EXCLUSIVE NEWS ... on Ut's blog
Trong khi đám con cháu dốc sức trang trí phòng triển lãm tại tòa báo Người Việt, Bố Sỹ ở nhà dốc lòng chuẩn bị dàn bài nhỏ để trình bày trong ngày khai mạc ...
(Photo by Tran Duy)
I.
Ông ngoại của đám con tôi – cụ Tú Mỡ - đã từng có câu thơ về các con của ngài:
Tôi cũng bắt chước ông Ngoại đề cập tám đứa con mình bằng câu
Bốn trai bốn gái tám tên …
Nhưng rồi tôi ngừng ở đó vì các con tôi theo thứ tự : Thanh, Khánh, Liên, Thái, Vinh, Hưng, Hiển, Hương thì không hợp vần bằng trắc với câu thơ sáu chữ trên. Tôi đành ngừng ở đó.
II.
Chuyện Kiều xưa của cụ Nguyễn Du có câu:
Trường hợp của tôi thì:
Theo thứ tự Doãn Quốc Vinh đứng thứ năm nên anh chị em cùng bằng hữu vẫn gọi theo thủ tục miền Nam là 6 Vinh.
Đúng như lời anh Đinh Quang Anh Thái khi phỏng vấn Doãn Quốc Vinh tại Little Saigon Radio: “Chọn chủ đề Ao Nhà Lung Linh phải chăng anh vẫn luôn luôn hoài niệm về những kỷ niệm nơi quê nhà?”. Riêng với tôi khi đọc chủ đề ao nhà lung linh của Doãn Quốc Vinh, tôi liên tưởng ngay đến bài ca dao gợi tình gợi cảm bất hủ mà không một người Việt nào trong chúng ta không thuộc nằm lòng. Bài ca dao mang tên “Đêm buồn” :
Hãy nhắm mắt thả hồn theo thần lực kỳ ảo của âm thanh từng chữ từng cu, từng nhịp điệu để rồi khám phá lấy muôn một cái đẹp thần sầu của bài thơ!
Quả vậy dân tộc Lạc Việt sinh trưởng trên các miền đồi núi từ Phú Thọ xuống Bắc Giang, qua Vĩnh Yên, Bắc Ninh rồi lại dần dần từ các miền này tràn xuống đồng bằng để cấy lúa và các làng được thành lập trên những gò ca, chung quanh l những ruộng nước. Khung cảnh khởi đầu bài ca dao không phải ở chốn kinh kỳ gió bụi mà là khung cảnh yên tĩnh trên bờ ao một làng Lạc Việt. Có được bối cảnh yên tĩnh nơi thôn giã đó, tâm hồn mới trầm tĩnh mở rộng để suy tư cùng vạn vật. Có suy tư cùng vạn vật mới có thể nhìn vạn vật bằng tâm tưởng. Thật vậy, chỉ nhìn bằng tâm tưởng mới có thể vào lúc đó thấy được rằng : Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ.
Cũng như chỉ nhìn bằng tâm tưởng mới có thể thấy vào lúc đó con nhn giăng tơ. Như nàng Kiều lúc ngồi trên bờ biển trước lầu Ngưng Bích, nhìn bằng tâm tưởng thấy : Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Lý do từ chủ đề Ao Nhà Lung Linh của Doãn Quốc Vinh đã gợi ý tới hồi niệm lại bài ca bất hủ của dân tộc “Đêm qua ra đứng bờ ao…” là như vậy!
Đối với Vinh, bố đã ghi lại cảm nghĩ để tặng Vinh vào dịp khai mạc phòng triển lãm như một trao tặng thân thương của cha mừng con trên con đường phục vụ nghệ thuật.
Trong khi đám con cháu dốc sức trang trí phòng triển lãm tại tòa báo Người Việt, Bố Sỹ ở nhà dốc lòng chuẩn bị dàn bài nhỏ để trình bày trong ngày khai mạc ...
(Photo by Tran Duy)
I.
Ông ngoại của đám con tôi – cụ Tú Mỡ - đã từng có câu thơ về các con của ngài:
Năm trai ba gái tám tên
Trung, Hiền, Thảo, Dũng, Hùng, Chuyên, Vỹ, Cường
Trung, Hiền, Thảo, Dũng, Hùng, Chuyên, Vỹ, Cường
Tôi cũng bắt chước ông Ngoại đề cập tám đứa con mình bằng câu
Bốn trai bốn gái tám tên …
Nhưng rồi tôi ngừng ở đó vì các con tôi theo thứ tự : Thanh, Khánh, Liên, Thái, Vinh, Hưng, Hiển, Hương thì không hợp vần bằng trắc với câu thơ sáu chữ trên. Tôi đành ngừng ở đó.
II.
Chuyện Kiều xưa của cụ Nguyễn Du có câu:
Đầu lòng hai ả tố nga
Trường hợp của tôi thì:
Đầu lòng ba ả tố nga
Sau đó bốn con trai và bế mạc bằng con Út gái.Theo thứ tự Doãn Quốc Vinh đứng thứ năm nên anh chị em cùng bằng hữu vẫn gọi theo thủ tục miền Nam là 6 Vinh.
Đúng như lời anh Đinh Quang Anh Thái khi phỏng vấn Doãn Quốc Vinh tại Little Saigon Radio: “Chọn chủ đề Ao Nhà Lung Linh phải chăng anh vẫn luôn luôn hoài niệm về những kỷ niệm nơi quê nhà?”. Riêng với tôi khi đọc chủ đề ao nhà lung linh của Doãn Quốc Vinh, tôi liên tưởng ngay đến bài ca dao gợi tình gợi cảm bất hủ mà không một người Việt nào trong chúng ta không thuộc nằm lòng. Bài ca dao mang tên “Đêm buồn” :
Đêm qua ra đứng bờ ao,
Trong cá cá lặn, trông sao sao mờ.
Buồn trông con nhện giăng tơ,
Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai.
Buồn trông chênh chếch sao mai,
Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ.
Đêm đêm tưởng giải ngân hà,
Chuôi sao Tinh Đẩu đã ba năm tròn.
Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn,
Tào Khê nước chảy hãy còn trơ trơ.
Trong cá cá lặn, trông sao sao mờ.
Buồn trông con nhện giăng tơ,
Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai.
Buồn trông chênh chếch sao mai,
Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ.
Đêm đêm tưởng giải ngân hà,
Chuôi sao Tinh Đẩu đã ba năm tròn.
Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn,
Tào Khê nước chảy hãy còn trơ trơ.
Hãy nhắm mắt thả hồn theo thần lực kỳ ảo của âm thanh từng chữ từng cu, từng nhịp điệu để rồi khám phá lấy muôn một cái đẹp thần sầu của bài thơ!
Quả vậy dân tộc Lạc Việt sinh trưởng trên các miền đồi núi từ Phú Thọ xuống Bắc Giang, qua Vĩnh Yên, Bắc Ninh rồi lại dần dần từ các miền này tràn xuống đồng bằng để cấy lúa và các làng được thành lập trên những gò ca, chung quanh l những ruộng nước. Khung cảnh khởi đầu bài ca dao không phải ở chốn kinh kỳ gió bụi mà là khung cảnh yên tĩnh trên bờ ao một làng Lạc Việt. Có được bối cảnh yên tĩnh nơi thôn giã đó, tâm hồn mới trầm tĩnh mở rộng để suy tư cùng vạn vật. Có suy tư cùng vạn vật mới có thể nhìn vạn vật bằng tâm tưởng. Thật vậy, chỉ nhìn bằng tâm tưởng mới có thể vào lúc đó thấy được rằng : Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ.
Cũng như chỉ nhìn bằng tâm tưởng mới có thể thấy vào lúc đó con nhn giăng tơ. Như nàng Kiều lúc ngồi trên bờ biển trước lầu Ngưng Bích, nhìn bằng tâm tưởng thấy : Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Lý do từ chủ đề Ao Nhà Lung Linh của Doãn Quốc Vinh đã gợi ý tới hồi niệm lại bài ca bất hủ của dân tộc “Đêm qua ra đứng bờ ao…” là như vậy!
Đối với Vinh, bố đã ghi lại cảm nghĩ để tặng Vinh vào dịp khai mạc phòng triển lãm như một trao tặng thân thương của cha mừng con trên con đường phục vụ nghệ thuật.
No comments:
Post a Comment