Nov 27, 2009

BLACK FRIDAY ?


Black Friday is the Friday following Thanksgiving Day in the United States, which is the beginning of the traditional Christmas shopping season. The term dates back to at least 1966, although its usage was primarily on the East coast. The term has become more common in other parts of the country since 2000.


http://en.wikipedia.org/wiki/Black_Friday_%28shopping%29





PHOTOS OF BLACK FRIDAY ?
No, no !
It's a kind of WHITE THURSDAY's big sales
at an electronic shop in USA on Thanksgiving day.


Những Cảm Xúc Trong Chương Trình: 10 Năm Tưởng Niệm & 40 Năm Aâm Nhạc Lê Uyên Phương - Đoàn Hưng
















Ca sĩ Lê Uyên.(Photo: Đại Dương)

Chiều Chủ Nhật 22/11/2009, tôi là một khán giả của chương trình nhạc kỷ niệm 10 năm ngày mất của nhạc sĩ Phương và 40 năm âm nhạc Lê Uyên Phương. Ngồi trong một góc của khán phòng, tôi im lặng cảm nhận lại những bài hát Lê Uyên Phương trong thế giới của riêng tôi. Trong âm nhạc, người hát, người chơi đàn, rồi khán giả được quyền sáng tác lại ca khúc mà mình yêu thích bằng cách diễn đạt của riêng mình. Những cảm xúc của người nghe đôi khi là sự đồng cảm, đôi khi lại không giống với tâm tình của tác giả khi sáng tác. Điều này không quan trọng. Có được cảm xúc trong âm nhạc đã là hạnh phúc rồi.

Rất nhiều ca sĩ đã hát lại những ca khúc Lê Uyên Phương trong phần đầu của chương trình. Phần cuối Ca Sĩ Lê Uyên mới ra sân khấu để hát và kể chuyện cùng khán giả. Câu chuyện về anh thầy giáo Lộc từ những sáng tác đầu tiên, cho đến khi thành đôi để cặp song ca Lê Uyên Phương ra đời. Từ Đà Lạt, xuống Sài Gòn, rồi sang đến Cali. Và đến ngày nhạc sĩ Phương nhắm mắt từ giã vợ con, gia đình, bè bạn…

Tôi được nghe lại những các ca khúc mà tôi đã từng nghe, từng hát, hoặc từng đàn cho bạn bè hát. Vũng Lầy Của Chúng Ta, Cho Lần Cuối, Tình Khúc Cho Em, Chiều Phi Trường, Dạ Khúc Cho Tình Nhân, Đêm Chợ Phiên Mùa Đông, Lời Gọi Chân Mây, Hãy Ngồi Xuống Đây, Khi Xa Sài Gòn… Có một điểm thật kỳ lạ: tôi không chú ý nhiều lắm đến ca sĩ và ban nhạc. Tôi không nhớ rõ là Tuấn Ngọc, Diễm Liên, Công Thành & Lynn, Anh Dũng, Ngọc Lễ & Phương Thảo đã hát bài gì. Khi những bài hát này vang lên, tôi có cảm giác đang nghe trong đầu giọng hát và tiếng đàn guitar của Lê Uyên Phương trong cuộn băng cassette Lê Uyên Phương đầu tiên mà tôi có cách đây đã hơn 20 năm. Đó là cuộn băng cassette thâu lại album "12 Tình Khúc Lê Uyên Phương" từ trong cuộn băng cối Akai có từ trước 1975. Tôi rung cảm lại những cảm xúc thưở xa xưa mà tôi đã từng có với những ca khúc ấy. Tôi còn nhớ rõ âm thanh của cuộn băng đó bị rè. Phần nhạc đệm chỉ là một cây đàn guitar của anh Phương. Vậy mà những âm thanh đó không thể nào phai nhòa trong ký ức của tôi cho đến tận ngày hôm nay. Sức sống của nghệ thuật đích thực mạnh mẽ như vậy đó…

Có lúc tôi phải thầm hát theo ca sĩ trên sân khấu. "… qua đi, qua đi những cơn mê, tình buồn chồng chất lê thê…" (Vũng Lầy Của Chúng Ta), "…Nhìn suốt kiếp như chết mòn, nhìn hấp hối thương đau. Ngày mai ta không còn thấy nhau..." (Cho Lần Cuối). Lúc đó, tôi nhớ lại cảm giác của thằng sinh viên thất tình năm nào, cầm cây đàn hát nghêu ngao nhạc Lê Uyên Phương cho vơi đi nỗi buồn. Tôi nhớ lại hình ảnh một người bạn trong ngày cuối cùng ở Việt Nam trước khi đi đòan tụ ở Mỹ, cô đã hát chung bài Cho Lần Cuối với bạn bè mà nghẹn giọng. Còn nhiều cảm xúc và hình ảnh cũ về lại trong ngày hôm đó lắm lắm. Mỗi bài hát của Lê Uyên Phương là một chuyến xe đem kỷ niệm về. Lúc đó tôi lại nghe vang trong đầu giọng hát của bạn bè tôi, của chính tôi nhiều hơn là giọng hát của người ca sĩ. Tôi đang sống lại những phần đời đã qua…

Khi Ca sĩ Lê Uyên xuất hiện trên sân khấu, tôi nghĩ là mình đang nhìn lại hình ảnh của chị trên đài truyền hình Sài Gòn gần 40 năm trước. Aâm nhạc của Lê Uyên đã không có tuổi thì người ca sĩ cũng không có tuổi. Tôi nghe chị hát lại Hãy Ngồi Xuống Đây, Dạ Khúc Cho Tình Nhân, Vũng Lầy Của Chúng Ta… mà quên để ý đó là giọng hát live của chính chị bây giờ hay là giọng hát thổn thức của Lê Uyên trong cuộn băng cassette của tôi có hai mươi năm trước. Khái niệm về thời gian đã bị bỏ qua…

Đêm hôm đó, chị Lê Uyên dành chiếc ghế số A19 cho nhạc sĩ Phương, để nếu anh có về lại thì được ngồi nghe vợ và bạn bè hát nhạc của mình. Tôi không nghĩ vậy. Tôi mường tượng thấy hình ảnh của anh trên sân khấu, với cây đàn guitar, đang đàn và hát cạnh chị Lê Uyên. Làm sao anh có thể trở thành khán giả trong một đêm nhạc như vậy? Những khán giả yêu nhạc Lê Uyên Phương có thấy anh ngồi ở ghế khán giả bao giờ đâu? Cái ghế của anh, nếu anh có về, sẽ là cái ghế ở trên sân khấu, cùng với cây đàn guitar, cùng chị Lê Uyên. Sẽ là chỗ của anh vẫn ngồi trong tim người hâm mộ…

Tác phẩm Đưa Người Tuyệt Vọng được nghe hai lần trong buổi chiều hôm ấy. Một lần là do ca sĩ trẻ Văn Trường Phúc hát. Một lần là qua tiếng hát Lê Uyên trong phần nhạc nền của đọan phim đám tang của nhạc sĩ Phương muời năm trước. Tôi không cầm được nước mắt khi nghe lại bài hát trong bối cảnh này. Tôi không biết anh làm bài hát này trong hòan cảnh nào. Tôi nghĩ rằng anh viết nó cho đám tang của chính mình. Nếu có dịp gặp anh để hỏi, chắc là anh sẽ cười và gật đầu…

Cảm nhận của tôi lan man chỉ có vậy… Và tôi nghĩ cũng có nhiều người cũng có cảm xúc giống như tôi…


Trong buổi trình diễn kỷ niệm 40 năm âm nhạc Lê Uyên Phương và 10 năm tưởng niệm nhạc sĩ Phương, những yếu tố trung gian như ca sĩ, ban nhạc, kỹ thuật sân khấu… được bỏ qua. Thay vào đó là những phút giao cảm trực tiếp và chân thành giữa khán giả và tác giả. Chúng ta còn chờ đợi gì hơn thế nữa trong nghệ thuật âm nhạc?


Trong một buổi chiều, những ca khúc Lê Uyên Phương và chính ca sĩ Lê Uyên tự nhiên không có tuổi. Người nghe như sống trong thời gian không phân biệt giữa quá khứ và hiện tại. Người nghe không phân biệt được âm nhạc của Lê Uyên Phương 40 năm trước và bây giờ. Chúng ta còn chờ đợi gì hơn thế nữa trong nghệ thuật âm nhạc?


Nửa thế kỷ đã trôi qua từ ngày tác phẩm đâù tay của Lê Uyên Phương ra đời. Tôi còn ngồi đây để nghe và hát nhạc Lê Uyên Phương. Thêm nửa thế kỷ sắp tới sẽ là năm 2059. Lúc đó chắc tôi sẽ không còn trên cõi đời. Nhưng tôi chắc chắn một thứ sẽ vẫn tồn tại. Đó là cái tên Lê Uyên Phương và những tình khúc của Lê Uyên Phương…


Đòan Hưng














Chiếc ghế A19 dành cho Nhạc Sĩ Phương trong buổi diễn.(Photo: Đại Dương)

Nov 23, 2009

LÊ UYÊN và PHƯƠNG - Anh Quân sưu tầm

Photo: http://nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=103271

... Cũng với quan niệm vậy như vậy, tôi đã mời cặp Lê Uyên Phương đến trình diễn tại một chương trình “Hippies À GoGo” ở Ritz, vài tháng sau khi dời về đây. Đối với tôi đây là một sự thí nghiệm táo bạo đối với giới trẻ thời đó đang bị ảnh hưởng nặng nề của nhạc Psychedelic. Đối với Lê Uyên và Phương thì việc trình diễn trước lớp khán giả trẻ thích ngoại quốc thật sự cũng là một sự thử thách lớn. Tên tuổi Lê Uyên và Phương vào lúc đó cũng mới được biết tới sau khi từ Đà Lạt về Sài Gòn trình diễn thành công tại nhiều nơi. Với phong cách “Bụi Đời” và rất nghệ sĩ của Phương và giọng ca đầy sức sống của Lê Uyên và với nội dung của các nhạc phẩm thích hợp với tâm trạng của giới trẻ, tôi tin rằng họ sẽ thành công trong lần ra mắt này. Tôi muốn tiết mục trình diễn của Lê Uyên Phương là một tiết mục trình diễn bất ngờ nên đã không thông báo vào tuần trước đó để có thể ghi nhận được phản ứng từ nơi khán giả.

Sau phần trình diễn của một ban nhạc trẻ mở đầu với những âm thanh rộn rã quen thuộc, tôi lên sân khấu giới thiệu với khán giả một tiết mục được gọi là “rất đặc biệt”, lần đầu tiên diễn ra một chương trình nhạc trẻ. Mọi người nhìn như dò hỏi lẫn nhau trong khi Lê Uyên và Phương còn ở một phòng kế bên, chắc cũng đang ở trong tình trạng hồi hộp ghê gớm. khi tôi giới thiệu đến tên Lê Uyên Phương, chỉ có vài tiếng vỗ tay lẻ tẻ, nổi lên rời rạc vì tên tuổi của cặp song ca này còn quá xa lạ với khán thính giả, nhất là những người thuộc lớp trẻ.

Với chiếc quần Jean bạc mầu , mái tóc dài và bộ ria mép rất nghệ sĩ, Phương cầm cây guitar bước lên sân khấu, theo sau là một Lê Uyên trong chiếc áo dài còn đầy vẻ bỡ ngỡ và rụt rè. Tất cả khán giả ngồi im phăng phắc với một vẻ ngạc nhiên khi thấy giữa môt chương trình nhạc trẻ lại xuất hiện hai khuôn mặt lạ như vậy.

Nhưng ngay sau đó họ đã bị chinh phục ngay bởi lối trình diễn trẻ trung của Lê Uyên và Phương, mang lại một sắc thái mới lạ và rất đặc biệt như lời giới thiệu trước đó. Tiếng hát của Lê Uyên quyện với tiếng đàn guitar của Phương đã lôi cuốn khán giả từ đầu tới cuối với những “Vũng Lầy Của Chúng Ta, Uống Nước Bên Bờ Suối, vv...” Những tiếng vỗ tay đã nổi lên tưởng như không ngừng để tán thưởng phần trình diễn của Lê Uyên và Phương và để đón nhận hai khuôn mặt mới đến với sinh hoạt ca nhạc nói chung và cho nền nhạc trẻ nói riêng......

Trường Kỳ

Nov 22, 2009

10 NĂM TƯỞNG NIỆM NHẠC SĨ PHƯƠNG 40 NĂM NHÌN LẠI ÂM NHẠC LÊ UYÊN PHƯƠNG 50 NĂM BẤT TỬ TRONG DÒNG CA KHÚC VIỆT NAM


Vào ngày Chủ Nhật, 22-11-2009 sắp tới, tại Star Performing Art Center, ca sĩ Lê Uyên thực hiện đêm âm nhạc để tưởng niệm 10 năm ngày mất của nhạc sĩ Phương, và đánh dấu cột mốc 40 năm âm nhạc Lê Uyên Phương. 40 năm là thời gian tính từ ngày nhạc sĩ Phương cho ra đời tác phẩm đầu tay của mình- Buồn Đến Bao Giờ- vào năm 1959 cho đến năm anh mất 1999. Chứ nếu tính đến ngày hôm nay, âm nhạc Lê Uyên Phương đã tròn 50 tuổi. Nửa thế kỷ vừa qua đủ để chứng minh rằng phong cách nhạc Lê Uyên Phương đã có một chỗ đứng độc đáo trong nền âm nhạc Việt Nam, và sẽ còn tiếp tục tồn tại rất lâu trong trái tim của những người thích nghe và hát ca khúc Việt.

Hãy cùng ca sĩ Lê Uyên ôn lại những cột mốc quan trọng trong nửa thế kỷ của dòng nhạc này…
Người ta hay nói nhạc Lê Uyên Phương là nhạc của Đà Lạt. Bởi vì nhạc sĩ Phương sinh ra và lớn lên ở thành phố thông reo này. Thế nhưng nhạc phẩm đầu tay Buồn Đến Bao Giờ lại được sáng tác ở thành phố Pleiku. Vào năm ấy, 1959, anh là hiệu trưởng của một trường tiểu học ở Pleiku. Anh đã viết tác phẩm đầu tiên để tặng cho mối tình đầu của mình ở nơi phố núi cao và đầy sương. Anh thầy giáo Lộc (tên thật của nhạc sĩ Phương) lúc đó vẫn không nghĩ rằng có một ngày nào đó những tác phẩm của mình sẽ là một phần không thể thiếu của nền âm nhạc Việt Nam vào cuối thể kỷ 20.

Năm 1961, nhạc sĩ Phương trở về Đà Lạt, tiếp tục đi dạy học. Từ năm 1961 đến 1965, anh tiếp tục sáng tác những nhạc phẩm trong tập ca khúc Yêu Nhau Khi Còn Thơ: Nỗi Buồn Dâng Hiến, Kỷ Niệm Trong Chiều, Một Dạ Hội Buồn, Bài Ca Hạnh Ngộ…

Bước ngoặc lớn nhất của cuộc đời nhạc sĩ Phương đến vào năm 1965 khi anh gặp chị Lê Uyên, lúc đó mới 15 tuổi! Sự kiện này đã thay đổi hòan tòan cuộc đời anh. Ai cũng biết anh bị bướu xương. Bác sĩ cho rằng đó là triệu chứng của ung thư xương, và họ nghĩ rằng anh khó có thể thọ quá 30 tuổi. Cũng vì lý do đó, anh không bao giờ nghĩ là mình sẽ lập gia đình. Chị Lê Uyên đã làm đảo lộn mọi dự tính. Năm 1968, Lê Uyên Phương thành đôi. Cuộc hôn nhân đã gặp biết bao khó khăn, trắc trở. Nhưng khát khao mãnh liệt yêu và được yêu đã vượt qua tất cả. Tất cả những cảm xúc dạt dào trong giai đọan này đã được nhạc sĩ Phương ghi lại bằng những sáng tác vào khoảng 1967-1969 trong tập ca khúc Khi Loài Thú Xa Nhau: Vũng Lầy Của Chúng Ta, Cho Lần Cuối, Tình Khúc Cho Em, Chiều Phi Trường, Lời Gọi Chân Mây, Đá Xanh, Dạ Khúc Cho Tình Nhân …

Những tác phẩm này vẫn còn là của riêng của Lê Uyên Phương và bè bạn trong khung trời Đà Lạt mãi cho đến năm 1970. Hai người có công lớn nhất trong cột mốc đem nhạc Lê Uyên Phương đến với khán thính giả âm nhạc của miền Nam Việt Nam là nhà văn Đỗ Quí Tòan và nhà báo Đỗ Ngọc Yến. Trong một dịp lên chơi Đà Lạt, anh Đỗ Quí Tòan đã có dịp nghe Lê Uyên Phương hát trong vòng thân hữu, và nhận ra ngay rằng đây sẽ là một hiện tượng mới của nền âm nhạc Việt Nam. Vào dịp Tết năm 1970, hai vợ chồng Lê Uyên Phương nghỉ phép xuống Sài Gòn ăn Tết trong ba tuần. Anh Tòan đã dắt ngay đôi uyên ương này tới gặp anh Đỗ Ngọc Yến, nhân vật chủ chốt của hầu hết các họat động sinh viên học sinh thời đó. Chị Lê Uyên nhớ lại trong đêm thứ nhì ở Sài Gòn, anh Yến đã dắt vợ chồng chị đến gặp nhạc sĩ Phạm Duy ở trường Quốc Gia Âm Nhạc. Với một cây đàn guitar, Lê Uyên Phương đã hát lần đầu tiên trình diễn trên sân khấu của trường nhạc với ba nhạc phẩm Tình Khúc Cho Em, Vũng Lầy Của Chúng Ta, Lời Gọi Chân Mây. Và trong 19 đêm còn lại ở Sài Gòn, dưới sự sắp xếp của anh Yến, cặp song ca Lê Uyên Phương đã liên tục ra mắt giới trẻ, sinh viên học sinh Việt Nam tại sân khấu các trường Đại Học Vạn Hạnh, Văn Khoa, Luật, Y Khoa, các quán cà phê Thằng Bờm, cà phê Hồng… Sự thành công ngoài sức tưởng tượng, đúng là “một hiện tượng” như anh Tòan đã nhận định. Và phong cách Lê Uyên Phương cũng đã được nhận dạng ngay từ những ngày đầu tiên ấy: chỉ với một cây đàn guitar, đôi uyên ương đi thẳng vào trái tim người nghe bằng cách hát như chỉ được hát, được yêu, được sống một lần cuối, như thể “… ngày mai ta không còn thấy nhau…” trong nhạc phẩm Cho Lần Cuối. Một cặp tình nhân và một cây đàn guitar, thế đã là quá đủ cho thứ âm nhạc viết bằng tình yêu và cho tình yêu của Lê Uyên Phương, đôi song ca độc đáo và thành công nhất của nền âm nhạc Việt Nam cho đến ngày hôm nay.

Quyết định đến với sự nghiệp âm nhạc nhà nghề cũng chỉ được quyết định nhanh chóng sau ba tuần hát rong đó. Nhận được quá nhiều lời đề nghị hợp tác từ giới nhạc sĩ chuyên nghiệp Sài Gòn, nhạc sĩ Phương chỉ kịp trở về Đà Lạt để xin phép nghỉ dạy, rồi thu xếp xuống Sài Gòn trong vòng một tháng sau Tết năm đó. Tiếng hát Lê Uyên Phương bắt đầu xuất hiện ở khắp nơi: từ các phong trà Ritz, Queen Bee, Tự Do, Đêm Màu Hồng, cho đến trên đài truyền hình, đài phát thanh Sài Gòn, trong các trung tâm băng nhạc. Nhìn lại mà giật mình. 1970-1975, tính ra thực sự chỉ có 05 năm để âm nhạc Lê Uyên Phương xác lập chỗ đứng của mình!

Dù rất bận bịu với nghiệp ca hát ở Sài Gòn, Lê Uyên Phương vẫn không thể rời xa Đà Lạt. Họ vẫn sắp xếp để thỉnh thỏang trở về Đà Lạt chừng hai tuần để được uống lại suối nguồn cảm hứng của yêu thương và âm nhạc. Nhạc sĩ Phương đã mở quán cà phê Lục Huyền Cầm để làm nơi trở về của mình. Đây cũng trở thành nơi gặp gỡ của giới văn nghệ sĩ, bạn bè Sài Gòn của anh mỗi khi họ có dịp lên Đà Lạt. Lục Huyền Cầm đã trở thành một phần của không khí Đà Lạt, một phần của văn hóa Đà Lạt trước 1975. Rất nhiều du khách sau này lần đầu ghé lên Đà Lạt yêu cầu được đi qua nhìn căn nhà số 22 Võ Tánh, nơi trước đây đã từng là quán Lục Huyền Cầm.

Trong giai đọan 1970-1975, nhạc sĩ Phương tiếp tục cho ra đời 02 tập ca khúc nữa: Uyên Ương Trong Lồng với những sáng tác từ cảm xúc trong hôn nhân: Uống Nước Bên Bờ Suối, Trên Da Tình Yêu, Yêu Nhau Trong Phận Người…; và Bầu Trời Vẫn Còn Xanh với những bài thơ phổ nhạc: Khi Xa Sài Gòn, Tôi Muốn Tin Tôi Muốn Yêu Cuộc Đời… Sau này rất nhiều người hiểu lầm ca khúc Khi Xa Sài Gòn được viết từ hải ngoại. Kỳ thực nó được viết ở Đà Lạt trước 1975. Có lẽ vì do lời ca (phổ thơ Kim Tuấn) quá giống tâm trạng của những người ly xứ trong giai đọan mất nước sau đó: “…Sài Gòn bây giờ ai khóc thương ai…”, “…Sài Gòn còn ai khóc kẻ lên đường…”. Có nhiều tác phẩm được viết như một lời tiên tri.

Trong thời 1975-1979, nhạc sĩ Phương còn viết thêm một số ca khúc trong tập Con Người: Một Sinh Vật Nhân Tạo, trong thời gian ở lại quê nhà, cho đến ngày vượt biên sang đến Mỹ.
40 năm nhìn lại âm nhạc Lê Uyên Phương… Hãy để khán giả yêu mến nhạc Lê Uyên Phương nói lên cảm nghĩ của mình. Theo chị Lê Uyên, những ca khúc trong Khi Lòai Thú Xa Nhau vẫn được khán giả yêu thích, được hát lại nhiều nhất. Có lẽ đây là giai đọan những cảm xúc thật mãnh liệt trong tình yêu, trong cuộc sống được diễn đạt thành ngôn ngữ âm nhạc của nhạc sĩ Phương. Đối với anh, âm nhạc và cuộc sống là một. Nghe nhạc và tưởng tượng về anh ra sao, thì ngoài đời sẽ nhìn anh đúng như vậy. Anh sống trọn vẹn, yêu trọn vẹn trong từng ngày, và điều đó thể hiện rất rõ qua tác phẩm của anh. Những ai đã được và đã mất trong tình yêu đều cảm thấy âm nhạc Lê Uyên Phương nói thay cho tâm trạng của mình. Nếu nhạc sĩ Phương sợ căn bệnh nan y có thể cướp đi cuộc sống và tình yêu của mình trong bất cứ lúc nào, thì rất nhiều người trong giới trẻ miền Nam Việt Nam cũng sợ chiến tranh sẽ làm điều tương tự với mình trong thời chinh chiến. Mẫu số chung của người nhạc sĩ và khán giả hết sức đơn giản: khao khát được yêu và được sống. Nhưng sự đồng cảm lại rất lớn là do những cảm xúc rất thật mà khán giả cảm nhận được từ âm nhạc của Lê Uyên Phương.

40 năm âm nhạc Lê Uyên Phương. Đây là dịp để chị Lê Uyên nhắc lại đôi điều về cuộc đời và âm nhạc của nhạc sĩ Phương. Sẽ có nhiều cặp song ca trong đêm nhạc này để tái hiện lại một hiện tượng của âm nhạc Việt Nam cách đây 40 năm. Những người yêu nhạc sẽ đến đây để nghe nhạc và lại tìm ra chính mình trong âm nhạc Lê Uyên Phương. Khi nghe nhạc Lê Uyên Phương, chúng ta không cần phân tích để thấy được cái hay. Hãy sống, hãy yêu trọn vẹn. Rồi tự khắc, sẽ có lúc bạn tự bật ra câu hát, cho dù là thành lời ca hay chỉ nằm trong tâm tưởng:
“…Nhìn suốt kiếp như chết mòn, nhìn hấp hối thương đau. Ngày mai ta không còn thấy nhau…”
“…Cho tôi yêu em nồng nàn, dù biết yêu tình yêu muộn màng…”

Đòan Hưng

Nov 20, 2009

Chỗ của Ngoại - ĐOÀN KHOA





Giá như đêm ấy có trăng chắc chắn tiệc khai trương này sẽ vô cùng hoàn hảo – Tôi nghĩ bụng.
Tôi thư thái ngắm sao trên sân thượng bé xíu nằm giữa gian bày bán những sản phẩm mỹ nghệ và dãy phòng làm việc của nhân viên.

Ngoài băng ghế hẹp tôi đang ngồi, chỉ có vài khạp nhỏ được gia cố thêm thành mấy cái đôn đặt quanh cái bàn mặt là một khối gỗ lớn dị dạng đầy ấn tượng.
Góc vườn treo này có duyên nhờ cây bưởi ốm tong trồng trong ống cống xi măng nhưng đủ sức “đơm” một trái bé bé.

Tôi thích bức tượng Phật nhỏ bằng gỗ, cũ mèm được đặt nơi cao nhất trên vách tường sơn đỏ, một vị trí vừa gần, vừa rất xa.

…“Tiệc khai trương” văn phòng thiết kế, đồng thời là nhà hàng nhỏ có tên quái chiêu - “Cục Gạch” - số 10 đường Đặng Tất bắt đầu đúng mười giờ tối ngày mười tháng mười.

Dù đã quá biết “xì-tin” của Trần Bình - anh chàng kiến trúc độc đáo với nhiều công trình ấn tượng - vậy mà tôi vẫn ngỡ ngàng ngay phút đầu bước vào “ngôi nhà mới” của hắn.

Không thể hình dung nổi ngôi biệt thự này trước đó như thế nào, chỉ thấy rằng bây giờ, dấu ấn của quái kiệt này hết sức đậm nét từ cánh cửa ra vào cho tới tận những chi tiết bên trong.

Ngay từ mấy vòng tròn xoắn ốc bằng dây kẽm gai được sơn nhũ bạc đặt vừa khít vào những ô khoét rỗng của cánh cửa cánh cửa gỗ dầy đủ báo trước cho mọi người một thế giới đầy bí ẩn bên trong.

Dù luôn miệng phân bua về sự luộm thuộm trong ngày đầu tiên, Bình “thuyết minh” thêm những “ý tưởng” của anh, cái làm được, cái chưa làm và …sẽ…, nhưng tôi tin rằng mọi người đều hài lòng với cách chia không gian hợp lý cùng các đồ trang trí nội thất hết sức thô ráp nhưng đầy ý nghĩa của anh.

Giếng trời chia ngôi biệt thự này thành hai phần: đằng trước cho khách và phía sau cho “người nhà”.

Ở đây, Bình tạo dựng một hồ nước nhỏ có vài miếng ván thô bắt dọc làm đường thông, không chỉ nhằm dịu “con mắt bên trái”, mát “con mắt bên phải” mà còn cho người ta hít thở.
Nhưng phải đợi thêm vài cơn mưa, khi dàn dây leo dầy rậm hơn thì chỗ này mới tuyệt !

Trở lại nơi này vào buổi trưa hôm sau.
“Tiệm” gần gũi như một ngôi nhà của chính mình hơn đêm hôm qua.

Chị bạn đi theo luôn miệng xuýt xoa khen không tiếc lời về từng chi tiết trong nhà hàng này… Tôi không ngạc nhiên vì đó là cảm giác mà tôi đã từng có trong đêm hôm trước.

Chúng tôi gọi đồ ăn. Thực đơn chưa hoàn chỉnh nên in tạm trên vài tờ giấy cũ, nhưng chúng khá thú vị vì cách đặt tên “ngồ ngộ” cho từng món.

Bộ chén dĩa ấm tách toàn bằng sành sứ quê mùa. Cái vẻ thô tháp, hiền hòa của chúng có hồn một cách mãnh liệt vì đã gợi ngay tức khắc trong bọn tôi biết bao kỷ niệm một thời đã qua.

Giọng hát nỉ non từ dàn máy hát Akai cũ kỹ với cuộn băng cối từ từ quay kéo tôi về khoảng thời thơ ấu của mình. Giọng hát như một sợi tơ, một hơi thở nhẹ len lỏi đi qua bao con hẻm hóc rồi chui vào lỗ tai từng người lam lũ sống trong xóm lao động nghèo. Giọng hát như một hiện hữu trong phần đời, phần hồn của họ, của tôi. Giọng hát mà ngày xưa tôi không hề thích, nhưng sao bây giờ nghe ngọt ngào lạ… những giọng hát không lẫn vào đâu, độc nhất vô nhị, đương độ xuân thì…

Bữa ăn trưa ngon - đậm, hoà quyện giữa ký ức và thực tại bị đánh thức bởi ly cà phê sữa đá mà ống hút là một cọng rau muống tươi xanh.

Thêm một sáng kiến của ông chủ nhiều chiêu này !
Đắm mình trong kỷ niệm với cái bụng no căng, hết sức chậm rãi, tôi ngắm bức họa trên vách vẽ một sạp tạp hoá bình dân với cơ man bịch bánh, gói dầu gội đầu, và vô số ve keo, tạp phẩm…
Mắt tôi tiếp tục đánh vòng và dừng lại trên một gian thật trưng bày y hệt bức tranh vừa rồi… Cái gì đây - kỳ này?

Bình kể với tôi rằng đó chính là sạp bán hàng của bà ngoại anh. Mỗi năm về quê, Bình đều chụp mặt tiền tiệm Ngoại với cùng một góc nhìn, để qua đó, anh so sánh chúng và buồn da diết khi thấy tiệm ngày một rệu dần. Nó già đi theo Ngoại !

Bình mong ngày nào đó, anh sẽ làm một cuộc triển lãm tái hiện tất cả những “tiệm của Ngoại” để thấy thời gian trôi…

…Chị bạn đi cùng nói nhỏ vào tai tôi:
“Đây là người tốt vì biết yêu thương những bậc sinh thành…Chỉ có người tốt mới làm được chuyện quang minh!”
Tôi đồng ý !

Nếu có ai đó trên đời hô hào mọi người hãy yêu thương chúng sinh, yêu thương nhân loại mà không có lòng hiếu đễ với chính ông bà cha mẹ mình thì người đó còn tệ hơn con số không to tướng !

Dù dọn nhà qua lại, gia đình tôi luôn giữ một cái cân bàn hen rỉ với hai dĩa cân móp méo bằng đồng mà hồi còn sống bà ngoại tôi đã dùng khi bán tôm khô trong chợ Vười Chuối.

Ở bên nội, nhưng sau khi tan trường tiểu học, tôi hay chạy qua sạp tôm khô của ngoại giả bộ bốc tôm ăn. Ngoại biết ý, bao giờ bà cũng chần chừ, hỏi đủ thứ chuyện rồi cuối cùng chậm rãi móc từ túi áo bà ba mấy đồng bạc cắc dúi vài tay cháu. Bà cố gắng kéo dài nhất thời gian cháu ở với bà.

Con nít mê tiền Ngoại cho hơn là thương Ngoại, Ngoại biết nhưng bà vui vì nó tới !
…Tôi nhìn lại cái cân sần sùi, cũ mèm cùng mấy quả cân hình lục giác đen thui, mờ hết cả số. Tôi chợt thấy nó đẹp !

Đoàn Khoa

HỘI CỰU HỌC SINH CHÂN PHƯỚC LIÊM HỌP MẶT Ở MỸ: NHỮNG NGƯỜI KHÔNG THỂ QUÊN ĐƯỢC TUỔI HỌC TRÒ

Trường Trung Học Chân Phước Liêm trước 1975

Rời bỏ quê hương sang định cư ở Mỹ, Người Việt đã thành lập ra rất nhiều hội đòan: hội cựu quân nhân, hội đồng hương, các hội cựu học sinh… Những người trong cùng một hội thì có cùng một mẫu số chung nào đó, nên muốn gặp nhau để ôn lại chuyện cũ, một nhu cầu lúc nào cũng có của con người. Trong những câu chuyện cũ, đề tài về tuổi học trò có lẽ là đề tài thơ mộng nhất. Những câu chuyện về ngôi trường xưa, thầy cô cũ, bạn học cùng lứa là những kỷ niệm giúp người ta trẻ lại.

Những ngôi trường lớn và nổi tiếng ở Sài Gòn trước 1975 đương nhiên là có hội cựu học sinh đông nhất, trong đó phải kể ngay đến Chu Văn An, Petrus Ký, Trưng Vương và Gia Long. Tình cờ vào trung tuần tháng 10 vừa qua, tôi có dịp tham dự buổi họp mặt của hội Cựu Aùi Hữu Trường Trung Học Chân Phước Liêm. Cái tên này còn khá xa lạ đối với tôi (là cựu học sinh trường Petrus Ký) và chắc cả với nhiều người khác nữa. Tuy nhiên, khi được nghe các anh chị cựu học sinh Chân Phước Liêm kể về mái trường của mình, tôi nhận ra một điều: ký ức về ngôi trường cũ của ai cũng đều nên thơ và độc nhất vô nhị…

Trường Chân Phước Liêm là một trường trung học tư thục nhỏ nằm ở quận Gò Vấp, gần Ngã Ba Chú Ía, đằng sau lưng Tổng Y Viện Cộng Hòa. Trường được thành lập vào năm 1961 và được điều hành bởi các Cha thuộc dòng tu Đa Minh. Chân Phước Liêm là tên của một vị Thánh Tử Vì Đạo ở Việt Nam. Hình ảnh in sâu đậm trong ký ức của một số cựu học sinh là hàng phượng vĩ màu đỏ rực rỡ trong sân trường mỗi khi hè về, và những chiếc áo dòng màu trắng thánh thiện của các cha trong ban giám hiệu.

Chuyện kể rằng các cha cho thành lập ngôi trường tư thục này với mục đích phụng sự chứ không phải là kinh doanh. Ai cũng biết khu vực này là của dân nghèo ngoại ô Sài Gòn, với nhiều tệ nạn xã hội. Lập ra trường Chân Phước Liêm, các cha muốn gom các em còn ở độ tuổi thanh thiếu niên trong những khu xóm nhỏ ở đây lại để giáo dục, dạy dỗ các em nên người, tránh xa những cạm bẫy xã hội rình rập bên ngoài. Lưu ý rằng học sinh trường Chân Phước Liêm không nhất thiết phải có đạo Công Giáo. Hình ảnh các cha ví von cho ngôi trường Chân Phước Liêm thật là đẹp: Sen trong bùn. Một đóa sen nở ra trong đầm mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Ngược lại, sen nở tỏa hương thơm, làm đẹp cho chốn trước đây chỉ có bùn nhơ. Đầm sen trở nên một hình ảnh thanh tịnh.

Các cha gom các em lại từng bước, dần dần tạo cho các em một mái ấm thứ hai để nương tựa bên cạnh gia đình của mình. Nhớ lại vào năm 1961, trường chỉ có lớp 6. Sang đến năm sau mở thêm lớp 7 để đón các em từ lớp 6 lên, đồng thời nhận thêm các em mới vào lớp 6. Cứ thế mà phát triển cho đến khi trường có đến lớp đệ nhất. Cách chiêu sinh đối với các gia đình nghèo cũng phải khác. Tiền học phí các cha lấy chỉ ở mức tượng trưng. Học sinh học giỏi thì có học bổng. Nghèo quá thì còn được miễn cả học phí. Buổi sáng, có lúc học sinh nghèo được phát sữa và bánh mì nữa. Mái trường nhỏ này quả thật là một mái ấm cho lũ học sinh nhỏ. Các anh chị em chung một gia đình nay lại lần lượt dắt díu nhau vào học cùng trường. Tối xum họp ở nhà với cha mẹ. Sáng quây quần với thầy cô trong trường.

Trường nhỏ, mỗi cấp lớp chỉ có chừng dăm ba lớp. Trường nhỏ có cái thân tình mà trường lớn không có được. Học sinh ở các cấp lớp khác nhau đều biết nhau, chơi với nhau, giúp đỡ nhau trong học tập. Bạn học với nhau thì chơi luôn cả với anh chị em của bạn mình. Tinh thần tương trợ vì vậy mà dễ phát triển. Trường có cả nam lẫn nữ học chung. Chắc cũng vì vậy mà trường có nhiều mối tình học trò dưới hàng phượng vĩ của mình. Rất nhiều mối tình Chân Phước Liêm đã nên duyên vợ chồng sau này.

Như đã trình bày ở trên, các cha không chỉ chú trọng vào kiến thức, mà còn đặt nặng phần giáo dục nhân cách, các sinh họat học đường để tách các em học sinh xa khỏi những tệ nạn xã hội. Trường nhỏ mà cũng thành lập đòan Hướng Đạo Chân Phước Liêm là Thiếu Đòan Nhuệ Giang của riêng mình. Trường có đội túc cầu. Một thành viên đã mô tả đội bóng của mình thật dễ thương: đồng phục chỉ có áo mà không có quần; người có giầy người không. Cũng chẳng sao, niềm vui và có sức khỏe là mới là mục tiêu chính mà. Trường cũng có ban văn nghệ của mình. Hằng năm có chương trình văn nghệ Giáng Sinh. Có đi hội diễn văn nghệ với các trường bạn. Các họat động xã hội, từ thiện được các cha đặc biệt chú ý. Trường thường xuyên tổ chức các chương trình ủy lạo chiến sĩ. Các nữ sinh Chân Phước Liêm thêu khăn, viết thư, đi hát để ủng hộ tinh thần chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa. Các cô đã trở thành người em gái hậu phương cho đất nước thời chinh chiến. Các cha còn tổ chức cho các em vận động quyên góp để giúp đỡ người nghèo. Ngẫm nghĩ thấy mà thương, các em học sinh nghèo mà vẫn đi quyên góp để giúp đỡ những người nghèo hơn mình. Bởi vì tinh thần bác ái là món quà vô giá mà Chúa ban cho nhân lọai, đâu có phân biệt người giàu, người nghèo. Chính trong tinh thần phụng sự xã hội, tương thân tương ái như vậy, vào năm 1971, hội Cựu Học Sinh Chân Phước Liêm được thành lập. Cựu học sinh về lại trường để giúp đàn em trong chuyện thi cử, phụ các cha tổ chức các chương trình ủy lạo đồng bào bị bão lụt… Đây là một đặc điểm hết sức nghĩa tình của hội Cựu Học Sinh Chân Phước Liêm.

Đến năm 1975, cùng với vận mệnh chung của đất nước, mái trường Chân Phước Liêm và học sinh tan tác. Trường đổi tên thành Trường Cấp Ba Gò Vấp, và không còn thuộc về các cha dòng Đa Minh nữa. Kẻ ở lại, người bỏ quê hương ra đi. Cái tên Chân Phước Liêm chỉ còn là nỗi nhớ trong tâm tưởng của các cựu học sinh. Nghe nói nhiều người đã từng học cùng một cấp lớp còn ở trong nước vẫn cố gắng giữ liên lạc với nhau. Còn nhóm cựu học sinh sang Mỹ, sau hơn 20 năm để ổn định cuộc sống, cũng bắt đầu tìm cách nối lại nhịp cầu. Vào năm 2002, hội Cựu Học Sinh Chân Phước Liêm Hải Ngoại họp mặt lần đầu tiên ở Little Saigon. Lúc đó chỉ mới có 10 người. Anh Đào Văn Tiến, Chủ Tịch đầu tiên của hội cựu học sinh trường năm 1971, đã đề nghị lập một website để kết nối với bạn bè khắp nơi trên thế giới. Lúc đầu trang web có tên là www.cpliem.net , sau đó mới chuyển thành www.chanphuocliem.com. Trang web này đã trở thành cầu nối hữu hiệu, vì không những nó mà tên ngôi trường cũ thân thương, mà còn có rất nhiều hình ảnh của mái trường, thầy cô, bạn cũ. Các thành viên của gia đình Chân Phước Liêm tham gia gặp lại nhau trên web này đã lên đến hơn 200 người. Vào năm 2007, buổi họp mặt cựu học sinh Chân Phước Liêm được tổ chức tại Sài Gòn, với sự góp mặt của hơn 80 cựu học sinh ở Việt Nam và từ Mỹ về. Năm 2008, Đại Hội Cựu Học Sinh Chân Phước Liêm tòan thế giới được tổ chức lần đầu tại Little Saigon Nam Cali với trên 100 thành viên về từ khắp các tiểu bang, Canada, từ Việt Nam, Châu Aâu… Năm 2009 chỉ mới là đại hội lần hai.

Chủ đề của đai hội Chân Phước Liêm năm 2009 là “Vào Thu Nỗi Nhớ”. Học sinh của trường nào cũng nhớ đến mùa thu, mùa tựu trường. Rồi mùa hè chia tay với màu phượng đỏ. Rồi trường lớp, thầy cô cũ. Đêm đó các cựu học sinh có tổ chức buổi lễ dâng y cho các thầy cô cũ của mình. Trong nền nhạc là bài Bụi Phấn, các học trò tóc đã bạc dâng áo tặng thầy cô như một lời tri ân. Tinh thần tôn sư trọng đạo trong truyền thống của Người Việt mình quả là bất diệt. Ngay bây giờ, các thành viên đã bắt đầu nghĩ đến việc tổ chức cho lễ kỷ niệm 50 ngày thành lập trường vào năm 2011. Kỷ niệm về tuổi học trò, thầy cô, trường lớp chắc sẽ còn theo đuổi những người cựu học sinh Chân Phước Liêm cho đến ngày răng long đầu bạc. Chỉ có tâm hồn học sinh của họ là còn trẻ mãi với thời gian…

Đòan Hưng

Đại hội Cựu Học Sinh Chân Phước Liêm năm 2009
được tổ chức tại Ramada Hotel, Little Saigon

Nov 18, 2009

CHUYỆN TRÒ VỚI LÁ - Doãn Quốc Vinh -anh Tùng- Anh Quân

Dear all,

Hôm nay 6 Vinh mới thật sự khỏe khoắn để nói chuyện với mọi người về cuộc triển lãm vừa qua . Diễn tiến từ buổi khai mạc cho đến ngày kết thúc đã được Út Hương làm report cẩn thận lắm rồi, 6 Vinh chỉ bổ túc thêm một vài ý nữa để cả nhà nghe chơi cho vui .

Theo như nhận xét của nhiều người , tuy chỉ mở cửa trong 2 ngày cuối tuần nhưng CTVL vẫn được đánh giá là thành công cả về tiếng vang lẫn tài chánh so với các cuộc triển lãm của những Họa Sĩ khác trong cộng đồng người Việt vài năm gần đây. Lại càng vững tâm hơn khi 6 Vinh nhận thấy những lời phê bình từ giới truyền thông, từ những người khách đến thưởng lãm lần này có vẻ "thật" hơn, thẳng thắng hơn, ít bị tác động bởi sự ưu ái đặc biệt luôn dành riêng cho đám con cháu ông DQSỹ . 6 Vinh có làm một cái survey nhỏ với một số nhân vật thuộc loại ít nói, khó tính như chú Trần Dạ Từ, anh Đỗ Quí Toàn cùng với một ít các quí vị lão làng khác trong nghề với 2 câu hỏi :
1/. Thực chất khả năng hội họa của DQVinh như thế nào ? có nên tiếp tục hay nên dừng lại để làm một công việc khác cho thực tế hơn ?
2/. Nếu như vẫn có thể tiếp tục được thì liệu DQVinh có cơ may nào để vô được thị trường main stream hay không ? tất nhiên là chỉ dám bàn đến đám khách hàng người Mỹ trung lưu sống quanh quẩn ở California, kiếm chút đỉnh vừa đủ sống để theo đuổi cái nghiệp vẽ thôi...

Với câu hỏi thứ 1, hầu hết câu trả lời của các vị đó là : nghệ thuật của DQVinh có được nét riêng của mình, mạnh mẽ , đầy sáng tạo . Cố gắng thu vén được chuyện cơm gạo đời thường và dám kiên nhẫn chờ đợi thời cơ thì hoàn toàn có thể tiếp tục con đường đi của mình được .

Với câu hỏi số 2 sau cuộc triển lãm CTVL, khoảng 30% câu trả lời là có đấy ( trước đây tỉ lệ này chỉ là 5%, 95% còn lại thì lắc đầu) nhưng với điều kiện là DQVinh phải dám dấn thân nhiều hơn nữa và điều quang trọng bậc nhất là cần phải thay đổi khá nhiều về kỹ thuật, về mầu sắc... để phù hợp hơn với thị hiếu của dân Mỹ .

Quả là vẫn còn le lói chút ánh sáng cuối đường... vì nhiều khi cảm thấy sao mà nản chí, đơn độc quá trên cuộc hành trình American Dream của mình, 6 Vinh chỉ muốn bẻ cọ vẽ cho xong ! Có lẽ trong vài năm tới, kế hoạch về lại Việt Nam để vừa kiếm cơm, vừa sáng tác ở Homeflowers và rồi đem qua Mỹ làm triển lãm để kiếm thêm là vẹn toàn nhất .

Dear all,
Thừa nhưng mà vẫn phải vô cùng cám ơn đến COL trong nhà và bạn bè xa gần ( đặc biệt là bạn hiền Longman) đã suport CTVL tối đa .

Triển lãm lần này tuy không có Bố Mẹ từ Houston qua dự nhưng 6 Vinh vẫn thấy phây phả nhiều khi có 2 xếp Quí Phong đứng bên cạnh... cô chú lúc nào cũng trên cả tuyệt vời hết cô chú ơi .


6 Vinh

Bravo, 6 Vinh. (i.e. congratulations). Và hãy can đảm, kiên trì, đừng nản chí .Dường như anh cũng cùng một ý với mấy vị lão làng, nhưng có lẽ anh mạnh miệng hơn mà nhủ với 6 Vinh : miếng cơm là một chuyện, nghệ thuật là chuyện khác…Anh biết « nói thì dễ », nhưng mà biết sao đây, cái thật vẫn là thật.

Thân
Anh Tùng


Gởi anh Vinh,

Đọc thư của anh mà em thấy con đường nghệ thuật tại xứ người sao mà “Chua” quá đi mà càng đi nữa thì càng thấy “Chát”. Nói vậy nghe có bi quan lắm không? nói ra thì em luôn cố nhìn mọi việc luôn vào thực tế là không có bi quan và không quá lạc quan, để biết thế đứng của mình tại đâu mà thôi. Nói về hội họa thì đối với em là chẳng hiểu gì hết.

Có một lần đi vào xem triễn lãm tranh ảnh Van Gogh tại Hòa Lan, đi chung với người bạn Trung quốc, thấy hắn xem một cách chăm chú, còn Quân y như một tên cưỡi ngựa xem hoa đi “enjoy”, xem tranh thì xem lướt còn nhìn người chung quanh mình thì nhiều hơn, thấy ai nấy thưởng thức một cách say mê mà trong đầu Quân có ý nghĩ châm biếm là lỡ vào đây dù có không biết thì cũng làm cho biết, còn không thiên hạ cười.

Đi tới Barcelona có một viện bảo tàng tranh của Picasso, Quân xem thấy kiến thức mình cũng chẳng hơn khi xem tranh Van Gogh. Có một điều Quân biết chắc thiện hạ thích Van Gogh hơn Picasso là vì lúc còn làm nghề bán chợ trời về áo thun, thì áo in hình Van Gogh lúc nào bán cũng chạy hết, người Nhật mua rất là nhiều. Còn áo in hình Picasso thì hởi ơi! Quân nhập vào đến 1000 cái áo Picasso thì sau cùng bán chẳng được cái nào, nên giữ vài cái làm kỷ niệm, còn tất cả gởi qua Châu Phi làm từ thiện.

Nghĩ lại, quân phì cười là một cái làng nghèo đói nào tại bên Phi châu, tự nhiên trong đó có cả ngàn người mặc áo in hình Picasso đi làm nông trại thì thấy lạ mắt và người mặc chẳng cần biết cái ông già trên áo là ai. Quay lại câu chuyện, theo em nghe thì nghệ thuật hội họa Việt Nam trong nhiều năm qua mình không còn chỗ đứng nào trên thế giới nữa vì mình không có một trường phái ưu tú nào cả, nên vậy chọn nghành này quả thật là phiêu lưu, nếu muốn vượt qua thì em chỉ nghĩ là trong còn người mình phải có cái chất đam mê sáng tác cuồng nhiệt và sống một thế giới của nghệ thuật.

Miễn bàn vấn đề thực hay ảo hoặc chuyện cơm gạo. Anh Vinh đặt ra hai câu hỏi thì với em thì hai câu đó không có một câu trả lời nào chính xác cả, mà muốn tìm ra câu trả lời cho đúng thì chỉ có chính anh mới tìm ra mà thôi. Em nói vậy nghe y như là nói hòa vốn nhưng bảo em đưa ra ý kiến thì em cũng chỉ đưa ý của cá nhân em mà có khi làm cũng chẳng được.

Như câu thứ nhất của anh có hai phần, thì phần đầu em không bàn vì em không hiểu gì hội họa, còn phần thứ hai thì em nói liền là nghệ thuật là một cái đẹp, mình đã vào thì cứ say mê theo nó và cứ “Enjoy” chẳng cần phải dừng, đã là nghệ thuật thì cần gì nói tới thực tế, em sẽ không cho vào đời sống thực tế hàng ngày của em.

Khi anh đi Survey những người chung quanh và tính làm American Dream, với em thì em sẽ thích Survey từ nhóm Thế Hệ thứ hai hơn (có nhiều chất Hamburger hơn Phở). Chú Đỗ Quí Toàn thì em nghe tên Chú nhiều hơn là biết công việc mỗi ngày của chú Toàn. Còn chú Trần Dạ Từ thì biết chú là thiên tài văn chương từ xưa nhưng em thấy từ ngày chú qua tới Mỹ thì sinh hoạt Sub Mainstream nhiều hơn Main Stream thì như vậy ý kiến của chú có chính xác cho những ai đang tính làm American dream không?

Còn câu thứ hai của anh Vinh thì em nghĩ anh đã có câu trả lời nhưng con đường đó quá vạn nạn, nhất anh nói về sự cô đơn. Đúng là vậy vì đó là cái khổ của mình là chưa có một thế đứng độc đáo. Anh Vinh bây giờ y như là One Man Band trên hành trình của mình mà bắt buộc phải là như vậy vì nếu một người có khả năng như anh thì hắn ta sẽ tách rời khỏi anh để đi tìm một hướng đi. Còn tên không khả năng thì ào ào cho có chuyện mà thôi.

Theo thư anh viết em đọc thấy hình thức bên ngoài của cuộc triễn lãm thì thành công nhưng hoài bảo của anh xem chừng anh chưa có gì, tâm trạng nghệ thuật của anh chưa được ổn định, không biết anh có bị một cái gì bế tắt không? những câu anh viết ra nghe rất bình thường nhưng mang nhiều sự ưu tư trong công việc xây một American Dream vì khi anh đưa ra câu về VN thì em thấy có một cái gì gì không ổn rồi.

Có thể suy đoán em sai. Mọi việc là khó khăn, nhưng quay lại một câu đơn giản ai cũng biết hết là “Thiên Thời, Địa Lợi và Nhân Hòa” trong 3 thứ này anh còn thiếu gì không???? Thư này Quân viết cho anh tất cả những gì Quân suy nghĩ viết ra thôi vì đó cũng là tâm trạng của Quân khi sống với nghệ thuật nhiếp ảnh mà còn tệ hơn anh Vinh rất nhiều là chưa đủ khả năng đi triễn lãm, chỉ có một lần duy nhất là được để 3 tấm hình trắng đen chụp trên sông Sài Gòn trong cuộc triễn lãm nhà trường mà người dừng lại đứng nhìn hình như không phải là các tấm hình chụp đẹp mà là vì hình chụp tại Việt nam xem lạ mắt hơn các tấm khác mà thôi....


Anh Quân


Nov 16, 2009

CHUYỆN TRÒ VỚI LÁ - Nổi Bật Với Khả Năng Nghệ Thuật Trang Trí Nội Thất

Việt Báo tiếp tục đưa tin

Nguyễn Minh (trái) giới thiệu họa sĩ Doãn Quốc Vinh (thứ 2 từ trái), trong khi Vi Tuấn (phải) thu hình cho Đài 18.


WESTMINSTER (VB) - Sáng Thứ Bảy, ngày 14-11-2009, tại Việt Báo Gallery, Họa Sĩ Doãn Quốc Vinh đã khai mạc cuộc triển lãm tranh chủ đề "Chuyện Trò Với Lá" với sự tham dự của đông đảo quan khách, các cơ quan truyền thanh, truyền hình, báo chí, và đồng hương Việt.


Anh Nguyễn Minh giới thiệu họa sĩ, nhắc tới các cuộc triển lãm các năm trước ở Texas và California, và nói rằng nhờ được khách thưởng ngoạn ưa chuộng nên lần nào, họa sĩ Doãn Quốc Vinh cũng dọn phòng triển lãm rất nhẹ nhàng.


