Jan 1, 2019

NHẬN DIỆN



NHẬN DIỆN

[...]

Thiền sư Thiền Chiếu cuối đời Lý có nói : người tu đạo nếu biết rõ tâm mình thì sẽ phí sức ít mà dễ thành công. Người tu đạo nếu không biết gì về tâm mình thì chỉ phí công vô ích. Muốn biết tâm mình thì chỉ có một cách quán sát nó, nhận diện nó. Công việc đó làm thường trực trong sinh hoạt hàng ngày cũng như trong giờ thiền tọa. Trong lúc ta thiền tọa, những cảm thọ và những ý tưởng có thể phát hiện trong ta. Nếu ta không dùng những phương pháp quán niệm hơi thở thì chúng có thể xâm chiếm và đưa ta ra ngoài chánh niệm. Nhưng ta đừng nghĩ rằng hơi thở chỉ là để xua đuổi cảm thọ và ý tưởng. Hơi thở còn là để tâm lắng lại thân tâm, mở lối cho định và tuệ. Khi một cảm thọ hay một ý tưởng xuất hiện, ta đừng cố ý xua đuổi bằng hơi thở, dù sự tập trung tâm ý nơi hơi thở có tác dụng khiến cho cảm thọ hay ý tưởng đó tạm bị loại trừ ra khỏi tâm ý. Đừng cố xua duỗi, ghét bỏ, e sợ. Phải làm sao? Chỉ cần nhận diện thôi. Thí dụ khi một cảm thọ đau nhức phát hiện nơi ta, ta liền nhận diện nó: "Một cảm thọ đau nhức xuất hiện nơi ta". Một cảm thọ đau nhức còn tồn tại nới ta, ta cũng nhặn diện nó : "Cảm thọ đau nhức còn tồn tại nơi ta". Nếu một ý tưởng phát hiện nơi ta. Ví dụ, "nhà hàng xóm giờ này mà còn làm ồn quá" thì ta nhận diện nó : "ý tưởng nhà hàng xóm giờ này mà còn làm ồn quá vừa phát hiện nơi ta". Nếu ý tưởng đó còn tồn tại ta tiếp tục nhận diện, nếu có một cảm thọ khác, hay một ý tưởng khác đi qua đầu ta thì cũng phải nhận diện như thế. Ta không để cho một cảm thọ hay bất cứ ý tưởng nào phát sinh hay lưu trú trong ta mà có thể tránh thoát sự quán niệm và nhận diện của ta.

Ta quan sát và nhận diện chúng như người gác cửa cung vua, nhận diện mỗi gương mặt đi qua cửa khuyết. Khi không còn cảm thọ hay ý tưởng nào có mặt, ta cũng nhặn diện sự không có mặt của chúng. Cảnh giác thường trực như vậy tức là quán niệm về cảm thọ và tâm thức. Quán niệm tinh tiến như vậy, thì ta sớm điều phục được tâm ta. Ta có thể phối hợp phương pháp quán niệm này với phương pháp quan niệm hơi thở để nhiếp phục tâm ý.

[...]

Thích Nhất  Hạnh 
Trích trong “Phép Lạ Của  Sự Tỉnh Thức"

https://langmai.org/tang-kinh-cac/vien-sach/thien-tap/phep-la-cua-su-tinh-thuc/nhan-dien/

No comments: