Sep 26, 2012

Sep 20, 2012

anh Anh's Gyoza

Gyoza mặn







Gyoza chay









Gyoza chay  hay mặn ?



Gyoza - Japanese style dumplins
 
Gyoza is originally a Chinese dish, which has become very popular across Japan. This recipe shows how to make the gyoza dough and the gyoza filling. The time consuming and difficult part of making of the dough can be skipped by buying premade dough pieces, which are available at some Japanese and Chinese grocery stores.

Sep 9, 2012

Paralympic - ANH QUÂN

Bill Morris là đạo diễn cho Lễ khai mạc “Thế Vận Hội cho người khuyết tật – 2012” tại London. Ông đã chọn một chủ đề đầy ý nghĩa, làm người đến xem đi vào một không gian ánh sáng huyền ảo và từ đó mới nhận thức tư tưởng thâm sâu của Bill cùng với nhóm hợp tác của ông.

Enlightenment là chủ đề của Lễ Hội Thể Thao – có thể hiểu theo từ ngữ hằng ngày là “Thắp Sáng” – theo bên Phật Giáo là hai chữ “Giác Ngộ” vì muốn hiểu được sự kỳ ảo của ánh sang thì chỉ có “Ngộ” mà thôi, chứ không thể nào diễn tả qua lời nói.

Ánh sáng lung linh màu xanh nước biển tỏa hết sân vận động ngay lúc mở màn, đưa con người đi xuống thế giới đại dương, với tiếng hát của nữ danh ca  Elin Manahan có giọng hát soprano,  chuyên về thể loại Baroque (một thể loại nhạc Cổ Điển) và bài hát Handel - Eternal source of Light Divine làm mọi người có một cảm xúc thổn thức và đầy da diết. (vào youtube để nghe bài hát này http://www.youtube.com/watch?v=7AjXcF7xk_4)

Các ánh sáng được biến chuyển liên tục để cho thấy sự thay đổi của thời đại ánh sáng. Đi song song là một diễn xuất kèm với nội dung của Bản Quốc Tế Nhân Quyền tuyên bố vào năm 1948. Đây là một ưu điểm cho một lễ hội khuyết tật, họ đã dựa và điều một của bản tuyên ngôn là “All human beings are born free and equal in dignity and rights. They are endowed with reason and conscience and should act towards one another in a spirit and brotherhood”.  ( Xin tạm dịch Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền. Mọi người đều được phú bẩm về lý trí và lương tâm và vì thế phải đối xử với nhau trên tinh thần bác ái.). Một nhân vật khuyết tật lừng danh thế giới là Giáo sư Stephen Hawking, ông  nổi tiếng về “Thuyết vụ nổ vũ trụ - The Big Bang” và cuốn sách “Lược sử thời gian” đã xuất hiện trong ngày khai mạc, nên khi vào cửa mọi khán giản được phát một quả táo để đến lúc giới thiệu về thuyết “Big Bang” là mọi người cùng nhau cắn quả táo để tạo ra một tiếng “bang”. Nói tới quả táo là không thể quên được “Định Luật Vạn Vật Hấp Dẫn – Gravity Fall” của nhà Bác Học Issac Newton, nên hình ảnh các quả táo được xuất hiện trên sân khấu. Sự phát triển của khoa học Anh quốc vào những thế kỷ 17 và 18 thì không thể nhắc tới “Vật Lý Thiên Văn – astrophysicist”, nên Sir Ian McKellen đã xuất hiện với ống kính thiên văn, Sir McKellen là một nhà diễn kịch cho các tác phẩm Shakespeare, ngoài ra cũng là diễn viên điện ảnh, ông đã đóng trong film “Lords of the rings”. Trong buổi khai mạc này, Giáo Sư Hawking hướng mọi người đi theo tác phẩm Giông Tố - The Tempest của đại văn hào Shakespeare,  ông đưa dắt nhân vật Miranda do cô gái khuyết tật là “Nicola Miles Wilding” diễn xuất và bố của Miranda là do Sir Mckellen diễn vai Prospero.

Sự huyền bí cùa ánh sáng và sự cấu tạo của hạt giống nguyên tử của vũ trụ đưa khán giả vào vũ trụ huyền bí và mọi người liên tưởng đến câu nói của giáo sư Hawking là:

“Look up at the stars, and not down at your feet. Try to make sense of what you see, and wonder about what makes the universe exist. Be curious” ( tạm dịch là  Nhìn lên các vì sao, và không xuống dưới chân của chúng ta. Cố gắng làm cho ý nghĩa của những gì bạn nhìn thấy, và tự hỏi về những gì đã làm cho vũ trụ tồn tại. Chúng ta hãy tò mò...).

Vẻ đẹp của ánh sáng quyến rũ khán giả nhưng không nổi bậc bằng ngọn đuốc Paralympic khi đi vào sân vận động nhằm thắp sang ngọn lửa Paralympic và sẽ được cháy liên tục trong vòng 11 ngày để cho 4280 vận động viên, lực sĩ và cầu thủ từ 166 quốc gia đến thi tài trong 21 bộ môn thể thao. Họ sẽ thí thố toàn khả năng trong 4 năm luyện tập để đoạt tấm huy chương thể thao cao quí nhất và cũng là niềm hãnh diện nhất của một người thể thao.

Thế vận hội dành cho người khuyết tật, nói theo tiếng Anh cho ngắn là Paralympic. Chữ này vốn lấy từ tiếng Hy Lạp có nghịa là Para: là kề cận, kế bên hay đi song song. Còn chữ Lympic thì vẫn là từ Olympic. Vậy có nghịa là sau khi Olympic vừa chấm dứt thì giải thể thao kế tiếp là Paralympic. Tuy là Pralympic được bắt đầu vào năm 1948, là do một số cưu thương binh người Anh trở về từ Đệ Nhị Thế Chiến, họ đã tổ chức một giải thể thao dành cho thương phế binh và người tàn tật. Lúc đó thuật ngữ Paralympic chưa được chính thức sử dụng vì người tham dự đa số là thương binh, hầu như chưa có người khuyết tật bên ngoài tham gia. Cho đến năm 1960, giải Paralympic không còn dành riêng cho thương binh mà để cho tất cả người khuyết tật trên toàn thế giới tham dự. Thế là giải này chính thức tổ chức tại Rome, Ý Đại Lợi. Có tất cả 400 vận động viên khuyết tật từ 23 quốc gia. Từ đó là cứ lien tục tổ chức 4 năm một lần và đi kế tiếp sau giải Olympic vừa chấm dứt. Với tôn chỉ là các vận động viên bình thường và khuyết tật phải được đối xử công bằng như nhau. Đến năm 1988, giải Olympic tổ chức tại Hán Thành - Đại Hàn Dân Quốc thì thuật ngữ Paralympic chính thức được chấp nhận và càng lúc càng nhiều quốc gia tham dự. Nên đã trở thành một sự kiện thể thao quốc tế ngang hàng với giải bóng đá thế giới trong thế kỷ 21 này.

Lần tổ chức giải Paralympic 2012 tại London đã mang kết quả vô cùng mỹ mãn. Đầu tiên 2.2 triệu vé bán ra được tiêu thụ một cách nhanh chóng, vì nhu cầu nên ban tổ chức tăng thêm 300 ngàn vé và đã bán hết với tổng số là 2.5 triệu vé. Nhờ vậy người viết có cơ hội đi xem ngày khai mạc và một số môn thể thao (xin theo dõi phóng sự qua ảnh về các môn thể thao của Paralympic).

Ngày khai mạc giải Paralympic là ngày 29 tháng 8 và ngày bế mạc vào ngày 9 tháng 9 (ngày song cửu). Vậy là cuộc chơi đã tàn nhưng hầu như người sinh sống bên Anh đều cảm thấy thấm thía bài hát “Breaking up is hard thing to do” do ca sĩ Neil Sedaka hát vào thập niên 60 (người Việt biết ông qua bài Oh Carol!). Ai nấy đều có một cái gì tiếc nuối về mùa hè thể thao năm 2012. Tuy là lễ bế mạc của giải Paralympic không vĩ đại bằng giải Olympic, vì số lượng nghệ sĩ tham gia quá ít. Hầu như ban nhạc Coldplay làm chủ trên sân khấu, chỉ có thêm đóng gop của ca sĩ Rihanna mà thôi. Nhưng đạo diễn Gavin của ngày bế mạc đã chọn đúng ban nhạc Coldplay vì họ là ban nhạc thu hút được trên sân khấu và gây được cảm tình đến cho khán giả.

Tàn cuộc với màn pháo bông và tiếng hát của ban nhạc Coldplay vẫn chưa chấm dứt. Hầu như mọi người không ai muốn đại hội thể thao này chấm dứt cà. Ai cũng muốn một sự kéo dài và mãi mãi. Lá cờ Paralympic đã tao cho Ông Thị Trưởng thành phố Rio của Brazil, mọi người đều mong muốn một “cái gì” vào 4 năm sắp tới và điệu nhảy Samba sẽ đưa mọi người nhún nhảy vào mùa hè 2016.

London, Hè 2012
ANH QUÂN


Đường vào sân vận động chính của Olympic - Olympic Stadium và sân khấu






Quả táo của Newton đi cùng thuyết "Big Bang" của Giáo Sư khuyết tật Stephen Hawking








Ánh sáng kỳ ảo







Ánh sáng và pháo bông





Ngon lửa Paralympic




Vài đoàn Paralympic









Thế là chấm dứt phóng sự thể thao....
Xin lỗi nếu có bạn trong đây không thích thể thao phải đọc bài viết và hình ảnh của Quân ... thành thật xin lỗi.

Quân

Phóng Sự Ảnh giải Paralympic 2012 - London - ANH QUÂN



Thế là 10 ngày tranh tài giải Paralympic đã đến lúc chấm dứt. Mai này là ngày Song Cửu (9/9) thì theo truyền thống Thế Vận Hội là bộ môn cuối cùng sẽ được thi đấu là chạy Việt Dã ( Marathon) và người thắng cuộc sẽ nhận huy chương vào buổi tối trong lễ bế mạc.

Trong 10 ngày qua, Quân có cợ hội đi xem một số bộ môn thi đấu nên gởi đến hình phóng sự cho các bạn theo dõi và tiện cho Thanh Hương bỏ lên Blog .

Bài viết về ngày Khai Mạc và câu chuyện Paralympic sẽ được goi tới các bạn trong nay mai vì đang ngồi viết chưa xong.

Mời xem ảnh

Quân


Bộ Hình Thứ Nhất về Bóng Bàn





Bộ hình thứ hai là Judo (Nhu Đạo)








Bộ Hình Thứ Ba - Power Lifting (Cử Tạ)








Bộ Hình Thứ Tư  - Sitting Volley Ball - Bóng Chuyền Ngồi






Bộ hình thứ 5 - Wheelchair Fencing - Phóng kiếm trên xe lăn






Bộ môn thứ 6 - Boccia - Thảy Bóng 






Bộ môn thứ 7 - Đạp xe đạp






Victory Ceremony - Lễ Trao Huy Chương





Khâm phục những người khuyết tật - 
chúng ta thua họ rất xa - nên học hỏi từ họ