Nhà báo Trần Dạ Từ trong phần phát biểu đã nói về người cha của hoạ sĩ là nhà văn Doãn Quốc Sỹ, cũng là bạn tù của ông, và nói rằng thế hệ tuổi trẻ của Miền Nam Việt Nam đã có cách tự đứng vững, vươn lên bất kể mọi vùi dập của lịch sử, của nhà nước cường quyền -- và Doãn Quốc Vinh đã rất là thơ mộng gìn giữ được các nét đẹp của văn hóa, nghệ thuật...


Và lần này, họa sĩ Doãn Quốc Vinh còn cho thấy rằng anh còn biết nói chuyện với lá. Trong số người tham dự có nhiều văn nghệ sĩ, đặc biệt có nữ tài tử Kiều Chinh, nhà bình luận Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà báo Đinh Quang Anh Thái, Nguyên Huy... đặc biệt sau đó có sự tham dự của ông Trưởng Ty Cảnh Sát Thành Phố Westminster Andrew E. Hall.


Khi phòng tranh mở cửa để đón quan khách, mọi người đều ngạc nhiên một cách thích thú như bước vào một khung cảnh, một thế giới kỳ lạ, hay đúng hơn như lạc vào một khu vườn, một khu rừng với tràn ngập lá và lá. Tiếng lá khô xạt xào dưới bước chân càng gây cho người xem một cảm giác thú vị khó tả chen lẫn với những khám phá mới lạ đối với phong cách nghệ thuật tranh vẽ, thư pháp và trang trí nội thất của Họa Sĩ Doãn Quốc Vinh.


Nhân dịp này, phóng viên Việt Báo đã có cơ hội trò chuyện giây lát với Họa Sĩ Doãn Quốc Vinh về thành quả của 2 ngày triển lãm tranh và đồ trang trí nội thất.


Được hỏi về cảm nhận trong 2 ngày triển lãm tranh tại Việt Báo, Hoạ Sĩ Doãn Quốc Vinh tươi cười nhưng không kém phần trịnh trọng cho biết rằng, "Phải nói ngay rằng nhờ khung cảnh đặc biệt của Việt Báo Gallery rất thích hợp và giúp ích rất nhiều cho thể loại tranh ảnh và phong cách trang trí nội thất của tôi." Họa Sĩ Vinh nói nhấn mạnh thêm rằng, "Nếu ở một nơi khác thì chưa chắc tôi đã có thể đạt được sự thành công này."


Qua cuộc triển lãm, người xem tranh không khỏi có cảm nhận rằng ngoài thiên tư về hội họa, Doãn Quốc Vinh còn thể hiện được nét độc đáo cá biệt cho riêng mình về phong cách nghệ thuật trang trí nội thất. Từ cách điều chỉnh ánh sáng ở từng khu vực, ở từng bức tranh, đến cách sắp xếp những bức tranh, những đồ trang trí nội thất ở những vị trí thích hợp của chúng, tạo cho người xem những cảm thức mới lạ và thích thú.


Tình cờ nói chuyện với anh Nguyễn Đức Long, một người bạn quen thân với Họa Sĩ Doãn Quốc Vinh từ năm 1979 lúc 2 người còn ở Việt Nam, phóng viên được nghe thêm những ghi nhận về con đường nghệ thuật của Doãn Quốc Vinh. Anh Long cho biết rằng Doãn Quốc Vinh không giống ai, không ra trường từ trường lớp nào mà cũng không thuộc về trường phái nào, nên có một cá tính riêng biệt rõ ràng. Vì vậy, được hỏi về cuộc triển lãm lần này của Họa Sĩ Doãn Quốc Vinh, Nguyễn Đức Long cho biết rằng, "Nó không giống một phòng triển lãm tranh bình thường."

Bên ngoài phòng triển lãm, Họa Sĩ Doãn Quốc Vinh treo mấy tấm tranh thư pháp mà trong đó có bài "Thơ Tặng Bố Mẹ" với những vầng thơ giản dị như:
"À ơi…
bóng đổ hàng tre
có con dế nhỏ
hát và…à ơi
…."


Lại hàng tre và con dế nhỏ… Biểu tượng truyền thống của quê hương Việt Nam. Ở đó, nhà họa sĩ đã từng được nuôi lớn bằng tình quê hương, được xông ướp bằng mùi thổ ngơi, sống trong thiên nhiên và tình thương yêu của bố mẹ. Doãn Quốc Vinh mang chiếc lá quê hương ấy theo vận mệnh của cuộc đời, nên hôm nay nhà họa sĩ lại không quên "Chuyện Trò Với Lá."


Có lẽ một trong những thành công nhất của 2 ngày triển lãm tranh của Họa Sĩ Doãn Quốc Vinh chính là làm sống dậy hình ảnh thân yêu nhất của quê hương trong lòng người Việt tị nạn qua chiếc lá.

Nov 15, 2009

CHUYỆN TRÒ VỚI LÁ - ngày kết thúc

Buổi sáng 15 Nov. 2009

Bạn bè đợt cuối đến chơi

Ca sĩ Chế Linh

Nhà văn Phan Nhật Nam

Hoạ sĩ Vivi


Buổi chiều 15 Nov. 2009

Gói hàng cho khách

Khách ẵm hàng về


Buổi tối 15 Nov. 2009

Đến giờ sắn tay áo dọn dẹp

Quét lá

Gỡ tranh

Tạm quang đãng!

Tính sổ sách : LỜI!

Lấy ít tiền lẻ ...

... ăn mừng đại thắng!

TRIỂN LÃM "CHUYỆN TRÒ VỚI LÁ"

HẾT PHIM


Doãn Quốc Vinh chuyện trò với lá

BÁO NGƯỜI VIỆT TIẾP TỤC ĐƯA TIN

Khách xem tranh, cô gái trẻ Julie Trần
trước bức tranh với những lá khô mục của Doãn Quốc Vinh
mà cô cảm thấy có “một chút gì để nhớ”.


Hơn 30 bức tranh và khoảng 30 tác phẩm nghệ thuật lớn nhỏ của họa sĩ Doãn Quốc Vinh được trưng bày tại phòng hội nhật báo Việt Báo với chủ để “Chuyện Trò Với Lá”. Tất cả đều không có một ghi chú nào, có lẽ là để mọi người xem không bị phân tán khỏi chủ đề chung mà người nghệ sĩ đã chọn. “Chuyện trò với lá” Triển lãm tranh Doãn Quốc Vinh Hai ngày 14 và 15 tháng 11, 2009, từ 10AM tới 5PM Phòng sinh hoạt nhật báo Việt Báo 1484 Moran Street Westminster, CA 92683

“Tại sao lại chuyện trò với lá? Có nghe được lá nói gì, nghĩ gì không?” Ðó là hai câu hỏi của một số người đến xem tranh họa sĩ Doãn Quốc Vinh thường ngập ngừng hỏi Vinh như thế, trong ngày khai mạc 14 Tháng Mười Một.

Và Vinh rất vui sướng được trả lời rằng: “Nói chuyện với người nhiều rồi... thấy nhức đầu quá. Trong khi đó lá quanh ta đã âm thầm thể hiện biết bao nhiêu điều. Lá trong thiên nhiên qua bốn mùa Xuân Hạ Thu Ðông lá có hình thể khác, mầu sắc khác. Cái khác của hình thể và mầu sắc đem theo những tâm trạng trong lá. Lá nói chuyện đấy mà chúng ta thường không nghe, cũng giống như đời người cũng có 4 mùa là Sinh Lão Bệnh Tử. Có biết bao nhiêu biến đổi qua bốn mùa này và những biến đổi ấy đã làm nên cuộc sống”.

Ði trên nền sàn được trải ngập lá khô, khách xem tranh có cảm tưởng như người nghệ sĩ Doãn Quốc Vinh mong muốn người xem cảm nhận được ngay cái “hiện thể” trong cuộc triển lãm này. Quả là thế, ở ngay chính sân khấu là một số hình tượng hiển hiện cụ thể trong tác phẩm của Vinh. Một nhà tu qua nét vẽ sinh động của họa sĩ đã được tô đậm mầu nét kinh kệ cho nhân vật này là chuỗi tràng hạt hay cái mõ, cái chuông thật được gắn vào bức tranh. Có còn là một họa phẩm không? Nhưng chắc chắn đó là một tác phẩm nghệ thuật với đầy sự sáng tạo của người nghệ sĩ. Nên phải gọi đó là một tác phẩm nghệ thuật trong khi chờ đợi đời thường cho nó một cái tên để gọi.

Trong toàn phòng tranh của Doãn Quốc Vinh, người ta bắt gặp rất nhiều tác phẩm nghệ thuật của ông được thể hiện từ những cảm hứng bất chợt của người nghệ sĩ cộng với sự cần cù tìm kiếm “hiện vật” để thể hiện lên những cảm xúc của mình. Trong cần cù, Doãn Quốc Vinh đã tìm thấy những hiện vật như ý mình nhưng ông lại không thể hiện nó bằng nét vẽ của ông mà ông mạnh bạo phá tung cái cổ điển trong tranh để bưng nguyên “cuộc đời” vào tranh bằng những hiện vật.

