Oct 31, 2009

Chữ hiếu - anh TÙNG



Chữ hiếu là cái quy ước của xã hội...
Còn thương mẹ không có cái quy ước nào tạo ra hết...

Anh Tùng

Oct 30, 2009

DEMENTIA - Anh Quân




Từ trước đến giờ Quân ít nói đến công việc 5 ngày trong tuần của Quân là đi phục vụ quí cao niên người Việt tại Anh quốc. Nhìn trên tinh thần đạo đức và tính bổn thiện thì đây là một công việc cao cả, nhưng nhìn theo tham, sân, si thì đây là việc làm với đồng lương vô cùng khiêm tốn, nên í t ai muốn xin làm việc này. Nay Quân kể về bệnh Dementia (Không đủ khả năng dịch ra tiếng Việt, nên tạm gọi Đãng Trí hay Mất Trí) mà Quân đã gặp những người vướng bệnh này trong vòng 10 năm qua.

Đầu tiên xin thưa là phía Đàn Ông vướng bệnh Đãng Trí ít hơn phía phụ nữ. Không phải quí ông sang suốt hơn quí bà mà lúc trẻ quí ông đi “Enjoy” nhiều quá, hao tổn sức lực nên về già lăn đùng ra chết sớm, vì vậy quí bà sống lâu hơn

và khi sống lâu thì bắt buộc vướng vào căn bệnh này. Bình thường nếu ta đặt những câu hỏi sau cho mọi lứa tuổi là Có hay quên không? Có hay lẫn lộn không? Có hay lập đi câu hỏi không? Có hay nhắc lại chuyện xưa không? Thì những người đãng trí luôn có thái độ, hành động và phản ứng như thế này cả. Vậy họ cũng như chúng ta sao? Thì có sự khác biệt gì? Người bình thường thì biết lúc nào mình quên, nói đi nói lại và vv.... Có một chuyện có lẽ chúng ta ít nghĩ đến là chúng ta không biết được hết những gì cha mẹ chúng ta làm trước khi cha mẹ chúng ta sanh ra chúng ta. Sau đây xin kể một câu chuyện thật.

Bà Liz sống tại London có nói trong thời gian qua có một người từ bên Mỹ gọi điện thoại qua tự nhận là anh em cùng cha khác mẹ. Bà không tin được vì bà tin là từ xưa đến giờ mẹ bà chỉ sống với bố bà cho đến lúc ông ta vừa qua đời vài năm vừa qua. Người đàn ông trong điện thoại thuật lại là vào hồi đệ nhị thế chiến, lính Mỹ đã đến miền trung nước Anh và có nhiều trại lính trên đó, trong thời gian đóng binh trên đó là các anh chàng lính Mỹ hay đi vào các làng xã chơi nên quen nhiều cô gái nước Anh (Nếu ai có thời gian thì tìm lại phim Yankee do Richard Geere thủ vai đầu bếp hậu cần tại một trại lính trên vùng Lancashire, rồi sau đó chuyển trại qua mặt trận châu âu là các cô gái Anh chạy theo khóc lóc và các cô cứ la lên em có bầu rồi anh ơi.). Trong đó có bố của người đàn ông là người nhân tình của mẹ bà Liz thời đó. Sau khi chiến tranh chấm dứt thì mẹ bà Liz giao ông ta về Mỹ từ đó mất liện lạc. Câu chuyện nghe Logic và bà Liz chợt nhớ ra là lâu lâu mẹ ta ngồi thờ thẩn lập đi lập lại “Con trai tôi đâu rồi?” nhưng bà Liz không hiểu nổi vì nghĩ trong nhà không có ai là con trai. Sau đó người đàn ông từ bên Mỹ qua và có đến thăm mẹ nhưng bà mẹ không còn nhận ra gì hết và sau cùng bà Liz và người đàn ông đi thử máu để kiểm tra DNA.

Như vậy người mất trí không biết chuyện bây giờ nhưng hình ảnh quá khứ vẫn còn trong tâm trí của họ. Người mất trí thường không biết mệt, lý do vậy họ hay đi lại, khi họ ngủ không được về đêm là họ hay đi lại lung tung, nếu họ sống với chúng ta là họ hay đánh thức ta dậy. Nếu ta chăm sóc họ mà không kĩ lưỡng là họ mở cửa đi ra ngoài. Họ sẽ đi và đi không bao giờ nghĩ. Nếu một người nào bảo họ dừng thì họ sẽ không chịu và phản ứng, nóng giận rất mạnh mẻ. Thường cách kêu họ ngừng lại là kêu họ ngồi xuống và cởi giầy họ ra thì hõ sẽ không đi và ngồi yên một chỗ. Khi sống chung với người đãng trí ta phải hiểu họ không còn nói chuyện với ta bằng ngôn ngữ hàng ngày nữa. Vì họ không thể nào nói đúng từ ngữ . Lấy vị dụ là họ muốn mặc áo len, thì họ chỉ diễn tả là cho uống một cái gì lạnh, hay họ muốn cây lược họ nói không ra thì họ sẽ nói muốn đi gội đầu. Bởi vậy ta phải hiểu ngôn ngữ của họ. Ngoài ra họ nghe rất chậm nên chúng ta phải nói chậm rãi thì hy vọng họ mới theo kịp. Về phân biệt màu sắc thì họ sẽ không sang suốt nữa. Ví dụ chúng ta luộc cãi súp lơ màu trắng để lên cái đĩa màu trắng, họ sẽ không nhận ra món thức ăn, cảm thấy đây không phải thức ăn hàng ngày và sẽ không ăn. Bởi vậy có một số nơi họ làm đĩa màu xanh đậm cho người bệnh ăn. Người bị bệnh đãng trí họ chỉ nhớ thói quen khi xưa.

Tại một trung tâm dành cho người dưỡng bệnh. Mỗi lần đến giờ ăn là ông Lý không chịu ăn và đập phá. Nhân viên nói thế nào cũng chẳng nghe. Sau này tìm hiểu thì mới biết lúc xưa mỗi lần ăn ông Lý ăn trong tình trạng không đông người, nghe nhạc cổ điển và hay đọc sách. Thế là họ đổi ông Lý vào một phòng riêng, mở nhạc Bethoven và đưa quyển sách thế là ông ăn rất là “enjoy”. Có một điều lạ là người mắc bệnh đãng trí không bao giờ nhận được chuyện xưa qua hình ảnh, nếu ta đưa một tấm ảnh xưa thì họ không thể nào nhận ra ai là chồng vợ hay con cái. Nhưng ngược lại họ lại nhận ra vật thể. Ví dụ ông Smith là Chiến sĩ anh hùng của đệ nhị thế chiến, có anh dũng bội tinh. Giờ về già ở trong nhà dưỡng bệnh, mà thường loại nhà này các căn phòng rất giống nhau, người thường cũng khó nhận nếu ta không đánh số phòng.

