Oct 13, 2009

Đám cưới Việt Ấn - ANH QUÂN


Những lời nhận xét của bác Giao về “Dân sắc tộc tại Úc” cũng vào nhằm lúc Quân vừa quay xong một Video đám cưới giữa Ấn và Việt. Nên thế có vài lời để cho thấy tình thắm thiết nồng nàng của hai sắc tộc và một hài hòa của tôn giáo.

Theo kinh nghiệm trong nghề quay phim cưới thì Quân thấy một đám cưới có sự tổ chức chu đáo, có kế hoạch và chương trình đầy đủ là thường chi phí rất là tốn kém. Nhất là khách đi dự tôn trọng lễ cưới thì càng mang nhiều ý nghĩa. Không như một số đám cưới là một số khách hàng thuộc loại giàu ngang hông. Quân đi làm việc là vừa mới đến nhà chú rể, lo đem máy móc ra sữa soạn là nghe gia chủ dặn dò là đám cưới này hoành tráng lắm đó, rán mà quay cho đẹp. Khách dặn thì mình phải cố, nhưng rồi lúc quay thì chẳng thấy một lễ nghi gì hết, thằng chú rể cứ chạy lên chạy xuống như “Tôn Ngô Không”, còn bạn bè nó cứ nói chuyện ào ào và không quên tiếng chửi thề trong đó. Lúc bảo người đại diện phát biểu vài câu thì ông này đùn cho ông kia, không ai chịu nói hết. Một lát sau tui nó la lên xe hoa đến rồi chúng ta đi rước dâu, không cần lễ gia tiên gì hết. Chạy ra ngoài để đặt máy quay thì mới thấy 8 chiếc xe Limo và một chiếc xe cưới cổ điển, lúc đó người quay mới hiểu chữ “Hoành Tráng” và phải biết thân là làm sao cho vào ống kính hết các chiếc xe này, thiếu một chiếc bảo đảm là thợ quay phim dở quá không bằng thợ bên Việt Nam. Kể cũng lạ, hể bị chê dở là cứ đem mấy ông thợ bên nhà làm tiêu chuẩn, chứ không đem thợ Tây ra hù mình.

Quay lại đám cưới Việt Ấn , thì người quay biết được, cô Dâu là Việt Nam, sang đầy dưới 10 tuổi xem như là thế hệ một rưởi, còn chú rể là Ấn, xem chừng gốc cũng to vì trong họ có người làm tới chức Tướng tận bên “Tân Đề Li”. Chú rể và Cô Dâu đều học thành tài và nhà cửa tới ba bốn căn, vừa ở và vừa cho thuê. Bối cảnh tài chánh gia đình như vậy là vững chắc. Nên vậy có thể nói một câu là “tiền bạc không phải là vấn đề”.

Người quay phim cưới được gọi lên khách sạn 5 sao trên trung tâm London để làm việc, chứ không tổ chức tại nhà. Xem ra cũng có những nguyên nhân chính đáng vì trong quá khứ người quay đã đi quay thuần túy đám cưới Ấn Độ tại nhà, đúng lễ nghi thì mất cũng cả 4 tiếng đồng hồ. Còn lễ nghi Việt Nam thì ai cũng biết rồi, tính ra cũng hai tiếng, Có lẽ thế nên hai đứa cắt đi thủ tục này mà chỉ đi thẳng vào thủ tục tôn giáo mà thôi vì chú rễ là Hindu – Bà La Môn còn cô Dâu là Thiên Chúa Giáo (Catholic) mà là đạo gốc vì trước năm 1954 là người Bùi Chu – Phát Diệm, di cư vào nam là định cư vùng Long Khánh rồi chuyển sang Hố Nai. Trong quá khứ chắc cũng là những gia đình “Tử Vì Đạo”. Bởi thế làm sao dung hòa tôn giáo là một vấn đề. Khi xem chương trình thì kể ra hai đứa bé khá là khéo léo. Tụi nó thuê cái sảnh lớn, rồi một dàn Ấn độ chuyên lo dựng dàn tạo ra một sân khấu để một lát ông Thầy Hindu lên làm lễ. Trên đó họ để 5 món đồ để thầy làm lễ là:

Giỏ hoa – tương trưng vẻ đẹp trời ban
Quả dừa – tượng trưng sự thụ phấn tạo ra hoa quả
Ngũ cốc – Thực phẩm nuôi chúng ta hàng ngày
Ghee (chỉ biết một loại bơ) – tượng trưng thiêng liêng của hỏa thần
Kumkum – một loại bột đỏ để cho thấy linh hồn của ông chồng nay đã gắn bó với bà vợ (chắc lấy tui rồi ông đừng đi lạng quạng với ai nữa).

Chắc vì đây một đám cưới hòa đồng tôn giáo nên ông Thầy Hindu cũng biết cách cắt bớt phim, chứ làm đúng lễ thì chắc bên nhà gái bỏ đi ra ngoài hết, vì theo Quân nhớ là còn những lễ bắt đầu như cầu thần Gahnes trước, cầu chín hành tinh trong vũ trụ nhằm giúp hai vợ chồng không phải rơi vào cảnh đói khổ. Rồi khi cô dâu đến nhà chồng là chú rể đưa chân phải ra rửa bằng sửa mật ong và sau đó một tấm vải che mặt chú rể là không cho thấy cảnh cô dâu đến nhà chồng như thế nào.

Ông Thầy Hindu liền vào lễ chính là dùng sợi dây thừng cột lại thành một cái Knot để cho thấy sự kết hợp vĩnh viễn của hai vợ chồng. Ông thầy giảng một hồi là khai hỏa, đốt lửa thánh lên tượng trưng một sự thông thái và niềm vui vĩnh cửu. Tiếp theo thầy để một cục đá, kêu cô dâu đặt chân lên, để cho thấy nhà chồng vững chắc, không có một kẻ nào dám tới phá hoại gia cang và vượt qua mọi khó khăn. Kế đó anh cô dâu bỏ một nắm gạo trên tay cô dâu mà gạo này đã được hơi qua ngọn lửa của ông Thần hỏa, sau đó cô dâu đọc kinh với thần chết, mình hay gọi là Diêm Vương, để ngài cho sống lâu, cho niềm vui và thịnh vương.

Mấy lần trước Quân đi quay phim là toàn Ấn độ, nên khi làm lễ thì họ nói tiếng của họ, nên mình không rõ hết ý nghĩa. Lần này thì ông Thầy Hindu phải giải thích mỗi lần làm lễ vì nhà gái đâu hiểu gì hết. Nhờ vậy, thợ quay cũng biết thêm một số kinh nghiệm. Lễ của họ còn thêm một số thủ tục nữa như đi vòng quanh lửa, chúng ta cùng nhau bước lên bảy bước, rồi chú rể cầu nguyện cho cô dâu, cả hai cùng rờ tim nhau và để quả dừa trước bánh xe cho xe cán qua với ý nghĩa thượng lộ bình an.

Nhờ ông Thầy Hindu làm bớt đi thủ tục chính qui, nên khoảng một tiếng rưởi là thợ quay và thợ chụp được ngồi xã hơi. Vì thế có dịp tiếp xúc với Thầy Hindu, kể ra Thầy này cũng biết Tiếp Thị lắm, Thầy rút ra cái thẻ Visit , dặn dò nếu đâu có lễ cưới là kêu là Thầy tới ngay, còn thiếu thốn trình bày hôn lễ thì báo Thầy thì Thầy cũng đầy đủ dịch vụ từ A đến Z .

Xong nghi thức Ấn, mọi người được ăn Buffe với thức ăn Ấn, kể ra cũng ngon nhưng không có thịt Bò mà thôi. Phần ẩm thực được chấm dứt, mọi người lên chiếc xe coach hướng về nhà thờ Thiên Chúa giáo. Đây là một nhà thờ được xây từ thời Trung cổ, các viên gạch và đá rất là đẹp, có những góc cạnh tuyệt vời cho các ông thợ chụp ảnh. Người xưa dùng những tảng đá để xây cất, theo thời gian ai nấy điều biết đây là đồ cổ. Còn nhà Thờ Đức Bà tại sài gòn dùng gạch nên lúc chụp ảnh thấy còn quá mới, do vậy không tăng được hết vẻ đẹp cho một hình cưới.

