Nov 8, 2015
LỄ HỘI PHÁO HOA TẠI ANH QUỐC - Anh Quân
Nước Mỹ có ngày 4 tháng 7 và nước Pháp có ngày 14 tháng 7 để tổ chức lễ hội đốt pháo hoa. Còn nước Anh chọn ngày đốt pháo vào ngày 5 tháng 11 nhưng khác với hai nước kia là Mỹ và Pháp ăn mừng Lễ Độc Lập, riêng Pháp là chấm dứt chế độ Quân chủ. Nước Anh không ăn Lễ Độc Lập nhưng ăn mừng là vì có một nhân vật tên Guy Fawkes có âm mưu lật đổ chế độ vua chúa tại Anh vào giửa đêm 4 tháng 11 năm 1605 và hắn đã thất bại. Đến nay chế độ Quân chủ tại Anh vẫn còn tồn tại. Xem ra Anh và Pháp đều có lễ hội đốt pháo hoa nhưng ở hai khía cạnh nghịch nhau.
Guy Fawkes (sinh 13 tháng 4, 1570 - 31 tháng 1, 1606), còn được gọi là Guido Fawkes, là một thành viên của một nhóm tín đồ công giáo của Anh thực hiện vụ âm mưu thuốc súng nhằm mưu sát Vua James I của Anh, gia đình của ông, cũng như tầng lớp quý tộc theo đạo tin lành.
Dù Robert Catesby đã người xây dựng ý tưởng cho âm mưu này, nhưng Fawkes được giao trọng trách thực hiện kế hoạch nhờ những kinh nghiệm về quân sự và thuốc nổ. Kế hoạch bị chặn đứng khi chưa kịp hoàn thành, Fawkes bị bắt khi đang bảo vệ thuốc súng. Ông bị nghi ngờ khi mặc áo khoác, đi giày và đeo đinh thúc ngựa như thể có ý định bỏ đi gấp.
Fawkes đã để lại một dấu ấn lâu dài trong lịch sử và văn hóa đại chúng. Ông đã được nhắc đến trong phim ảnh, văn học và âm nhạc qua các tác phẩm của Charles Dickens hay John Lennon. Tên ông cũng được đặt tên cho một vài địa danh như Isla Guy Fawkes trên Quần đảo Galápagos hay Sông Guy Fawkes tại Australia.
Ngoài ra, mặt ông còn được lấy làm mẫu cho mặt nạ của những kẻ chiến đấu vì lí do chính trị và xã hội (Như hội Anonymous, nhân vật Vendetta trong V For Vendetta,...).
Nhiều năm trước kia thì ngày đốt pháo bông đều chọn đúng ngày 5 tháng 11. Những năm sau này có lẽ vì hoàn cảnh kinh tế nên việc đốt Pháo bông đều hay chọn vào thứ bảy đầu tiên của tháng 11 để cho mọi người có cơ hội đi xem, tuy nhiên cũng còn vài nơi vẫn chọn đúng ngày 5 tháng 11.
Tại London thì mỗi quận trong thành phố đều tự tổ chức việc đốt pháo. Các tỉnh lớn hay tỉnh lẻ tự đứng ra tổ chức.
Đốt pháo bông kéo dài khoảng 15 phút và có nhạc đi theo tiếng pháo nổ. Mỗi bài hát đều có ý nghĩa từ nhẹ nhàng cho đến kích động để hoà nhịp theo âm thanh của pháo.
Từ ngày 1 tháng 11 cho đến 10 tháng 11 thì các thanh thiếu niên trong nước được phép mua pháo về đốt thoải mái, nhất là vào ngày 5 tháng 11 đốt nhiều nhất. Nên vậy đội ngũ cứu thương làm việc rất cực nhọc trong những ngày này vì các bạn trẻ đứa bị phỏng, đứa bị pháo nổ tét tay , đứa bị pháo bắn vào người hay bay vào mắt…. Nói chung tại nạn vì lửa
Vào những thập niên 70 cho đến cuối thập niên 80 là các em thanh thiếu niên làm hình nộm nhân vật Guy Fawkes, sau giờ tan trường đem hình nộm ra các khu siêu thị hay chợ búa đứng xin tiền. Các em gặp người lớn là “ Xin cho ông Guy một xu – Penny for a Guy”. Khi được tiền là các em đi mua pháo về đốt. Tự nhiên qua thập niên 90 thì phong tục bị mất đi. Có lẽ trước kia tại nước Anh không có nhiều địa điểm đốt pháo như ngày nay nên các em không có dịp dự lễ hội pháo hoa. Chỉ có những người trưởng thành từ thập niên 70 đôi lúc bùi ngùi nghĩ lại kỷ niệm xưa và mỉm một nụ cười là sao thời gian trôi quá nhanh.
ANH QUÂN
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment