Jun 6, 2010

Greenwich Mean Time - ANH QUÂN


Mỗi lần có khách sang London chơi, nhờ Quân làm hướng dẫn viên du lịch thì hay đưa qua khu Greenwich chơi. Tại đó nổi tiếng nhất là về Giờ Giấc , vậy trước hết xin dùng Bách khoa toàn thư mở Wikipedia để giải thích về chữ GMT

Giờ GMT (viết tắt từ tiếng Anh Greenwich Mean Time nghĩa là "Giờ Trung bình tại Greenwich") là giờ Mặt Trời tại Đài thiên văn Hoàng Gia Greenwich tại Greenwich gần Luân Đôn, Anh. Nơi đây được quy ước nằm trên kinh tuyến số 0.

Trên lý thuyết, vào giữa trưa theo GMT, vị trí của Mặt Trời, quan sát tại Greenwich, nằm ở đường kinh tuyến Greenwich. Thực tế, chuyển động của Trái Đất trên quỹ đạo quanh Mặt Trời không thực sự tròn mà theo hình elíp, với tốc độ thay đổi trong năm, dẫn đến chênh lệch giờ Mặt Trời trong một năm lên đến 16 phút (có thể tính được theo phương trình thời gian quỹ đạo). Một cách khắc phục là lấy trung bình quanh năm và giờ GMT là giờ Mặt Trời trung bình của năm.

Trái Đất tự quay quanh mình cũng không đều, và có xu hướng quay chậm dần vì lực thủy triều của Mặt Trăng. Các đồng hồ nguyên tử cho ta thời gian chính xác hơn sự tự quay của Trái Đất. Ngày 1 tháng 1, 1972, một hội nghị quốc tế về thời gian đã thay GMT bằng Giờ Phối hợp Quốc tế (UTC), được giữ bởi nhiều đồng hồ nguyên tử quanh thế giới. UT1 được dùng, thay GMT, để tuợng trưng cho "thời gian Trái Đất quay". Giây nhuận được thêm hay bớt vào UTC để giữ nó không khác UT1 nhiều quá 0,9 giây.

Trong ứng dụng dân dụng, ngay cả Tín hiệu Giờ Greenwich phát từ Vương quốc Anh cũng dùng UTC; tuy nhiên nó vẫn hay bị gọi nhầm là GMT.

Lịch sử:

Tín hiệu đồng hồ được gửi từ Đài thiên văn Hoàng gia Greenwich mỗi giờ một lần bắt đầu từ 5 tháng 2, 1924.

Với sự lớn mạnh của ngành hàng hải Anh, những người so sánh giờ Mặt Trời của họ với giờ GMT để suy ra kinh độ, giờ GMT bắt đầu được truyền bá trong hàng hải thế giới. Các múi giờ của hàng hải cũng được hình thành dựa trên số giờ hay số "nửa giờ" sớm hơn hay muộn hơn GMT.

Đi chơi tại Greewich

Khi đi tới khu Greenwich thì mọi người sẽ được thăm trường Đại Học Hàng Hải Hoàng Gia Anh. Tại nơi đây ông Chichester được phong tước Sir sau khi ông làm một chuyến vượt đại dương đi khắp thế giới vào năm 1969, lúc đó ông đã 65 tuổi và là người đầu tiên đi bằng thuyền buồm.

Vào năm 2007 , một cơn hỏa hoạn đã làm tiêu tan chiếc thuyền to lớn chạy bằng bườm chuyên chở trà từ Trung Hoa, đến Ấn Độ và về lại đến Anh vào những thập niên 1900 và 1910. Sau đó không chạy nữa để triển lạm tại Greenwich và rất tiếc bị tiêu hủy qua cơn lửa quái ác. Nên giờ không còn cảnh đó để thăm viếng.

Đi tiếp tục là một công viên rộng lớn, sẽ đi lên một cái dốc khá cao , đến 60 độ , tới tòa nhà thiên văn, tại đây mọi người sẽ thấy điểm giờ Zero của GMT , có nghĩa là 12 giờ đêm là 0 giờ, mình đứng trên lằn mức đó nhìn về phía đông thì cộng thêm giờ và nhìn về phía tây thì trừ đi thời gian.
Phần còn lại là chỉ đi ăn uống hay đi mua đồ kỷ niệm mà thôi.

Hình 1 : Nhìn xuống dưới đất ,
đó là một lằn mức chỉ cho biết đó là 0 giờ.


Hình 2 : Đồng hồ mặt trời xem bằng đuôi cá.
Trên cái bảng có những lằn gạch,
dưới được đánh số giờ như 1, 2, 3, 4....
vậy mặt trời chiếu vào đuôi cá tạo thành cái bóng,
nhìn vào cái bóng đuôi cá thì sẽ biết mấy giờ.


Hình 3: Cửa đi vào xem giờ GMT và các loại đồng hồ mặt trời.


Hình 4 : chụp từ trên cao xuống đại học hàng hải


Hình 5: Cổng vào đại học hàng hải, không chụp bên trong
là vì nếu cầm máy đồ nghề thì bị cấm chụp,
muốn chụp phải mua giấy phép.


Hình 6 : Đi qua bên sông chụp phía sau dại học hàng hải



No comments: