...Út mang về mấy gói bông gòn ngoáy tai, tôi rầy:
“Nhà còn một đống, mua thêm về làm gì ?... Cái loại này xấu òm...”
Út giải thích:
“Hơi xấu một chút nhưng xài cũng được... Tại em tội nghiệp con nhỏ đi bán, nó khoảng năm sáu tuổi đầu mà lại khô đét. Nó mời hết mọi người trong quán nhưng có ai mua đâu. Nó chìa cho em và chẳng nói lời nào, chắc nghĩ rằng em cũng sẽ không mua như mấy người trước... Nó ngước nhìn em, nó không khóc nhưng em thấy con mắt nó có nước...”
Út tả làm tôi liên tưởng ngay tới thằng cháu ở nhà, cũng ngần ấy tuổi nhưng lại được đầy ắp tình thương và sự bảo bọc.
“Em lấy một lố và cho luôn tiền thối, nó quýnh lên mừng rỡ, nó lắp bắp vì không biết cám ơn em bằng cách nào, miệng nó méo xẹo, giữa khóc và cười... Em thấy nước mắt nó rớt xuống !”
...Nhiều lúc hai chữ “cám ơn” cũng thật khó khăn để phát ra từ miệng... Lắm khi chính nó không đủ để ta diễn tả được hết những cảm xúc to lớn đang diễn ra trong lòng, cho nên câu nói “Tôi không biết cách nào để cám ơn anh...”hoặc “Tôi không biết phải cám ơn anh như thế nào...” phải dùng thay cho sự biết ơn sâu đậm...
... Trở lại tấm tranh “Nàng Bạch Tuyết và Bảy Anh Lùn” mà con bé học trò dày công thêu vá, tôi đặt thử lên kệ sách cạnh mấy trái bắp khô màu tím thật đẹp mà đứa em mua về khi nó lên Sa-pa. Tôi ngắm nhìn và thấy cũng tạm. Tôi tự hỏi nếu mình làm lại cho nó một cái khung mới to hơn, đẹp hơn, biết đâu nó sẽ khá hơn?
Tôi hít sâu và thở giống như vừa trút được khối nặng trong tim...
...Có tấm laminate từ một em học trò khác được treo trên vách gần đó có ghi câu nói bất hủ của Kahlil Gibran:
“Cám ơn đời, mỗi sớm mai thức dậy, ta có thêm ngày nữa để yêu thương”
“Nhà còn một đống, mua thêm về làm gì ?... Cái loại này xấu òm...”
Út giải thích:
“Hơi xấu một chút nhưng xài cũng được... Tại em tội nghiệp con nhỏ đi bán, nó khoảng năm sáu tuổi đầu mà lại khô đét. Nó mời hết mọi người trong quán nhưng có ai mua đâu. Nó chìa cho em và chẳng nói lời nào, chắc nghĩ rằng em cũng sẽ không mua như mấy người trước... Nó ngước nhìn em, nó không khóc nhưng em thấy con mắt nó có nước...”
Út tả làm tôi liên tưởng ngay tới thằng cháu ở nhà, cũng ngần ấy tuổi nhưng lại được đầy ắp tình thương và sự bảo bọc.
“Em lấy một lố và cho luôn tiền thối, nó quýnh lên mừng rỡ, nó lắp bắp vì không biết cám ơn em bằng cách nào, miệng nó méo xẹo, giữa khóc và cười... Em thấy nước mắt nó rớt xuống !”
...Nhiều lúc hai chữ “cám ơn” cũng thật khó khăn để phát ra từ miệng... Lắm khi chính nó không đủ để ta diễn tả được hết những cảm xúc to lớn đang diễn ra trong lòng, cho nên câu nói “Tôi không biết cách nào để cám ơn anh...”hoặc “Tôi không biết phải cám ơn anh như thế nào...” phải dùng thay cho sự biết ơn sâu đậm...
... Trở lại tấm tranh “Nàng Bạch Tuyết và Bảy Anh Lùn” mà con bé học trò dày công thêu vá, tôi đặt thử lên kệ sách cạnh mấy trái bắp khô màu tím thật đẹp mà đứa em mua về khi nó lên Sa-pa. Tôi ngắm nhìn và thấy cũng tạm. Tôi tự hỏi nếu mình làm lại cho nó một cái khung mới to hơn, đẹp hơn, biết đâu nó sẽ khá hơn?
Tôi hít sâu và thở giống như vừa trút được khối nặng trong tim...
...Có tấm laminate từ một em học trò khác được treo trên vách gần đó có ghi câu nói bất hủ của Kahlil Gibran:
“Cám ơn đời, mỗi sớm mai thức dậy, ta có thêm ngày nữa để yêu thương”
Đoàn Khoa
tháng 02-2008
tháng 02-2008
No comments:
Post a Comment