Tất nhiên người bệnh không thể nào đọc được số. Nhân viên treo thử tấm ảnh của họ nhưng người bệnh nhận không ra. Sau cùng họ treo Anh Dũng Bội Tinh trước phòng thì họ nhận ra phòng của mình. Nên nhớ người vướng bệnh đãn trí về vấn đề tình dục của họ rất bình thường. Đại đa số ai cũng nghĩ người già mới bị bệnh này thì đâu còn xí quách mà nghĩ chuyện đó... nhưng có một số người trẻ họ vướng bệnh này đó là nhóm trẻ lái xe phóng quá tốc độ, rồi tại nạn đập đầu xuống đường mất trí. Ngoài ra có một số quí cụ ông rất là gân, nên không có nghĩa là cụ hết hơi đâu. Bởi vậy Quân hay nghe các bà y tá kể chuyện là có nhiều cụ ông cũng quá quắc lắm. Tới giờ thay quần áo là các cụ tỉnh bơ khoe của triêu y tá. Bởi vậy mấy bà y tá cứ phải quát quí cụ này hoài.

Người vướng bệnh này tính tình nóng nảy nên họ có những thái độ chống đối và bất thường liên tục. Thật ra người bình thường vẫn có nhưng họ biết lúc nào phải ngừng lại nhưng người bệnh thì không. Có một số người chăm sóc người bị bệnh đãn trí tại nhà là họ cứ để người bệnh xem TV liên tục. Khi họ xem nhiều quá họ cảm thấy những người trong TV là bạn của họ. Bởi vậy khi không thấy những người trong TV là họ đi tìm và cứ hỏi “Little People” đâu rồi.

Người bệnh này họ có suy nghĩ rất đơn giản. Nếu chúng ta tới nói với họ là “Chồng hay vợ của họ vừa mới chết” là họ nói ngày “YOU KILL HIM/HER” kể ra cũng đúng, vì nói người đó chết thì phải nói ngay thủ phạm là ai, suy nghĩ đơn giản mà. Đây là một căn bệnh không chữa trị được mà chỉ có một cách duy nhất là người thân của bệnh nhân phải học và sống theo người bệnh mà thôi. Ở những quốc gia phát triển họ luôn tìm một chất lượng tốt để phục vụ người cao niên nhưng còn nơi nghèo như thế nào? thật là tội nghiệp cho những bệnh nhân này là gia quyến vất trong nhà, nếu phải đi ra ngoài thì nhốt họ trong nhà mà thôi. Bởi vậy quốc gia JAMAICA họ dám tuyên bố là xứ của họ không có ai bị DEMENTIA cả. Vậy chúng ta có tin không?

Anh Quân

Oct 27, 2009

GẶP GỠ CHỦ TIỆM TRÁI CÂY TƯƠI KIM LIÊN: CÂU CHUYỆN CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ MIỆT VƯỜN TÂY ĐÔ TRÊN ĐẤT MỸ

Chị Liên ở tiệm trái cây tươi Kim Liên 2


Ở khu vực Little Saigon, mở tiệm bán trái cây nhiệt đới hình như là một ngành kinh doanh đặc thù của người Việt mình. Người Mỹ thường mua bán trái cây trong các siêu thị. Chỉ loanh quanh mấy con phố chính của Little Saigon, người ta dễ dàng tìm thấy gần chục tiệm bán những lọai trái cây quen thuộc của người Việt như mít, sầu riêng, thanh long, nhãn, bưởi, chôm chôm, măng cụt…Dân mình ăn những hương vị quen thuộc đó một phần cũng vì chúng gợi nhớ lại quê hương.

Trong số những công ty kinh doanh trái cây của người Việt, Kim Liên với ba cửa hàng ở khu vực Little Saigon được coi là khá nổi bật. Tình cờ trò chuyện với chị Liên, chủ nhân của doanh nghiệp Kim Liên Produce Inc., tôi được nghe một câu chuyện không hề mang màu sắc kinh doanh theo kiểu Mỹ. Đó chỉ là câu chuyện giản dị, chân chất của một người phụ nữ miệt vườn, kể theo cái kiểu vốn thường được nghe ở miền quê Nam Bộ…

Chị Liên sinh ra và lớn lên ở Cần Thơ, quê hương của biết bao nhiêu vườn cây ăn trái nổi tiếng của miền Tây Nam Bộ. Chị kể rằng nhà của ba má mình cũng có vườn cây ăn trái, với thiệt nhiều cây xoài, cây nhãn, cây mận, cây mít… Từ hồi còn nhỏ, chị đã quen thuộc với công việc của con gái miệt vườn.

Nhưng rồi sau 1975, cái khó của cả nước cũng thúc đẩy chị Liên nghĩ đến chuyện vượt biên để giúp đỡ cha mẹ thóat cảnh nghèo. Chị xuống Rạch Giá vượt biên, rồi sang đến Mỹ năm 1978, định cư tại San Jose. Chị gặp ông xã tương lai, rồi nên duyên chồng vợ tại đây, và bắt đầu cùng anh xây dựng cuộc sống xa quê nhà với niềm tin tưởng của ông bà để lại “thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”.

Ông bà mình nói vậy thôi, chứ mới sang xứ người, tiếng Mỹ chữ đực chữ cái, hai vợ chồng chị Liên cũng chưa biết phải làm gì. Rồi y hệt trong truyện cổ tích, chị Liên kể: “…một đêm, tui nằm mộng, thấy có một người đàn bà hiền từ đến cầm một giỏ trái cây, biểu tui đem cái này bỏ lên xe đi bán mà kiếm sống…”. Chị tỉnh dậy, nghĩ đây là điềm lành, nên quyết làm theo. Hai vợ chồng lần mò xuống tận Fresno, tìm vào các vườn cây ăn trái để mua lê Tàu, táo Tàu, hồng dòn, bưởi rồi đem lên San Jose bán dạo. Hồi đó mới là năm 79, chị là một trong những người Việt Nam đầu tiên hành nghề bán trái cây dạo ở khu vực Bắc Cali. Ở Việt Nam, bán trái cây dạo thì chỉ việc đẩy cái xe ba bánh, hoặc gánh trái cây đi mà bán. Còn ở Mỹ, bán dạo phải dùng xe mini van, cũng phải xin phép Sở Y Tế đàng hòang. Nhớ những ngày đầu, vợ chồng chị đậu xe ở trước cửa tiệm bánh mì Hương Lan ở San Jose, mở cốp xe ra bán thử. Ai dè mới chừng một tiếng đồng hồ là đã hết sạch! Chị nghĩ tại dân mình quen kiểu mua trái cây ăn liền ngoài đường, trong chợ, cho nên khoái mua trái cây bán dạo hơn là mua trong siêu thị. Chắc tại vậy mà việc buôn bán có vẻ phát đạt. Sau một hai năm, vợ chồng chị đã phát triển thành ba chiếc xe bán dạo, bán tại các khu đông dân Việt mình ở San Jose.