Đôi lúc cũng phải công nhận “Phi Kim Ngân bất thành đại sự”, không tiền cũng khó mà hoàn tất mọi việc. Khi Cha làm lễ thì cũng có giá để chi ra, lễ dài hay ngắn cũng tùy thuộc theo chi phí. Sau nhiều năm, thợ quay cũng mới rõ là dân Việt mình vẫn thích Cha Việt làm lễ, nhiều nguyên nhân, bảo đảm là phí tổn rẻ hơn, lúc làm Lễ thì Cha Việt giảng nhiều hơn, mà cũng phải nói muốn thành một vị Cha được mọi người nể phục cũng không phải là dể vì trong đó cần phải thêm yếu tố trời cho, nói theo đạo là phải được Chúa ban, tức là phải có giọng nói thuyết phục và thu hút trước công chúng, các bài giảng nghe thích thú. Vậy chứ có một lần quay một ông Cha Việt Nam đang giảng cho một hôn lễ. Cha dem câu chuyện “Anh phải sống” của nhóm Tự Lực Văn Đoàn là làm chuyện khuyên răn, nhưng kẹt là thằng quay phim đầu óc lệch lạc không nghĩ chuyện cô vợ phải hy sinh một cách cao cả mà chỉ nghĩ là chưa chi giảng câu chuyện cho hai đứa bỏ nhau rồi là đứa còn đứa mất. Nên phì cười làm ông Cha nhìn quát một cái. Rồi chẳng những vậy nghĩ làm CHA cũng khó nhỉ, nếu trong ngày CHA vừa lo xong hôn phối thì phải cười nói, chúc vui. Tới chiều mà phải lo tang lễ thì phải chia buồn, kể ra không phải là dể.

Quay lại câu chuyện, thì người quay biết là cô Dâu tốn chi phí là khoảng 1000 đô la để tiến hành lễ hôn phối ở mức căn bản thôi là Cha chỉ giảng 10 phút sau đó đeo nhẫn, chứ muốn làm toàn lễ như Việt Nam là có nước thánh, bánh thánh, lễ đốt nến và lễ với Đức Mẹ thì tốn nhiều hơn. Nhưng cô Dâu chịu thêm chi phí cho một nhóm ca đoàn người Anh, có 5 người thôi tới hát tốn khoảng 1500 đô nữa. Phải nói nhóm ca này quá hay vì ai nấy có giọng ngân Opera tuyệt vời, đúng là lời ca đưa vào cõi mộng, không một tiếng Đàn, tiếng thanh thoát của họ đưa người nghe thoát khỏi cảnh giới trần tục này. Kể ra tốn như thế này cũng nên, nhất là một sự thay đổi cho người quay, vì quá quen thuộc với các lời ca như “Vinh Danh, Vinh Danh Thiên Chúa...” Thật ra mà nói các bài Thánh ca của nhà thờ đều có lời hay cả, nhưng tùy thuộc vào giọng ca thôi.

Nghề quay đám cưới hay chụp hình nhà thờ là luôn quấy nhiễu phiền toái cho các CHA, vì thợ quay hay thợ chụp cứ chạy ngang dọc làm lễ cưới mất tôn nghi, nhất là các người đi tham dự, là thời nay một cái máy Digital quá rẻ, rồi lại thêm điện thoại cầm tay ai nấy cứ tha hồ lại bấm máy không nghĩ. Lúc còn xài máy phim 135mm, chụp hình xong thì quay lại không thấy ai, nhưng giờ vừa chụp xong là một tá người cầm máy bắn không ngừng. Ai nấy quan niệm Digital mà bắn không đúng thì chụp tấm khác , nhưng ít ai suy nghĩ là máy Digital ngày nay làm con người làm biếng khi chụp tấm hình, như xưa khi chụp phim sợ tốn kém, người chụp phải suy nghĩ làm sao vào khung, gốc cạnh, ánh sáng có rõ không, nên khi chụp phải bắt trí óc làm việc, còn ngày nay thì làm biếng theo kỹ thuật hiện đại. Nên vậy có những lúc, thợ chụp bực mình những người chụp theo, là dàn dựng cô dâu chú rể đứng để chụp ngược ánh sáng, các loại máy con dế là chào thua. Vậy mà có lần thân nhân cô dâu chú rể lại than phiền là các bác chụp ngược ánh sáng thì làm sao ra hình, thì các thợ đều trả lời là máy các cháu không ra thôi chứ máy của chú thì ra OK. Vậy mà có đứa còn đến xin bác quay phim mở đèn Video lên cho nó chụp vì tối quá thì cụng là câu trả lời là chú đâu muốn máy cháu có hình đâu mới tắt đèn.

Vì lý đó các ông CHA tại các tỉnh lẽ cấm tiệt chuyện quay phim hay chụp hình khi CHA làm lễ. Nên trong quá khứ người quay có một lần đi quay cho thằng Chú Rễ VN lấy vợ Tây, lần đó vào nhà Thờ ông CHA cấm luôn, kẹt một cái ông CHA không nói cho cô Dâu và Chú Rễ, nên lúc ra phim con cô Dâu tới ăn vạ , hỏi tại sao không quay, khổ nổi thằng Thơ Quay bình thường cãi nhau bằng Tiếng Việt cũng thua người rồi, giờ cãi tiếng Anh thì cãi càng không lại nữa. Sau cùng điên lên nói con cô Dâu muốn quịt tiền thì cứ quịt chứ mấy chuyện đó tới nói với CHA đi. Vậy mà đụng tới tự ái nó thì nó lại im đi vì chẳng lẽ mình là dân Anh lại đi tranh chấp với thằng da màu nhất là thằng da màu đánh thẳng ván bài ngửa là muốn giựt tiền thì làm đi, xem ai cười ai???

