Apr 29, 2015

TRUNG BỘ KINH - BÀI KINH SỐ 85 - Bồ đề vương tử


I. TOÁT YẾU

Bodhiràjakumàra Sutta - To Prince Bodhi.

The Buddha counters the claim that pleasure is to gained through pain with an account of his own quest for enlightenment.

Nói cho vương tử Bồ đề.

Phật bác lời tuyên bố rằng lạc có được nhờ khổ, bằng cách kể lại cuộc tầm cầu giác ngộ của chính Ngài.

II. TÓM TẮT

Ðể khánh thành tòa nhà mới, Bồ đề vương tử [1] thỉnh Phật thọ trai. Ông trải một cuộn vải mới, thỉnh Phật dẫm lên cho ông được phước. Phật im lặng [2]. Khi vương tử thưa đến lần thứ ba, Phật nhìn tôn giả A nan. Tôn giả thưa vương tử hãy dẹp tấm vải, vì đức Thế tôn nghĩ đến những thế hệ mai sau [3]. Sau bữa ăn, Vương tử bạch Phật ông nghĩ rằng lạc có được là nhờ khổ [4].

Phật dạy lúc xưa khi mới xuất gia, Ngài cũng tưởng thế, nên đã theo hai vị thầy tu khổ hạnh, một người chứng Vô sở hữu xứ, một người chứng Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Ngài nhanh chóng đạt đến các định chứng này, được thầy mời ở lại cùng lãnh đạo. Nhưng Ngài đã ra đi để tìm cái tối thượng. Khi đến bên sông Ni liên thiền Ngài dừng lại tìm một địa điểm khả ái để ngồi thiền.

Một ví dụ khởi lên cho Ngài lúc ấy là, khúc gỗ khi còn ngâm trong nước hoặc vừa vớt lên khỏi nước, dù cọ xát cũng không thể bén lửa. Cũng vậy người không xả ly dục ái, thì dù thình lình cảm thọ khổ khốc liệt, cũng không thể chứng đắc.

Ngược lại, một khúc gỗ đã khô nhựa, đặt trên đất khô thì có thể bén lửa dễ dàng. Như người xả ly ái dục, nếu thình lình cảm thọ khổ hay không cảm thọ khổ, cũng có thể chứng đắc hỷ lạc thiền định.

Bởi vậy sau khi từ bỏ khổ hạnh như đã từ bỏ dục lạc trước đấy, Ngài ngồi thiền và đắc đạo. Sau khi đắc đạo, Ngài nghĩ pháp này sâu kín vi diệu, thật khó cho thế gian đang chìm đắm trong dục lạc có thể hiểu thấu. Bởi thế Ngài định nhập niết bàn. Do Phạm thiên cầu thỉnh, Ngài ra thuyết pháp, đầu tiên giảng cho 5 đệ tử về bốn đế, thánh đạo tám ngành. Nghe xong 5 vị đắc lậu tận thành A la hán.

Trích Trung Bô Kinh Toát Yếu
Ni Sư Trí Hải biên soạn
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung-ty-09.htm

  

Apr 28, 2015

AVALOKITESHVARA IS NOT SO FREE - Thích Phước Tịnh


I know a Vietnamese woman who prayed to Avalokiteshvara to move her to America to be with her son. Then, once she came to America, she prayed to Avalokiteshvara to send her back to Vietnam. So I asked her, “Why is that? Avalokiteshvara is not so free to be able to help transport you from Vietnam to America and then back from America to Vietnam.” She said that in Vietnam she may have lacked food and shelter, but when she came to America there was a great sadness. She wanted to go to America in order to spend time with her children. But they didn’t have any time to spend with her at all, so she was sad in America.  Her children work all week, and on Saturday they go out with each other. On Sunday they are free but they have so many things to take care of. In Vietnam, when she had free time, at least she could go to the temples, or when she stepped out into the street she could speak to other people. She said, “In America, I cannot say anything to anybody. I can’t even answer the phone because I can’t speak the language.” So we can see that whether rich or poor, young or old, we all have suffering, and these sufferings will be released only when we can call upon the energy of Avalokiteshvara within our hearts. If we are not yet able to call upon the energy of Avalokiteshvara within our hearts, then there is no way that we can be free from our suffering.


BE LIKE A TREE
Zen Talks by Thích Phước Tịnh
Edited and Illustrated by Karen Hilsberg
Jasmine Roots Press – 2008
CHAPTER NINE
The Energy of Avalokiteshvara

DAY DREAM - Vinh gTmT


Cone: Such a hot day. let's me sit here and rest a little bit.


Flowers: make yourself feel like home dear.


Cone: thank you all. You guys are very nice.


