay phiên nhau dạy chúng những bài dân ca: Cây Trúc Xinh, Lý Ngựa Ô, Trống Cơm v...v...  Chị luôn nói tiếng Việt Nam với chúng để chúng không trở thành “người Úc lai Việt” mà cùng lắm chỉ cho phép là “người Việt giỏi tiếng Úc” thôi.  Tôi tin hoài bão “về nguồn” cua bác tôi sẽ không mất dạng trong mơ ước của chị, cũng như của chúng tôi và đời đời con cháu về sau.  Sẽ có ngày tôi được nghe cô bé Anh Kim hát trọn bài “Trấn Thủ Lưu Đồn” mà ông ngoại hằng ưa thích, với giọng hát trữ tình tha thiết không thua gì dì Út của nó. 

Ngô Thuỳ

(còn tiếp) 

8. TÁM VỊ BỒ TÁT - CHỊ THANH - Ngô Thuỳ



Khung cảnh đổ nát của quê hương bây giờ không còn có thể hứa hẹn gì cho tương lai của đám con cháu chúng ta mai sau.  Tôi hoàn toàn không mong muốn số phận Việt Nam phải trở thành một Isarel thứ hai, nhưng để gây dựng, khôi phục lại từ đầu thì có lẽ còn phải mất nhiều đau thương và hy sinh nữa.  Trong nỗi u hoài ấy, trong niềm xót xa cho tương lai của con mình, tôi càng muốn hình ảnh chị Thanh với mái tóc stone ôm gọn khuôn mặt chũ điền, nụ cười tươi tắn khoẻ mạnh trên môi, ánh nắng chan hoà óng ánh trên thân thể vững chãi đầy sức sống, bên cạnh anh Giao cứng cáp như một trụ thép già, và vẻ ríu rít của ba đứa con kháu khỉnh thông minh chung quanh.  Tất cả đều được tắm bởi ánh nắng ban mai chan hoà đầy hứa hẹn.  Ngắm, không phải để mơ ước một cuộc sống bên kia đại dương, mặc dù nếu được tôi vẫn sẽ vội vàng chấp thuận, mà là ngắm để tin rằng cái đau khổ không là vĩnh cửu, chỉ có Tình Yêu mới là vĩnh cửu. 

Ngô Thuỳ 

TRI TÚC - Doãn Quốc Hưng





Hi all,
Hôm nay mới có dịp bác Hương, Út Hương và ông nội tề tựu, nhà Random mới chụp hình để đánh dấu 10 năm ở Mỹ.
Mọi người có thể thấy hình ảnh tạm gọi là “vui những cái có được” của Hưng Hòa Nô Oui sau 10 năm qua áo quần: Hưng có thêm gia đinh Giới Trẻ Mây Từ, Hòa đi làm job ultrasound technician ổn  định suốt, Nô gia nhập quân đội, và Oui hiện đang là senior patrol leader trong hướng đạo.
Mi Cun nói đúng: vấn đề quan trọng là phải biết tri túc. Dù ở hoàn cảnh nào, hạnh phúc hay bất hạnh đôi khi chỉ là do cách nhìn của chính mình.
Cheers,

Hung Doan



Hi all,

Cách đây đúng 10 năm, ngày 27/10/2006, gia đình Hưng-Hòa-Nô-Oui đặt chân đến đất Mỹ, bắt đầu cho một cuộc đời mới, bỏ lại sau lưng một cuộc sống đã ổn định tại Việt Nam. Đón tại phi trường LAX  là chị Hương, Bill & Quỳnh Anh. Ra khỏi phi trường LAX đã là hơn 9 giờ tối. Căn nhà đầu tiên ghé đến là căn A Lampson của cô Quí-chú Phong, để bỏ bớt hành lý trước khi đi San Diego. Tấm ảnh đầu tiên chụp trên đất Mỹ là tại đây. Mọi người có thể thấy Ti Oui là hào hứng nhất.

10 năm trời, đổi 7 địa chỉ. Riêng Hưng cũng đổi công việc 7 lần. Hòa thì ổn định hơn, sang là đi học một nghề, và ra trường làm đúng một nghề ultrasound technician như đã tính từ VIệt Nam.
Sau 10 năm, “American dream” theo cách định nghĩa của người Mỹ đã làm xong. HHNO dọn vào căn nhà ở Random Drive nhưng mang biển số 77 Bàn Cờ & 338/60B Thành Thái vào tháng 17/11/2013, đã ở đây được 3 năm, chứ không còn phải mỗi năm một dọn như trước.

Còn “American Dream” theo cách nghĩ riêng của mình? Ti Nô gia nhập Army năm 2014, đang đi học đại học để chuẩn bị thành một giáo viên dạy ngành sử. Một ước mơ không bao giờ làm được ở VIệt Nam. Ti Oui đang ở lớp 11 trung học, dự định sẽ học về space engineer. Người Việt mình ra đi là để lo cho tương lai con cái. Bây giờ nhìn lại nền giáo dục ở VIệt Nam hầu như không thể thay dổi, nhớ lại cảnh ngày xưa Ti Nô khổ sở trong trường như thế nào… Đây mới là ý nghĩa quan trọng nhất của “American Dream”.

