Chủ nhật naỳ là ngày MOTHER'S DAY, đối với tôi, đây là ngày lễ ý nghĩa nhất trong năm cuả Mỹ. Dù đã được làm Mẹ 18 năm nay, tôi vẫn chưa có "thói quen" nghĩ mình là "nhân vật chính" trong ngày này, chưa có thói quen mong đợi những điều đặc biệt từ con cho mình. Tôi vẫn nghĩ nhiều hơn đến vai trò làm con, và luôn phải làm gì đó cho mẹ của mình. Vai trò này mình đã có được 47 năm nay rồi mà !
Mẹ tôi là một người đàn bà đặc biệt (có lẽ trong mắt con, mẹ mình bao giờ cũng đặc biệt cả!!), đặc biệt là ở chỗ Mẹ có được những khả năng, những nghị lực khác thường so với những người đàn bà Việt Nam cùng thế hệ. Mẹ tôi đã 85 tuổi, đã trải qua biết bao nhiêu cuộc chuyển mình của đất nước. Mẹ thuộc lịch sử, thơ văn, ca dao tục ngữ vanh vách, Mẹ hát nhiều bản nhạc tiền chiến, Mẹ hát cả những bài nhạc sinh hoạt hướng đạo học lóm từ các cậu em, Mẹ nói được tiếng Pháp, lõm bõm tiếng Anh (vì mới sang Mỹ sau naỳ). Sau 5 năm sống ở Mỹ, Mẹ đã "hiên ngang" đi thi quốc tịch bằng tiếng Anh, không cần thông dịch viên, và đã pass ngay lần đầu. Mẹ đọc báo, nghe tin tức từ radio, TV, và rất thích thú phân tích, bàn thảo chuyện chính tri, chuyện thời cuộc khắp nơi trên thế giới. Mẹ đã sinh ra, nuôi lớn và vẫn tiếp tục lo lắng cho 12 đứa con, 9 gái, 3 trai. Mẹ đã tròn bổn phận với chồng, với gia đình chồng. Cho đến khi bố tôi qua đời, lúc đó tuy đã ở tuổi 83, Mẹ vẫn là người chăm nom từ miếng ăn, tấm áo cho bố (đã bị stroke, hai chân không đi lại được) dù chính Mẹ cũng không còn khỏe khoắn, nhanh nhẹn như xưa.
Đó là chưa kể những bương chải của Mẹ trong thời gian bố đi học tập cải tạo. Nhờ sự tháo vát và hi sinh của Mẹ, các con vẫn no đủ, sung túc những năm vắng bố sau 1975. Mẹ đã biến chuyện bị đày đi kinh tế mới lao động nhọc nhằn thành một chuyến đi nghỉ mát lí thú cho các con. Năm 1978, khi gia đình tôi bị chính quyền việt cộng kiểm kê tài sản và bị đuổi đi kinh tế mới, Mẹ đã xoay sở mua được một miếng đất ở Long Thành, ngay cây số 76 trên đường Saigon-Vung Tau, và đăng kí đi hồi hương. Thế là muà hè năm đó cả nhà dọn về Long Thành, đối vời dân sinh ra và lớn lên ở SG thì đây đúng là một cuộc nghỉ hè thú vị, mấy chị em tôi được sống trong mái nhà tranh, vách đất, được cuốc đất, trồng khoai, uống nước giếng, thắp đèn dầu. Thú nhất là ban đêm được nhìn trăng sao lấp lánh, đom đóm bay lập lòe, nghe ếch nhái kêu inh ỏi (những thứ này ở SG làm gì có!!). Buồn buồn thì nhảy lên xe đò ra Vũng Tàu tắm biển. Hết một mùa hè, Mẹ lại lo được cho các con trở về mái nhà xưa, đi học trở lại, chứ không bi lam lũ, thất học cả đời. Nhắm tình hình không ổn cho lũ con với cái lí lịch “bố nguỵ, mẹ tư sản”, năm 1979, mẹ lo cho 3 chị tôi đi vượt biên. Sang năm 1980, mẹ cho tôi và em trai theo gia đình chị cả vượt biên. Một lần nữa, trong khi biết bao người gặp gian nan trên biển, nhọc nhằn ở trại tị nạn, thì đối với tôi, đây lại là một mùa hè thú vị khác. Sau 4 ngày đói khát, mệt nhòai nhưng bình an vô sự trên biển, chúng tôi đến Indonesia, sau đó sống ở trại tị nạn Galang đúng 4 tháng . Trong thời gian này, tôi đi dạy anh văn, tham gia sinh hoạt thanh niên, văn nghệ, văn gừng, tắm biển, và thương nhớ những người thân yêu còn kẹt lại. Ngày 17 tháng 8, 1980, tôi đến Mỹ, vừa đủ 2 tuần lễ để chuẩn bị vào niên học mới, không một chút gián đoạn nào. Trong suốt 10 năm sau đó Mẹ ở lại với cô con gái Út, một mình chống chỏi với bọn công an phường khóm tối ngày kiếm chuyện muốn cướp đoạt căn nhà của Mẹ. Một tay Mẹ không những đã lo thăm nuôi, tiếp tế cho chồng và em trai ở …. tù trong (trại cải tạo), mà còn cưu mang 17 người họ hàng thân thích ở …tù ngoài (xã hội Việt Nam).
Cuộc đời Mẹ đã trải qua 5 cái đại tang. Năm 19 tuổi, vừa sanh xong con trai đầu lòng, Mẹ đã ốm liệt giường vì ông bà ngoại đã theo nhau từ giã cõi đời trong vòng vài tháng . Năm 1965, khi gần đến ngày sanh đưa con thứ 11, mẹ phải vác bụng chửa thật to đưa bà nội tôi về nơi an nghỉ cuối cùng. Năm 2007, anh cả cuả tôi ra đi đột ngột vì bệnh tim. Tôi là người đầu tiên biết tin dữ này và đã không dám báo tin qua điện thoại cho Mẹ, phải nhờ các anh chị ở gần đến tận nơi lưa lời nói cho Mẹ biết. Nỗi đau cuả người tóc bạc đưa người tóc xanh đã khiến Mẹ tôi lịm cả nguòi, nhưng Mẹ đã chấp nhận sự mất mát này một cách hết sức kiên cường. Một năm trôi qua, sau mấy ngày vui tết Nguyên Đán với con cháu đầy đàn, bố tôi đã bình thản ngủ một giấc ngủ dài … bất tận. Lần này thì Mẹ thật sự… chới với. Người bạn đời chung sống 65 năm đã lìa xa mẹ. Mẹ cảm thấy cô đơn, hụt hẫng . Mẹ khóc, Mẹ than, Mẹ kể lại bao nhiêu kỷ niệm, Mẹ vuốt ve, âu yếm bố (lúc bố còn sống, thì Mẹ lại… mắc cỡ, chúng tôi chưa hề thấy Mẹ âu yếm bố như vậy bao giờ). Có lẽ vì bổn phận phải chăm sóc cho chồng, Mẹ đã cố gắng cầm cự suốt bao nhiêu năm qua . Có mệt cũng vẫng ráng, có mỏi cũng vẫn nhịn. Bố ra vào nhà thương , mổ xẻ khắp người, trong khi Mẹ tuy đã già yếu vẫn lo cho bố được . Thời gian đầu khi bố mới ra đi, sức khỏe Mẹ có phần lung lay, Mẹ bắt đầu nếm mùi nhà thương, ra vào phòng cấp cứu cuả bệnh viện vài lần. Lúc đó tôi rất lo là mất bố, Mẹ cũng mất đi động cơ để sống khỏe như xưa . Thế nhưng may quá, sau một thời gian ngắn, với nghị lực phi thường, Mẹ đã trỗi dậy, Mẹ lo chăm sóc bản thân mình, và Mẹ đã khoẻ lại… hơn xưa. Mẹ cứ nói đùa :”chiếc xe cũ kĩ này tuy caí xác xe đã rục tùng nhưng bộ máy còn chạy rất ngon lành”. Thật vậy, chân tay cuả Mẹ rất yếu vì bị rỗng xương, không đi đứng được, nhưng Mẹ vẫn còn vô cùng minh mẫn . Hàng ngày Mẹ tụng kinh niệm Phật, thắp hương cho ông bà và cho bố. Tới bữa ăn, mẹ vẫn để những món bố thích ăn lên bàn thờ để bố cùng dùng bữa với Mẹ . Tôi trước khi đi ngủ Mẹ lại đứng trước bàn thờ nói chuyện với bố một lúc. Thế mới biết Mẹ tôi yêu bố biết bao nhiêu .