Mua đi bán lại một thời gian, vợ chồng chị Liên nghĩ đến chuyện có vườn cây riêng của mình. Chuyện này không khó, bởi người Việt mình cũng đã về vùng Fresno, Bakerfield để làm vườn từ hồi cuối thập niên 70 khá đông. Năm 1982, chị hỏi thăm người quen, rồi mua đất nông trại ở Fresno, học hỏi cách trồng cây ăn trái ở đây. Cái gì chứ kinh nghiệm làm vườn và tính chịu cực thì chị có thừa. Với vườn nhà, chị tiếp tục mở rộng kinh doanh sang việc bỏ sỉ ở các chợ ở San Francisco, Oakland, Sacramento trên miền Bắc Cali. Đến năm 1983, trái cây của chị đã về tới các chợ Viễn Đông, Phát Tài, Quang Minh của người Việt Quận Cam. Ở xứ nào thì cái nghề canh nông, trang trại đều không thể giàu, nhưng đủ sống. Đủ nuôi gia đình gồm vợ chồng cùng năm đứa con của chị. Đến năm 1998, chị Liên làm thêm công việc nhập khẩu trái cây để bán chung với những giống đã có ở Cali. Trái cây nhập có thêm các lọai nhãn, mít, chôm chôm,xoài, măng cụt, sầu riêng. Trái cây nhập được thêm cái lợi là có quanh năm để bán. Như vậy coi như người Việt mình ở Cali đã có gần đủ các lọai trái cây vẫn thường ăn ở Việt Nam. Ngon thì chưa chắc hơn ở quê nhà, nhưng mà có cái ăn đỡ ghiền là vui rồi.

Câu chuyện đã có thể kết thúc ở đây nếu không có cái ngày đau buồn nhất cuộc đời xảy đến với chị Liên vào năm 2006. Trong một đêm, chồng chị bị cướp vào nhà ở San Jose bắn chết. Chị đã tưởng chừng như không thể đứng dậy lên nổi trong suốt mấy tháng trời. Oâng trời không biết có mắt hay không mà sao nên nỗi? Nhưng rồi nghĩ đến năm đứa con, chị cũng phải gượng dậy, để bắt đầu tiếp tục thay chồng mà nuôi con khôn lớn. Khi chị lái chiếc xe chở trái cây trở lại những địa điểm quen thuộc đã từng bán trước đây ở San Jose, hình ảnh của người chồng thân yêu lại trở về quá sống động. Chị không chịu đựng nổi, nên quyết định phải xa San Jose một thời gian để tạm quên quá khứ. Sắp xếp chuyện gia đình, chị xin phép các con đi làm xa một thời gian để kiếm tiền cho con ăn học, và dặn chúng phải ngoan, biết tự lập hơn. Chị quyết định xuống khu vực Little Saigon làm ăn buôn bán. Chị nhớ vào khỏang cuối năm 2006, chị lái xe bán trái cây từ San Jose xuống, thấy khu vực cạnh chợ Phát Tài (ngã tư Magnolia- Hazard) đông vui, chị dừng xe bán thử, và thấy bán hết nhanh chóng. Chị đăng ký xin giấy phép bán trái cây dạo ở đây luôn. Hai tháng sau, khu vực này có tiệm muốn sang, chị lấy ngay và mở tiệm Kim Liên đầu tiên ở miền Nam Cali. Chắc nhờ chồng phù hộ, chuyện buôn bán có vẻ rôm rả. Năm 2008, chị lần lượt cho mở Kim Liên II ở góc Bolsa & Bushard (cạnh ngân hàng Wells Fargo), rồi Kim Liên III ở đường Brookhurst (khu vực chợ Quang Minh).

Thắm thóat mới đó mà đã ba năm rồi kể từ ngày chị phải một mình nuôi con. Nhìn lại chị cũng mừng. Cả năm đứa con của chị đều ngoan, chăm học, biết chăm lo lẫn nhau. Chúng thương má và thông cảm cho hòan cảnh của má. Đêm nào mấy má con cũng nói chuyện qua điện thoại. Chúng dặn má đừng có ham bán khuya, nhớ giữ gìn sức khỏe, và mong gia đình sớm có dịp quây quần với nhau. Hai thằng lớn, năm nay đã 21, 22 tuổi, đã sắp sửa đi làm. Chúng nói khi đã làm ra tiền thì sẽ nuôi má để má khỏi phải đi buôn bán xa nữa. Chị còn nhớ khi chị mở tiệm đầu tiên ở Little Saigon, chị khoe với mấy đứa mà chúng còn không tin. Vào ngày Mother Day năm rồi, cả đám đi xuống miền Nam chúc mừng má, cả nhà đòan tụ thiệt là vui.

Công việc làm ăn tương đối thuận buồm xuôi gió. Ước mơ giúp gia đình ba má ở Việt Nam thóat cảnh nghèo chị đã thực hiện được. Bây giờ chỉ còn phải lo cho mấy đứa nhỏ thành nhân, thành tài nữa là xong. Chắc chỉ còn vài năm nữa là chị sẽ cảm thấy nhẹ gánh để trở về San Jose với con. Rồi còn phải về Việt Nam thăm má nữa. Ba chị cũng bỏ má đi trước giống như chồng chị. Hồi chồng chị còn sống, năm nào cả gia đình cũng về lại Cần Thơ chơi cả tháng. Các con chị cũng muốn tương lai khi chúng đã có công ăn việc làm, mỗi đứa sẽ dành dụm chút ít để má có điều kiện về với bà ngoại trong những ngày cuối đời nhiều hơn. Bà mà thấy cháu mình hiếu thảo vậy chắc sẽ mừng lắm. Chị Liên cũng vui với kế họach này. Bởi chị có dịp gần má, có dịp thăm lại cái vườn cây ăn trái của ba má chị ở Cần Thơ. Hồi còn ở Việt Nam. chị đâu có nghĩ cái nghiệp làm vườn sẽ theo chị sang đến tận Mỹ như bây giờ…
Đòan Hưng

Oct 26, 2009

Năng lượng nhận diện - THÍCH PHƯỚC TỊNH

photo: Nai anh

Khi niềm vui có mặt, mình cũng làm công việc mời năng lượng nhận diện có mặt để nhận diện niềm vui. Mình luôn là người chứng nghiệm mọi việc đi ngang qua thân và tâm. Mình là người nhìn thấy những hành động của thân, những ngôn ngữ mình nói và nhìn thấy tư duy bời bời này. Người nhìn tức là người không bị kẻ khách kia lôi kéo. Buồn vui là những người khách, không phải là người chứng nghiệm buồn vui.

Thông thường tâm hành vui, tâm hành giận, chúng ta dễ nhìn ra. Tâm hành buồn, sự u uất rất khó nhận diện. Vui là chiều cạn của tâm thức. Giận là điều nổi lên trên mặt tâm thức. Nhưng buồn lại sâu và thăm thẳm. Cho nên nhận diện vui, giận rất dễ. Nhưng nhận diện được buồn đòi hỏi công phu sâu hơn.

