May 31, 2008

STREET PHOTOGRAPHY at Tao Dan Park

















VUI BUỒN CÙNG NGHỀ NAIL - BÀI 1: NỖI NIỀM CÁC CHỦ TIỆM NAIL

Một tiệm nail của người Việt tại Atlanta

Không cần phải giải thích nhiều, ai trong chúng ta cũng đều biết ngành nail quan trọng như thế nào đối với cộng đồng người Việt ở Mỹ. Trong ngành kinh doanh 6.5 tỉ Đô La hàng năm này của Mỹ, có khoảng trên 40% tiệm nail là của người Việt. Nếu chỉ tính trong bang Cali, trên 80% tiệm nail nằm trong tay người Việt. Từ những con số “biết nói” này, ta thử hình dung nếu ngành nail gặp khó khăn trong tương lai, ảnh hưởng của nó đến cộng đồng người Việt ở Mỹ sẽ nặng nề như thế nào.


Bây giờ điều đó không còn là “tương lai” nữa. Trong thời gian gần đây, đã có nhiều nguồn dư luận cho rằng ngành nail của người Việt trên đất Mỹ đang phải đối diện với nhiều khó khăn. Nếu không chấn chỉnh lại, lợi thế dẫn đầu ngành của chúng ta sẽ không còn nữa. Các chủ tiệm nail sẽ có nguy cơ mất dần lợi nhuận, người thợ nail sẽ phải lo lắng nhiều hơn trong cái nghề trước đây được coi là kiếm tiền nhanh nhất này.


Tôi đã làm một cuộc thăm dò với khỏang một chục chủ tiệm nail người Việt ở nhiều nơi trên đất Mỹ: Cali, Georgia, Texas… về những vấn đề mà họ đang đối mặt. Sau đây là ghi nhận lại từ ý kiến tổng hợp của những người tôi đã tiếp xúc…



Vấn đề được nhắc đến nhiều nhất là hiện tượng phá giá của các tiệm nail người Việt. Đầu tiên là việc số lượng nail tăng mạnh trong những năm gần đây. Do yếu tố cạnh tranh, nhiều tiệm nail ra sau giảm giá để thu lấy khách của tiệm đi trước. Kết quả là giá làm nail giảm với tốc độ… chóng mặt! Lấy bình quân ở một tiệm nail của người Mỹ làm gốc, giá một bộ nail vào khoảng $45. Những tiệm nail của người Việt cũng đã từng có giá như vậy cách đây chừng chục năm. Sau đó còn $35. Rồi $30. Cho tới hiện nay, chỉ còn những tiệm sang của người Việt là giữ giá $25/ bộ. Các tiệm nhỏ, tiệm mới ra có giá là $20, $16 hoặc thậm chí là $12/bộ!

Một điểm đáng lưu ý: khuynh hướng giảm giá để cạnh tranh đa phần chỉ xuất hiện đối với các tiệm người Việt. Các tiệm nail của người Đại Hàn họ không làm vậy. Dẫn chứng là ở một khu vực gần Los Angeles, trong khi các tiệm nail Việt Nam có giá khác nhau khỏang trên dưới $20/bộ, các tiệm Nail Hàn Quốc giữ giá là $35/bộ, bất kể là họ bị tạm thời mất khách.


Trong nền kinh tế thị trường như ở Mỹ, việc cạnh tranh là bình thường. Kết quả của việc cạnh tranh thường là người mua được hưởng lợi, do giá hàng hóa, dịch vụ rẻ hơn, mà chất lượng lại ngày càng tốt hơn. Thực tế trong trường hợp này không phải vậy. Do mải mê chạy theo cuộc chiến về giá, một số chủ tiệm đã vô tình hạ thấp các tiêu chuẩn của tiệm mình, sử dụng các loại hóa chất rẻ hơn nhưng phẩm chất cũng kém hơn. Các điều kiện về vệ sinh cũng không còn được chú trọng. Người mua chỉ nhận được giá rẻ hơn, nhưng chất lượng của dịch vụ thì xuống cấp, mà chính họ đôi khi cũng không hình dung ra hậu quả. Vừa qua, một phóng sự mang tên “Beauty And The beast” của CNN đã làm chấn động ngành nail. Một số tiệm nail của người Việt bị kiện vì không giữ đúng tiêu chuẩn vệ sinh trong khâu pedicure spa, đã làm nhiễm trùng một số khách hàng. Hậu quả, thiệt hại nay đã lên đến con số triệu đô la.


Thợ nail đang thực tập

Như vậy, cuộc chạy đua về giá của ngành nail đã không đem lợi lại cho khách hàng. Người Mỹ đâu có tiếc tiền cho các dịch vụ thẩm mỹ. Ngược lại, nó làm cho người Mỹ bản xứ mất thiện cảm với chúng ta. Một vài forum trên mạng của người Mỹ trong ngành nail cho rằng người Việt phá giá, dùng sản phẩm xấu, làm không bảo đảm vệ sinh gây nhiễm trùng cho khách. Tâm lý nghi ngại đối với các tiệm nail của người Việt bắt đầu hình thành trong khách hàng.

Thiệt hại rõ ràng nhất thuộc về các chủ tiệm nail. Thời hoàng kim của ngành nail đã qua rồi. Chi phí mở một tiệm nail bây giờ rất cao. Lợi nhuận thu vào ngày càng thấp dần. Điều đáng nói là chính người Việt mình tự làm khó lẫn nhau, chứ không hẳn là để đáp ứng yêu cầu từ khách hàng. Một số chủ tiệm do ý thức được điều này, đã tự bảo vệ mình bằng cách giữ giá, và cố thuyết phục khách hàng rằng tiền nào của nấy. Giá cao, nhưng tiệm giữ được chất lượng phục vụ, hóa chất, trang thiết bị sử dụng trong tiệm mình đều là lọai tốt, đạt tiêu chuẩn… Rất nhiều chủ tiệm được phỏng vấn cho rằng nếu mà các chủ tiệm người Việt biết đoàn kết, cùng thỏa thuận giữ giá chung ở trong một khu vực, thì có lẽ tình hình đã không đến nỗi…


Khó khăn thứ hai được nhắc tới là sự kiểm tra gắt gao hơn từ State Board. Tiếng lành đồn gần, tiếng dữ đồn xa. Sau khi một vài tiệm bị phát hiện không đạt tiêu chuẩn vệ sinh, sau loạt phóng sự của CNN đã nhắc ở trên, State Board bắt đầu để ý tới các tiệm nail của người Việt nhiều hơn. Một số luật mới cũng ra đời liên quan đến ngành nail. Thực ra việc kiểm sóat này là bình thường ở Mỹ, với mục đích bảo vệ khách hàng. Nhưng khá nhiều chủ tiệm không nắm vững luật lệ, không biết mình phải làm gì, phải chuẩn bị ra sao để vượt qua những cuộc kiểm tra này. Kết quả là nhiều tiệm gặp khó khăn, bị phạt nặng trong các kỳ kiểm tra. Tâm lý hoang mang, căng thẳng lan rộng trong các tiệm nail của người Việt.

Một yếu tố cũng được quan tâm nhiều trong ngành nail đó là tính độc hại trong môi trường làm việc. Ai cũng biết là một số hóa chất sử dụng trong ngành nail là độc hại đến sức khỏe của người thợ. Một số hóa chất được cảnh báo có khả năng gây ung thư. Người thợ cũng phải chấp nhận rủi ro này khi chọn làm công việc này để kiếm sống. Tuy nhiên, họ cũng vẫn mong có được môi trường làm việc an tòan hơn nếu có thể. Ở một xứ sở thuộc hàng đầu thế giới về khoa học kỹ thuật, bảo vệ sức khỏe cho con người như Mỹ, nguyện vọng này hoàn toàn có thể được đáp ứng. Vấn đề là nó có được những người có trách nhiệm quan tâm đúng mức hay không mà thôi…


Những ý kiến trên đây có thể chưa là đại diện cho toàn ngành nail, nhưng cũng đã cho thấy một phần những khó khăn có thực của những người Việt đang sinh sống bằng nghề này. Còn tìm ra hướng giải quyết những khó khăn, có lẽ chúng ta còn cần nhiều ý kiến đóng góp từ nhiều góc nhìn hơn nữa…


Đòan Hưng

May 29, 2008

1. ĐIỀU CHÍNH YẾU VÔ HÌNH - Đoàn Khoa

Photo: Đoàn Khoa

Như triệu triệu người mê đắm Hoàng Tử Bé, tôi tin rằng nhà văn Saint-Exupéry giống như nhân vật của ông, đã biến mất giữa cõi đời ô trọc này để về “nhà”, là một trong những tinh cầu xa tít trời cao...


Thế nhưng mẫu tin nhỏ trên một báo đăng về cái chết thật sự của ông đã làm tôi buồn nẫu ruột.
Ngày thứ hai 31 tháng 7 năm 1944, thiếu tá phi công Antoine De Saint-Exupéry đã thực hiện chuyến bay cuối cùng của mình trên chiếc Lightning - loại máy bay hiện đại nhất thời ấy, hướng về miền Nam nước Pháp.

Nhưng thật không may, sau khi cất cánh, có trục trặc gì đó trong động cơ và chiếc máy bay này đã bị đội tim kích của Đức bắn hạ.

Lightning rơi xuống vùng biển thuộc Địa Trung Hải như một “tia chớp” giống như tên gọi của nó!

Lời tường thuật mới đây của viên phi công Đức đã làm chuyện “tày đình” ngày xưa được ghi chép lại và được chứng thực ở chưởng khế với điều kiện chỉ công bố sau khi ông ta qua đời.

Viên phi công Đức này kể:

“Khi tôi bắn hạ máy bay địch, tôi phải báo ngay bằng điện đài với mặt đất rằng tôi vừa hạ máy bay loại gì, chuyện ấy như thế nào. Các nhân viên dưới đất ghi chép lại mọi sự kiện.
Ở căn cứ, chúng tôi theo dõi mọi làn sóng điện, kể cả đài của Pháp và họ cũng thông báo vụ việc về chiếc Lightning của Saint-Ex.

Tôi đặt câu hỏi có phải chính tôi hay người khác bắn rơi ông ấy ???... Cầu Trời không phải là ông ấy !

Rồi một người bạn của tôi an ủi rằng chuyện đã xảy ra rồi, nói gì cũng muộn, chính anh hay ai khác bắn hạ thì cũng thế thôi...
Tôi cám ơn bạn tôi vì lời nói của anh ấy trấn an phần nào lương tâm bất ổn của tôi, vì tôi cũng là một người say mê Hoàng Tử Bé !”

“Huyền thoại cuối cùng của thế kỷ 20” nay được khép lại !
...

“Những người say mê Hoàng Tử Bé”.


Tôi tin “chúng tôi” có mẫu số chung !

Dù biết nhân vật này là sản phẩm tưởng tượng của một tác giả, nhưng tất cả “chúng tôi” đều có niềm tin mãnh liệt rằng Hoàng Tử Bé luôn tồn tại trên thế gian bởi qua sự thuần khiết của cậu ta, “chúng tôi” cảm nhận nhiều hơn về tình bạn, tình yêu, về trách nhiệm, về lòng trắc ẩn, cũng như những bí ẩn thầm kín trong trái tim con người.
.Người mẫu: Hoàng Tử Bé làm bằng vỏ bắp
Người tạo người mẫu: Đoàn Khoa

..Nhớ hồi 15, 16 tuổi, cuốn truyện nhỏ nhắn và xinh xắn này là vật “bất ly thân”, bắt chước Saint-Ex hay đố “người lớn” bằng bức tranh vẽ “rắn nuốt voi”, tôi thường dành cho những bạn mới quen một câu hỏi :
- Bạn có đọc Hoàng Tử Bé chưa ?

Nếu câu trả lời là “chưa”, câu chuyện chúng tôi sẽ chuyển qua hướng nào đó; còn nếu là “rồi”, và bạn ấy yêu thích nhân vật này thì ngay lập tức, giữa chúng tôi có sự thân thiết lạ kì !

Vài đoạn văn trong tác phẩm vừa thơ mộng, vừa u ẩn này cứ ám ảnh tôi mãi, nó đi dọc cả quãng đời thanh niên riêng tôi, nó hân hoan khi tôi yêu thương và an ủi khi tôi thất chí:
“... Lúc người ta buồn quá đổi, người ta yêu dấu cảnh mặt trời lặn xiết bao...”(*)

Bắt chước Hoàng Tử Bé, thỉnh thoảng tôi lặp lại:
“Có một ngày nọ, tôi đã nhìn mặt trời lặn liến tiếp bốn mươi ba lần !”(*)
...
Cho tới một hôm, cách đây hơn hai mươi năm, lần đầu tiên tôi được cơ hội đến gặp nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tại nhà riêng của ông.

Với nhiều người, có thể đây là chuyện bình thường, nhưng với gã vô danh như tôi, dù vừa tốt nghiệp trường sân khấu, trong lòng đầy ắp những mặc cảm về sự xấu xí và dáng vẻ gầy còm của mình, lại sắp gặp một thần tượng lớn mà tác phẩm của ông ta luôn nằm trên miệng và trong tâm thức, thì điều này càng trở nên “trầm trọng” nhiều hơn.

Tôi run rẩy ngồi đợi trong khu vườn rất hẹp với vài ba cây kiểng và một hòn non bộ lớn có nước chảy róc rách.

Tự trấn an mình, đồng thời cố tạo thái độ bình tỉnh bằng cách nhìn quanh, bất giác mắt tôi dừng lại trên vách tường dát đá.

Trong nhiều phiến đá ngẫu nhiên đủ mọi dạng hình, có một mảnh tam giác bé nhỏ mà trên đó, ông Sơn điểm thêm mắt mũi, tay chân... bằng vài nét vẽ đơn giản nhưng đầy nghệ thuật, phiến đá trên bỗng biến thành một nhân vật không thể lẫn vào đâu được: Hoàng Tử Bé.
Nỗi “sợ” từ trước biến đi đâu mất... Tôi linh cảm ngay một mối liên hệ vừa thân thiện, vừa chân tình, vừa cảm động với người mà tôi sắp gặp !

Về sau, càng nhiều dịp tiếp xúc với ông Sơn... tôi càng cảm thấy ra rằng không chỉ là người hâm mộ, ông Sơn cũng chính là một Hoàng Tử Bé - người đã mang lại cho cuộc đời này biết bao cái đẹp từ những nỗi đau riêng tư.

“Nếu có một kẻ nào yêu một đoá hoa duy nhất có một mà thôi trong hàng triệu triệu tinh cầu, chừng đó đủ để kẻ ấy sung sướng lúc nhìn ngàn sao trên trời. Anh ta tự nhủ rằng đoá hoa mình yêu hiện nằm ở đâu, trên đó...”(*)

Còn tiếp ...

(*): trích trong tác phẩm “Le Petit Prince”

2. ĐIỀU CHÍNH YẾU VÔ HÌNH - Đoàn Khoa

Saint-Expuery-1939
...
Trở lại với “những sự thật” bằng việc người ta trưng ra xác máy bay rơi cùng chiếc lắc đeo tay có khắc tên người phi công xấu số, cộng thêm lời kể xác thực của kẻ bắn rơi máy bay, thế giới khép lại “huyền thoại cuối cùng của thế kỷ 20” !

Theo quy định của quân lực thời đó, hạn định được bay cho một phi công là 35 tuổi, vậy với tuổi 44, Saint-Ex quá già để tiếp tục những chuyến bay và theo lời kể của nhiều người bạn, Saint-Ex đã cảm biết có thể đây là chuyến bay cuối cùng của đời mình.

Antoine De Saint-Exupéry, ông là ai :
Người đàn ông với những mối tình nẩy lửa... ?
Một nhà văn với những tác phẩm bất hủ... ?
Viên phi công có trên 7000 giờ bay... ?
Vị anh hùng hy sinh cho tổ quốc... ?
Hay một “thánh” như chữ Saint trong chính tên ông ?...

...
Ông luôn là thiên sứ, là một Hoàng Tử Bé nguyên vẹn trong tôi như thời niên thiếu, bởi chỉ những thánh thần được tái sinh trong cõi đời này mới làm được những điều tuyệt vời cho nhân gian và biết trước “sự ra đi” của chính mình.

...
Tôi nhẩm đọc lại câu đối thoại giữa Con Chồn và Cậu Hoàng Con:
- ...Người ta nhìn thấy rõ hơn với trái tim. Cái cốt thiết, cái tinh thể thì vô hình với đôi mắt...”
- ...Cái cốt thiết, cái tinh thể thì vô hình với đôi mắt...- Hoàng Tử Bé lặp lại, để nhớ về sau... (*)
...
- “...Cái cốt thiết, cái tinh thể thì vô hình với đôi mắt...” - Ở tuổi bốn mươi mấy, tôi cũng lặp lại để nhớ về sau...
Tôi nghĩ bụng, sắp tới đây, vào những năm 50, 60 tuổi, biết đâu tôi sẽ đặt lại câu hỏi với những người mới quen rằng “Anh có đọc Hoàng Tử Bé chưa ?...”, để quyết định “kiểu ứng xử” như thời 15, 16 ...



Đoàn Khoa
tháng 5 - 2008


(*): trích trong tác phẩm “Le Petit Prince”

May 28, 2008

Living by Natural Law


Do you think you can take over the universe and improve it?
I do not believe it can be done.

Everything under heaven is a sacred vessel and cannot be controlled.
Trying to control leads to ruin.
Trying to grasp, we lose.




Allow your life to unfold naturally.

Know that
it too is a vessel of perfection.

Just as you breathe in
and breath out,

there is a time for being ahead
and a time for being behind;
a time for being in motion
and a time for being at rest;
a time for being viorous
and a time for being exhausted;
a time for being safe
and a time for being in danger.




To the sage
all of life is a movement toward perfection
so waht need has hefor the excessive, the extravagant, or the extreme?


"Change your thougths - change your life" - Dr. Wayne W. Dyer


May 25, 2008

HomE ImPRoveMenT - Dan Doan


Dan Doan has arranged nicely all those photos in one ppt file which can not be uploaded in this blog. Such a pity !


Starring DAN & his me Hang Wing
& Nigen No Doan
and other DOAN gangs




Cô cô và dòng sông yêu thương - Doãn Quốc Thái


Thật quả là hú hồn khi nghe tin bà cô bị nạn…!!! Cô ơi! Từ lúc cô vào nhà thương, nằm giường bệnh, bác sĩ khám chẩn bịnh … chờ đợi kết quả… xong rồi họ nói không sao… cô tỉnh táo lại, tươi cười đứng dậy, chú dắt cô về nhà … tất cả những diễn tiến ấy thằng cháu trai theo dõi sát qua cellular phone từ phương xa ngàn dặm, vào cái đêm Mother day lịch sử ấy! Đúng là trong cái đại phúc bao giờ cũng có cái tiểu hạn. Cô à !!! Cô có biết rằng cô đau một… thằng cháu trai nó xót cho cô mười !!! Bây giờ thì thật sự an tâm rồi; nó vất cái phone sang một bên và hồi tưởng lại những kỷ niệm với bà cô thân thương có một trong hai trong đời của nó.

Thuở cô nó là sinh viên, cô có rất nhiều bạn! Bạn cô đến nhà chơi, ồn ào, cười nói và mày mày tao tao, vui lắm! Bạn cô cũng giống cô, gọi cháu là cái thằng “SiRum” và bắt cháu phải hôn lên má mỗi lúc đến chơi cũng như khi ra về. Nhưng thích nhất là màn vòi quà cô bằng cách lăn đùng ra khóc thảm thiết. Hai chân phải dãy thật mạnh, phải lăn lộn trên đá hoa thật nhiều vòng, khi thấy cô đến hỏi lý do phải rặn ra cho bằng được giọt nước mắt cá sấu càng to càng tốt … và kết quả hầu như đều đạt như ý muốn … 100/101 lần.

Cô nói:
- Thôi được rồi, vào trong nhà rửa mặt, thay quần áo đẹp đi, cô cháu mình đi chợ Bến Thành!!!


“Chợ Bến Thành” … nghe cái tên là đã thấy đã rồi! Thằng cháu im bặt tiếng khóc, bắt đầu vui trở lại ngay!!! Lắm lúc nó nghĩ sao mình đóng kịch quá tồi như thế kia mà bà cô mình lại tin như sấm nhỉ (Sau này khi nó lớn lên, nó hiểu được lòng của cô nó hơn ai hết!).


Hai cô cháu ra ngõ vẫy xích lô, nó ngồi cạnh nhìn cô ngưỡng mộ và khá hài lòng với vở kịch Tragedy rất ngắn của nó …


Chiếc xích lô lăn bánh qua đường Thành Thái, rẽ phải đường Võ Tánh, chạy về phía Sài Gòn … Nó thích nhìn xuống sàn xích lô để thấy mặt đường chạy lùi nhanh về phía sau. Bất thình lình … “Uỳnh” một cái!!! Chiếc xích lô chao đảo bởi bác đạp xe tránh không kịp cái ổ gà phía trước. Bà cô nghiêng hẳn sang một bên, nó vội nắm tay và ôm giữ thật chặt bà cô ngay!!!


Nó hỏi:

- Cô ơi! Cô có sao không?

Đưa tay sửa lại gọng kiếng, cô cười rất hiền và hỏi lại:
- Cháu có bị đụng đầu không? Cô không sao!”.

Thật sự thì nó bị cụng đầu đánh “Cốp” vào thành chiếc xích lô, xưng một cục … đau lắm.. nhưng vờ chẳng có chuyện gì (vì nhỡ bà cô đổi ý, bảo về nhà xoa dầu khuynh diệp thì hỏng việc hết). Nó đang nghĩ đến chiếc xe hơi bằng pin màu đỏ, chạy có cả đèn chớp chớp của thằng hàng xóm khoe với nó mới hôm qua thôi! Đó là lý do thật giản dị, mà nó đã phải thương lượng với cô sau một vở kịch khóc lóc thảm thiết vừ rồi. Chiếc xe đang nằm chờ sẵn ở cái xạp đồ chơi trong góc đường Lê Lợi.

Quên mất cả đau, nó trả lời:
- Không hề gì cô ạ! Hai cô cháu vẫn tiếp tục trò chuyện vui vẻ …

Hai bên đường những hàng cây đều đặn, người ngợm, phố xá vẫn chạy lùi về phía sau.


Lớn lên, năm 17, 18 tuổi… Năm 1975, 1978 gì đó. Trong cái tuổi đẹp nhất đời người, đất nước lại rơi vào giai đoạn bi thảm nhất. Bố đi tù, chú đi tù, anh em họ cũng đi tù… Cô đã đi lấy chồng, thằng cháu trai thương cô quá!!! Không biết làm sao cô nó có thể làm dâu được khi mà nó biết rằng cuộc đời của cô nó chỉ biết đi học và chìu cháu mà thôi. Mọi việc bếp núc đã có mẹ nó – nhỏ nhắn nhưng rất tháo vác chăm lo tất cả. Cô nó thích gặm xương và khen ngon mà thôi chứ không hề và chưa bao giờ biết thổi nồi cơm! May mắn thay! Cô lấy ông chú giáo sư rất hiền lành cũng như gia đình họ Trần. Ông chú cũng thế, rất mực thương yêu các cháu… Chú đã thừng load hết ba thằng con trai đứng phí trước, 3 đứa con gái ngồi băng sau của chiếc Vespa rất già … tiếng nổ chát chúa … phóng bang bang đến tiệm kem Cẩm Bình (đường Lý Thái Tổ), ăn mỗi đứa một ly kem bằng bạc hà rất thơm. (Ôi! Sao mà hạnh phúc dễ kiếm đến thế!!!)


Nó dựng chiếc xe đạp vào thăm cô bên chồng. Sau một lúc hàn huyên tâm sự, cô quẳng rổ rau ngót đang nhặt sang một bên khi thằng cháu chào cô ra về.
- Này, mày đợi tao một tí nhé!

