HỎI:
Theo suy luận đơn giản của một "lười sĩ" như tôi (bắt chước chữ "nhát sĩ" của nhạc sĩ Tô Hải), nói (về máy ảnh) lúc nào cũng dễ hơn làm (chụp ảnh). Vấn đề là tại sao đàn ông lại mắc tật này nhiều hơn quý bà, và dân Á châu nhiều hơn nơi khác. Cái này chắc chỉ có Thanh Hương (phe quý bà) và Duy (thi sĩ) có thể trả lời được thôi :)
Một thắc mắc là vài năm một lần lại nghe tin Việt nam có vài bức ảnh đoạt giải thế giới, Quân giải thích thế nào, vì nhiếp ảnh gia ở Việt nam có vẻ không được đào tạo bài bản lắm. Có phải do đề tài không (ví dụ như mấy bức ảnh về đồi cát, hoặc bà mẹ cho con bú, hình như chụp kiểu nào cũng đoạt giải :)?? Hay là "ba cái giải vớ vẩn"?
Tường
Một thắc mắc là vài năm một lần lại nghe tin Việt nam có vài bức ảnh đoạt giải thế giới, Quân giải thích thế nào, vì nhiếp ảnh gia ở Việt nam có vẻ không được đào tạo bài bản lắm. Có phải do đề tài không (ví dụ như mấy bức ảnh về đồi cát, hoặc bà mẹ cho con bú, hình như chụp kiểu nào cũng đoạt giải :)?? Hay là "ba cái giải vớ vẩn"?
Tường
ĐÁP
Dear Tường,
Với sự tiến bộ của khoa học nên nghanh nhiếp ảnh được phát triển. Nhất là thời đại Digital tạo cơ hội dể dàng cho mọi người bước vào cái nghệ thuật từ trước được xem là thứ xa xỉ. Nếu quay lại những thập niên 80 và 90 thì những người bạn mình như Thanh Hương hay Minh Trang là sắm một máy hình loại con dế (Compact film 35mm camera) rồi lâu lâu bấm một cái , cứ chụp từ từ hết phim rồi đem đi rửa. Mà các tấm hình chỉ có một chủ đề duy nhất là chụp bạn bè làm kỷ niệm. Vì chụp lung tung đi rửa mắc tiền mà không biết tấm nào đẹp hay tấm nào xấu. Từ ngày có cái máy Digital thì bạn bè mình bắt đầu đi tìm hiểu nhiếp ảnh và bấm không biết bao nhiêu tấm ảnh. Ngay cả Duy , bạn bọn mình thích thơ văn mà cũng đi bấm thử vài tấm ảnh.
Từ đó mọi người điều có cơ hội vào nhiếp ảnh, cũng có những người thái quá, họ nghĩ tới mực độ là "Thay đổi thế giới - Change the world" bằng cái máy hình của họ. Nhiều ông thầy dạy nhiếp ảnh phải la trời vì nhiều thằng học trò nó quá nhiều tư tưởng lên cả mặt trời với cái Camera của nó. Cũng vì thành công của Digital, nghệ thuật nhiếp ảnh càng ngày càng khó vì quá nhiều cạnh tranh. Nhiều nhiếp ảnh gia trên thế giới không còn sống dễ dàng với tranh nghệ thuật của mình. Họ chuyển qua công việc đi dạy học nhiếp ảnh để có đồng lương ăn chắc, rồi để được mời đi chấm điểm các giải thưởng để có đồng ra đồng vào. Ngày xưa cái loại nhiếp ảnh cưới hỏi không được đánh giá cao, y như một anh trọc phú không văn hóa mà trở thành đại gia.
Kẹt một cái là cái thời cuộc này là "Phi kim ngân bất thành đại sự". Mấy ông nhiếp ảnh phải nâng cấp cho cái nghề chụp ảnh cưới là một cái nghệ thuật. Vì thực tế loại chụp hình cưới hỏi này tiền vào nhiều hơn các hình ảnh nghệ thuật. Lí do đó mà tại Việt Nam mình số lượng người đi chụp ảnh cưới đứng hàng khá cao ở Đông Nam Á. Nhưng ngược lại thì số lượng người sử dụng phần mềm Photoshop một cách chuyên nghiệp không đông đảo như bên đây. Chẳng hạn một người chụp ảnh cưới bên đây là thường họ làm được công việc Photoshop. Ở Việt Nam, ngay Sài Gòn có một cái trung tâm, thường những ai làm việc chụp hình cưới hỏi đều biết. Tại đó có khoảng 20 tay nghề Photoshop, đẳng cấp chuyên nghiệp, sử dụng key - broad nhuần nhuyễn , không xài Mouse như bọn mình, chỉn màu , chỉnh ánh sánh y như các thư ký đánh tốc kí mà không cần nhìn bàn phím. Họ làm việc thay ca 24 trên 24 , hầu như các tay chụp ảnh cưới đem về đó cho họ chỉnh rồi sau đó in thành Album. Bởi vậy khi mình có một tấm ảnh cũ , muốn làm lại cho mới , đi vào một tiệm ảnh ở một cái góc nào ở Sài Gòn, nhờ ông chủ tiệm làm cho đẹp, lúc đó nhìn ông chủ thì cảm thấy tuổi tác ông ta không thích hợp làm photoshop, cách nói chuyện không giống nhà nghệ thuật, mà cũng cảm thấy kiến thức nhiếp ảnh cũng chẳng có. Nhưng ông ta nói là làm được và 2 ngày sau lại lấy. Thì ông đem lên cái trung tâm làm hình photoshop để họ làm và ông ăn huê hồng.