Từ trước đến nay, tôi luôn cảm tạ thượng đế đã cho mình một cuộc đơì quá sức bình an. Tôi luôn biết mình may mắn hơn nhiều ngươì khác, và luôn cảm nhận được hạnh phúc cuả mình. Nhưng hôm nay, tôi thấy rõ ràng hơn, tất cả những gì mình có được đều do bàn tay, tấm lòng, quả tim và sự hi sinh cuả Mẹ mà ra.
Phải nói điều mà tôi thấy mình may mắn nhất là những bài học vô giá mà tôi học được từ Mẹ (tình yêu cuả mẹ thì hầu như ai cũng có rồi, phải không?). Từ khi bắt đầu biết nghe, biết nhớ, Mẹ đã không ngừng rót vào tai các con đủ mọi câu chuyện. Từ những kỉ niệm đẹp thời thơ ấu của Mẹ, những gian truân chạy loạn thời Tây, những tháng ngày Mẹ sống ở Hà Nội, cuộc di tản năm 54... Rồi thì cuộc đời làm dâu của Mẹ, cuộc sống mồ côi cuả các cậu vì ông bà ngoại mất sớm... Cho đến từng bước trưởng thành của các anh chị, và nhất là những đắng cay Mẹ phải trải qua sau năm 1975 khi bố phải đi tù cải tạo, gia đình li tán...Tôi còn nhớ mãi những ngày mới bước vào tuổi "teen', đêm nào Mẹ cũng mò vào giường thỏ thẻ những điều "cấm kị" , những điều phải "đề phòng", v.v... Qua những câu chuyện của Mẹ, tôi cũng thuộc lòng lịch sử đất nước, rất nhiều ca dao, tục ngữ. Tôi hiểu được vai trò, vị trí của mình, và nhất là có được một phong cách sống để không bao giờ phải hối tiếc vì mình đã vô tình để thời gian qua đi một cách vô ý nghĩa. Mẹ tôi là phật tử thuần thành, tuy không hay đến chuà, nhưng ngày nào Mẹ cũng thắp hương niệm Phật, quan niêm sống cuả mẹ là : khi cho tức là mình đã nhận được rất nhiều. Mẹ luôn luôn nhắc nhở con gái phải biết yêu thương, nhường nhịn chồng, phải hiếu thảo, chăm nom cha mẹ chồng, nhưng phải biết tự lập, để cuộc đời không hoàn toàn lệ thuộc vào ai. Phải tích phúc, để đức cho con cái sau naỳ
Bây giờ Mẹ đã già, "mắt mờ, chân chậm", "tóc bạc, da mồi", "chân yếu, tay mếm", "răng long, đầu bạc", gần đất xa trời"... tất cả những thứ này Mẹ đều có đủ. Người già sống ở Mỹ thường bị cô đơn vì cả ngày ra vào chỉ lủi thủi một mình, chiều tối về may ra mới có thêm người, vì thế, mỗi lần gặp con cháu về thăm, các cụ được dịp kể đủ thứ chuyện , nấu đủ thứ món ăn... Tôi xa Mẹ từ năm 16 tuổi, lúc gặp lại thì tôi đã có gia đình riêng, Mẹ ở miền Bắc CA, tôi ở miền Nam. Mỗi năm tôi chỉ găp Mẹ khoảng 3 lần, có nhiều lần cũng hơi "ớn" vì bị nghe và bị ăn nhiều quá. Từ giờ trở đi, tôi tư nhủ với lòng, sẽ hoan hỉ nghe tất cả những gì Mẹ muốn kể, và ăn tất cả những gì Mẹ nấu cho, bởi vì, tôi bắt đầu cảm thấy "sợ" rằng mình sẽ không còn nhiều cơ hội nưã.