Nên lần qua, ông CHA này cũng không thích ông thợ quay và chụp cho lắm nhưng cô Dâu xin phép nên CHA đành im, nhưng biết chắc là CHA quạu lắm vì một số đông là dân Ấn cũng vào nhà thờ, có lẽ theo thị hiếu tò mò nhiều hơn, nên vô trong phe Ấn không phải là Đạo nên đâu ngồi im lặng được, cứ quay đi quay lại, lâu lâu có một tiếng ré lên của một đứa bé Ấn, mà phe Việt cũng đâu chịu thua là cũng có tiếng khóc của trẻ phụ họa, mà thường làm lễ tại nhà thờ VN thì tiếng khóc trẻ thơ là chuyện nhỏ. Thêm nữa, dân Ấn ta có những hành động không khác VN bao nhiêu, là thấy cảnh gì chụp được là đi theo sau lưng mấy ông thợ mà bấm máy, có khi còn lấn đất nữa, nhất là lúc quan trọng cô dâu và chú rể đeo nhẫn là mấy vị Ấn rán xông vào, làm CHA bực mình, nhưng thôi tức mấy tên kia chẳng được gì nên đâm ra qậu quọ mấy thằng quay.

Phải nói cái đám cưới Việt Ấn này, cô dâu có ý tứ tỉ mĩ lắm, chuyên mặc đồ cổ truyền, làm lễ Hindu, mặc đồ cổ truyền xứ Ấn, đến nhà thờ là áo dài khăn đóng cưới Việt Nam. Đến tối thì đón khách quay lại đồ Ấn và chào khách là y phục Việt và bắt thằng chồng mặc áo dài và khăn đóng Việt. Thức ăn ẩm thực thì 2 thực đơn là một loại Tàu cho khách Việt và một loại Ấn cho khách Ấn.

Về tới cuối chương trình là nhảy nhót thì chuyên nhạc Ấn. Một điều thú vị nhất, mà cũng là lần đầu tiên, được xem hai tay trống cổ truyền Ấn độ tới biểu diễn, hai tay trống đeo trống như loại trống cơm, nhưng trống này to. mặt trống hình như làm bằng loại kim loại dac biệt, lúc họ gõ là bằng hai thanh sắt , âm thanh vang khắp nơi, tiếng trống nghe thật là hùng hồn và uy dũng. Còn ở trên là là tiếng vang dội củ tên DJ đi theo tiếng trống và một khí cụ đờn xứ Ấn đêm theo. Đến lúc đó người quay nhớ tới đoạn phim “Xạ Điêu Anh Hùng Truyện” là tiếng ca của Hồng Thất Công, tiếng đờn của Âu Dương Phong và tiếng sáo của Hoàng Dược Sư quyện lại uy hiếp cho người nghe. Thì đây cũng phải công nhận khi âm thanh này hòa lại, nếu không nhảy theo, đứng kế bên cũng sẽ bị chao đảo, vì người quay phải vận hết sức để chịu tiếng vang của tên DJ, như là một chỉ lực xoáy vào trong màng nhỉ (lúc đó phải đứng kế bên loa mà tay cầm máy quay).

Một đám cưới rất hoàn chỉnh, cho người đi dự cảm giác gần gũi vì thật mà nói hành động, thái độ, nhận thức và cách sống của người Việt và Ấn không cách xa cho nhau lắm, nếu bảo khác thì phải nói mọi hành động chỉ là “đại đồng mà tiểu dị” mà thôi, nhưng cũng có thể mình cũng phải cho dân Ấn là bậc thầy của mình. Vì anh của cô dâu trước cũng đi buôn bán với Ấn và có nói một câu là lấy 50 xu của một thằng Da Đen còn dể hơn một thằng Ấn... chắc là vậy rồi vì anh Bảy vào VN mình thầu những nghề cho vay, chủ chợ và hàng vải và sống thật là ung dung...

Lần sau kể câu chuyện hai tên đồng tính đi chụp hình cưới , con cô dâu là thằng Việt Nam và thằng chú rể là thằng Tây.....

ANH QUÂN

Photo: http://www.google.com/imgres?imgurl=http://www.wedding-tuscany.com/images/wedding-tuscany-invitations2.jpg&imgrefurl

No comments: