Ở khu vực Little Saigon, mở tiệm bán trái cây nhiệt đới hình như là một ngành kinh doanh đặc thù của người Việt mình. Người Mỹ thường mua bán trái cây trong các siêu thị. Chỉ loanh quanh mấy con phố chính của Little Saigon, người ta dễ dàng tìm thấy gần chục tiệm bán những lọai trái cây quen thuộc của người Việt như mít, sầu riêng, thanh long, nhãn, bưởi, chôm chôm, măng cụt…Dân mình ăn những hương vị quen thuộc đó một phần cũng vì chúng gợi nhớ lại quê hương.
Trong số những công ty kinh doanh trái cây của người Việt, Kim Liên với ba cửa hàng ở khu vực Little Saigon được coi là khá nổi bật. Tình cờ trò chuyện với chị Liên, chủ nhân của doanh nghiệp Kim Liên Produce Inc., tôi được nghe một câu chuyện không hề mang màu sắc kinh doanh theo kiểu Mỹ. Đó chỉ là câu chuyện giản dị, chân chất của một người phụ nữ miệt vườn, kể theo cái kiểu vốn thường được nghe ở miền quê Nam Bộ…
Chị Liên sinh ra và lớn lên ở Cần Thơ, quê hương của biết bao nhiêu vườn cây ăn trái nổi tiếng của miền Tây Nam Bộ. Chị kể rằng nhà của ba má mình cũng có vườn cây ăn trái, với thiệt nhiều cây xoài, cây nhãn, cây mận, cây mít… Từ hồi còn nhỏ, chị đã quen thuộc với công việc của con gái miệt vườn.
Nhưng rồi sau 1975, cái khó của cả nước cũng thúc đẩy chị Liên nghĩ đến chuyện vượt biên để giúp đỡ cha mẹ thóat cảnh nghèo. Chị xuống Rạch Giá vượt biên, rồi sang đến Mỹ năm 1978, định cư tại San Jose. Chị gặp ông xã tương lai, rồi nên duyên chồng vợ tại đây, và bắt đầu cùng anh xây dựng cuộc sống xa quê nhà với niềm tin tưởng của ông bà để lại “thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”.
Ông bà mình nói vậy thôi, chứ mới sang xứ người, tiếng Mỹ chữ đực chữ cái, hai vợ chồng chị Liên cũng chưa biết phải làm gì. Rồi y hệt trong truyện cổ tích, chị Liên kể: “…một đêm, tui nằm mộng, thấy có một người đàn bà hiền từ đến cầm một giỏ trái cây, biểu tui đem cái này bỏ lên xe đi bán mà kiếm sống…”. Chị tỉnh dậy, nghĩ đây là điềm lành, nên quyết làm theo. Hai vợ chồng lần mò xuống tận Fresno, tìm vào các vườn cây ăn trái để mua lê Tàu, táo Tàu, hồng dòn, bưởi rồi đem lên San Jose bán dạo. Hồi đó mới là năm 79, chị là một trong những người Việt Nam đầu tiên hành nghề bán trái cây dạo ở khu vực Bắc Cali. Ở Việt Nam, bán trái cây dạo thì chỉ việc đẩy cái xe ba bánh, hoặc gánh trái cây đi mà bán. Còn ở Mỹ, bán dạo phải dùng xe mini van, cũng phải xin phép Sở Y Tế đàng hòang. Nhớ những ngày đầu, vợ chồng chị đậu xe ở trước cửa tiệm bánh mì Hương Lan ở San Jose, mở cốp xe ra bán thử. Ai dè mới chừng một tiếng đồng hồ là đã hết sạch! Chị nghĩ tại dân mình quen kiểu mua trái cây ăn liền ngoài đường, trong chợ, cho nên khoái mua trái cây bán dạo hơn là mua trong siêu thị. Chắc tại vậy mà việc buôn bán có vẻ phát đạt. Sau một hai năm, vợ chồng chị đã phát triển thành ba chiếc xe bán dạo, bán tại các khu đông dân Việt mình ở San Jose.