Flowers: would you like some cold drinks to cool off?


Cone: I would love to, thank you. 


Flowers: would you like us dancing to entertain while massaging your tiring feet?


Cone: your hospitality is greatly appreciated. Never could imagine in the wilderness, I would found heaven. How lucky can I get?


The Voice: very lucky! Wake up, you are drooling all over my hand!!


Apr 27, 2015

TRUNG BỘ KINH - BÀI KINH SỐ 74 - TRƯỞNG TRẢO





Dìghanakha Sutta - To Dìghanakha.

The Buddha counters the disclaimers of a sceptic and teaches him the way to liberation through the contemplation of feelings.


Giảng cho Trường trảo. Phật bác bỏ những lời tuyên bố của một kẻ theo chủ thuyết hoài nghi và dạy con đường giải thoát do quán cảm thọ. Du sĩ Trường trảo [1] đến Phật, tuyên bố lý thuyết của ông là, tất cả đều không làm ông thích thú [2]. Phật hỏi lại, có phải tất cả là bao hàm luôn quan điểm này của ông. Du sĩ vẫn một mực khẳng định ông không thích thú bất cứ gì [3]. Phật dạy, đa số nói như vậy, nhưng về sau vẫn chấp thủ một quan điểm. Chỉ có một số ít sau khi thấy mâu thuẫn nội tại trong quan điểm mình, liền từ bỏ tất cả quan điểm [4].


Phật phân tích: Một số người tuyên bố: tất cả đều làm tôi thích thú. Một số người tuyên bố: tất cả đều không làm tôi thích thú. Một số người nói: một phần làm tôi thích, một phần làm tôi không thích [5]. Quan điểm đầu gần với tham dục, trói buộc, chấp thủ. Quan điểm 2 gần với không tham dục, không trói buộc, không chấp thủ.


Khi nghe vậy, Trường Trảo cho rằng Phật tán dương quan điểm mình. Nhưng Phật bình tĩnh tiếp tục phân tích: Ai chủ trương: một phần làm tôi thích, một phần làm tôi không thích, thì các phần làm họ thích là gần với tham dục, trói buộc, chấp thủ; phần làm họ không thích là gần với không tham dục, không trói buộc, không chấp thủ.


Người trí nhận thức rằng, nếu nói lên bất kỳ một quan điểm nào trong ba quan điểm trên [6], và cho đấy là sự thật, ngoài ra đều sai, thì sẽ chống lại hai hạng người chủ trương hai quan điểm kia. Tóm lại, có kiến chấp là có đối nghịch, đối nghịch đưa đến tranh luận, tranh luận đưa đến chống đối, chống đối đưa đến bực mình. Thấy thế, vị này hủy bỏ những tri kiến ấy.


Phật dạy Trường Trảo [7]: Thân này là sắc pháp do bốn đại tạo thành, do cha mẹ sinh, nhờ thực phẩm duy trì; nó vô thường, phân tán, hoại diệt. Khi quán sát thân này vô thường, khổ, như bệnh, như cục bướu, như mũi tên, như điều bất hạnh, như bệnh chướng, như kẻ địch, như phá hoại, là không, vô ngã, thì tham dục đối với thân, sự ái luyến, phục tùng thân được trừ diệt.


Có ba thọ là lạc, khổ và bất khổ bất lạc, cả ba đều vô thường, hữu vi, duyên sinh; nên thánh đệ tử yểm ly cả ba thọ, do yểm ly, vị ấy ly tham, do ly tham, vị ấy được giải thoát. Với tâm giải thoát, tỳ kheo không nói thuận theo ai, không tranh chấp với ai, chỉ sử dụng danh từ thế gian nhưng không chấp thủ danh từ [8].


Nghe xong, tôn giả Xá lợi Phất không còn chấp thủ, giải thoát lậu hoặc [9], thành A la hán. Trường Trảo được mắt pháp thanh tịnh, dứt sạch hoài nghi, được tự tín không y cứ nơi người khác. Ông xin Phật nhận ông làm cư sĩ, từ nay đến mạng chung ông trọn đời quy ngưỡng.


CHÚ GIẢI


1. Phạm chí Trường Trảo là cháu của tôn giả Xá Lợi Phất. Vào lúc ông đến nơi Phật, tôn giả Xá Lợi Phất chỉ mới xuất gia làm tỳ kheo 2 tuần, và đang còn là một bậc Dự Lưu.


