Tiếp tục "Những đêm mất ngủ của nàng Scheherazade"
Sân Khấu Việt Nam nên ghi tên vở "Dư Luận Quần Chúng" vào lịch sử của mình bởi tầm ảnh hưởng của nó quá lớn đến nỗi người ta cứ tưởng Sân Khấu Nhỏ 5B thời đó tên là "Dư Luận Quần Chúng".
Nhờ vở diễn trên - Sân Khấu Nhỏ 5B hình thành một KIỂU DIỄN MỚI không giống như các đoàn hát trước đây:
KHÁN GIẢ NGỒI XUNG QUANH - TRANG TRÍ TINH GỌN - DIỄN VIÊN (bằng tiếng nói thật, không qua tăng âm) GIAO LƯU TRỰC TIẾP VỚI KHÁN GIẢ.
Và phong cách dàn dựng cũng như biểu diễn này TIẾT KIỆM RẤT NHIỀU CHI PHÍ CÙNG CÁC PHƯƠNG TIỆN KỸ THUẬT SÂN KHẤU cộng thêm một CƠ CHẾ KIỂM DUYỆT KHÁ THOÁNG (so với các đoàn hát "truyền thống") nhờ đó các vở kịch "ra lò" mau hơn và liên tục hơn.
Đây đúng nghĩa là THỜI HOÀNG KIM CỦA KỊCH NGHỆ bởi nó SỐNG ĐỘNG và TRẺ TRUNG hơn nhiều so với thời gian trước đó.
Thời Hoàng Kim này kéo dài hơn 20 năm...
Và như tất cả mọi hoạt động khác- khi đã lên quá cao thì chắc chắn sẽ chuyển qua giai đoạn BẢO HÒA và SUY TÀN.
Điều này đầu tiên bắt nguồn từ NHÂN SỰ.
*ĐÂY LÀ NGUYÊN NHÂN THỨ NHẤT (của sự "đi xuống" của sân khấu VN)
Những đạo diễn & diễn viên trẻ trung vừa mới ra trường đầy sáng tạo của thời đầu Sân Khấu Nhỏ - sau nhiều năm - họ trở thành những NGÔI SAO THỰC THỤ.
"CƠ THỂ" ngày càng phát triển nhưng CHIẾC ÁO của nó VẪN NHƯ NGÀY ĐẦU do đó dẫn tới việc những NGÔI SAO trên tách ra thành lập hoặc gia nhập những đoàn hát khác ngoài 5B.
Bây giờ Sân Khấu Miền Nam không còn phát triển theo CHIỀU SÂU mà bành trướng theo CHIỀU RỘNG.
Nhiều vở kịch được dựng hơn nhưng CHẤT LƯỢNG và sự TÌM TÒI thì không như thời đầu tiên của "phong trào" này.
Sự NỞ NỒI trên cũng tác động rất lớn tới việc ĐÀO TẠO tại TRƯỜNG SÂN KHẤU.
Lấy thí dụ:
Thời đầu (lứa Thành Lộc, Hồng Đào, Đoàn Khoa..) 4 năm với hệ DIỄN VIÊN và 5 năm với hệ ĐẠO DIỄN - và mỗi năm chỉ 1 lứa diễn viên & đạo diễn "thu nhận" và "ra lò" mà thôi.
Nhưng do nhu cầu "thiếu hụt nhân lực nhà trường tuyển sinh mỗi năm nhiều khóa và bới thời gian đào tạo (2 năm cho Diễn Viên - 3 năm cho Đạo Diễn).
Những môn học được cho là "không cần thiết" như "CỔ ĐIỂN" , "ĐỘC THOẠI" hay LỊCH SỬ SÂN KHẤU đều bị bỏ qua bởi nhà trường cho rằng ngoài đời không có cơ hội thực hành những thứ đó.
Nghĩa là học sinh Trường Sân Khấu chỉ được "RÈN" những KỸ NĂNG để LANH trên sân khấu mà thiếu hẳn đi những gì thuộc về PHONG CÁCH cũng như CHIỀU SÂU của nghề.
*NGUYÊN NHÂN THỨ II :
Cả nước Việt Nam (từ Bắc chí Nam) chưa hề có 1 NHÀ HÁT nào CHUẨN MỰC với những ĐIỀU KIỆN KỸ THUẬT CƠ BẢN.
Khi xây một "Nhà Hát Mới" - tất cả những "kiến trúc sư" (ở VN) đều CHÚ TRỌNG tới KHÁN PHÒNG mà họ không hề quan tâm tới HẬU TRƯỜNG KỸ THUẬT.
[cả Nhà Hát Lớn (Hà Nội) và Nhà Hát Thành Phố (Saigon) cũng không đủ tiêu chuẩn của một Nhà Hát ĐÍCH THỰC]
Do đó - để đạt tới một vở diễn với sự tìm tòi & sáng tạo "như ý" - đạo diễn lẫn diên viên VN cực khổ vô song bởi họ phải LOAY HOAY XOAY SỞ thay vì tập trung sáng tạo.
Thí dụ bằng một mẩu chuyện THẬT như sau:
Khi qua Pháp thực tập, em được tới tham quan 1 nhà hát nhỏ ở Paris.