Thiên Hương
Con gaí thứ 10 của Mẹ
Mẹ tôi là một người đàn bà đặc biệt (có lẽ trong mắt con, mẹ mình bao giờ cũng đặc biệt cả!!), đặc biệt là ở chỗ Mẹ có được những khả năng, những nghị lực khác thường so với những người đàn bà Việt Nam cùng thế hệ. Mẹ tôi đã 85 tuổi, đã trải qua biết bao nhiêu cuộc chuyển mình của đất nước. Mẹ thuộc lịch sử, thơ văn, ca dao tục ngữ vanh vách, Mẹ hát nhiều bản nhạc tiền chiến, Mẹ hát cả những bài nhạc sinh hoạt hướng đạo học lóm từ các cậu em, Mẹ nói được tiếng Pháp, lõm bõm tiếng Anh (vì mới sang Mỹ sau naỳ). Sau 5 năm sống ở Mỹ, Mẹ đã "hiên ngang" đi thi quốc tịch bằng tiếng Anh, không cần thông dịch viên, và đã pass ngay lần đầu. Mẹ đọc báo, nghe tin tức từ radio, TV, và rất thích thú phân tích, bàn thảo chuyện chính tri, chuyện thời cuộc khắp nơi trên thế giới. Mẹ đã sinh ra, nuôi lớn và vẫn tiếp tục lo lắng cho 12 đứa con, 9 gái, 3 trai. Mẹ đã tròn bổn phận với chồng, với gia đình chồng. Cho đến khi bố tôi qua đời, lúc đó tuy đã ở tuổi 83, Mẹ vẫn là người chăm nom từ miếng ăn, tấm áo cho bố (đã bị stroke, hai chân không đi lại được) dù chính Mẹ cũng không còn khỏe khoắn, nhanh nhẹn như xưa.
Đó là chưa kể những bương chải của Mẹ trong thời gian bố đi học tập cải tạo. Nhờ sự tháo vát và hi sinh của Mẹ, các con vẫn no đủ, sung túc những năm vắng bố sau 1975. Mẹ đã biến chuyện bị đày đi kinh tế mới lao động nhọc nhằn thành một chuyến đi nghỉ mát lí thú cho các con. Năm 1978, khi gia đình tôi bị chính quyền việt cộng kiểm kê tài sản và bị đuổi đi kinh tế mới, Mẹ đã xoay sở mua được một miếng đất ở Long Thành, ngay cây số 76 trên đường Saigon-Vung Tau, và đăng kí đi hồi hương. Thế là muà hè năm đó cả nhà dọn về Long Thành, đối vời dân sinh ra và lớn lên ở SG thì đây đúng là một cuộc nghỉ hè thú vị, mấy chị em tôi được sống trong mái nhà tranh, vách đất, được cuốc đất, trồng khoai, uống nước giếng, thắp đèn dầu. Thú nhất là ban đêm được nhìn trăng sao lấp lánh, đom đóm bay lập lòe, nghe ếch nhái kêu inh ỏi (những thứ này ở SG làm gì có!!). Buồn buồn thì nhảy lên xe đò ra Vũng Tàu tắm biển. Hết một mùa hè, Mẹ lại lo được cho các con trở về mái nhà xưa, đi học trở lại, chứ không bi lam lũ, thất học cả đời. Nhắm tình hình không ổn cho lũ con với cái lí lịch “bố nguỵ, mẹ tư sản”, năm 1979, mẹ lo cho 3 chị tôi đi vượt biên. Sang năm 1980, mẹ cho tôi và em trai theo gia đình chị cả vượt biên. Một lần nữa, trong khi biết bao người gặp gian nan trên biển, nhọc nhằn ở trại tị nạn, thì đối với tôi, đây lại là một mùa hè thú vị khác. Sau 4 ngày đói khát, mệt nhòai nhưng bình an vô sự trên biển, chúng tôi đến Indonesia, sau đó sống ở trại tị nạn Galang đúng 4 tháng . Trong thời gian này, tôi đi dạy anh văn, tham gia sinh hoạt thanh niên, văn nghệ, văn gừng, tắm biển, và thương nhớ những người thân yêu còn kẹt lại. Ngày 17 tháng 8, 1980, tôi đến Mỹ, vừa đủ 2 tuần lễ để chuẩn bị vào niên học mới, không một chút gián đoạn nào. Trong suốt 10 năm sau đó Mẹ ở lại với cô con gái Út, một mình chống chỏi với bọn công an phường khóm tối ngày kiếm chuyện muốn cướp đoạt căn nhà của Mẹ. Một tay Mẹ không những đã lo thăm nuôi, tiếp tế cho chồng và em trai ở …. tù trong (trại cải tạo), mà còn cưu mang 17 người họ hàng thân thích ở …tù ngoài (xã hội Việt Nam).