2. Theo luận giải, Trường Trảo là một người theo đoạn diệt luận, chấp đoạn diệt luận, và giải thích lời này là: "Không có một kiểu tái sinh nào tôi có thể chấp nhận được." Tuy nhiên bản kinh này không đưa ra một bằng cứ cụ thể nào hỗ trợ cho lối giải thích này. Có lẽ đúng hơn, lời nói của Trường Trảo "không gì làm tôi chấp nhận được" là cốt để đặc biệt ám chỉ các quan điểm triết học khác, và như thế chứng tỏ Trường Trảo là một người hoài nghi triệt để thuộc loại mà kinh 76 đã mô tả một cách trào phúng là "lý luận trườn uốn như con lươn." Lời của ông ta như vậy cũng như sự bác bỏ toàn diện tất cả quan điểm triết học.  

3. Sự trao đổi này theo các bản luận sớ, cần được hiểu như sau: Phật cho rằng, với câu hỏi của ông ta, Trường Trảo Phạm Chí có một mâu thuẫn nội tại. Vì ông không thể bài bác mọi sự mà không bác luôn cả quan điểm của ông, và điều này sẽ kéo theo lập trường ngược lại, nghĩa là ông có chấp nhận một điều. Tuy nhiên, mặc dù Phạm Chí Trường Trảo nhận ra ẩn ý của câu hỏi Phật đặt ra, ông vẫn tiếp tục nhấn mạnh quan điểm của ông rằng không có gì làm ông chấp nhận được.  

4. Theo luận, câu đầu ám chỉ những người lúc đầu có 1 quan điểm chấp thường hoặc chấp đoạn, rồi sau theo những quan điểm hơi đổi khác về những kiến chấp ấy. Câu thứ 2 ám chỉ những người từ bỏ kiến chấp căn bản của mình nhưng sau đó không theo một quan điểm nào khác. Nhưng nếu Trường Trảo là một người hoài nghi triệt để, như có vẻ thế, thì lời của Phật có thể được hiểu là hiển thị một sự bất ổn nội tại trong lập trường của người hoài nghi: về phương diện tâm lý, thật không dễ chịu gì để ở mãi trong bóng tối hoài nghi. Như vậy phần đông những nhà hoài nghi, trong khi tuyên bố mình bác bỏ tất cả quan điểm, vẫn lén lút theo một quan điểm nhất định nào đó, trong khi một số ít từ bỏ hoài nghi luận của mình để tìm một con đường đưa đến tri kiến.  

5. Luận nói 3 quan điểm này là thường kiến, đoạn kiến và một phần thường một phần đoạn. Thường kiến thì gần với tham ái, chấp thủ vì nó xác nhận và thích thú hiện hữu dưới bất cứ hình thức tinh vi nào; Ðoạn kiến thì gần với vô tham, vô chấp vì mặc dù quan niệm sai lầm về tự ngã, đoạn kiến cũng đưa đến sự chán chường hiện hữu. Nếu quan điểm thứ hai được hiểu là hoài nghi luận tuyệt đối, thì nó cũng có thể được xem là gần với vô tham, vì nó biểu lộ sự vỡ mộng đối với hiện hữu, với một nền tảng lý thuyết, và như vậy tiêu biểu một bước tiến dò dẫm, mặc dù sai lầm, về hướng ly dục. 

6. Theo luận giải, giáo lý này cốt để chỉ cho Trường Trảo thấy nguy hiểm trong quan điểm của ông và do đó khuyến khích ông từ bỏ nó.  

7. Ở điểm này, Trường Trảo đã từ bỏ đoạn kiến. Bây giờ Phật bắt đầu dạy cho ông ta thiền quán. Trước hết quán vô thường của sắc pháp hay thân xác, rồi quán vô thường của các tâm pháp dưới đề mục cảm thọ.  

8. Luận trích một câu kệ nói rằng một vị A La Hán có thể sử dụng danh từ tôi và của tôi nhưng không có kiêu mạn nổi lên, cũng không lầm chúng ám chỉ một tự ngã. Xem thêm Trường Bộ Kinh 9 trong đó Phật nói về những lời phát biểu có sử dụng danh từ tôi: "Ðây chỉ là những tên gọi, thành ngữ, những lối nói, những cách chỉ định thường dùng trong thế gian, mà đức Như Lai sử dụng nhưng không lầm về chúng."  

9. Theo Luận, sau khi tư duy về bài pháp Phật giảng cho người cháu, tôn giả Xá Lợi Phất phát triển tuệ quán, đắc A La Hán quả. Trường Trảo đắc quả Dự Lưu.


Trích Trung Bộ Kinh Toát Yếu

Ni Sư Trí Hải biên soạn
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung-ty-08.htm

  

Apr 26, 2015

PHOTOGRAPHY - in black and white






PHÁP MÔN WIRELESS - Toại Khanh

[...]