Hy vọng tất cả chúng ta nắm được điều này, nhiệt tình và thích làm việc mời gọi năng lượng và cảm thấy đó là niềm vui cho đời người thì con đường đạo mở ra lồng lộng !

Thích Phước Tịnh

www.matthuongnhindoi.com

Oct 25, 2009

Oct 24, 2009

Autumn leaves again ... and again - BÁC TÙNG


Vịt ơi,

Bác Tùng (bên Canada) đọc bài viết "Autumn leave" của con, bác cảm động lắm, nên contribute hình thêm hai tấm hình này.

Bác Tùng


Oct 23, 2009

Autumn Leaves - VIT DOAN


As everyone should know, fall season has come, also known as autumn. If you start to notice, the air is much cooler with a good feeling of the breezy wind... That’s the good part. But what I love about fall the most is the beautiful leaves. As fall starts coming in, the leaves transform from green to red, brown, orange, yellow, etc. The changing of the colors is the most prettiest of all…it adjusts the roads, rivers, parks, buildings, lakes, and much more to look like a peaceful place. The colors blend really well with the mixture of the dull and bright leaves. Who knows what is so special about the season fall? But what really counts is the beauty.


HOORAY FOR AUTUMN!!


-dedicated to Chu Vinh (Bo Thai made me do this because he said you need to ‘devise’ a plan for your new exhibition.

By Vit Doan

Oct 19, 2009

Memory - ANH DOAN


Memory is blue, like the calming sea.
It smells like lavender from grandma's house.
It tastes like sweet syrup drizzling in your mouth ...
...from pancakes m
om use to make.

It sounds like an old piano piece you use to play.
It feels like reuniting with old friends from the past.
It lives in the warmth of my family and friends.

By Anh Doan (Vit)

Photo: http://www.oilpaintingscn.com/piano-oil-painting-901.html

Oct 18, 2009

HOÀN TẤT TƯỢNG CHÂN DUNG - Homeflowers

Người mẫu

NI CÔ PHI HUỆ
SƯ BÁC NHẬT TRÁNG
BỒ TÁT DOÃN LIÊN :)


Oct 16, 2009

GẶP GỠ CÁ NHÂN ĐỌAT GIẢI SÓNG VÀNG 2009: BÁC SĨ HÙYNH GIA BẢO

Hùynh Gia Bảo trong buổi tiệc gây quĩ cho Project Motivate…

Giải Sóng Vàng được tổ chức bởi tuần báo Việt Tide, đài phát thanh Little Saigon Radio và đài truyền hình Hồn Việt. Năm nay đã là năm thứ ba của giải thưởng này. Giải cá nhân của tiểu bang California năm 2009 được trao cho Bác Sĩ Hùynh Gia Bảo, thành viên trong Ban Điều Hành Project Motivate. Anh được biết đến nhiều trong cộng đồng vì những họat động cộng đồng, xã hội mà anh đã tham gia từ hồi còn là sinh viên. Ít có ai biết đến anh cũng là một nhà kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Bài phóng sự sau đây sẽ cung cấp cho quí độc giả nhiều thông tin hơn về những họat động của nhân vật trẻ đa năng này…

Hùynh Gia Bảo cùng gia đình vượt biên sang Mỹ năm 1980. Năm đó anh mới bốn tuổi. Cũng giống như nhiều gia đình Việt Nam khác, định hướng nghề nghiệp của anh được đề nghị bởi cha mẹ, và anh đã chọn ngành y là sự nghiệp theo đuổi. Anh học ngành Sinh Hóa tại đại học UCLA. Trong môi trường học đường, anh đã bắt đầu tham gia các hoạt động cộng đồng của sinh viên từ rất sớm. Theo anh Bảo, khuynh hướng xã hội, cộng đồng đã có sẵn trong máu của anh rồi. Anh Bảo đã từng là Phó Chủ Tịch của Hội Sinh Viên Việt Nam (VSA) tại UCLA vào năm 1995, rồi Chủ Tịch của VSU, đồng thời là một thành viên tích cực của Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam trong thập niên 90. Cũng vì tham gia những họat động sinh viên như vậy, anh đã có dịp cộng tác với nhóm họat động xã hội Project Motivate ngay từ những ngày đầu thành lập cách đây đã 12 năm. Ý tưởng họat động của Project Motivate xuất phát từ một câu hỏi rất đơn giản: những em học sinh giỏi, ngoan thì thường được gia đình, nhà trường, các tổ chức cộng đồng khen thưởng; thế còn các em học chưa giỏi, chưa ngoan thì ai giúp đỡ, hỗ trợ tinh thần đây? Cần nhớ lại rằng nhiều gia đình Việt Nam bỏ quê hương sang Mỹ định cư vào thập niên 80 và 90 đã phải bỏ nhiều thì giờ, công sức vào việc dựng nghiệp, làm ăn sinh sống. Nhiều trẻ em của cộng đồng chúng ta trong thời gian đó do thiếu sự quan tâm của gia đình đã sa sút trong học tập, hoặc rơi vào những cạm bẫy của xã hội. Các em có hòan cảnh đáng thương hơn đáng trách này chính là đối tượng giúp đỡ của Project Motivate. Các em được giới thiệu đến tổ chức thông qua nhà trường, gia đình hay bạn bè. Ở đây, các em sẽ được làm việc vớiù người dìu dắt của mình (Mentor), đều là những người họat động thiện nguyện, được tuyển chọn kỹ càng. Các em sẽ được hướng dẫn, giúp đỡ trong học tập, về các kỹ năng xã hội cũng như về văn hóa Việt Nam. Hiện nay Project đã có khỏang 10 Mentor cộng tác. Chương trình được cộng đồng đánh giá cao, đó có lẽ là lý do tại sao cả tổ chức Project Motivate cũng như cá nhân Hùynh Gia Bảo đều nhận giải Sóng Vàng của năm nay.

Với khuynh hướng mở rộng giao tiếp và họat động trong cộng đồng như vậy, Hùynh Gia Bảo cũng rất thích các mở ra các họat động kinh doanh để phục vụ cộng đồng Người Việt Quận Cam. Ít có ai ngờ rằng anh cũng chính là chủ nhân của nhà hàng Phở Licious nằm ở ngã tư đường Slater & Ward. Được hỏi lý do tại sao lại chọn ngành kinh doanh nhà hàng trong khi đi học Bác Sĩ Chỉnh Xương, anh Bảo cho biết một phần đó cũng là sở thích của cá nhân. Anh rất thích các món ăn Việt Nam, đồng thời cũng thích phân tích, chế biến các món ăn theo đúng khẩu vị mà mình muốn. Anh cho biết khi cùng gia đình đi ăn ở tiệm, thường anh không hòan tòan đúng ý của mình. Chỗ có món ăn hợp khẩu vị thì không khí, cách phục vụ lại không vừa ý. Anh quyết định mở một quán ăn riêng, chuyên một số món ăn Việt mà mình ưa thích để phục vụ cho gia đình, người thân,bạn bè, đặc biệc là bạn bè Mỹ. Anh Bảo về Việt Nam vào năm 2004 để học hỏi cách chế biến hương vị món ăn Việt, rồi cho ra đời tiệm Phở Licious vào năm 2005, đúng năm anh tốt nghiệp bác sỹ.

Trước tiệm Phở Licious

Có hai đặc điểm dễ nhận ra ở Phở Licious Restaurant. Thứ nhất, thực đơn ở đây không nhiều, chỉ gồm một số món ăn Việt đặc sắc như phở, bún thịt nướng, gỏi cuốn, cơm sườn… Thế nhưng chất lượng của những món ăn này lại rất đạt, đúng với khẩu vị cơ bản của chúng. Không tình cờ khi anh Bảo đặt tên quán ăn của mình là Phở Licious, vì phở là món ăn Việt mà anh mê nhất. Ở đây tô phở có vị nước lèo thanh, miếng thịt chín thơm và mềm mại, miếng gầu vè thì dòn, bánh trần không bị nát, có nghĩa là đủ yêu cầu của một tô phở ngon. Tương tự như vậy cho các món khác như bún thịt nướng, thịt rất “juicy” không bị khô, nước mắm pha đủ độ đậm đà là hai yếu tố quan trọng của món ăn này; hoặc món gỏi cuốn có chén nước chấm với hương vị độc đáo y như ở Việt Nam. Đặc điểm thứ hai là phong cách phục vụ và không khí ở đây tạo cho thực khách một cảm giác tự nhiên, thoải mái. Khách ở đây thường đến ăn trưa, có tới hơn 50% là khách Mỹ. Thành phần khách trẻ cũng chiếm đa số. Không gian nhà hàng do đó cũng được bày biện như một quán ăn trưa, đơn giản, không đẹp theo kiểu sang trọng, cầu kỳ. Nhưng nó rất sạch sẽ, tươm tất theo kiểu một nhà hàng thức ăn nhanh của Mỹ. Sự thoải mái đem đến cho khách hàng từ cách phục vụ. Phần lớn nhân viên ở đây đều trẻ. Họ phục vụ chuyên nghiệp, tận tâm, nhưng vui vẻ, trẻ trung, thoải mái làm khách hàng cũng có cảm giác tự nhiên. Cái hay riêng của Phở Licious là ở chỗ đó. Tôi đã vài lần ghé ăn trưa ở đây, nên cảm nhận được điều này. Trong thời kinh tế khủng hỏang mà lần nào cũng thấy quán đông. Có lần thấy anh Bảo ở đó. Anh tiếp khách, hỏi thăm khách hàng, vui vẻ một cách hết sức tự nhiên, không khách sáo, giống như ai cũng là bạn của anh cả! Có lẽ chính phong cách của anh đã làm gương cho nhân viên ở đây về phong cách phục vụ khách hàng. Anh Bảo cho biết anh đã mở thêm một tiệm Phở Licious ở Irvine để phục vụ chủ yếu cho khách Mỹ.

Trong ngày khai trương Relliance Rehabilitation, chụp chung với cha mẹ

Rồi Huỳnh Gia Bảo cũng bắt đầu dựng nghiệp theo đúng con đường học vấn của mình. Vào đầu năm 2009, anh mở Alliance Rehabilitation, trung tâm điều trị đau nhức, vật lý trị liệu, châm cứu tại ngã tư Warner và Bushard. Thực ra, sau khi tốt nghiệp bác sĩ ngành chỉnh xương vào năm 2005, anh Bảo đã bắt đầu đi làm cho một bệnh viện Mỹ ở Lakewood. Anh chưa nghĩ đến việc mở ngay một cơ sở của riêng mình, vì anh muốn có thêm kinh nghiệm và trưởng thành hơn. Đối với anh, một người bác sĩ làm công việc vật lý trị liệu, phục hồi sức khỏe cũng phải đồng thời phải là một nhà tư vấn về sức khỏe. Một số chứng bệnh đau nhức cơ bắp, gân khớp… đòi hỏi phải kết hợp việc điều trị tại trung tâm với việc thay đổi các thói quen sống, nếp sinh họat hằng ngày thì mới có hiệu quả. Y học hiện đại có khuynh hướng công nhận yếu tố tinh thần có tác động mạnh đến kết quả điều trị nhiều căn bệnh nan y. Bởi vì thân-tâm của ta tuy hai mà một, có tác động qua lại lẫn nhau. Theo anh Bảo, người bác sĩ vật lý trị liệu cũng nên là một nhà tâm lý, giúp bệnh nhân giảm được stress trong cuộc sống hàng ngày. Đó cũng là lý do tại sao trung tâm mở các lớp dạy Taichi, khí công dưỡng sinh miễn phí cho khách hàng của mình. Rất nhiều người bị các chứng đau khớp, đau cơ mãn tính đã chữa khỏi bệnh nhờ kết hợp giữa điều trị và thực tập các phương pháp thần diệu kể trên. Trung tâm Alliance Rehabilitation có diện tích trên 3,000 sqf. Không gian rộng thóang tạo cho người bệnh cảm giác thư giãn. Anh Bảo mong muốn nơi đây sẽ là một trung tâm tư vấn sức khỏe cho cộng đồng trong tương lai.

Anh Bảo kể lại rằng trong ngày khai trương trung tâm Alliance Rehabilitation, người vui nhất có lẽ là cha mẹ anh. Chắc là hai đấng sinh thành chỉ thực sự mãn nguyện khi đã anh hành nghề bác sĩ. Cái tên Hùynh Gia Bảo cũng đã thể hiện kỳ vọng của cha mẹ của anh đối với người con trai của mình. Anh cũng vui vì đã làm tròn bổn phận đối với cha mẹ. Nhưng đối với con người trẻ tuổi đa năng này, tôi đóan sẽ còn nhiều điều mới mẻ đến với cuộc đời anh nữa. Và cho dù anh có dấn thân vào lĩnh vực mới nào, bí quyết của sự thành công của anh vẫn cứ là khả năng xây dựng quan hệ và tạo được nhịp cầu thân ái giữa người với người…

Đòan Hưng


Oct 13, 2009

Đám cưới Việt Ấn - ANH QUÂN


Những lời nhận xét của bác Giao về “Dân sắc tộc tại Úc” cũng vào nhằm lúc Quân vừa quay xong một Video đám cưới giữa Ấn và Việt. Nên thế có vài lời để cho thấy tình thắm thiết nồng nàng của hai sắc tộc và một hài hòa của tôn giáo.

