Ở Việt Nam hiện nay thì Toyota là xe hơi số một, cũng giống như trước 1975 dân Việt dùng chữ Honda để làm danh từ chung cho tất cả xe gắn máy hai bánh. Còn ở Mỹ, mấy tháng rồi thiên hạ cứ bàn tán về vụ scandal xe Toyota bị thu hồi vì kẹt chân ga, rồi bánh xe sơ cua dễ bị rớt. Tội nghiệp cho hãng xe Nhật này phải đối phó với các vụ kiện pháp lý, rồi chiến dịch marketing rầm rộ, tốn kém để kéo lại niềm tin của khách hàng. Các hãng xe Mỹ thì hả hê. Nhưng cũng có những người ái mộ Toyota đặt ra nghi vấn. Một hãng xe nổi tiếng bậc nhất thế giới về độ tin cậy, về quản trị chất lượng mà lại bị rơi vào những lỗi sơ đẳng như “bánh sơ cua dễ rớt” thì cũng lạ! Hay là bị các hãng xe Mỹ “chơi”??? Thực hư ra sao thì chưa biết, nhưng ở xứ sở tự do này thì ai muốn suy diễn sao cũng được.
Vì cũng là một “fan” của Toyota, tôi bèn tìm đến gặp anh Hùng, chủ nhân của tiệm James Auto Center, để hỏi ý kiến của anh về vụ này. Nghe nói tiệm của anh chuyên sửa các loại xe hơi của Nhật, nên chắc anh cũng rành về Toyota…
Anh Hùng đã có 20 năm kinh nghiệm trong ngành garage xe hơi ở đất Quận Cam này. Anh từng mở ở nhiều địa điểm khác nhau. Hiện nay tiệm James Auto Center nằm ở số 10711 Garden Grove Blvd ( gần đài truyền hình SBTN) hiện nay đã là 16 năm. Đây là một trong hai tiệm Gold Field Smoke Check Station duy nhất ở thành phố Garden Grove, có nghĩa là được sửa các xe cũ không đạt tiêu chuẩn về smog check bằng tiền tài trợ của chính phủ Bang Cali cho các gia đình nghèo. James Auto Center làm hầu hết các dịch vụ sửa xe hơi như làm máy, đại tu, sửa hộp số, làm thắng, làm điện, sửa bộ tản nhiệt…
Thoạt nhìn cái tiệm của anh Hùng thấy có vẻ cũ kỹ giống như một tiệm sửa xe hơi ở Ngã Ba Ông Tạ Sài GÒn ngày nào. Nhiều người đoán rằng khách hàng của anh chắc đa phần là khách Việt Nam, và đến sửa vì giá rẻ là chính. Nhưng họ đã lầm. Anh Hùng cho biết gần 80% khách hàng của anh không phải là người Mỹ gốc Việt. Mà giá cả phải chăng chỉ là một trong những lợi thế cạnh tranh của tiệm. Nhiều khách Mỹ đến sửa và quay lại vì nhận ra tính chân thật trong nghề nghiệp của chủ và thợ ở đây, định bịnh chính xác và chỉ làm những gì đáng phải sửa cho xe của khách hàng. Một điểm đáng nhắc đến nữa là việc chăm sóc khách hàng tận tâm, tử tế. Các Cha hay Sơ đến sửa xe ở đây cũng thường xuyên được “free of charge”, hay chỉ lấy tiền vật liệu tượng trưng, miễn tính công. Đối với một số khách hàng nữ chân yếu tay mềm, việc xe bị bể bánh trên đường là một nỗi lo lớn. Chỉ cần gọi phone, James Auto Center sẽ có người đến phụ thay bánh xe tại chỗ. Dàn thợ kinh nghiệm của James Auto Center thuộc loại “đa hệ”, có nghĩa là làm được nhiều việc và rành về nhiều loại xe, chứ không chỉ biết một loại như thợ của các dealer. Mà thợ ở đây phải làm đủ thứ việc để tiết kiệm chi phí cho “thợ vịn” theo kiểu của dealer, nên giá mới rẻ được. Để giữ được giàn thợ này, bản thân anh Hùng cũng phải biết làm hầu hết mọi việc trong garage. Anh cho biết anh đã đào tạo hơn gần hai chục thợ mà hiện nay đã trở thành chủ của những garage khác. “Bí quyết” mà anh truyền cho họ để có thể tồn tại ở xứ sở cạnh tranh gay gắt này: giữ vững được đạo đức nghề nghiệp.
Trở lại với đề tài “Toyota bị kiện”, anh Hùng cho rằng những vụ ầm ĩ trên báo chí, tivi Mỹ trong thời gian vừa qua mang màu sắc của một cuộc chiến thương mại nhiều hơn là về mặt kỹ thuật. Với hơn 20 năm trong nghề sửa xe, anh Hùng khẳng định Toyota vẫn là một trong những xe có độ tin cậy cao nhất. Những lỗi kỹ thuật của xe thì hãng nào cũng gặp. Chỉ có điều thay vì nhìn nó như là một trường hợp cá biệt, người ta thổi phồng nó lên một cách quá mức. Đã có rất nhiều trường hợp một số hiệu xe khác cũng bị lỗi, nhưng không bị báo chí làm rùm beng. Nguyên nhân của chiến dịch hạ bệ Toyota? Có thể là để cứu các hiệu xe Mỹ đang bị thua lỗ nặng nề, đặc biệt là trong thời gian khủng hoảng vừa qua. Trong một thời gian dài, xe Mỹ bị khách hàng chê là hao xăng, cho nên trong khuynh hướng xăng dầu tăng giá liên tục, người ta đổ qua xài xe Nhật. Một đặc điểm nữa của xe Mỹ là chỉ tốt trong khoảng 5 năm, sau đó hay bị hỏng lặt vặt. Trong khi xe Nhật thì 10 năm máy móc cũng ít khi gặp trục trặc. Giá xe Mỹ lại đắt so với những loại xe Nhật tương đương. Có nhiều người bảo rằng chính các công đoàn của các hãng xe hơi Mỹ, do bảo vệ những quyền lợi quá cao cho công nhân của mình, đã làm cho xe Mỹ không thể cạnh tranh nổi với xe Nhật. Các hãng xe Mỹ như Ford, GM khai báo lỗ nặng, khiến chính phủ phải hỗ trợ để vượt khủng hoảng. Trong các đợt quảng cáo sau đó, các hãng xe Mỹ đã phải dùng đến lòng yêu nước của dân Mỹ để khuyến khích người dân quay lại xử dụng xe Mỹ. Trong một hoàn cảnh bi đát cho ngành công nghiệp xe hơi Mỹ như vậy, đã có người tiên đoán trước là thế nào cũng sẽ có chiến dịch đánh vào xe Nhật. Và điều đó đã xảy ra!
Nói vậy không có nghĩa là kỹ thuật trong ngành xe hơi của Mỹ lạc hậu so với Nhật. Nước Mỹ đưa người lên mặt trăng, phóng được phi thuyền con thoi, thì chuyện chế ra một chiếc xe bền hơn, ít hao xăng hơn đâu có gì là khó. Theo anh Hùng, vấn đề ở chỗ là họ không nghĩ rằng những tiêu chuẩn này là quan trọng. Xăng ở Mỹ vẫn rẻ nhất thế giới, thì người dân đâu có lo về tiền đổ xăng. Đi xe sau 5 năm thì chủ xe phải nghĩ đến chuyện đổi xe đời mới đi cho sướng, vậy thì xe bền để làm gì? Điều đó đúng trong quá khứ. Nhưng nay thì hết rồi. Nước Mỹ đang nghèo đi. Cách tiêu xài xa xỉ, hoang phí theo kiểu chủ nghĩa tiêu thụ đó không còn phù hợp với nhiều người Mỹ nữa. Người đi xe bắt đầu chuyển qua mua xe Nhật với các giá trị rẻ, bền, ít hao nguyên liệu. Các hãng xe Mỹ muốn quay lại thì đã lỗ nặng, phải mất thời gian để chuẩn bị. Như vậy chiến thuật hay nhất trong lúc này là “ngáng chân” để đối thủ chậm lại cái đã.
Theo anh Hùng, mỗi hãng xe chọn cho mình một giới khách hàng riêng. Các hãng xe Nhật, tiêu biểu là Honda và Toyota, rất thành công đối với giới khách hàng có mức thu nhập trung bình và thấp. Các loại xe Toyota Corrolla, Honda Civic dành cho giới học sinh. Khi các em lớn lên đi làm bắt đầu có tiền, Camry và Accord là những chủng loại phù hợp. Cần sang trọng hơn nữa thì có Lexus, Acura. Cách chuẩn bị cho thị trường như vậy rất hiệu quả. Các hãng xe Châu Âu như Mercedez, BMW thì nhắm thẳng vào giới có nhiều tiền hơn trong xã hội. Cầm tay lái những chiếc xe này thì mức độ tiện nghi, sang trọng hơn hẳn xe Nhật. Nhưng tiền trả phải nhiều hơn, đặc biệt là tiền bảo dưỡng và sửa chữa là rất cao, không phải ai cũng kham nổi. Xe Mỹ nằm giữa hai phân khúc thị trường này, mà lợi thế cạnh tranh không rõ ràng lắm. Gần đây các nhà sản xuất Đại Hàn cũng bắt đầu tham gia thị trường, chủ yếu là cạnh tranh với khách hàng của xe Nhật. Xe Đại Hàn rất rẻ, điều kiện bảo hành hấp dẫn, nhưng có điều cũng hay bị hư lặt vặt, thí dụ như phần điện. Nghe nói xe Trung Quốc cũng đã ngấp nghé vào thị trường Mỹ. Hiện nay họ vẫn chưa vượt qua được những tiêu chuẩn rất chặt chẽ của chính phủ Mỹ qui định về sản xuất xe hơi. Không biết người Mỹ đã học được bài học trong quá khứ về hàng hóa Trung Quốc hay chưa.
Tóm lại, anh Hùng vẫn cứ trung thành với Toyota. Ở cái xứ Mỹ, giới truyền thông rất có quyền lực, to mồm và lắm ý đồ. Nếu không tỉnh táo, biết nhìn vấn đề từ nhiều hướng, để rơi vào trận địa truyền thông của họ, thì đôi khi cũng giống như chỉ nhận thông tin một chiều vậy. Từ vụ xe hơi, nghĩ lại vụ Tiger Woods bị giới truyền thông knock-out. Có thực là những bê bối của kỳ thủ đánh golf này mới được phát hiện, hay là tại vì giới truyền thông chỉ tung tin ra vào lúc này vì một ý đồ nào khác?
Đúng là chuyện phiếm về truyền thông ở Mỹ…
Vì cũng là một “fan” của Toyota, tôi bèn tìm đến gặp anh Hùng, chủ nhân của tiệm James Auto Center, để hỏi ý kiến của anh về vụ này. Nghe nói tiệm của anh chuyên sửa các loại xe hơi của Nhật, nên chắc anh cũng rành về Toyota…
Anh Hùng đã có 20 năm kinh nghiệm trong ngành garage xe hơi ở đất Quận Cam này. Anh từng mở ở nhiều địa điểm khác nhau. Hiện nay tiệm James Auto Center nằm ở số 10711 Garden Grove Blvd ( gần đài truyền hình SBTN) hiện nay đã là 16 năm. Đây là một trong hai tiệm Gold Field Smoke Check Station duy nhất ở thành phố Garden Grove, có nghĩa là được sửa các xe cũ không đạt tiêu chuẩn về smog check bằng tiền tài trợ của chính phủ Bang Cali cho các gia đình nghèo. James Auto Center làm hầu hết các dịch vụ sửa xe hơi như làm máy, đại tu, sửa hộp số, làm thắng, làm điện, sửa bộ tản nhiệt…
Thoạt nhìn cái tiệm của anh Hùng thấy có vẻ cũ kỹ giống như một tiệm sửa xe hơi ở Ngã Ba Ông Tạ Sài GÒn ngày nào. Nhiều người đoán rằng khách hàng của anh chắc đa phần là khách Việt Nam, và đến sửa vì giá rẻ là chính. Nhưng họ đã lầm. Anh Hùng cho biết gần 80% khách hàng của anh không phải là người Mỹ gốc Việt. Mà giá cả phải chăng chỉ là một trong những lợi thế cạnh tranh của tiệm. Nhiều khách Mỹ đến sửa và quay lại vì nhận ra tính chân thật trong nghề nghiệp của chủ và thợ ở đây, định bịnh chính xác và chỉ làm những gì đáng phải sửa cho xe của khách hàng. Một điểm đáng nhắc đến nữa là việc chăm sóc khách hàng tận tâm, tử tế. Các Cha hay Sơ đến sửa xe ở đây cũng thường xuyên được “free of charge”, hay chỉ lấy tiền vật liệu tượng trưng, miễn tính công. Đối với một số khách hàng nữ chân yếu tay mềm, việc xe bị bể bánh trên đường là một nỗi lo lớn. Chỉ cần gọi phone, James Auto Center sẽ có người đến phụ thay bánh xe tại chỗ. Dàn thợ kinh nghiệm của James Auto Center thuộc loại “đa hệ”, có nghĩa là làm được nhiều việc và rành về nhiều loại xe, chứ không chỉ biết một loại như thợ của các dealer. Mà thợ ở đây phải làm đủ thứ việc để tiết kiệm chi phí cho “thợ vịn” theo kiểu của dealer, nên giá mới rẻ được. Để giữ được giàn thợ này, bản thân anh Hùng cũng phải biết làm hầu hết mọi việc trong garage. Anh cho biết anh đã đào tạo hơn gần hai chục thợ mà hiện nay đã trở thành chủ của những garage khác. “Bí quyết” mà anh truyền cho họ để có thể tồn tại ở xứ sở cạnh tranh gay gắt này: giữ vững được đạo đức nghề nghiệp.
Trở lại với đề tài “Toyota bị kiện”, anh Hùng cho rằng những vụ ầm ĩ trên báo chí, tivi Mỹ trong thời gian vừa qua mang màu sắc của một cuộc chiến thương mại nhiều hơn là về mặt kỹ thuật. Với hơn 20 năm trong nghề sửa xe, anh Hùng khẳng định Toyota vẫn là một trong những xe có độ tin cậy cao nhất. Những lỗi kỹ thuật của xe thì hãng nào cũng gặp. Chỉ có điều thay vì nhìn nó như là một trường hợp cá biệt, người ta thổi phồng nó lên một cách quá mức. Đã có rất nhiều trường hợp một số hiệu xe khác cũng bị lỗi, nhưng không bị báo chí làm rùm beng. Nguyên nhân của chiến dịch hạ bệ Toyota? Có thể là để cứu các hiệu xe Mỹ đang bị thua lỗ nặng nề, đặc biệt là trong thời gian khủng hoảng vừa qua. Trong một thời gian dài, xe Mỹ bị khách hàng chê là hao xăng, cho nên trong khuynh hướng xăng dầu tăng giá liên tục, người ta đổ qua xài xe Nhật. Một đặc điểm nữa của xe Mỹ là chỉ tốt trong khoảng 5 năm, sau đó hay bị hỏng lặt vặt. Trong khi xe Nhật thì 10 năm máy móc cũng ít khi gặp trục trặc. Giá xe Mỹ lại đắt so với những loại xe Nhật tương đương. Có nhiều người bảo rằng chính các công đoàn của các hãng xe hơi Mỹ, do bảo vệ những quyền lợi quá cao cho công nhân của mình, đã làm cho xe Mỹ không thể cạnh tranh nổi với xe Nhật. Các hãng xe Mỹ như Ford, GM khai báo lỗ nặng, khiến chính phủ phải hỗ trợ để vượt khủng hoảng. Trong các đợt quảng cáo sau đó, các hãng xe Mỹ đã phải dùng đến lòng yêu nước của dân Mỹ để khuyến khích người dân quay lại xử dụng xe Mỹ. Trong một hoàn cảnh bi đát cho ngành công nghiệp xe hơi Mỹ như vậy, đã có người tiên đoán trước là thế nào cũng sẽ có chiến dịch đánh vào xe Nhật. Và điều đó đã xảy ra!
Nói vậy không có nghĩa là kỹ thuật trong ngành xe hơi của Mỹ lạc hậu so với Nhật. Nước Mỹ đưa người lên mặt trăng, phóng được phi thuyền con thoi, thì chuyện chế ra một chiếc xe bền hơn, ít hao xăng hơn đâu có gì là khó. Theo anh Hùng, vấn đề ở chỗ là họ không nghĩ rằng những tiêu chuẩn này là quan trọng. Xăng ở Mỹ vẫn rẻ nhất thế giới, thì người dân đâu có lo về tiền đổ xăng. Đi xe sau 5 năm thì chủ xe phải nghĩ đến chuyện đổi xe đời mới đi cho sướng, vậy thì xe bền để làm gì? Điều đó đúng trong quá khứ. Nhưng nay thì hết rồi. Nước Mỹ đang nghèo đi. Cách tiêu xài xa xỉ, hoang phí theo kiểu chủ nghĩa tiêu thụ đó không còn phù hợp với nhiều người Mỹ nữa. Người đi xe bắt đầu chuyển qua mua xe Nhật với các giá trị rẻ, bền, ít hao nguyên liệu. Các hãng xe Mỹ muốn quay lại thì đã lỗ nặng, phải mất thời gian để chuẩn bị. Như vậy chiến thuật hay nhất trong lúc này là “ngáng chân” để đối thủ chậm lại cái đã.
Theo anh Hùng, mỗi hãng xe chọn cho mình một giới khách hàng riêng. Các hãng xe Nhật, tiêu biểu là Honda và Toyota, rất thành công đối với giới khách hàng có mức thu nhập trung bình và thấp. Các loại xe Toyota Corrolla, Honda Civic dành cho giới học sinh. Khi các em lớn lên đi làm bắt đầu có tiền, Camry và Accord là những chủng loại phù hợp. Cần sang trọng hơn nữa thì có Lexus, Acura. Cách chuẩn bị cho thị trường như vậy rất hiệu quả. Các hãng xe Châu Âu như Mercedez, BMW thì nhắm thẳng vào giới có nhiều tiền hơn trong xã hội. Cầm tay lái những chiếc xe này thì mức độ tiện nghi, sang trọng hơn hẳn xe Nhật. Nhưng tiền trả phải nhiều hơn, đặc biệt là tiền bảo dưỡng và sửa chữa là rất cao, không phải ai cũng kham nổi. Xe Mỹ nằm giữa hai phân khúc thị trường này, mà lợi thế cạnh tranh không rõ ràng lắm. Gần đây các nhà sản xuất Đại Hàn cũng bắt đầu tham gia thị trường, chủ yếu là cạnh tranh với khách hàng của xe Nhật. Xe Đại Hàn rất rẻ, điều kiện bảo hành hấp dẫn, nhưng có điều cũng hay bị hư lặt vặt, thí dụ như phần điện. Nghe nói xe Trung Quốc cũng đã ngấp nghé vào thị trường Mỹ. Hiện nay họ vẫn chưa vượt qua được những tiêu chuẩn rất chặt chẽ của chính phủ Mỹ qui định về sản xuất xe hơi. Không biết người Mỹ đã học được bài học trong quá khứ về hàng hóa Trung Quốc hay chưa.
Tóm lại, anh Hùng vẫn cứ trung thành với Toyota. Ở cái xứ Mỹ, giới truyền thông rất có quyền lực, to mồm và lắm ý đồ. Nếu không tỉnh táo, biết nhìn vấn đề từ nhiều hướng, để rơi vào trận địa truyền thông của họ, thì đôi khi cũng giống như chỉ nhận thông tin một chiều vậy. Từ vụ xe hơi, nghĩ lại vụ Tiger Woods bị giới truyền thông knock-out. Có thực là những bê bối của kỳ thủ đánh golf này mới được phát hiện, hay là tại vì giới truyền thông chỉ tung tin ra vào lúc này vì một ý đồ nào khác?
Đúng là chuyện phiếm về truyền thông ở Mỹ…
Đoàn Hưng
No comments:
Post a Comment