Tôi từng nói nhiều về pháp môn Wireless của người tu Phật giữa thế giới hôm nay.  Chúng ta thực ra có thể không cần đến quá nhiều những dây nhợ lòng thòng mới có thể nối kết, liên lạc được với đây đó nọ kia.  Hãy biến những đức tánh, những pháp mô tu hành thành ra cái gì đó gọn nhẹ có thể cầm tay, bỏ túi đê mà lưu lạc ở đâu trong đời cũng cứ thanh thản tự tại.  Tôi yêu lắm hai chữ Tự Tại này đây.  Tự Tại nghĩa là ta với riêng ta, với chính mình, với mỗi bản thân, không cần ràng rịt dây mơ rễ má với quá nhiều những quan hệ chằng chịt mà vẫn có thể sống ra hồn, tu học ngon lành, tự lợi lợi tha một cách ngoạn mục.  Độc lập mà không tự cô lập.  Một mình mà không cô đơn.  Tôi gọi đó là pháp môn Wireless.

[...]


Trích: Chuyện Phiếm Thầy Tu - Tự Tại
Toại Khanh

Apr 23, 2015

FIGURE - Vinh gTmT



Lemon: oh gosh, check out that body. She must work out a lot!

Orange: I do too, but at the buffet.

Kumquat: nothing to impress about guys. I have a better figure than her!

Lemon: wanna have the body like that, so I could hit the beach everyday in the summer. 

Orange: me too, so I could enjoy the fresh buffet!

Kumquat: no need to wish guy, just make it happen! Hit more iron. See me?!

Lemon: You look like a bird's egg!

Orange: oh yeah, I love bird's egg. Hopefully, it's included in the buffet.

Kumquat: what it is with you and buffet, pull yourself together before you balloon into a giant Orange.

Lemon: settle down guys, no need to raise your voices. Let us hit the gym.

Orange: what would we do there?

Kumquat: buffet?

Lemon: no guys. To check out more beautiful figures!

Apr 22, 2015

PHẢN CHIẾU - Toại Khanh


[...]

Tôi có biết một người đã dùng đến hình ảnh một vũng nước đêm trăng để mô tả một người tu Phật.  Theo đó, một người học Phật là chỗ phản chiếu của chánh pháp.  Người đi đêm biết được ánh trăng còn nhờ nhìn vào chỗ có nước.  Người muốn hiểu Phật có thể ít nhiều nhìn vào những người tu Phật.  Dĩ nhiên nước càng nhiều, càng sạch thì khả năng phản chiếu sẽ nhiều hơn.  Nước càng ít, hoặc càng dơ bẩn thì sức phản chiếu sẽ yếu đi.  Cũng như không phải ai tự nhận là con Phật cũng có thể phản chiếu được hình bóng của Đức Phật.  

[...]

Trích: Chuyện Phiếm Thầy Tu - Không Đề 
Toại Khanh

Apr 20, 2015

PHOTOGRAPHY - VISE by A.S.


Dear Huong,

Somethings I saw while making a walk in the area of Vise.
- the narcisses are gone as well here and replaced by yellow violets
- the woman garding goose
- bees that were put near to apple trees to do their job
- a old small street
- a big wheel old cars to make a tour
- a small ferry across the Meuse river

A.S








Apr 19, 2015

BETTER ME - By Vinh gTmT



Left cat: why don't you talking to me anymore, are you angry?

Right cat: I just want to release you to be so free.

Left cat: you meant you dumped me?!

Right cat: No. Though we are not together anymore, but that doesn't mean we are enemies!

Left cat: Are you blaming me?

Right cat: it takes two hands to break a stick. It's not your fault nor mine; it's both of us!

Left cat: so why than you are not talking to me?

Right cat: I release you, in turn it would liberate me! So thank you!

Left cat: thank me for what?

Right cat: for making me realize who I am and become a better me!

Vinh gTmT

TRUNG ĐẠO - Toại Khanh


photo: A.S 

[...]

Tôi nhớ có đọc đâu đó, hình như nhà văn Thi Vũ, về một loài chim không thể về đất.  Tôi theo tinh thần Trung Đạo: Có chân để nghỉ ngơi, có cánh đê chao lượn.  Nghỉ ngơi lúc cần và bung bay khi thấy thích.  Đức Phật có nói đến những trụ xứ náu mình và những con đường du hóa trong cuộc đời mỗi tỳ-kheo.  Chọn hẳn một thứ là kẹt cứng. Bầu trời để đi và mặt đất để về.

[...]

Trích: Chuyện Phiếm Thầy Tu - Chim Cút
Toại Khanh

Apr 18, 2015

ALL ABOUT MAYA - CÔNG CHÚA MỚI CỦA DOÃN GIA

Haha I make the funny face!


I can be super happy when I'm full or full of attitude when I'm hungry....


Daddy's little girl is turning three weeks 





Apr 17, 2015

THỨ GÌ QUEN THUỘC?



Hello cả nhà,

6 Vinh vừa hoàn tất xong 1 quán cafe vào giữa đêm hôm qua: Ciao Lounge-74 Nguyễn Huệ. Mọi người xem chơi mấy tấm hình héng.

Cái dự án này từ lúc khởi công cho đến khi kết thúc chỉ mất có 12 ngày, thuộc loại nhanh kỉ lục nhất trong sự nghiệp làm nghề của 6 Vinh.

Đố nhà mình biết có thứ gì quen thuộc ở đây ?

6 Vinh from Saigon









Apr 16, 2015

BÀN PHIẾM TRÊN BÀN PHÍM - Toại Khanh


[...]

Trên bia mộ một tay kỹ sư điện toán kia, bên dưới tên họ và năm sinh, chỉ vỏn vẹn một dòng: Run-time error at 17:05:07.  

Và trên bia mộ một tay nghiện Computer, có lẽ là Phật tử: System halted at 03:05:08.  Please press Ctrl + Alt + Del to re... born!

[...]

Trích: Chuyện Phiếm Thầy Tu 
Toại Khanh

GEORGE HARRISON, TUỔI THƠ VÀ NƠI ĐÃ LỚN LÊN - Anh Quân


Tôi nghĩ là tôi cũng như nhiều người hâm mộ ban nhạc Beatles đều thích ba ca khúc của họ là “While my guitar gently weeps”, “Here comes the Sun” và “Something” . Riêng bài “Something” được nhiều người hát lại nhất chỉ sau bài “Yesterday”.  John Lennon và Paul McCartney là hai người sáng tác chính cho nhóm, nhưng người sáng tác cho 3 ca khúc nổi tiếng trên là George Harrison.  Bất cứ phát hành một Album của Beatles trong đó đều có một bài hát của George sáng tác.

George Harrison là thành viên trẻ tuổi nhất của ban nhạc Beatles, ông sanh năm 1943 tại Liverpool. Xuất thân là gia đình lao động, cha làm nghề lái xe buýt và hầu bàn trên các chuyến phà chở khách. Mẹ là người bán hàng tạp hoá.  Gia đình George là một điển hình người Liverpool (Made in Liverpool).

Khi ông chào đời thì sống tại căn nhà 12 Arnold Grove , Wavertree, Liverpool. Ông sống tại đâu 6 năm. Đây là căn nhà 2 tầng rất bé khuất sau một khúc cua hẹp. Nhà vệ sinh ở ngoài vườn và trong nhà chỉ có một phòng duy nhất là có một lò sưởi than. Khi trời vào mùa đông là các cửa sổ bị đóng băng rất là lạnh. Vấn đề đi tiểu tiện và đại tiện càng khổ cực hơn nên thuở nhỏ ông phải xài bô trong phòng duy nhất có một lò sưởi cho ấm áp. Khi đến thăm ngôi nhà này của ông thì hầu như mọi người nên đứng xa để nhìn vào, vì ngôi nhà này do một tư nhân đang sinh sống. Cứ nghĩ một năm hơn 100 ngàn người đi thăm viếng ngồi nhà của George , mà cứ đứng trước cửa nhà ồn ào bấm máy hình thì chủ nhân dù có dể tính đến đâu cũng phải có lúc lên cơn điên mà ra đứng nói £&*@:)(……

Sức học của ông ngang với Paul McCartney, ông đã vượt điểm để vào trường học nam danh giá (grammar school) và cũng nhờ đó ông học cùng trường với Paul và hai người đã làm quen nhau trên chuyến xe buýt đi đến trường.

George đã say mê chơi Guitar từ thưở nhỏ, năm 14 tuổi ông đã đến gặp ban nhạc the Quarrymen của John Lennon để xin gia nhập , sau khi đánh bài “Guitar Boogie Shuffle”, John Lennon vẫn không chịu cho gia nhập vì quá nhỏ để theo ban nhạc.  Mãi tới sang năm , Paul McCartney nói vào thì George mới chấp nhận thành thành viên ban nhạc. Dần dà tiếng Guitar của George trở nên đặc sắc thì ông trở thành một nhân vật quan trọng của ban nhạc.  Cha của ông muốn ông tiếp tục con đường học vấn nhưng tới 16 tuổi ông quyết định bỏ học sau đó đi tập làm thợ điện một thời gian và đến năm 1960 ông  chính thức gia nhập thành thành viên thực thụ của ban nhạc Beatles.