Cuộc đời Mẹ đã trải qua 5 cái đại tang. Năm 19 tuổi, vừa sanh xong con trai đầu lòng, Mẹ đã ốm liệt giường vì ông bà ngoại đã theo nhau từ giã cõi đời trong vòng vài tháng . Năm 1965, khi gần đến ngày sanh đưa con thứ 11, mẹ phải vác bụng chửa thật to đưa bà nội tôi về nơi an nghỉ cuối cùng. Năm 2007, anh cả cuả tôi ra đi đột ngột vì bệnh tim. Tôi là người đầu tiên biết tin dữ này và đã không dám báo tin qua điện thoại cho Mẹ, phải nhờ các anh chị ở gần đến tận nơi lưa lời nói cho Mẹ biết. Nỗi đau cuả người tóc bạc đưa người tóc xanh đã khiến Mẹ tôi lịm cả nguòi, nhưng Mẹ đã chấp nhận sự mất mát này một cách hết sức kiên cường. Một năm trôi qua, sau mấy ngày vui tết Nguyên Đán với con cháu đầy đàn, bố tôi đã bình thản ngủ một giấc ngủ dài … bất tận. Lần này thì Mẹ thật sự… chới với. Người bạn đời chung sống 65 năm đã lìa xa mẹ. Mẹ cảm thấy cô đơn, hụt hẫng . Mẹ khóc, Mẹ than, Mẹ kể lại bao nhiêu kỷ niệm, Mẹ vuốt ve, âu yếm bố (lúc bố còn sống, thì Mẹ lại… mắc cỡ, chúng tôi chưa hề thấy Mẹ âu yếm bố như vậy bao giờ). Có lẽ vì bổn phận phải chăm sóc cho chồng, Mẹ đã cố gắng cầm cự suốt bao nhiêu năm qua . Có mệt cũng vẫng ráng, có mỏi cũng vẫn nhịn. Bố ra vào nhà thương , mổ xẻ khắp người, trong khi Mẹ tuy đã già yếu vẫn lo cho bố được . Thời gian đầu khi bố mới ra đi, sức khỏe Mẹ có phần lung lay, Mẹ bắt đầu nếm mùi nhà thương, ra vào phòng cấp cứu cuả bệnh viện vài lần. Lúc đó tôi rất lo là mất bố, Mẹ cũng mất đi động cơ để sống khỏe như xưa . Thế nhưng may quá, sau một thời gian ngắn, với nghị lực phi thường, Mẹ đã trỗi dậy, Mẹ lo chăm sóc bản thân mình, và Mẹ đã khoẻ lại… hơn xưa. Mẹ cứ nói đùa :”chiếc xe cũ kĩ này tuy caí xác xe đã rục tùng nhưng bộ máy còn chạy rất ngon lành”. Thật vậy, chân tay cuả Mẹ rất yếu vì bị rỗng xương, không đi đứng được, nhưng Mẹ vẫn còn vô cùng minh mẫn . Hàng ngày Mẹ tụng kinh niệm Phật, thắp hương cho ông bà và cho bố. Tới bữa ăn, mẹ vẫn để những món bố thích ăn lên bàn thờ để bố cùng dùng bữa với Mẹ . Tôi trước khi đi ngủ Mẹ lại đứng trước bàn thờ nói chuyện với bố một lúc. Thế mới biết Mẹ tôi yêu bố biết bao nhiêu .