Cô chạy vội lên lầu, tí sau ấn vào tay cháu mấy chục bạc cụ Hồ.

- Lấy tiền đi uống cà phê với bạn! Cô mới lãnh lương hôm qua! À này, ra đây !!! Ăn cây kem chuối tao vừa mới làm xong. Hôm nay tao bán hơi ế mày ạ!

Từ đâu, thằng Hê Lù mới lên sáu, con Út của cô đi ra. Thấy thế nó bảo:

- Chơi khôn thiệt! Lấy tiền ăn quà chiều, mà còn ăn kem nữa!

Hơi quê quê, tôi vội xoa đầu thằng bé lùn xịt, trắng bóc, đôi mắt xệ xệ và có mái tóc dài cắt ngắn phí trán kiểu Beatles.
- Ừ! Mai sang bác chơi, anh đánh guitar cho mày nghe bài “Pí Po” nhé!
He Lù cười ngay, vì nó rất thích bài “Imagine” của John Lennon ở đoạn “Imagine all the people…(pí po) … Sharing life with Peace!”


Ba mươi năm sau, ở một cái quán cà phê trên đường Bolsa góc Brookhurst, California. Thằng cháu và một thằng bạn chí thân thời trung học đang nhắc về bà cô. Nó bảo:
- Mày có một bà cô thiệt là vĩ đại! Chả bù với bà dì Năm của tao … Thiệt là …!!!”

Tôi cười khoái trá…

- Ừ! Cô tao là thế, bởi vậy bả mới tên là Quý; hàng hiếm đấy mày ạ! Ấy thế cô tao lại họ Doãn nữa chứ!


Thật vậy, cô tôi là một nhánh sông trong cả dòng sông yêu thương của đại gia đình Doãn Gia của tôi. Anh em tôi và cả dòng họ bên cô, bên chú sống yêu thương hoà thuận bên nhau, xem nhau như anh em ruột thịt. May mắn lắm thay! Tôi chúng kiến cách cư xử củ vợ tôi đối với bố mẹ ruột của mình; cả dâu lẫn rể đều nhường nhịn giúp đỡ tương trợ lẫn nhau trong gia đình – đặc biệt ở cái xứ vật chất và cá nhân chủ nghĩa này). Như đang tung tăng bơi lội và tắm mát trong dòng sông YÊU THƯƠNG vậy!
Tặng bà cô xem cho vui và chóng bình phục cô nhé!





Thằng cháu trai.

Houston ngày 22 tháng 5 năm 2008

ẢNH VUI - Francesco Dominci


Hey! Xuống đây biểu coi !


Hey! Xuống đây biểu coi !


May 22, 2008

ANH TƯỜNG & EZ STREET DRIVING SCHOOL: TRƯỜNG VIỆT DẠY LÁI XE CHO NGƯỜI MỸ


Ở xứ Mỹ này, một trong những ngày được tuổi teen chờ đợi nhất chính là ngày đầu tiên nhận được bằng lái xe. Như chim được xổ lồng, chúng từ từ thóat ra khỏi sự lệ thuộc vào cha mẹ. Chúng bắt đầu một cuộc đời mới.

Đối với những người Việt Nam mới qua định cư, chân ướt chân ráo tới Mỹ, một trong những điều đầu tiên phải làm là lấy cho được cái bằng lái xe. Ở Mỹ mà không lái được xe cũng giống như ở tù. Muốn đi làm, muốn bắt đầu thực sự lao vào cuộc sống Mỹ, phải có bằng lái và tự lái xe được.


Từ những nhận xét này, tôi rút ra một kết luận vui là: trường dạy lái xe, một trong những ngành nghề hết sức bình thường, lại là nơi giúp cho nhiều người trong chúng ta bắt đầu một cuộc sống mới. Tôi bèn đi tìm hiểu nghề dạy lái xe ở Mỹ với anh Cao Xuân Tường, Giám Đốc trường dạy lái xe EZ Street Driving School…


Anh Tường vượt biên sang Mỹ vào năm 81. Cũng như rất nhiều người Việt sang Mỹ thời đó, anh học ngành Computer Science. Đi làm kỹ sư vi tính một thời gian, anh phát hiện ra nghề này không hợp với mình. Suốt ngày với cái máy vi tính, chán quá! Anh bèn đi học thêm để lấy license dạy lái xe, để đi làm thêm sau giờ làm việc. Ít ra làm cái nghề này cũng gặp được thêm người này, người nọ cho đỡ buồn. Ai dè đâu cũng bận rộn, học sinh cũng đông ra phết. Anh bắt đầu nghĩ tới việc mở một trường dạy lái xe riêng của mình. Năm 1996, anh quyết định bỏ đi làm IT, mở trường dạy lái xe EZ Street Driving School. Hiện nay, trường có hai trung tâm, một ở Westminster (góc đường Beach & đường 13), và một ở Harbor City.

Điều làm tôi ngạc nhiên nhất: EZ Street Driving School là trường của người Việt, nhưng hơn 90% khách hàng lại là người Mỹ! Học viên của anh phần lớn là học sinh trung học. Khi được hỏi tại sao anh lại thành công được ở thị trường này, trong khi nhiều ngành nghề kinh doanh khác vẫn phải dựa vào cộng đồng người Việt là chính, anh Tường cũng… không dám chắc mình có bí quyết gì đặc biệt! Anh bảo mình là dân tay ngang ra làm ăn, đâu có biết marketing là gì. Thì cũng đăng quảng cáo trên báo Mỹ, trên yellow page, trên website. Cũng đi giới thiệu trong các trường trung học. Anh Tường nhớ lại, cũng có thể vì anh là người tiên phong trong việc đăng rõ ràng giá cả học phí trên website, các mục quảng cáo của mình. Học viên Mỹ rất thích sự minh bạch, họ biết trước budget của họ khi tới đây học, cho nên họ chọn trường của anh.


Một điểm mà anh Tường thực hiện không giống với các trường khác nữa, là anh khuyến khích phụ huynh đưa con mình đến trường để thực tập lái xe. Thường thì người thầy dạy lái xe sẽ đến tận nhà để đón học viên đi tập lái. Một hình thức làm hài lòng “thượng đế” khách hàng. Nhưng Anh Tường giảm giá học phí cho những phụ huynh đưa con tới trường. Lý do là anh muốn bắt quan hệ với họ, tạo ra sự thân thiện, hiểu biết. Họ đến trường, nhìn thấy mình tổ chức tốt, nói chuyện trực tiếp thấy mình đàng hoàng, họ sẽ giới thiệu người khác tới.

À há ! Tới đây thì tôi bắt đầu không tin anh là dân “tay ngang” nữa rồi. Tôi bắt đầu hỏi tiếp những điều mà người Mỹ “khoái” ở trường anh để học hỏi thêm. Anh vui vẻ kể tiếp:
- Khách hàng thích sự trung thực, có sao nói vậy.
- Nên làm đúng theo qui trình yêu cầu đối với người mới biết lái xe. “Do by the book”, xin đừng đi tắt! Thí dụ như các em học sinh trung học được yêu cầu nên học lái với thầy dạy tối thiểu trong 6 giờ, rồi tiếp tục lái xe có phụ huynh ngồi bên cạnh thêm 6 tháng nữa, rồi hãy đi thi lấy bằng. Làm đúng như vậy sẽ an tòan cho các em. Có bằng lái, nhưng chưa đủ kinh nghiệm, mà đã tự lái trên đường phố thì quá nguy hiểm!
- Cũng dựa theo nguyên tắc trên, anh Tường chủ trương không bao giờ “dạy bao”, có nghĩa là học viên trả một học phí cố định và bảo đảm sẽ được dạy cho tới khi có bằng lái. Anh vẫn dạy theo giờ, và học viên tự đi thi khi nào cảm thấy mình đã sẵn sàng.
- Người Mỹ khoái “on line”. Với kinh nghiệm trong lĩnh vực IT của anh Tường, EZ Street Driving School là một trong những trường đầu tiên của người Việt được DMV chấp nhuận chương trình học lý thuyết on line. Học viên của anh bây giờ học lý thuyết ở nhà, không phải tới trường nữa. Ngoài ra, việc lấy hẹn để học viên thực tập lái xe với giáo viên cũng bằng “on line”. Vô cùng tiện lợi!

Ngoài ra, EZ Street Driving School còn tổ chức những khóa tu nghiệp dành cho các giáo viên dạy lái, các giám đốc của các trường dạy lái xe để được gia hạn giấy phép hành nghề mà không phải đi thi. Khóa tu nghiệp kéo dài 3 ngày, mỗi ngày 6 tiếng, có các chuyên viên đến nói chuyện. Kết thúc khóa tu nghiệp, người tham dự được cấp giấy chứng nhận, được DMV bang Cali công nhận miễn thi gia hạn giấy phép. Đây cũng là dịp thuận tiện cho các giám đốc, giáo viên của các trường dạy lái xe có dịp gặp gỡ, làm quen, trao đổi kinh nghiệm với nhau.
Justify Full
Tôi hỏi anh một kỷ niệm vui trong đời dạy lái xe của mình, anh Tường kể: “Hồi mới ra nghề, tôi nhận “dạy bao” cho một cô khách hàng người Phi Luật Tân, với thỏa thuận trong 6 tiếng là sẽ thi đậu. Khi bắt đầu thực hiện thì mới thấy hối hận, vì thấy nhiêu khê quá! Tôi phải mất nhiều công sức hơn, nhưng vẫn thực hiện lời hứa lấy tiền đúng 6 giờ thôi. Sau cùng, cô ta thi đậu, và còn cho tiền tip cho tôi khá nhiều! Cô ta trở thành một trong những người bạn cho tới ngày hôm nay. Nhưng kể từ đó, tôi không còn nhận “dạy bao cho bất kỳ ai khác nữa…”

Thật là thú vị! Câu chuyện của anh Tường cho thấy sự thành công trong kinh doanh ở Mỹ đôi khi chỉ là sự minh bạch với khách hàng, và làm đúng theo qui định của ngành nghề. Đơn giản đôi khi cũng là chìa khóa của thành công…

Đoàn Hưng

Pictures : http://www.acclaimimages.com/search_terms/traffic_sign.html
& Doãn Q. Hưng

May 20, 2008

BÀI THƠ TẶNG MẸ - Phương Hà


Mẹ bây giờ đã chiều rồi,
Mẹ bao giờ vẫn một đời vì con.
Ân cần chăm bước chân non,
Trong ngoài, trên dưới ...
...vẹn tròn thủy chung.


Photo HTBN

May 17, 2008

Con của mẹ và những ngày u ám đã qua - Hoàng Hà



Trời đã chiều nhưng nắng chưa tắt. Cuộc vui vẫn còn hứa hẹn. Mẹ đi về nghỉ lưng để dưỡng sức cho cuộc vui tiếp với con cháu trong ngày lễ Mẹ. Mẹ ôm bình hoa vàng của con gái tặng, mẹ xách túi quà nặng trĩu tình thương của con cháu, mẹ nâng niu trong lòng một niềm hạnh phúc vô biên vì đã lâu lắm rồi mẹ mới được ôm hết bốn đứa con một lần vô lòng. Thôi mẹ đi về nghỉ, chiều gặp lại nghe các con-cháu.


Tiếng điện thọai reng. Tiếng bánh xe rít trên đường. Tiếng động thất thanh của xe đụng vào xe. Tiếng im lặng của mẹ và con gái ngỡ ngàng không tin là sự thật. Tai nạn. Oái ăm hơn, tai nạn làm tung tóe những cánh hoa vàng yêu thương, tại nạn xé tọat túi quà mẫu tử, tai nạn chấm dứt ngày vui của mẹ đành đọan với những vềt thương từ từ rỉ máu. Mẹ vào nhà thương.
Những đứa con bàng hoàng lặng thinh. Khúc phim hạnh phúc cách đây vài giờ được chiếu lại trong tâm tưởng của từng người và không ai nghĩ là mình đưa mẹ vào đây trong ngày Mother’s day. Trời tối sập và lòng con cũng ngã sập.