George Harrison là người ít nói , nên ông có biệt danh là “Beatle trầm lặng”. Nhưng ông là người thay đổi hướng đi  xa hơn của Beatles từ năm 1966. Ông đã đem âm nhạc Ấn độ và tôn giáo phương đông hoà vào các bài hát của Beatles. Lý do vậy các bài hát của Beatles từ những năm 1966 đến 1970 có một âm điệu hoàn toàn khác những bài trước đó như “She loves you”, “Love me do” , “Please please me”……

Nói về George Harrison – thành viên thứ ba của ban nhạc Beatles thì không biết bao lâu mới dừng được vì không biết bao nhiên câu chuyện để kể. Đến đây , xin không viết thêm về George mà chỉ bổ xung thêm một câu chuyện về ông mà người tây phương không nhắc đến.

George Harrison và Thầy Thích Tịnh Thông.

Thầy Thích Tịnh Thông trụ trì ngôi Chùa Dược Sư Phật Đường tại Kent , Anh quốc . Thầy có một phòng mạch điều trị bệnh tại khu St John Wood – London (đây là một khu giàu có tại London – y như quận 1 tại Sài Gòn).  Tuy là một nhà tu mà Thầy tốt nghiệp ngành Bác Sĩ tây phương cũng như Phương Đông, Thầy châm cứu rất giỏi, khi thấy phóng kim châm cứu mà cứ nghĩ tới cách trị bệnh của Trương Vô Kỵ trong truyện “Cô gái đồ long” của Kim Dung. Ngoài ra Thầy là một cao thủ Thái Cực , ai mà thấy Thầy múa bài quyền “Vân Thủ” thì đúng y như cái tên là mây bay. Ngoài ra Thầy đã từng có những cú đấm Thái Cực nặng trên 70 kí.

Vì là một vị Bác Sĩ giỏi , nên phòng mạch của Thầy rất đông người ngoại quốc đến điều trị. Trong đó rất đông các diễn viên và đạo diễn Hollywood đến gặp Thầy và cả công chúa của xứ Ả Rập đã bay qua London gặp Thầy trị bệnh.

Lý do vậy George Harrison đã đến gặp Thầy Tịnh Thông. Ban Việt Ngữ BBC đã phỏng vấn Thầy Tịnh Thông về việc này hơn 10 năm về trước.

Ai cũng biết George Harrison chết vì bệnh ung thư phổi. Nên có thể lầm là ông đến nhờ chữa bệnh phổi. Thật ra không phải vậy , ông đến nhờ Thầy điều trị bệnh “Stress”. Thầy Tịnh Thông có nói những người nổi tiếng nhiều “Stress” lắm, nhất là diễn viên Hollywood càng bị nhiều, nên có một thời gian Thầy đã điều trị cho Tom Cruise, vì anh ta cứ bị trong tâm trí là sẽ có một người dành chỗ của anh và họ sẽ là number 1. Cái thế giới điện ảnh khủng khiếp lắm không bình an như mọi người nghĩ.

Có câu phỏng vấn Thầy là cảm giác điều trị một người nổi tiếng như George Harrison ra sao?
Thầy trả lời là xem ông một bệnh nhân như các bệnh nhân khác, làm đúng công việc người Bác Sĩ và chấm dứt công việc một cách hoàn tất và chu đáo.

Hơn năm sau George Harrison qua đời vào ngày 29 tháng 11 năm 2001, ở tuổi 58 vì bệnh ung thư phổi đã di căn. Ông được hỏa táng tại nghĩa trang Hollywood Forever và tro của Ông được rải trên sông Hằng và sông Yamuna đoạn gần Varanasi, Ấn Độ bởi những người thân trong gia đình theo những nghi thức truyền thống của Ấn Độ giáo. Di chúc của ông có số tài sản trị giá tới gần 100 triệu Bảng Anh.

George Harrison được xếp người đứng số 11 trong danh sách “100 tay guitar vĩ đại nhất” trong thời đại chúng ta. Tuy ông không còn, tiếng đàn của ông vẫn mãi mãi trong đời sống bình thường của mọi người.

Quân Trần
Mùa phục sinh 2015
Trong một chuyến viếng thăm thành phố Liverpool




Apr 13, 2015

ÚC - Vinh gTmT



 
AK: em chọn được chưa?
HT: chưa anh, em còn đang lưởng lự.
AK: Chọn cái gì đẹp và phù họp nhất cho em là tốt rồi.
HT: tốt gỗ hơn tốt nước sơn anh ơi!
AK: nước sơn bao bên ngoài làm sao thấy được gỗ bên trong?
HT: em cũng chưa biết nên đang suy nghĩ phải làm cách nào đây.
AK: nhiều đường lựa chọn cũng mệt hả?
HT: Đúng vậy.
AK: cũng như anh nè, như một bến tàu, tàu đến rồi lại đi. Cứ thế mãi.
HT: tội nghiệp quá, vậy có tàu nào cập bến anh chưa?
AK: có, mà tận bên Úc Châu lận.
HT: Tại sao xa vậy anh?
AK: tại anh là con Út!
 