Theo kinh nghiệm trong nghề quay phim cưới thì Quân thấy một đám cưới có sự tổ chức chu đáo, có kế hoạch và chương trình đầy đủ là thường chi phí rất là tốn kém. Nhất là khách đi dự tôn trọng lễ cưới thì càng mang nhiều ý nghĩa. Không như một số đám cưới là một số khách hàng thuộc loại giàu ngang hông. Quân đi làm việc là vừa mới đến nhà chú rể, lo đem máy móc ra sữa soạn là nghe gia chủ dặn dò là đám cưới này hoành tráng lắm đó, rán mà quay cho đẹp. Khách dặn thì mình phải cố, nhưng rồi lúc quay thì chẳng thấy một lễ nghi gì hết, thằng chú rể cứ chạy lên chạy xuống như “Tôn Ngô Không”, còn bạn bè nó cứ nói chuyện ào ào và không quên tiếng chửi thề trong đó. Lúc bảo người đại diện phát biểu vài câu thì ông này đùn cho ông kia, không ai chịu nói hết. Một lát sau tui nó la lên xe hoa đến rồi chúng ta đi rước dâu, không cần lễ gia tiên gì hết. Chạy ra ngoài để đặt máy quay thì mới thấy 8 chiếc xe Limo và một chiếc xe cưới cổ điển, lúc đó người quay mới hiểu chữ “Hoành Tráng” và phải biết thân là làm sao cho vào ống kính hết các chiếc xe này, thiếu một chiếc bảo đảm là thợ quay phim dở quá không bằng thợ bên Việt Nam. Kể cũng lạ, hể bị chê dở là cứ đem mấy ông thợ bên nhà làm tiêu chuẩn, chứ không đem thợ Tây ra hù mình.

Quay lại đám cưới Việt Ấn , thì người quay biết được, cô Dâu là Việt Nam, sang đầy dưới 10 tuổi xem như là thế hệ một rưởi, còn chú rể là Ấn, xem chừng gốc cũng to vì trong họ có người làm tới chức Tướng tận bên “Tân Đề Li”. Chú rể và Cô Dâu đều học thành tài và nhà cửa tới ba bốn căn, vừa ở và vừa cho thuê. Bối cảnh tài chánh gia đình như vậy là vững chắc. Nên vậy có thể nói một câu là “tiền bạc không phải là vấn đề”.

Người quay phim cưới được gọi lên khách sạn 5 sao trên trung tâm London để làm việc, chứ không tổ chức tại nhà. Xem ra cũng có những nguyên nhân chính đáng vì trong quá khứ người quay đã đi quay thuần túy đám cưới Ấn Độ tại nhà, đúng lễ nghi thì mất cũng cả 4 tiếng đồng hồ. Còn lễ nghi Việt Nam thì ai cũng biết rồi, tính ra cũng hai tiếng, Có lẽ thế nên hai đứa cắt đi thủ tục này mà chỉ đi thẳng vào thủ tục tôn giáo mà thôi vì chú rễ là Hindu – Bà La Môn còn cô Dâu là Thiên Chúa Giáo (Catholic) mà là đạo gốc vì trước năm 1954 là người Bùi Chu – Phát Diệm, di cư vào nam là định cư vùng Long Khánh rồi chuyển sang Hố Nai. Trong quá khứ chắc cũng là những gia đình “Tử Vì Đạo”. Bởi thế làm sao dung hòa tôn giáo là một vấn đề. Khi xem chương trình thì kể ra hai đứa bé khá là khéo léo. Tụi nó thuê cái sảnh lớn, rồi một dàn Ấn độ chuyên lo dựng dàn tạo ra một sân khấu để một lát ông Thầy Hindu lên làm lễ. Trên đó họ để 5 món đồ để thầy làm lễ là:

Giỏ hoa – tương trưng vẻ đẹp trời ban
Quả dừa – tượng trưng sự thụ phấn tạo ra hoa quả
Ngũ cốc – Thực phẩm nuôi chúng ta hàng ngày
Ghee (chỉ biết một loại bơ) – tượng trưng thiêng liêng của hỏa thần
Kumkum – một loại bột đỏ để cho thấy linh hồn của ông chồng nay đã gắn bó với bà vợ (chắc lấy tui rồi ông đừng đi lạng quạng với ai nữa).

Chắc vì đây một đám cưới hòa đồng tôn giáo nên ông Thầy Hindu cũng biết cách cắt bớt phim, chứ làm đúng lễ thì chắc bên nhà gái bỏ đi ra ngoài hết, vì theo Quân nhớ là còn những lễ bắt đầu như cầu thần Gahnes trước, cầu chín hành tinh trong vũ trụ nhằm giúp hai vợ chồng không phải rơi vào cảnh đói khổ. Rồi khi cô dâu đến nhà chồng là chú rể đưa chân phải ra rửa bằng sửa mật ong và sau đó một tấm vải che mặt chú rể là không cho thấy cảnh cô dâu đến nhà chồng như thế nào.

Ông Thầy Hindu liền vào lễ chính là dùng sợi dây thừng cột lại thành một cái Knot để cho thấy sự kết hợp vĩnh viễn của hai vợ chồng. Ông thầy giảng một hồi là khai hỏa, đốt lửa thánh lên tượng trưng một sự thông thái và niềm vui vĩnh cửu. Tiếp theo thầy để một cục đá, kêu cô dâu đặt chân lên, để cho thấy nhà chồng vững chắc, không có một kẻ nào dám tới phá hoại gia cang và vượt qua mọi khó khăn. Kế đó anh cô dâu bỏ một nắm gạo trên tay cô dâu mà gạo này đã được hơi qua ngọn lửa của ông Thần hỏa, sau đó cô dâu đọc kinh với thần chết, mình hay gọi là Diêm Vương, để ngài cho sống lâu, cho niềm vui và thịnh vương.

Mấy lần trước Quân đi quay phim là toàn Ấn độ, nên khi làm lễ thì họ nói tiếng của họ, nên mình không rõ hết ý nghĩa. Lần này thì ông Thầy Hindu phải giải thích mỗi lần làm lễ vì nhà gái đâu hiểu gì hết. Nhờ vậy, thợ quay cũng biết thêm một số kinh nghiệm. Lễ của họ còn thêm một số thủ tục nữa như đi vòng quanh lửa, chúng ta cùng nhau bước lên bảy bước, rồi chú rể cầu nguyện cho cô dâu, cả hai cùng rờ tim nhau và để quả dừa trước bánh xe cho xe cán qua với ý nghĩa thượng lộ bình an.

Nhờ ông Thầy Hindu làm bớt đi thủ tục chính qui, nên khoảng một tiếng rưởi là thợ quay và thợ chụp được ngồi xã hơi. Vì thế có dịp tiếp xúc với Thầy Hindu, kể ra Thầy này cũng biết Tiếp Thị lắm, Thầy rút ra cái thẻ Visit , dặn dò nếu đâu có lễ cưới là kêu là Thầy tới ngay, còn thiếu thốn trình bày hôn lễ thì báo Thầy thì Thầy cũng đầy đủ dịch vụ từ A đến Z .

Xong nghi thức Ấn, mọi người được ăn Buffe với thức ăn Ấn, kể ra cũng ngon nhưng không có thịt Bò mà thôi. Phần ẩm thực được chấm dứt, mọi người lên chiếc xe coach hướng về nhà thờ Thiên Chúa giáo. Đây là một nhà thờ được xây từ thời Trung cổ, các viên gạch và đá rất là đẹp, có những góc cạnh tuyệt vời cho các ông thợ chụp ảnh. Người xưa dùng những tảng đá để xây cất, theo thời gian ai nấy điều biết đây là đồ cổ. Còn nhà Thờ Đức Bà tại sài gòn dùng gạch nên lúc chụp ảnh thấy còn quá mới, do vậy không tăng được hết vẻ đẹp cho một hình cưới.

Đôi lúc cũng phải công nhận “Phi Kim Ngân bất thành đại sự”, không tiền cũng khó mà hoàn tất mọi việc. Khi Cha làm lễ thì cũng có giá để chi ra, lễ dài hay ngắn cũng tùy thuộc theo chi phí. Sau nhiều năm, thợ quay cũng mới rõ là dân Việt mình vẫn thích Cha Việt làm lễ, nhiều nguyên nhân, bảo đảm là phí tổn rẻ hơn, lúc làm Lễ thì Cha Việt giảng nhiều hơn, mà cũng phải nói muốn thành một vị Cha được mọi người nể phục cũng không phải là dể vì trong đó cần phải thêm yếu tố trời cho, nói theo đạo là phải được Chúa ban, tức là phải có giọng nói thuyết phục và thu hút trước công chúng, các bài giảng nghe thích thú. Vậy chứ có một lần quay một ông Cha Việt Nam đang giảng cho một hôn lễ. Cha dem câu chuyện “Anh phải sống” của nhóm Tự Lực Văn Đoàn là làm chuyện khuyên răn, nhưng kẹt là thằng quay phim đầu óc lệch lạc không nghĩ chuyện cô vợ phải hy sinh một cách cao cả mà chỉ nghĩ là chưa chi giảng câu chuyện cho hai đứa bỏ nhau rồi là đứa còn đứa mất. Nên phì cười làm ông Cha nhìn quát một cái. Rồi chẳng những vậy nghĩ làm CHA cũng khó nhỉ, nếu trong ngày CHA vừa lo xong hôn phối thì phải cười nói, chúc vui. Tới chiều mà phải lo tang lễ thì phải chia buồn, kể ra không phải là dể.

Quay lại câu chuyện, thì người quay biết là cô Dâu tốn chi phí là khoảng 1000 đô la để tiến hành lễ hôn phối ở mức căn bản thôi là Cha chỉ giảng 10 phút sau đó đeo nhẫn, chứ muốn làm toàn lễ như Việt Nam là có nước thánh, bánh thánh, lễ đốt nến và lễ với Đức Mẹ thì tốn nhiều hơn. Nhưng cô Dâu chịu thêm chi phí cho một nhóm ca đoàn người Anh, có 5 người thôi tới hát tốn khoảng 1500 đô nữa. Phải nói nhóm ca này quá hay vì ai nấy có giọng ngân Opera tuyệt vời, đúng là lời ca đưa vào cõi mộng, không một tiếng Đàn, tiếng thanh thoát của họ đưa người nghe thoát khỏi cảnh giới trần tục này. Kể ra tốn như thế này cũng nên, nhất là một sự thay đổi cho người quay, vì quá quen thuộc với các lời ca như “Vinh Danh, Vinh Danh Thiên Chúa...” Thật ra mà nói các bài Thánh ca của nhà thờ đều có lời hay cả, nhưng tùy thuộc vào giọng ca thôi.

Nghề quay đám cưới hay chụp hình nhà thờ là luôn quấy nhiễu phiền toái cho các CHA, vì thợ quay hay thợ chụp cứ chạy ngang dọc làm lễ cưới mất tôn nghi, nhất là các người đi tham dự, là thời nay một cái máy Digital quá rẻ, rồi lại thêm điện thoại cầm tay ai nấy cứ tha hồ lại bấm máy không nghĩ. Lúc còn xài máy phim 135mm, chụp hình xong thì quay lại không thấy ai, nhưng giờ vừa chụp xong là một tá người cầm máy bắn không ngừng. Ai nấy quan niệm Digital mà bắn không đúng thì chụp tấm khác , nhưng ít ai suy nghĩ là máy Digital ngày nay làm con người làm biếng khi chụp tấm hình, như xưa khi chụp phim sợ tốn kém, người chụp phải suy nghĩ làm sao vào khung, gốc cạnh, ánh sáng có rõ không, nên khi chụp phải bắt trí óc làm việc, còn ngày nay thì làm biếng theo kỹ thuật hiện đại. Nên vậy có những lúc, thợ chụp bực mình những người chụp theo, là dàn dựng cô dâu chú rể đứng để chụp ngược ánh sáng, các loại máy con dế là chào thua. Vậy mà có lần thân nhân cô dâu chú rể lại than phiền là các bác chụp ngược ánh sáng thì làm sao ra hình, thì các thợ đều trả lời là máy các cháu không ra thôi chứ máy của chú thì ra OK. Vậy mà có đứa còn đến xin bác quay phim mở đèn Video lên cho nó chụp vì tối quá thì cụng là câu trả lời là chú đâu muốn máy cháu có hình đâu mới tắt đèn.

Vì lý đó các ông CHA tại các tỉnh lẽ cấm tiệt chuyện quay phim hay chụp hình khi CHA làm lễ. Nên trong quá khứ người quay có một lần đi quay cho thằng Chú Rễ VN lấy vợ Tây, lần đó vào nhà Thờ ông CHA cấm luôn, kẹt một cái ông CHA không nói cho cô Dâu và Chú Rễ, nên lúc ra phim con cô Dâu tới ăn vạ , hỏi tại sao không quay, khổ nổi thằng Thơ Quay bình thường cãi nhau bằng Tiếng Việt cũng thua người rồi, giờ cãi tiếng Anh thì cãi càng không lại nữa. Sau cùng điên lên nói con cô Dâu muốn quịt tiền thì cứ quịt chứ mấy chuyện đó tới nói với CHA đi. Vậy mà đụng tới tự ái nó thì nó lại im đi vì chẳng lẽ mình là dân Anh lại đi tranh chấp với thằng da màu nhất là thằng da màu đánh thẳng ván bài ngửa là muốn giựt tiền thì làm đi, xem ai cười ai???

Nên lần qua, ông CHA này cũng không thích ông thợ quay và chụp cho lắm nhưng cô Dâu xin phép nên CHA đành im, nhưng biết chắc là CHA quạu lắm vì một số đông là dân Ấn cũng vào nhà thờ, có lẽ theo thị hiếu tò mò nhiều hơn, nên vô trong phe Ấn không phải là Đạo nên đâu ngồi im lặng được, cứ quay đi quay lại, lâu lâu có một tiếng ré lên của một đứa bé Ấn, mà phe Việt cũng đâu chịu thua là cũng có tiếng khóc của trẻ phụ họa, mà thường làm lễ tại nhà thờ VN thì tiếng khóc trẻ thơ là chuyện nhỏ. Thêm nữa, dân Ấn ta có những hành động không khác VN bao nhiêu, là thấy cảnh gì chụp được là đi theo sau lưng mấy ông thợ mà bấm máy, có khi còn lấn đất nữa, nhất là lúc quan trọng cô dâu và chú rể đeo nhẫn là mấy vị Ấn rán xông vào, làm CHA bực mình, nhưng thôi tức mấy tên kia chẳng được gì nên đâm ra qậu quọ mấy thằng quay.

Phải nói cái đám cưới Việt Ấn này, cô dâu có ý tứ tỉ mĩ lắm, chuyên mặc đồ cổ truyền, làm lễ Hindu, mặc đồ cổ truyền xứ Ấn, đến nhà thờ là áo dài khăn đóng cưới Việt Nam. Đến tối thì đón khách quay lại đồ Ấn và chào khách là y phục Việt và bắt thằng chồng mặc áo dài và khăn đóng Việt. Thức ăn ẩm thực thì 2 thực đơn là một loại Tàu cho khách Việt và một loại Ấn cho khách Ấn.

Về tới cuối chương trình là nhảy nhót thì chuyên nhạc Ấn. Một điều thú vị nhất, mà cũng là lần đầu tiên, được xem hai tay trống cổ truyền Ấn độ tới biểu diễn, hai tay trống đeo trống như loại trống cơm, nhưng trống này to. mặt trống hình như làm bằng loại kim loại dac biệt, lúc họ gõ là bằng hai thanh sắt , âm thanh vang khắp nơi, tiếng trống nghe thật là hùng hồn và uy dũng. Còn ở trên là là tiếng vang dội củ tên DJ đi theo tiếng trống và một khí cụ đờn xứ Ấn đêm theo. Đến lúc đó người quay nhớ tới đoạn phim “Xạ Điêu Anh Hùng Truyện” là tiếng ca của Hồng Thất Công, tiếng đờn của Âu Dương Phong và tiếng sáo của Hoàng Dược Sư quyện lại uy hiếp cho người nghe. Thì đây cũng phải công nhận khi âm thanh này hòa lại, nếu không nhảy theo, đứng kế bên cũng sẽ bị chao đảo, vì người quay phải vận hết sức để chịu tiếng vang của tên DJ, như là một chỉ lực xoáy vào trong màng nhỉ (lúc đó phải đứng kế bên loa mà tay cầm máy quay).

Một đám cưới rất hoàn chỉnh, cho người đi dự cảm giác gần gũi vì thật mà nói hành động, thái độ, nhận thức và cách sống của người Việt và Ấn không cách xa cho nhau lắm, nếu bảo khác thì phải nói mọi hành động chỉ là “đại đồng mà tiểu dị” mà thôi, nhưng cũng có thể mình cũng phải cho dân Ấn là bậc thầy của mình. Vì anh của cô dâu trước cũng đi buôn bán với Ấn và có nói một câu là lấy 50 xu của một thằng Da Đen còn dể hơn một thằng Ấn... chắc là vậy rồi vì anh Bảy vào VN mình thầu những nghề cho vay, chủ chợ và hàng vải và sống thật là ung dung...

Lần sau kể câu chuyện hai tên đồng tính đi chụp hình cưới , con cô dâu là thằng Việt Nam và thằng chú rể là thằng Tây.....

ANH QUÂN

Photo: http://www.google.com/imgres?imgurl=http://www.wedding-tuscany.com/images/wedding-tuscany-invitations2.jpg&imgrefurl

Oct 11, 2009

PHOTOGRAPHY - Multiplicity image



Photos - Út
Người mẫu - Ouí Oui






HOMEWORK của bác Vinh

Oct 10, 2009

Dân sắc tộc tại Úc - BÁC GIAO



Sau hơn một năm hưu trí vì có nhiều giờ nên bác Giao mới có một vài nhận xét về các dân sắc tộc tại Úc : Về nhà cửa :
  • Nếu trước cửa nhà đầy dầy dép : chắc chắn chủ nhà là Tầu hau Việt Nam
  • Sân trước cỏ mọc tùm lum vuờn hoang phế , hoặc cây cối cưa trụi lủi : chủ nhà người Ấn Độ
  • Đi ngang nhà nghe nhạc ồn ào điếc tai lai có âm hưởng Ấn Độ : chủ nhà dân Lebanese , hay Trung Đông.
  • Đi lại khu vực nào thấy nhà rất to nhưng kiến trúc quái dị : khu Việt Nam
Ngoài đường phố:
  • Thấy một chiếc Camry chạy lều bều như một cái tầu lái xe hơi mà không biêt đi về đâu : 99/100 người lái là dân Ấn Độ
  • Đến một party nào thấy toàn xe Camry : Party này cuả Án Độ vì dân Ấn chuyên trị Camry
  • Nơi nào có nhều Toyota, Honda : Viet Nam
  • Đi bộ ngoài Park ồn ào và đi đông : Tầu lục địa
  • Nếu có 1 cặp vợ chồng cùng đi , chị vợ đi trước anh chồng đi sau : cặp này là dân Tầu vì họ không đi ngang và nắm tay nắm chân
  • Nếu thấy phụ nữ đi bộ co dáng như củ khoai cám hai cái tăm nghĩa là 3 vòng 1 /2/3 đều to bằng nhau : đàn bà Ấn
  • Trên xe lưả hoạc Bus ngửi thấy mùi hành hay cari : Dân Lebanese hay Ấn
  • Người đầu tiên chen lên và len xuống xe lửa là người Ấn
  • Trong car park chỗ nào đậu gần shop nhất : đai đa số là dan Á Châu hay Ấn Độ
  • Người đầu tiên chen lên và xuống xe lửa hay bus
  • Rất ít phụ nữ Á châu và Ấn Độ mặc quần trắng : có lẽ họ sợ bẩn ?
  • Trong shoping, thấy chỗ nào đông Tàu và Ấn Độ, chắc chắn đang có sale ở khu vực đó.
  • Cửa hàng nào thấy người Ấn vào mua đông, khỏi cần thắc mắc về giá cả vì không chỗ nào rẻ hơn
  • Từ xa thấy một người vừa nói chuyện tay quơ và đầu lắc lia lịa, 100% là ngưòi Ấn đang nói chuyện, mặc dù trên cellphone.
Trên đây chỉ là một số nhận xét cuả Bác Giao về các sắc tộc sống ở Úc Châu xin các bạn cho biết ý kiến.

BÁC GIAO