photo source: https://www.google.com/search?client=firefox-a&hs=lo0&rls=org.mozilla:en-US:official&channel
Nên vậy khi một người đoạt được giải thưởng nhiếp ảnh nào thì mình phải đọc sơ qua cái giải thưởng đó mà thôi. Trong những năm qua thì có hai người tại Việt Nam thắng hai cái giải thưởng có tầm vóc quốc tế như cậu Nguyễn Hoàng Hiệp thắng giải "Sony World Photography Awards" , tuy nhiên phải nói rõ là trong giải này họ chia nhiều mục khác nhau và giải thưởng khác nhau. Anh chàng Hoàng Hiệp thắng ở mục "Open Photographer of the year", giải khoảng $5,000. Còn mục chính của hãng Sony là cô Andrea Gjestvang người Na Uy , giải thưởng khoảng $25,000. Mà trong mục này là có 122,000 người nộp ảnh từ 170 quốc gia. Bất cứ giải nào cũng phải do công trình nghiên cứu nó. Của Hoàng Hiệp mang tính cách nghệ thuật chứ không mang tính cách nghiên cứu. Một phần Hiệp tuổi trên 20 và nhất ở quốc gia không phát triển nổi về nghiên cứu thì cách nào Hiệp khó vượt được tột đỉnh trong ngha2nh nhiếp ảnh. Còn hình của cô Andrea so với hình của Hiệp không bằng nghệ thuật Photoshop. Nhưng cô thành công tập ảnh chân dung và các thanh thiếu niên sóng xót trong cuộc thãm sát tại Island of Utoeya ngoài thủ đô Oslo, vào tháng 7 năm 2011. Tấm ảnh của cô đưa lên khuôn mặt của thanh thiếu niên muốn diễn tả lại cuộc thãm sát nhưng các em không thốt thành lời. Nếu chúng ta lấy tấm ảnh của Andrea thì sẽ có nhiều chuyện bàn tán , nhưng của Hiệp thì những ai không rành nghệ thuật về Photoshop hay tranh ảnh thì khó mà tham gia. Tuy nhiên phải có một lời khen tới Nguyễn Hoàng Hiệp về sự sáng tạo của cậu, nhất là cậu chụp những tấm ảnh này theo giải trí chứ không phải nhiếp ảnh gia.
photo source: https://www.google.com/search?client=firefox-a&hs=lo0&rls=org.mozilla:en-US:official&channel
photo source : http://dantri.com.vn/van-hoa/ngam-tron-bo-anh-doat-giai-nhat-anh-bao-chi-the-gioi-cua-viet-nam-697041.htm
Người thứ nhì là cô Nguyễn Thanh Hải còn có tên là Maika Elan, cô thành công và đoạt đươc giải "World Press Photo", được coi là giải ảnh báo chí danh giá nhất hiện nay, đây cũng là giải quốc tế duy nhất trên thế giới với sự tham gia của các nhiếp ảnh gia khắp thế giới. Trong nhiều năm qua World Press Photo đã trở thành một địa chỉ chung cho hoạt động nhiếp ảnh báo chí và trao đổi thông tin. Cái đề tài của cô là nói về "Đồng Tình Luyến Ái" .
photo source : http://dantri.com.vn/van-hoa/ngam-tron-bo-anh-doat-giai-nhat-anh-bao-chi-the-gioi-cua-viet-nam-697041.htm
Như Tường cũng biết, nhất là Tường chuyên về nghiên cứu thì cái đề tài nào mà khó vào tìm hiểu thì khi có kết quả càng có nhiều cơ hội khen thưởng. Tớ nghĩ nếu mà tớ vào được thế giới xì ke và ma túy tại Việt Nam thì ít nhiều cũng tìm ra một cái gì độc đáo nhưng cái khả năng không có đành chịu , nhất là mình không đủ kiến thức về các con nghiện về ma túy. Thật ra không còn vào công việc chụp ảnh mà mình phải biết trước tấm ảnh nào cần phải chụp trước khi tới gap con nghiện....
Tính ra tại Việt Nam bây giờ cũng chỉ mới có hai người được giải quốc tế, so voi người Nhật, Ấn Độ, Đại Hàn.... thì mình là con số không đáng kể. Chứ còn "Giải Thương Hồ Chí Minh" thì nhiều nguoi VN thắng lắm..... Tuy nhiên phải khen hai người Việt Nam vì xem ra từ tấm hình của ông NICK UT về bà KIM PHUC thì nhiếp ảnh Việt Nam phải mất cả 3 thập niên người ngoại quốc mới nghe tới được nhiế ản từ Việt Nam ....
Thân
Quân
Phụ bản : hình Quân chụp vợ :)
No comments:
Post a Comment