Ảnh: hopamviet.vn
Mỗi độ thu về, khi không khí bắt đầu se lạnh, những chiếc lá vàng bắt đầu rơi rụng trên đường phố, cũng là lúc mà những ca khúc thu năm xưa lại vang lên trong lòng người. Ca khúc thu thì thật nhiều. Nhạc sĩ viết về mùa thu cũng khó mà kể hết. Nhưng có một người nhạc sĩ tiền chiến tài hoa vắn số, chỉ với ba ca khúc viết về mùa thu, mà tên tuổi của ông đã trở thành bất tử: Đặng Thế Phong.
Nhạc sĩ Đặng Thế Phong sinh năm 1918 tại Nam Định, mất năm 1942, hưởng dương chỉ mới 24 tuổi! Có lẽ ông là người nhạc sĩ vắn số nhất của nền tân nhạc Việt Nam. Những ca khúc của ông để lại cho đời chỉ có vài bài. Trong đó có ba bài được xác định chắc chắn, đều viết về mùa thu: Con Thuyền Không Bến, Giọt Mưa Thu, Đêm Thu. Theo nhạc sĩ Phạm Duy, ba ca khúc đó là những ca khúc viết về chủ đề thu sớm nhất của nền âm nhạc Việt Nam, sau này được tiếp nối bởi Văn Cao, Đoàn Chuẩn… Và 3 ca khúc này cũng nằm trong số những ca khúc thu hay nhất của mọi thời đại. Nhạc sĩ Dzõan Mẫn- tác giả ca khúc Biệt Ly.
Mỗi độ thu về, khi không khí bắt đầu se lạnh, những chiếc lá vàng bắt đầu rơi rụng trên đường phố, cũng là lúc mà những ca khúc thu năm xưa lại vang lên trong lòng người. Ca khúc thu thì thật nhiều. Nhạc sĩ viết về mùa thu cũng khó mà kể hết. Nhưng có một người nhạc sĩ tiền chiến tài hoa vắn số, chỉ với ba ca khúc viết về mùa thu, mà tên tuổi của ông đã trở thành bất tử: Đặng Thế Phong.
Nhạc sĩ Đặng THế Phong sinh năm 1918 tại Nam Định, mất năm 1942, hưởng dương chỉ mới 24 tuổi! Có lẽ ông là người nhạc sĩ vắn số nhất của nền tân nhạc Việt Nam. Những ca khúc của ông để lại cho đời chỉ có vài bài. Trong đó có ba bài được xác định chắc chắn, đều viết về mùa thu: Con Thuyền Không Bến, Giọt Mưa Thu, Đêm Thu. Theo nhạc sĩ Phạm Duy, ba ca khúc đó là những ca khúc viết về chủ đề thu sớm nhất của nền âm nhạc Việt Nam, sau này được tiếp nối bởi Văn Cao, Đoàn Chuẩn… Và 3 ca khúc này cũng nằm trong số những ca khúc thu hay nhất của mọi thời đại. Nhạc sĩ Dzõan Mẫn- tác giả ca khúc Biệt Ly- đã nói về Đặng THế Phong như sau: "Đặng Thế Phong là người hết sức tài hoa. Anh chơi được rất nhiều nhạc cụ. Anh sáng tác Giọt mưa thu, Con thuyền không bến từ khi còn rất trẻ. Đáng tiếc, anh mất quá sớm. Có thể nói sự ra đi của anh là một tổn thất lớn đối với bạn bè và cho cả những người yêu mến âm nhạc Việt Nam…". Chỉ một vài nét sơ lược như trên, đủ để nói lên giá trị nghệ thuật lớn lao của ba ca khúc này.
Trong ba ca khúc thu để đời của Đặng Thế Phong, Con Thuyền Không Bến là ca khúc nổi tiếng nhất, được nhiều người biết đến nhất. Tựa đề không có chữ “thu”, nhưng Con Thuyền Không Bến là một ca khúc thu tuyệt đẹp. Mùa thu về với bến thuyền, bên một giòng sông. Với nét đẹp buồn muôn thuở của mùa thu. Giai điệu cũng có nét buồn đặc trưng của những ca khúc Đặng Thế Phong. Đã có người nhận xét rằng, nghe giai điệu, có thể đoán được số phận yểu mệnh của tác giả:
Đêm nay thu sang cùng heo may
Đêm nay sương lam mờ chân mây
Thuyền ai lờ lững trôi xuôi dòng
Như nhớ thương ai chùng tơ lòng
Trong cây hơi thu cùng heo may
Vi vu qua muôn cành mơ say
Miền xa lời gió vang thông ngàn
Ai oán thương ai tàn mơ màng…
Đêm nay sương lam mờ chân mây
Thuyền ai lờ lững trôi xuôi dòng
Như nhớ thương ai chùng tơ lòng
Trong cây hơi thu cùng heo may
Vi vu qua muôn cành mơ say
Miền xa lời gió vang thông ngàn
Ai oán thương ai tàn mơ màng…
Con Thuyền Không Bến cũng đã biến con sông Thương trở thành bất tử. Đã có biết bao văn nghệ sĩ, đi tìm đến dòng sông Thương, để tận mắt nhìn nơi mà Đặng Thế Phong đã viết lên câu nhạc:
Lướt theo chiều gió
Một con thuyền, theo trăng trong
Trôi trên sông Thương,
nước chảy đôi dòng
Biết đâu bờ bến
Thuyền ơi thuyền trôi nơi đâu
Trên con sông Thương,
nào ai biết nông sâu?...
Trôi trên sông Thương,
nước chảy đôi dòng
Biết đâu bờ bến
Thuyền ơi thuyền trôi nơi đâu
Trên con sông Thương,
nào ai biết nông sâu?...
Có người nói rằng, nơi đó, có một dòng suối đổ ra sông Thương, cho nên làm cho dòng chảy của sông bị xáo trộn trong một đoạn ngắn. “Nước chảy đôi dòng” có lẽ chỉ là vậy, mà sao người xưa lại có một cách nhìn lãng mạn đến thế!
Cũng với một giai điệu đẹp và buồn ảo não như Con Thuyền Không Bến, ca khúc Giọt Mưa Thu đã đem người nghe về với những cơn mưa thu, làm ủy mị lòng người:
Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi
Trời lắng u buồn mây hắt hiu ngừng trôi
Nghe gió thoảng mơ hồ trong mưa thu
Ai khóc ai than hờ!
Vài con chim non chiêm chiếp kêu trên cành, như nhủ trời xanh
Gió ngừng đi, mưa buồn chi, cho cõi lòng lâm ly…
Trời lắng u buồn mây hắt hiu ngừng trôi
Nghe gió thoảng mơ hồ trong mưa thu
Ai khóc ai than hờ!
Vài con chim non chiêm chiếp kêu trên cành, như nhủ trời xanh
Gió ngừng đi, mưa buồn chi, cho cõi lòng lâm ly…
Đúng là “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”! Trong đoạn cuối, Đặng THế Phong còn liên tưởng giọt mưa thu với những giọt lệ chia cách của huyền thoại Ngưu Lang Chức Nữ, để đẩy nét buồn mưa thu lên đến đỉnh điểm:
…Gió xa xôi vẫn về
Mưa giăng mù lê thê
Đến bao năm nữa trời ...
... Vợ chồng Ngâu thôi khóc vì thu…
Mưa giăng mù lê thê
Đến bao năm nữa trời ...
... Vợ chồng Ngâu thôi khóc vì thu…
(Xin mời nghe Giọt Mưa Thutrên Youtube qua giọng hát Thái Thanh trước 1975: https://www.youtube.com/watch?v=Zv4z3iMKDlo)
Ca khúc Đêm Thu của Đặng Thế Phong làm cho người nghe liên tưởng đến những đêm thu, trăng sáng vằng vặc trong vườn thu se lạnh. Người nhạc sĩ như đắm chìm trong vẻ đẹp tĩnh lặng của thiên nhiên:
Vườn khuya trăng chiếu, hoa đứng im như mắc buồn
Lòng ta xao xuyến, lắng nghe lời hoa
Cánh hoa vương buồn trong gió
Áng hương yêu nhẹ nhàng say …Gió lay
Cành sương nặng trĩu,
Lòng ta xao xuyến, lắng nghe lời hoa
Cánh hoa vương buồn trong gió
Áng hương yêu nhẹ nhàng say …Gió lay
Cành sương nặng trĩu,
Ru bóng đêm trong ánh vàng
Màn đêm buông xuống, Mái im triền miên
Bóng cô đơn dường thao thức
Mãi trong đêm nặng sầu thương …Hồn vương…
Màn đêm buông xuống, Mái im triền miên
Bóng cô đơn dường thao thức
Mãi trong đêm nặng sầu thương …Hồn vương…
So với Con Thuyền Không Bến và Giọt Mưa Thu, thì Đêm Thu có nét buồn trong sáng hơn. Đặc biệt là ở đoạn giữa, khi giai điệu chuyển sang tông trưởng. Cảnh vật như lung linh trong ánh trăng. Giống như một Moonlight Sonata (Beethoven), hay “Clair De Lune” (Debussy) tuyệt diệu của người nhạc sĩ Việt Nam:
… Qua lá cành, Ánh trăng lan dịu dàng
Ru hồn bao nhớ nhung
Đêm lắng buồn, Tiếng Thu như thì thầm
Trong hàng cây trầm mơ…
…Trăng xuống dần
Cỏ cây thêm âm thầm
Đêm buồn trong ánh sao
Như chiếu nhìn mắt ta bao lạnh lùng
Lay hồn ta rồi tan...
Ru hồn bao nhớ nhung
Đêm lắng buồn, Tiếng Thu như thì thầm
Trong hàng cây trầm mơ…
…Trăng xuống dần
Cỏ cây thêm âm thầm
Đêm buồn trong ánh sao
Như chiếu nhìn mắt ta bao lạnh lùng
Lay hồn ta rồi tan...
Mỗi độ thu về, nghe lại Con Thuyền Không Bến, Giọt Mưa Thu, Đêm Thu, giới yêu âm nhạc Việt Nam lại ngậm ngùi nhớ về Đăng Thế Phong, một nhạc sĩ tài hoa, bạc mệnh, để lại cho đời những giai điệu thu buồn muôn thưở…
Hưng Gàn
No comments:
Post a Comment