Nên, nghệ thuật trong tranh Doãn Quốc Vinh là những sáng tạo liên tục.

Trở về với lá cùng Doãn Quốc Vinh, thì hầu hết những bức tranh của Doãn Quốc Vinh, lá luôn luôn có mặt khi ẩn khi hiện lúc là hình thể thật là những chiếc lá khô mục chỉ còn xương lá, lúc là những mờ nhạt làm phông cho toàn thể sự vật. Người xem tranh bỗng thấy tâm hồn thư thái, như một bạn trẻ có mặt trong phòng tranh cho biết. Cô Julie Trần, sinh viên của đại học Golden West, trước một bức tranh với những “hiện vật” lá khô mục được họa sĩ gắn trong tranh cho biết cảm nghĩ của mình: “Nhìn những bức tranh như thế này, cháu chợt thấy như được relax, thấy tâm hồn mình nhẹ nhàng thanh thoát và cũng cảm thấy rất gần cuộc đời thường. Những chiếc lá khô mục này cũng đã nhiều lần cháu ép trong sách học. Chỉ nhìn một chiếc lá khô mục thôi, cháu thường có nhiều ý nghĩ vẩn vơ không rõ nét, khó nói ra, nó gợi trong trí mình có một chút gì để nhớ. Nó vừa thoáng buồn cho chiếc lá, nó lại gợi những ý tình lãng mạn xa xăm... cháu, thôi, cháu không diễn tả được”.

Qua tranh với những tác phẩm nghệ thuật, họa sĩ Doãn Quốc Vinh đã đưa hội họa vào hẳn trong khung trời nghệ thuật ở đó mầu sắc đường nét đã hòa trộn vừa trong ý tưởng vừa trong những vật thể hiện hình quanh ta.

Ðã qua hai lần triển lãm tại hải ngoại, lần nào họa sĩ Doãn Quốc Vinh cũng để lại thật sâu đậm trong tâm trí người xem tranh những hình thái riêng biệt rất là... Doãn Quốc Vinh. Ði coi tranh Doãn Quốc Vinh lần này, nhiều người còn nhắc đến “Ao nhà lung linh” của Doãn Quốc Vinh trong lần triển lãm trước tại nhật báo Người Việt. Nhà thơ Trần Dạ Từ, chủ nhiệm Việt Báo trong lời phát biểu lúc khai mạc phòng tranh đã ghi nhận: “Những tác phẩm của Doãn Quốc Vinh không chỉ là cảm hứng nhất thời mà là sự cần cù tìm tòi sáng tạo”. Và cũng trong giờ phút này, họa sĩ Doãn Quốc Vinh xin ngỏ một lời tâm sự để trả lời nhiều bạn bè thân hữu và khách thưởng ngoạn nghệ thuật thường lo lắng cho rằng giữa lúc kinh tế khủng hoảng thế này, liệu triển lãm tranh, nghệ thuật có đem lại chút gì cho nghệ sĩ không thì Doãn Quốc Vinh chỉ xin thú thật rằng “nó là cái nghiệp và Vinh rất yêu nghề dù rằng trên con đường Vinh đang đi nhiều khi cảm thấy rất đơn độc”.

Nhưng theo Phạm Minh, một thân hữu trong ban tổ chức cho biết thì “lần triển lãm nào của Doãn Quốc Vinh, khi đóng cửa phòng triển lãm bao giờ Vinh cũng được nhẹ tay mang tranh về vì số tranh bán được cũng khá nhiều”. Phòng triển lãm tranh và tác phẩm nghệ thuật của họa sĩ Doãn Quốc Vinh lần này chỉ mở cửa có hai ngày Thứ Bẩy 14 và Chủ Nhật 15 Tháng Mười Một từ 10 giờ sáng đến 5 giờ chiều tại phòng sinh hoạt của nhật báo Việt Báo, thành phố Westminster.


Họa sĩ Doãn Quốc Vinh đang giới thiệu hai bức tranh “chuyện trò với lá” trong phòng triển lãm của ông.

Nguyên Huy/Người Việt

Họa sĩ Doãn Quốc Vinh đang giới thiệu
hai bức tranh “chuyện trò với lá”
trong phòng triển lãm của ông.

Nov 14, 2009

CHUYỆN TRÒ VỚI LÁ - ngày khai mạc

Chỉnh đèn lần cuối


Trước giờ khai mạc



Đến giờ khai mạc


Chú Trần Dạ Từ nói lời khai mạc

Tác giả tiếp lời chú Từ và cô Nhã ...

Tác giả chụp hình với vợ Yên,
cô Nhã Ca và anh chị Toàn-Quyên

Tác giả tiếp chuyện cô Kiều Chinh

Tác giả trả lời phỏng vấn


Tác giả tiếp khách

Khách tự tiếp khách

5 giờ chiều - hết ngày khai mạc.

Thành công mỹ mãn!

CHUYỆN TRÒ VỚI LÁ - Nhiệm màu của sự dân hiến - Vũ Đình Trọng

"Việt Herald" đưa tin


NHIỆM MÀU CỦA SỰ DÂNG HIẾN

Tôi quen Doãn Quốc Vinh trong cuộc triển lãm đầu tiên của anh tại Quận Cam cách đây ba năm. Anh đến với cộng đồng bằng một góc “Ao nhà lung linh” quê mùa nhưng chân chất. Tôi “biết” những chiếc lá của Vinh cũng qua cuộc triển lãm đó.

Năm sau, anh mở cuộc triển lãm “Lá Rụng Về Cội” tại thành phố Houston, Texas. Những chiếc lá của Vinh trầm tư hơn, xót xa hơn… Năm nay, anh quay lại Quận Cam để “Chuyện trò với lá.” Nói đúng hơn, anh cho chúng ta cơ hội chuyện trò với nhau về ngôn ngữ của lá.

“Lá lung linh, lạ lùng lắm.” Vinh nói trong cái trầm tư của người họa sĩ đi tìm ngôn ngữ của lá.
“Tôi yêu lá vô cùng. Lá đẹp từ trên cây, lúc còn là một mầm sống nhỏ nhoi. Lá đẹp lúc trưởng thành, xuân xanh. Đến lúc tàn rụng xuống đất, thịt rã nhưng vẫn đẹp. Lá đẹp một cách khó tả.”

Vinh sáng tác theo trường phái Mixed Media. Ở đó, anh không bị ràng buộc bởi bất cứ khuôn phép nào, và cái chiều thứ 3 luôn tạo nên những ngẫu hứng bất ngờ. Anh đi tìm những thứ bị người đời giẫm đạp, trao cho nó một linh hồn, rồi anh trả lại đời. Sự sống được hồi sinh, và đó là chiều thứ 4 sâu thẳm trong anh.

Những chiếc lá của Vinh cũng vậy. Trong cái vòng tròn quẩn quanh sinh – tử - tử sinh, anh trao cho lá một linh hồn. Một linh hồn mong manh, nhưng biết hiến tặng cho đời cái đẹp thuần khiết. Phải biết yêu lá lắm mới tạo được những tác phẩm như thế.

“Tôi kiểm soát được từng loại lá, muốn lá mục hết, mục một nửa, hay giữ lại màu xanh đều được. Đó là kỹ thuật, và qua kỹ thuật đó, tôi trao cho lá một cuộc sống bền vững.”

Và trong điều kỳ diệu của “Chuyện trò với lá", tôi cảm nhận được sự nhiệm màu của sự tái sinh từ lá trong việc dâng hiến cho đời những sắc màu.

Vũ Đình Trọng


Nov 13, 2009

CHUYỆN TRÒ VỚI LÁ - đối thoại Quân-Vinh

Gửi anh Vinh:

Ông Đinh Quang Anh Thái hỏi anh Vinh tám câu, em có thêm một câu hỏi sau:

Lấy năm 1975 làm mốc, anh Vinh ở Sài Gòn hơn 20 năm, vậy có bao giờ anh Vinh nghĩ sẽ đem sáng tác nghệ thuật của mình để triển lãm tại Việt Nam không?

Dù không nói ra nhưng ai cũng cảm nhận gần 34 năm tại Việt Nam, không có một trường phái hội họa hay nghệ thuật nào mới; cả ngoài Bắc còn phải dùng đề tài chiến tranh để thu hút khách nước ngoài, còn trong Nam thì cũng không vượt qua ông ViVi, Đinh Cường ... Nhìn sáng tác của anh Vinh, có lẽ đây là một làn sóng mới và cũng có thể nói là một đột phá. Quân xin hỏi nguyên nhân gì anh Vinh giữ im lặng một thời gian dài như vậy?

Quân Trần




Quân ơi,

Tôi bao giờ cũng khoái cách nhìn nhận và đặt vấn đề của Quân hết -:)
Sẽ rất là dài hơi để trả lời cặn kẽ cho câu hỏi của Quân nhưng chắc phải khất lại sau kỳ triển lãm đi

Quân nhé, lúc đó thanh thản rồi thì mình tha hồ nói chuyện với nhau .
Chỉ còn 1 hôm nữa thôi là khai mạc "Chuyện Trò Với Lá" cho nên tôi bận bịu ghê quá...

6 Vinh