Nhưng mà “American Dream” không chỉ dành cho Nô & Oui. Hòa bây giờ là “gia chủ”, đã nghĩ đến chuyện mở thêm phòng để đón anh Tuấn chị Hạnh sang ở cùng trong vài năm tới. Thỉnh thoảng, hai vợ chồng buổi chiều cuối tuần ra patio sau vườn, ngồi ngắm nhìn cây cỏ, trời đất. Hồi xưa ở Việt Nam, dân mình hay mơ ở nhà villa (nhà có vườn), đi xe hơi. Thì bây giờ sao giống vậy quá!
Hưng bây giờ còn có thêm một gia đình mới ở Mỹ, Giới Trẻ Mây Từ, để thực hiện ước mơ cuối đời: giữ gìn Phật Pháp cho thế hệ trẻ tại Hoa Kỳ, và cả cho thế hệ trẻ tại Việt Nam trong tương lai.

Nhìn lên thì chẳng bằng ai,
Nhìn xuống thì cũng chẳng ai bằng mình…

10 năm qua ở nước Mỹ. Như một cái chớp mắt. Tối nay, HHNO sẽ rủ chị Minh Thư đi nhà hàng TGIF (Thanks God It’s Friday) để kỷ niệm 10 năm một cuộc đổi đời…
Thank you America... God Bless America…
Cheers,
Hưng Hòa Nô Oui


Nov 9, 2016

PHẢI HỌC CÁCH NHÌN



Muốn đi theo Đức Phật trong chiều hướng Ngài muốn dẫn dắt, chúng ta phải học cách nhìn bên dưới bề mặt long lanh của thú vui, địa vị, quyền lực thường thu hút chúng ta. Cùng một lúc, phải học cách nhìn xuyên qua các biến dạng lừa đảo của suy tưởng, tư duy và quan kiến đã quen che đậy tầm nhìn của chúng ta. Thông thường, chúng ta nhìn sự vật qua lăng kính của thành kiến chủ quan. Những thành kiến này được uốn nắn bởi tham ái và chấp thủ và từ đó, củng cố thêm tham ái và chấp thủ. Chúng ta chỉ thấy những gì ta muốn thấy. Chúng ta xóa đi những gì đe dọa hay làm phiền ta, những gì khuấy động sự mãn nguyện, những gì đặt ra câu hỏi về những giả định an ổn về ta và đời sống của ta. Để thay đổi quá trình này, chúng ta phải quyết tâm với chân lý, thông thường rất bất an, nhưng về lâu dài sẽ đem lại thư thái và giải thoát. 

Trích: "Những Lời Phật Dạy", Tỳ Khưu Bodhi 

Nov 7, 2016

VAL-DIEU ABBEY - A.S.




Val-Dieu Abbey is a former Cistercian monastery in the Berwinne valley near Aubel in the Land of Herve (province of Liège, Belgium).

History
In 1216 a small number of monks from the Hocht part of Lanaken, near Maastricht, settled in the uninhabited valley which formed the border between the Duchy of Limburg and the county of Dalhem; they called their settlement Vallis Dei (French: Val-Dieu; English: Valley of God).

The abbey's original church was destroyed in 1287 during the War of the Limburg Succession. The church was rebuilt, but was destroyed again in 1574 during the Eighty Years' War, and in 1683 by the armies of Louis XIV. Under the jurisdiction of Abbot Jean Dubois, from 1711 until 1749, the abbey flourished. It was dissolved during the French Revolution, when the church was destroyed for the fourth time.

The remaining buildings were left empty until 1844, when they were resettled by the last living monk of Val-Dieu from the time before the Revolution, together with four monks from Bornem Abbey.

The abbey was closed again in 2001, when the last three monks left. Since 1 January 2002 a small lay community has lived there, under the leadership of rector Jean-Pierre Schenkelaars, overseen by the regional ecclesiastical authorities, in association with the Cistercian Order.

Brewery

In 1997 the Brasserie de l'Abbaye du Val-Dieu was established in the abbey farm, and brews a range of abbey beers in the tradition of the former Val-Dieu monks. Their range includes a Belgian blonde (6%), brune (8%), triple (9%), as well as a grand cru (10.5%).

Source: https://en.wikipedia.org/wiki/Val-Dieu_Abbey



LOCKS OF LOVE






CON ƠI CON NGỦ CHO NGOAN


Con ơi con ngủ cho ngoan,
Để mẹ gọi gió, kéo mây cho trời.

Ca dao Việt Nam 



Zayn ơi, con ngủ cho yên,
Để mẹ gọi bố, méc chị Mây (đang) quậy kìa. 

Ca dao chế biến





Nov 6, 2016

HAPPY FAMILY - I GUESS!



- Shiraz says: Yay! We are a happy family (says sarcastically).
- Na says: Just another day in my life!
- Maya says: I am looking forward to being 18!
- Zayn says: Quiet! I'm trying to take my 10th nap!

PHONG TỤC CÚNG ĐẦY THÁNG


Mâm cúng đầy tháng cổ truyền
photo source: http://www.webtretho.com/forum/f854/huong-dan-tu-a-z-cach-cung-day-thang-cho-tre-2181320/



Mâm cúng đầy tháng hiện đại