Tuy "nhỏ" nhưng trên sân khấu của nhà hát này có thể có 1 chiếc xe hơi chạy vào được và hệ thống "NÂNG" mặt sàn cũng như HẠ từ trần ĐỀU TINH VI ĐẾN TỪNG ĐƠN VỊ.
Sau khi "đi một vòng" - em có dịp nói chuyện với người phụ trách nhà hát đó và đặt hẳn 1 câu hỏi cụ thể sau:
"Tôi muốn trong vở kịch sắp tới của mình có 1 MẶT TRĂNG KHỔNG LỒ và mặt trăng này PHÁT RA ÁNH SÁNG. Điều này tôi có thể thực hiện được nhưng tới đây thì tôi không biết phải làm như thế nào - đó là trong "cao trào kịch" - MỘT DÒNG MÁU ĐỎ CHẢY TRÊN MẶT TRĂNG SÁNG ĐÓ - và cũng trong thời khắc ấy - y trang của nhân vật chính cũng bị MÁU THẤM VÀO.
Điều khó nhất là sau "ÁC MỘNG" ấy - khi trở lại "hiện thực" thì tất cả MÁU trước đó đều biến mất...
Vậy hãy chỉ cho tôi biết tôi phải làm sao?..."
Ông kỹ sư người Pháp ngạc nhiên nhìn em và hỏi ngược lại:
"Tại sao ông lại hỏi tôi điều đó?"
Em trả lời rằng:
"Để về VN tui chỉ lại cho người thiết kế của tui làm..."
Ông Pháp khuyên:
"Ông không nên làm như vậy bởi nếu SA VÀO TIỂU TIẾT, tầm nhìn của ông hẹp lại và ông không thể TƯỞNG TƯỢNG được điều gì hay hơn. Ở Pháp, người đạo diễn sẽ NÓI Ý MUỐN CỦA MÌNH sau đó dàn kỹ thuật viên sẽ đưa ra nhiều PHƯƠNG ÁN để ông ta CHỌN..."
Em nói ngay:
"Ở VN - đạo diễn tụi tui còn phải chỉ cho đám thợ chỗ nào mua "đinh" mua "ván"... Nói như ông - Đạo Diễn ở đây LÀ TIÊN"
Ông Pháp nói:
"Không - chỉ chừng mực thôi - Đạo diễn bên MỸ mới LÀ TIÊN - bởi họ có cả MỘT NỀN CÔNG NGHIỆP PHỤC VỤ CHO SÂN KHẤU"
...
Trở lại với Sân Khấu Việt:
Đạo diễn và diễn viên Việt Nam thật ĐÁNG THƯƠNG khi TỰ MÌNH BƯƠN CHẢI trong những gì ĐANG CÓ để "tác phẩm" THÀNH HÌNH.
*NGUYÊN NHÂN THỨ III :
Đây chỉ là sự "mở rộng" của "nguyên nhân" trên:
Hai "NGÀNH ĐÀO TẠO" mà trường "Bách Khoa" (của Hưng) còn thiếu, đó là đào tạo:
KỸ SƯ ÁNH SÁNG và KỸ SƯ ÂM THANH.
...
Chỉ với 3 nguyên nhân CƠ BẢN trên - Sân Khấu Việt "TỒN TẠI" và kéo dài những 20 năm quả là điều PHI THƯỜNG.
...
Bây giờ - người ta có thể "ĐỔ THỪA" cho DỊCH BỆNH làm sân khấu "ngắc ngoải" ... nhưng trong sự "phân tích" của em ở trên, Sân Khấu Việt (KỊCH) - nếu như không có DZỊCH DZẬT - thì cũng đang đi dần tới THỜI THOÁI TRÀO và số phận của nó e rằng cũng không khác mấy so với CHÈO, TUỒNG, HÁT BỘI hay CẢI LƯƠNG (hấp hối và đang chờ "phát "ân Huệ")
...
Thưa Doãn Gia - em định kết loạt "ĐÊM MẤT NGỦ" ở đây...
(để quay lại vụ BÌA của Doãn Vinh)
Nhưng như thế thì cũng BI QUAN và nàng SCHEHE vì nỗi buồn này mà MẤT NGỦ tiếp...
Có lẽ lần tới, em tìm điều gì đó hòng HAPPY ENDING hơn để ta thấy rằng:
"SAU CƠN MƯA - TRỜI LẠI BÃO" ... (lộn) "LẠI SÁNG"
để mình còn thấy một ngày SỐNG là một ngày ĐÁNG chứ không PHÍ vì BUỒNG (phát âm theo kiểu hát SAI CHÍNH TẢ của bà THANH THÚY)
Khoa
***
Huy hoàng 20 năm thì cũng an ủi… còn lại thì đúng là quy luật thiên nhiên thôi. Cái gì lên thì sẽ xuống. Chưa kể ngủ quên trên chiến thắng là thói thường. Lối mòn sẽ được khai thác tối đa - dễ dàng hơn tìm kiếm khám phá mới. Và dĩ nhiên cái kiểu đào luyện ăn sổi thì sẽ phải ở thì thôi.
Khoa làm được mấy chuyến ra nước ngoài học hỏi thích quá nhỉ.
Chị cũng nghĩ mọi chuyện đi theo vòng xoáy đi lên, nên chờ nghe sau cơn mưa của Khoa 😊
- chị Thanh
No comments:
Post a Comment