TÌNH SỬ MỴ CHÂU - Toại Khanh



[...]

Cái bi kịch lớn nhất của giai thoại Mỵ Châu, theo tôi, chỉ là một chữ Vô Tri của người trong cuộc.  Chữ đó có thể hiểu là sự thơ ngây, nhẹ dạ, chủ quan, của hai nhân vật chính trong truyện là An Dương Vương và công chúa Mỵ Châu.  Kẻ tin con, tin rể và người tin chồng.  Câu chuyện về họ đã gợi cho tôi một bài học giáo lý cổ điển: Hình như nỗi đau nào cũng khởi đi từ bóng tối của nhận thức!

Rõ ràng, thiên hạ yêu được nhau - không phải vì hiểu nhau, mà là vì hiểu lầm về nhau và không thấy rõ nhau.

... Trời ạ, nếu biết từng người thiên hạ đã nghĩ sao về mình, thì có lẽ tôi không sống nổi.  Nếu có thể biết trước nơi chốn và thời gian mình sẽ chết, thiên hạ chắc chắn sẽ thay đổi rất nhiều. Nếu trong từng phút có thể nhìn rõ triệu lần những da và tóc của ai đó được cấu tạo như thế nào, có lẽ chẳng còn ai có thể vẽ tranh hay làm thơ ca ngợi ái tình.

... Nhiều và nhiều lắm những chuyện mà chúng ta không biết và không nhìn thấy.

... Tôi chỉ muốn qua đó nhắc lại ý tưởng rằng, chẳng biết gì thì dễ sống hơn, nhưng sống không hiểu biết thì cũng dễ chết hơn!

... Hôm nay, ai sang Quảng Châu bên Tàu cũng có thể đến viếng mộ Triệu Đà, người đã tạo ra một trong những chuyện tình đau lòng mà cũng ly kỳ nhất trên thế gian.  Nhưng ngẫm kỹ lại thì cần gì phải đặt chân đến đó, khi mà có ai quanh ta lại chẳng là một Mỵ Châu.  Nghĩa là Trọng Thủy, Triệu Đà cũng quẩn quanh đâu đó mà thôi.  Dù chuyện đau lòng nào trên đời cũng khởi đi từ những nhầm lẫn, nhưng theo tôi, cái thê thảm và cay đắng nhất vẫn là thứ vô minh tự nguyện.  Chết kiểu đó có rã hết hình hài thì cặp mắt chưa chắc đã chịu nhắm cho ...

[...]

Trích
Chuyện Phiếm Thầy Tu - Tình Sử Mỵ Châu
TOẠI KHANH

Apr 12, 2015

PAU MCCARTNEY VÀ NƠI ĐÃ SỐNG CÙNG TRƯỞNG THÀNH - Anh Quân


Ông là thành viên quan trọng thứ hai trong bộ tứ quái The Beatles, một ban nhạc kiệt xuất của lịch sử âm nhạc thế giới. Ông đước đánh giá là  là "nghệ sĩ vĩ đại nhất của thiên niên kỷ". Theo kỷ lục , ca khúc bất tử của Paul, là  "Yesterday", được hát lại bởi hơn 2200 nghệ sĩ, nhiều hơn bất kể ca khúc nào khác . Kể từ khi phát hành vào năm 1965, nó cũng được phát tới 7 triệu lần trên truyền hình và phát thanh Mỹ. Paul McCartney được vinh danh tại Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll vào năm 1999. Một tiểu hành tinh 4148 McCartney phát hiện năm 1983 được đặt theo tên của Paul. Ông cũng nằm trong danh sách "100 ca sĩ vĩ đại nhất" của tạp chí Rolling Stone ở vị trí số 11, cùng với đó là vị trí số 3 trong danh sách "10 tay bass vĩ đại nhất" bình chọn bởi độc giả tạp chí trên.

Nếu ai có dịp đi chơi thăm viếng thành phố Liverpool thì xin hãy ghé lại nhà thờ St Peter vì tại nơi đây vào ngày 6 tháng 6 năm 1957 , lần đầu tiên Paul gặp John, năm đó Paul mới 15 tuổi, vừa mới gặp John là Paul nói ngay : “các dây đơn guitar của anh chưa được chỉnh đúng cho lắm, đưa đàn đây để tôi chỉnh lại cho anh” Vì Paul là người thuận tay trái nên cầm đờn của John chỉnh ngược và ông luôn cho đờn của người tay phải thực sự là khó chơi. Nhờ xem buổi hoà nhạc của Slim Whitman ông mới biết nên chỉnh dây theo chiều ngược lại.

Sau đó John và Paul thành bạn bè thân thiết rồi sau này trở thành bộ đôi sáng tác nhạc xuất chúng nhất của thế kỷ 20.  Lúc đó John Lennon có ban nhạc tên là Quarrymen (xem như tiền thân của Beatles). Mà ban nhạc thiếu tay lead guitar,  Paul là biết chơi guitar bài bản nhất, còn John Lennon chơi guitar theo cách chơi đàn banjo do mẹ là bà Julia chỉ cho. Sau này Paul đã dạy cho John các thế bấm hợp âm trên đàn guitar qua một tấm gương vì Paul là người thuận tay trái. Nên vậy mỗi lần xem lại các cuốn phim về Beatles thì chúng ta sẽ thấy John và Paul đứng một tư thế  cầm đờn vô cùng thích hợp mà song ca vì một người trái và một người phải.

So với John thì Paul học giỏi hơn , ông đã đậu được bằng lớp 10 ( O’ levels) với cả 10 bộ môn. Còn John không đậu được gì hết. Nhưng tình cảm giữa Paul và John dể gần gũi vì mẹ của Paul chết vì bệnh ung thư năm ông 14 tuổi và mẹ của John mất năm ông 17 tuổi, nên hai ông đồng cảnh ngộ , thông cảm được lẫn nhau và tình bạn trở nên thân thiết.

Paul McCartney xuất thân từ gia đình lao động. Mẹ ông làm nghề đỡ đẻ, đi làm bằng xe đạp, có những ngày trời đông giá lạnh , đường dầy tuyết, vào 3 giờ sang bà phải đi tới nhà sắp sanh con. Cha ông là một nhạc công chơi kèn và piano cho ban nhạc Jazz nhưng không nổi tiếng. Do vậy nguồn thu nhập chính từ mẹ của ông. Bởi vậy cả nhà ông phải xin thuê nhà chính phủ giá rẻ ở số 20 đường Forthlin, Allerton, nơi mà họ sống tới tận năm 1964. Nay căn nhà trở thành di sản lịch sử tại thành phố Liverpool cũng như tại Anh quốc. Hàng năm trên cả 100 ngàn người trên thế giới đến thăm viếng ngôi nhà của Paul McCartney vào thưở hàn vi.
Tiểu sử và đời sống âm nhạc của ông được việc thành sách và đầy thông tin trên mạng Internet. Nên có lẽ không cần nói thêm tại đây, nhưng xin kể thêm chi tiết mà khi đi thăm Liverpool mới nghe được câu chuyện về Paul McCartney.

Gia đình ông McCartney thì Cha theo Anh giáo và Mẹ theo Công Giáo La Mã, bởi vậy trong gia đình ông bị ảnh hưởng nặng về không khí tôn giáo. Tuy thế ở tuổi 13 ông xin gia nhập vào ca đoàn Anh giáo tại nhà thờ Liverpool thì bị ông trưởng đoàn ca đoàn chê là giọng hát yếu quá không đủ sức đi hát làm ca sĩ và không nhận cho vào ca đoàn.

Đến thập niên 90 Paul trở về quê để  thử sức với nhạc cổ điển cùng dàn nhạc Hoàng gia thành phố Liverpool. Ông hợp tác với Carl Lewis để phát hành Liverpool Oratorio, với sự tham gia của Dame Kiri Te Kanawa, Sally Burgess, Jerry Hadley, Willard White, dàn nhạc Hoàng gia và dàn hợp ca thành phố Liverpool . Người trưởng ca đoàn có đến xem thì Paul nhận ra người không cho mình hát năm xưa. Paul mới tới vỗ vai ông ta và hỏi :
“Ông còn nhớ tôi không?”
Ông trưởng ca đoàn nói ngay “ Nhớ chứ , ngày đó tôi mà cho anh vào ca đoàn hát thì chẳng bao giờ anh được nổi tiếng và giàu có như ngày hôm nay”.
Nói xong ông ta chào Paul và lẳng lặng bỏ đi ……

Quân Trần
Mùa phục sinh 2015 – nhân chuyến đi thăm thành phố Liverpool.



NEW EXPERIENCE: BUDDHA'S BIRTHDAY ON APRIL SOLAR CALENDER


Thiền Đường Thiên Ân tổ chức mừng Phật Đản 
vào tháng tư tây lịch thay vì âm lịch :) 






 







CHUẨN BỊ ĐẠI LỄ 












LỄ TẮM PHẬT