Mẹ nằm nhỏ nhoi trên chiếc giường bệnh, mái tóc bạc cắt ngắn và vết thương ngày càng mở rộng trên đầu. Mắt mẹ càng về khuya càng bầm tím xót xa. Ngồi cạnh mẹ mà lòng con thấy như xa lắm. Xa lắm những câu nói văn hoa của mẹ. Thăm thẳm những “à” với “ừ” của mẹ. Nổi sợ mất mát tự nhiên ập tới như cuồng phong. Con vỡ khóc lạc loài giữa những niềm ưu tư chưa có
câu trả lời. Có những lần nghe bài thơ của thiền sư Nhất Hạnh được phổ thành ca khúc – Bông hồng cài áo.
Rồi một ngày nào đó anh về

Nhìn mẹ thật lâu và nói với mẹ rằng

Con thương mẹ lắm, mẹ ơi!!!

Nghe vì để nghe, có cảm động vì lời thơ cảm động, nhưng hôm nay thì thấm lắm và thấy cần phải nói như thế nhiều hơn.
Con thương mẹ lắm mẹ ơi!!! Trời Phật Ông Bà thương mẹ thương con, thương gia đình mình. Mẹ đã thoát qua giai đoạn hiểm nguy. Lòng con như cất được cái nặng trỉu ngàn cân. Con lại một lần nữa vỡ khóc mừng mẹ thóat nguy và thương những vết thương làm mẹ đau. Con thương mẹ lắm mẹ ơi. Cầu trời cho mẹ mau bình phục.

Ngày mai rồi sẽ nghe được những câu nói văn hoa của me. Sẽ nghe lại tiếng than vãn “sao tao mau quên, tao chán tao lắm!!!”. Sẽ nghe mẹ “à” rồi “ừ” và những “PS” dài đăng đẵng trước khi cúp phone. Và thèm lắm những món ăn đơn giản nhưng thơm mùi Mẹ biết tìm đâu ra.

Có một thi sĩ viết – “Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười”……. không ngoa.

Thương tặng bốn người con Trần-Doãn

Tháng năm, hai không không tám

– Sông Vàng Tuổi Bạc


May 14, 2008

CÁC TRUNG TÂM VIỆT NGỮ: CHỈ TỒN TẠI HAY SẼ PHÁT TRIỂN?

Bài học về tổ tiên trong một lớp 2
tại trung tâm Việt Ngữ Cộng Đòan Westminster


Nói đến các trung tâm Việt Ngữ là lại nói đến một trong những “cái nhất” của cộng đồng người Việt tại Cali khi so sánh với các cộng đồng sắc tộc khác. Chỉ riêng ở vùng Nam Cali, có tơí hơn 80 trung tâm Việt Ngữ, đang tiếp nhận khỏang 17,000 học sinh theo học! Những trung tâm này đã được hình thành từ rất sớm do thế hệ người Việt tị nạn thứ I, với mục đích giữ gìn được sự tồn tại của tiếng Việt trên đất Mỹ.

Rồi năm tháng qua đi… Thế hệ người Việt thứ III, sinh ra và lớn lên ở đây, hiện đang là học sinh của các trung tâm này. Chưa có một cuộc thăm dò chính thức nào để đo lường mức độ ham học tiếng Việt của các em. Nhưng có khá nhiều bậc phụ huynh người Việt nói rằng ngày nay thuyết phục con em mình đi học tiếng Việt rất khó! Trong khi đó, việc các trung tâm vẫn duy trì được họat động đến ngày hôm nay là do sự đóng góp công sức thầm lặng của biết bao nhiêu con người trong cộng đồng chúng ta.

Các trung tâm hiện nay đang họat động ra sao? Hướng phát triển cho tương lai thế nào? Tôi đã trao đổi những vấn đề này với hiệu trưởng của một trung tâm Việt Ngữ, và chủ tịch Ban Đại Diện Các Trung Tâm Việt Ngữ Nam California…

Tôi tìm gặp anh Tôn Thất Thiệu, hiệu trưởng trung tâm Việt Ngữ Hồng Bàng, tại trụ sở họat động của trung tâm- Bolsa Grande High School. Các lớp học bắt đầu từ 1:30 đến 3:30 Chủ Nhật hằng tuần. Trung tâm hiện có khỏang 780 học sinh, con số cao nhất trong các trung tâm Việt Ngữ. Trung tâm có 7 cấp lớp, từ mẫu giáo đến lớp 6. Có 45 thầy cô đang phụ trách giảng dạy.
Cũng như anh hiệu trưởng Thiệu, tất cả các thầy cô đều là nghiệp dư, làm việc tình nguyện tại trung tâm. Giống như phong trào hướng đạo, rất nhiều phụ huynh trở thành giáo viên để hỗ trơ trung tâm. Tiền niên liễm các em đóng chỉ đủ để trả tiền thuê mặt bằng, tiền sách và để duy trì một số họat động phụ trợ khác của trung tâm.

Do đâu mà chúng ta phải bỏ công sức ra dạy tiếng Việt? Theo anh Thiệu, tôn chỉ của trung tâm là bảo tồn và phát triển văn hóa Việt Nam trên đất Mỹ. “Tiếng Việt còn là văn hóa Việt Nam còn”. Mục tiêu cụ thể là làm sao để các em có thể đọc, nói, viết tiếng Việt lưu lóat.

Khi được hỏi về việc học sinh của trung tâm có thích học tiếng Việt không, anh Thiệu cho biết chưa có thăm dò chính thức nào. Tuy nhiên, có một số phụ huynh phản ảnh rằng con em mình không thích đi học tiếng Việt vì những lý do như:
- Không có thì giờ học và làm bài. Vấn đề này là của các em đang học intermediate school, bài vở trong trường chính tương đối nhiều
- Các em học mà không thấy tiến bộ, thấy tốn thời gian mà khả năng đọc, viết tiếng Việt vẫn không tốt lắm
- Không có bạn đồng hành. Các em phân bì rằng tại sao các bạn khác trong trường cuối tuần được nghỉ ngơi, vui chơi, mà mình lại phải đi học tiếng Việt?

Để giải quyết những vấn đề này, khuyến khích các em tiếp tục học tiếng Việt, trung tâm Hồng Bàng đã có những biện pháp như:
- Đối với các em ở cấp lớp lớn: giảm lượng bài tập về nhà cho các em
- Để giúp cho các em học tiến bộ mau hơn, mỗi lớp ngoài giáo viên chính còn được tăng cường thêm một trợ giảng. Giáo viên của trung tâm còn được gởi đi dự các khóa tập huấn để nâng cao trình độ sư phạm.
- Riêng vấn đề “không có bạn đồng hành”, học sinh của trung tâm Hồng Bàng hiện nay đã ít gặp hơn, do số lượng học sinh đông, các em không còn cảm thấy “lẻ loi” khi đi học tiếng Việt nữa.

Bên cạnh chương trình học, trung tâm Hồng Bàng còn có những họat động ngọai khóa để các em vừa có thêm niềm vui, vưà có dịp áp dụng tiếng Việt mình đã học. Thí dụ như chương trình văn nghệ Đêm Hồng Bàng được tổ chức hằng năm vào khỏang tháng 4, với các tiết mục múa, hát, họat cảnh do các em & thầy cô thực hiện. Ngòai ra còn có các kỳ triển lãm về văn hóa, lịch sử Việt Nam, các cuộc thi viết văn, viết chính tả giữa các trung tâm Việt ngữ…

Theo anh Thiệu, cho dù ban điều hành, thầy cô đã dành nhiều thời gian, tâm trí, đã nỗ lực không ngừng, nhưng phong trào học Việt ngữ vẫn đang có chiều hướng đi xuống. Có lẽ đã đến lúc chúng ta phải đi tìm những nguồn động lực mới để khuyến khích thế hệ sau tiếp tục đi học tiếng Việt…

Các em học sinh lớp 6
trung tâm Hồng Bàng làm bích báo

Sau cuộc trao đổi với anh Thiệu, để có cái nhìn tổng quát hơn về việc dạy và học tiếng Việt ở Cali, tôi đã tìm gặp thầy Vũ Hòang, Chủ Tịch của Ban Đại Diện Các Trung Tâm Việt Ngữ Nam California. Theo thầy Hòang, có thể xem Ban Đại Diện (BDD) như là nhịp cầu nối liên kết các trung tâm Việt Ngữ với nhau. Những họat động chính của BDD là:
- Biên sọan bộ sách giáo khoa dạy tiếng Việt ở hải ngọai. Có thể nói đây là bộ sách giáo khoa được sử dụng nhiều nhất tại các trung tâm Việt ngữ không chỉ riêng ở Mỹ. Hiện nay có khỏang 400 trung tâm trên tòan thế giới sử dụng bộ sách giáo khoa này
- Tổ chức các khóa huấn luyện và đào tạo hằng năm về chuyên môn sư phạm cho các thầy cô của các trung tâm Việt ngữ.

Vừa là chủ tịch BDD, vừa là hiệu trưởng của trung tâm Việt Ngữ Cộng Đòan Westminster, thầy Hòang cũng chia xẻ những mối quan tâm của anh Tôn Thất Thiệu. Thầy Hòang ước lượng chỉ có khỏang 1/3 các em đến trung tâm mình là thực sự thích đi học tiếng Việt, còn lại các em đến trường là do cha mẹ yêu cầu. Một số nguyên nhân:
- Phải đi học vào cuối tuần
- Không thấy ích lợi của việc đi học tiếng Việt

Thầy Hòang cho rằng các trung tâm cần nhiều hơn nữa sự hỗ trợ của phụ huynh ở nhà. Thí dụ như phụ huynh cũng nên tìm cách khuyến khích con mình học tiếng Việt, phải nói tiếng Việt với con, phụ con làm bài tập ở nhà… Nếu những việc này chỉ làm tại trung tâm là không đủ.

Thầy Hòang cũng cho rằng các trung tâm Việt ngữ cần phải có nguồn tài trợ lớn hơn để họat động có hiệu quả hơn. Số tiền niên liễm ít oi thu được của các trung tâm chỉ đủ trả những chi phí cơ bản nhất. Tất cả giáo viên đều dạy tự nguyện không lương. Rất khó có điều kiện để nâng cấp được chất lượng giảng dạy, để hấp dẫn các em theo học hơn…

Tôi kết thúc hai cuộc phỏng vấn về các trung tâm Việt ngữ, mà có cảm giác như mọi thứ chỉ là mới bắt đầu… Có quá nhiều vấn đề đang được đặt ra cho tương lai của các trung tâm Việt ngữ của cộng đồng chúng ta. Tại sao một số các em không thích học tiếng Việt? Động cơ nào khiến một số em khác học hăng say? Có cách nào để các Trung Tâm Việt Ngữ của chúng ta sẽ “phát triển” chứ không chỉ là “tồn tại” trong tương lai? Có cách nào đó để giúp cho công sức tự nguyện của hơn 80 hiệu trưởng và một ngàn giáo viên không uổng phí? Những câu hỏi này rất cần sự đóng góp ý kiến của cộng đồng từ nhiều góc nhìn khác nhau. Việt Báo rất mong nhận được ý kiến của quí độc giả về vấn đề này. Xin gởi thư cho chúng tôi qua địa chỉ của Việt Báo, hoặc e-mail: hungdoan@vietbao.com

Tháng 4 – 2008

Đòan Hưng

May 11, 2008

ẢNH ĐẸP - Bồ Hùng Dũng








HOA THƠM BƯỚM LƯỢN


Ới hoa .. ới đẹp ... này ới hoa xinh
Ới tình là con bướm lượn
Bướm lượn rồi bướm nó đi...




NHỊP BA
(Thơ Thanh Tâm Tuyền)

Nhịp ba .. nhịp ba... nhịp ba...
Tình yêu, tự do, mãi mãi...










Nhiếp ảnh gia Tiá Dũng "in action"