Từ trước đến nay, tôi luôn cảm tạ thượng đế đã cho mình một cuộc đơì quá sức bình an. Tôi luôn biết mình may mắn hơn nhiều ngươì khác, và luôn cảm nhận được hạnh phúc cuả mình. Nhưng hôm nay, tôi thấy rõ ràng hơn, tất cả những gì mình có được đều do bàn tay, tấm lòng, quả tim và sự hi sinh cuả Mẹ mà ra.
Phải nói điều mà tôi thấy mình may mắn nhất là những bài học vô giá mà tôi học được từ Mẹ (tình yêu cuả mẹ thì hầu như ai cũng có rồi, phải không?). Từ khi bắt đầu biết nghe, biết nhớ, Mẹ đã không ngừng rót vào tai các con đủ mọi câu chuyện. Từ những kỉ niệm đẹp thời thơ ấu của Mẹ, những gian truân chạy loạn thời Tây, những tháng ngày Mẹ sống ở Hà Nội, cuộc di tản năm 54... Rồi thì cuộc đời làm dâu của Mẹ, cuộc sống mồ côi cuả các cậu vì ông bà ngoại mất sớm... Cho đến từng bước trưởng thành của các anh chị, và nhất là những đắng cay Mẹ phải trải qua sau năm 1975 khi bố phải đi tù cải tạo, gia đình li tán...Tôi còn nhớ mãi những ngày mới bước vào tuổi "teen', đêm nào Mẹ cũng mò vào giường thỏ thẻ những điều "cấm kị" , những điều phải "đề phòng", v.v... Qua những câu chuyện của Mẹ, tôi cũng thuộc lòng lịch sử đất nước, rất nhiều ca dao, tục ngữ. Tôi hiểu được vai trò, vị trí của mình, và nhất là có được một phong cách sống để không bao giờ phải hối tiếc vì mình đã vô tình để thời gian qua đi một cách vô ý nghĩa. Mẹ tôi là phật tử thuần thành, tuy không hay đến chuà, nhưng ngày nào Mẹ cũng thắp hương niệm Phật, quan niêm sống cuả mẹ là : khi cho tức là mình đã nhận được rất nhiều. Mẹ luôn luôn nhắc nhở con gái phải biết yêu thương, nhường nhịn chồng, phải hiếu thảo, chăm nom cha mẹ chồng, nhưng phải biết tự lập, để cuộc đời không hoàn toàn lệ thuộc vào ai. Phải tích phúc, để đức cho con cái sau naỳ
Bây giờ Mẹ đã già, "mắt mờ, chân chậm", "tóc bạc, da mồi", "chân yếu, tay mếm", "răng long, đầu bạc", gần đất xa trời"... tất cả những thứ này Mẹ đều có đủ. Người già sống ở Mỹ thường bị cô đơn vì cả ngày ra vào chỉ lủi thủi một mình, chiều tối về may ra mới có thêm người, vì thế, mỗi lần gặp con cháu về thăm, các cụ được dịp kể đủ thứ chuyện , nấu đủ thứ món ăn... Tôi xa Mẹ từ năm 16 tuổi, lúc gặp lại thì tôi đã có gia đình riêng, Mẹ ở miền Bắc CA, tôi ở miền Nam. Mỗi năm tôi chỉ găp Mẹ khoảng 3 lần, có nhiều lần cũng hơi "ớn" vì bị nghe và bị ăn nhiều quá. Từ giờ trở đi, tôi tư nhủ với lòng, sẽ hoan hỉ nghe tất cả những gì Mẹ muốn kể, và ăn tất cả những gì Mẹ nấu cho, bởi vì, tôi bắt đầu cảm thấy "sợ" rằng mình sẽ không còn nhiều cơ hội nưã.
Thiên Hương
Con gaí thứ 10 của Mẹ
1 comment:
Em cu~ng moi vua do.c ba`i viet cho me cua chi Cun xong, thiet la` cam dong qua’. Ma^y’ ba` me. thoi nay thiet la` suong qua’ so voi may ba me thoi xua.
HNH
Post a Comment