Mua đi bán lại một thời gian, vợ chồng chị Liên nghĩ đến chuyện có vườn cây riêng của mình. Chuyện này không khó, bởi người Việt mình cũng đã về vùng Fresno, Bakerfield để làm vườn từ hồi cuối thập niên 70 khá đông. Năm 1982, chị hỏi thăm người quen, rồi mua đất nông trại ở Fresno, học hỏi cách trồng cây ăn trái ở đây. Cái gì chứ kinh nghiệm làm vườn và tính chịu cực thì chị có thừa. Với vườn nhà, chị tiếp tục mở rộng kinh doanh sang việc bỏ sỉ ở các chợ ở San Francisco, Oakland, Sacramento trên miền Bắc Cali. Đến năm 1983, trái cây của chị đã về tới các chợ Viễn Đông, Phát Tài, Quang Minh của người Việt Quận Cam. Ở xứ nào thì cái nghề canh nông, trang trại đều không thể giàu, nhưng đủ sống. Đủ nuôi gia đình gồm vợ chồng cùng năm đứa con của chị. Đến năm 1998, chị Liên làm thêm công việc nhập khẩu trái cây để bán chung với những giống đã có ở Cali. Trái cây nhập có thêm các lọai nhãn, mít, chôm chôm,xoài, măng cụt, sầu riêng. Trái cây nhập được thêm cái lợi là có quanh năm để bán. Như vậy coi như người Việt mình ở Cali đã có gần đủ các lọai trái cây vẫn thường ăn ở Việt Nam. Ngon thì chưa chắc hơn ở quê nhà, nhưng mà có cái ăn đỡ ghiền là vui rồi.
Câu chuyện đã có thể kết thúc ở đây nếu không có cái ngày đau buồn nhất cuộc đời xảy đến với chị Liên vào năm 2006. Trong một đêm, chồng chị bị cướp vào nhà ở San Jose bắn chết. Chị đã tưởng chừng như không thể đứng dậy lên nổi trong suốt mấy tháng trời. Oâng trời không biết có mắt hay không mà sao nên nỗi? Nhưng rồi nghĩ đến năm đứa con, chị cũng phải gượng dậy, để bắt đầu tiếp tục thay chồng mà nuôi con khôn lớn. Khi chị lái chiếc xe chở trái cây trở lại những địa điểm quen thuộc đã từng bán trước đây ở San Jose, hình ảnh của người chồng thân yêu lại trở về quá sống động. Chị không chịu đựng nổi, nên quyết định phải xa San Jose một thời gian để tạm quên quá khứ. Sắp xếp chuyện gia đình, chị xin phép các con đi làm xa một thời gian để kiếm tiền cho con ăn học, và dặn chúng phải ngoan, biết tự lập hơn. Chị quyết định xuống khu vực Little Saigon làm ăn buôn bán. Chị nhớ vào khỏang cuối năm 2006, chị lái xe bán trái cây từ San Jose xuống, thấy khu vực cạnh chợ Phát Tài (ngã tư Magnolia- Hazard) đông vui, chị dừng xe bán thử, và thấy bán hết nhanh chóng. Chị đăng ký xin giấy phép bán trái cây dạo ở đây luôn. Hai tháng sau, khu vực này có tiệm muốn sang, chị lấy ngay và mở tiệm Kim Liên đầu tiên ở miền Nam Cali. Chắc nhờ chồng phù hộ, chuyện buôn bán có vẻ rôm rả. Năm 2008, chị lần lượt cho mở Kim Liên II ở góc Bolsa & Bushard (cạnh ngân hàng Wells Fargo), rồi Kim Liên III ở đường Brookhurst (khu vực chợ Quang Minh).
Thắm thóat mới đó mà đã ba năm rồi kể từ ngày chị phải một mình nuôi con. Nhìn lại chị cũng mừng. Cả năm đứa con của chị đều ngoan, chăm học, biết chăm lo lẫn nhau. Chúng thương má và thông cảm cho hòan cảnh của má. Đêm nào mấy má con cũng nói chuyện qua điện thoại. Chúng dặn má đừng có ham bán khuya, nhớ giữ gìn sức khỏe, và mong gia đình sớm có dịp quây quần với nhau. Hai thằng lớn, năm nay đã 21, 22 tuổi, đã sắp sửa đi làm. Chúng nói khi đã làm ra tiền thì sẽ nuôi má để má khỏi phải đi buôn bán xa nữa. Chị còn nhớ khi chị mở tiệm đầu tiên ở Little Saigon, chị khoe với mấy đứa mà chúng còn không tin. Vào ngày Mother Day năm rồi, cả đám đi xuống miền Nam chúc mừng má, cả nhà đòan tụ thiệt là vui.
Công việc làm ăn tương đối thuận buồm xuôi gió. Ước mơ giúp gia đình ba má ở Việt Nam thóat cảnh nghèo chị đã thực hiện được. Bây giờ chỉ còn phải lo cho mấy đứa nhỏ thành nhân, thành tài nữa là xong. Chắc chỉ còn vài năm nữa là chị sẽ cảm thấy nhẹ gánh để trở về San Jose với con. Rồi còn phải về Việt Nam thăm má nữa. Ba chị cũng bỏ má đi trước giống như chồng chị. Hồi chồng chị còn sống, năm nào cả gia đình cũng về lại Cần Thơ chơi cả tháng. Các con chị cũng muốn tương lai khi chúng đã có công ăn việc làm, mỗi đứa sẽ dành dụm chút ít để má có điều kiện về với bà ngoại trong những ngày cuối đời nhiều hơn. Bà mà thấy cháu mình hiếu thảo vậy chắc sẽ mừng lắm. Chị Liên cũng vui với kế họach này. Bởi chị có dịp gần má, có dịp thăm lại cái vườn cây ăn trái của ba má chị ở Cần Thơ. Hồi còn ở Việt Nam. chị đâu có nghĩ cái nghiệp làm vườn sẽ theo chị sang đến tận Mỹ như bây giờ…
Trong số những công ty kinh doanh trái cây của người Việt, Kim Liên với ba cửa hàng ở khu vực Little Saigon được coi là khá nổi bật. Tình cờ trò chuyện với chị Liên, chủ nhân của doanh nghiệp Kim Liên Produce Inc., tôi được nghe một câu chuyện không hề mang màu sắc kinh doanh theo kiểu Mỹ. Đó chỉ là câu chuyện giản dị, chân chất của một người phụ nữ miệt vườn, kể theo cái kiểu vốn thường được nghe ở miền quê Nam Bộ…
Chị Liên sinh ra và lớn lên ở Cần Thơ, quê hương của biết bao nhiêu vườn cây ăn trái nổi tiếng của miền Tây Nam Bộ. Chị kể rằng nhà của ba má mình cũng có vườn cây ăn trái, với thiệt nhiều cây xoài, cây nhãn, cây mận, cây mít… Từ hồi còn nhỏ, chị đã quen thuộc với công việc của con gái miệt vườn.
Nhưng rồi sau 1975, cái khó của cả nước cũng thúc đẩy chị Liên nghĩ đến chuyện vượt biên để giúp đỡ cha mẹ thóat cảnh nghèo. Chị xuống Rạch Giá vượt biên, rồi sang đến Mỹ năm 1978, định cư tại San Jose. Chị gặp ông xã tương lai, rồi nên duyên chồng vợ tại đây, và bắt đầu cùng anh xây dựng cuộc sống xa quê nhà với niềm tin tưởng của ông bà để lại “thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”.
Ông bà mình nói vậy thôi, chứ mới sang xứ người, tiếng Mỹ chữ đực chữ cái, hai vợ chồng chị Liên cũng chưa biết phải làm gì. Rồi y hệt trong truyện cổ tích, chị Liên kể: “…một đêm, tui nằm mộng, thấy có một người đàn bà hiền từ đến cầm một giỏ trái cây, biểu tui đem cái này bỏ lên xe đi bán mà kiếm sống…”. Chị tỉnh dậy, nghĩ đây là điềm lành, nên quyết làm theo. Hai vợ chồng lần mò xuống tận Fresno, tìm vào các vườn cây ăn trái để mua lê Tàu, táo Tàu, hồng dòn, bưởi rồi đem lên San Jose bán dạo. Hồi đó mới là năm 79, chị là một trong những người Việt Nam đầu tiên hành nghề bán trái cây dạo ở khu vực Bắc Cali. Ở Việt Nam, bán trái cây dạo thì chỉ việc đẩy cái xe ba bánh, hoặc gánh trái cây đi mà bán. Còn ở Mỹ, bán dạo phải dùng xe mini van, cũng phải xin phép Sở Y Tế đàng hòang. Nhớ những ngày đầu, vợ chồng chị đậu xe ở trước cửa tiệm bánh mì Hương Lan ở San Jose, mở cốp xe ra bán thử. Ai dè mới chừng một tiếng đồng hồ là đã hết sạch! Chị nghĩ tại dân mình quen kiểu mua trái cây ăn liền ngoài đường, trong chợ, cho nên khoái mua trái cây bán dạo hơn là mua trong siêu thị. Chắc tại vậy mà việc buôn bán có vẻ phát đạt. Sau một hai năm, vợ chồng chị đã phát triển thành ba chiếc xe bán dạo, bán tại các khu đông dân Việt mình ở San Jose.
Mua đi bán lại một thời gian, vợ chồng chị Liên nghĩ đến chuyện có vườn cây riêng của mình. Chuyện này không khó, bởi người Việt mình cũng đã về vùng Fresno, Bakerfield để làm vườn từ hồi cuối thập niên 70 khá đông. Năm 1982, chị hỏi thăm người quen, rồi mua đất nông trại ở Fresno, học hỏi cách trồng cây ăn trái ở đây. Cái gì chứ kinh nghiệm làm vườn và tính chịu cực thì chị có thừa. Với vườn nhà, chị tiếp tục mở rộng kinh doanh sang việc bỏ sỉ ở các chợ ở San Francisco, Oakland, Sacramento trên miền Bắc Cali. Đến năm 1983, trái cây của chị đã về tới các chợ Viễn Đông, Phát Tài, Quang Minh của người Việt Quận Cam. Ở xứ nào thì cái nghề canh nông, trang trại đều không thể giàu, nhưng đủ sống. Đủ nuôi gia đình gồm vợ chồng cùng năm đứa con của chị. Đến năm 1998, chị Liên làm thêm công việc nhập khẩu trái cây để bán chung với những giống đã có ở Cali. Trái cây nhập có thêm các lọai nhãn, mít, chôm chôm,xoài, măng cụt, sầu riêng. Trái cây nhập được thêm cái lợi là có quanh năm để bán. Như vậy coi như người Việt mình ở Cali đã có gần đủ các lọai trái cây vẫn thường ăn ở Việt Nam. Ngon thì chưa chắc hơn ở quê nhà, nhưng mà có cái ăn đỡ ghiền là vui rồi.
Câu chuyện đã có thể kết thúc ở đây nếu không có cái ngày đau buồn nhất cuộc đời xảy đến với chị Liên vào năm 2006. Trong một đêm, chồng chị bị cướp vào nhà ở San Jose bắn chết. Chị đã tưởng chừng như không thể đứng dậy lên nổi trong suốt mấy tháng trời. Oâng trời không biết có mắt hay không mà sao nên nỗi? Nhưng rồi nghĩ đến năm đứa con, chị cũng phải gượng dậy, để bắt đầu tiếp tục thay chồng mà nuôi con khôn lớn. Khi chị lái chiếc xe chở trái cây trở lại những địa điểm quen thuộc đã từng bán trước đây ở San Jose, hình ảnh của người chồng thân yêu lại trở về quá sống động. Chị không chịu đựng nổi, nên quyết định phải xa San Jose một thời gian để tạm quên quá khứ. Sắp xếp chuyện gia đình, chị xin phép các con đi làm xa một thời gian để kiếm tiền cho con ăn học, và dặn chúng phải ngoan, biết tự lập hơn. Chị quyết định xuống khu vực Little Saigon làm ăn buôn bán. Chị nhớ vào khỏang cuối năm 2006, chị lái xe bán trái cây từ San Jose xuống, thấy khu vực cạnh chợ Phát Tài (ngã tư Magnolia- Hazard) đông vui, chị dừng xe bán thử, và thấy bán hết nhanh chóng. Chị đăng ký xin giấy phép bán trái cây dạo ở đây luôn. Hai tháng sau, khu vực này có tiệm muốn sang, chị lấy ngay và mở tiệm Kim Liên đầu tiên ở miền Nam Cali. Chắc nhờ chồng phù hộ, chuyện buôn bán có vẻ rôm rả. Năm 2008, chị lần lượt cho mở Kim Liên II ở góc Bolsa & Bushard (cạnh ngân hàng Wells Fargo), rồi Kim Liên III ở đường Brookhurst (khu vực chợ Quang Minh).
Thắm thóat mới đó mà đã ba năm rồi kể từ ngày chị phải một mình nuôi con. Nhìn lại chị cũng mừng. Cả năm đứa con của chị đều ngoan, chăm học, biết chăm lo lẫn nhau. Chúng thương má và thông cảm cho hòan cảnh của má. Đêm nào mấy má con cũng nói chuyện qua điện thoại. Chúng dặn má đừng có ham bán khuya, nhớ giữ gìn sức khỏe, và mong gia đình sớm có dịp quây quần với nhau. Hai thằng lớn, năm nay đã 21, 22 tuổi, đã sắp sửa đi làm. Chúng nói khi đã làm ra tiền thì sẽ nuôi má để má khỏi phải đi buôn bán xa nữa. Chị còn nhớ khi chị mở tiệm đầu tiên ở Little Saigon, chị khoe với mấy đứa mà chúng còn không tin. Vào ngày Mother Day năm rồi, cả đám đi xuống miền Nam chúc mừng má, cả nhà đòan tụ thiệt là vui.
Công việc làm ăn tương đối thuận buồm xuôi gió. Ước mơ giúp gia đình ba má ở Việt Nam thóat cảnh nghèo chị đã thực hiện được. Bây giờ chỉ còn phải lo cho mấy đứa nhỏ thành nhân, thành tài nữa là xong. Chắc chỉ còn vài năm nữa là chị sẽ cảm thấy nhẹ gánh để trở về San Jose với con. Rồi còn phải về Việt Nam thăm má nữa. Ba chị cũng bỏ má đi trước giống như chồng chị. Hồi chồng chị còn sống, năm nào cả gia đình cũng về lại Cần Thơ chơi cả tháng. Các con chị cũng muốn tương lai khi chúng đã có công ăn việc làm, mỗi đứa sẽ dành dụm chút ít để má có điều kiện về với bà ngoại trong những ngày cuối đời nhiều hơn. Bà mà thấy cháu mình hiếu thảo vậy chắc sẽ mừng lắm. Chị Liên cũng vui với kế họach này. Bởi chị có dịp gần má, có dịp thăm lại cái vườn cây ăn trái của ba má chị ở Cần Thơ. Hồi còn ở Việt Nam. chị đâu có nghĩ cái nghiệp làm vườn sẽ theo chị sang đến tận Mỹ như bây giờ…
Đòan Hưng
No comments:
Post a Comment