Người xưa nói : “Tiếng Việt còn thì nước Việt còn!”.
Làm sao cho thế hệ trẻ nơi hải ngoại này không quên tiếng Việt, vẫn nói được tiếng Việt?
Thường thì sau thế hệ ông bà rồi cha mẹ, sang thế hệ thứ ba, đám cháu nội cháu ngoại, chúng hoàn toàn nói chuyện với nhau bằng Anh ngữ hoặc bằng một ngoại ngữ nào nơi chúng định cư.
Thoạt theo kinh nghiệm bản thân của tôi là khi chúng nói với mình bằng tiếng ngoại quốc , mình lờ đi như không hiểu gì, bắt chúng phải diễn đạt bằng tiếng Việt. Do đó chúng không hoàn toàn quên tiếng Việt – dù là phát âm trọ trẹ, hoặc có xen vào những từ ngoại ngữ.
Vấn đề này, gia đình con trưởng nữ của tôi hiện định cư tại Úc châu, đã giải quyết bằng một định luật của gia đình là : Con cái về đến nhà dứt khoát phải nói tiếng Việt trong mọi sinh hoạt với ông bà cha mẹ. Nhờ vậy, đám trẻ đã hoàn toàn diễn đạt được ý bằng tiếng Việt.
Vấn đề có thể còn được giải thích bằng cái nhìn lịch sử sâu xa hơn của dân tộc. Đã là một nước nhỏ lại ở vị trí ngã tư của các nền văn minh: từ phương Bắc xuống là áp lực của Trung Hoa; từ phương Tây sang thoạt là nền văn hoá Phật Giáo Ấn Độ, sau này, sang thời cận đại có thêm nền văn minh Âu Châu dưới thời Pháp thuộc. Thái độ khôn ngoan truyền thống của ông cha ta là giơ cả hai tay ra, ai cho cái gì cũng nhận, nhưng rồi sau đó ta hoá giải chúng: những gì hợp với mình thì đồng hoá chúng để làm phong phú nếp sống của mình, những gì không hợp thì xả bỏ! Nhờ vậy, ngày nay tiếng Việt càng thêm phong phú với những từ ngoại ngữ đã được Việt hoá.
Trên đây là đôi điều kinh nghiệm bản thân của chúng tôi trong việc duy trì tiếng Việt nơi hải ngoại.
Doãn Quốc Sỹ
Tháng 7 năm 2008
Tháng 7 năm 2008
1 comment:
Het moet gaan over al de plaatsen waar je familie verblijft. Dat denk ik toch als ik kijk naar de foto's die je erbij gezet hebt. Veel plezier in Californië en doe het rustig aan!!
Post a Comment