Một mùa Giáng Sinh nữa lại về. Đối với người Việt ở Mỹ, hơn 30 mùa Noel đã qua đi trên quê hương mới . Trên xứ Hoa Kỳ, nơi mà tự do tôn giáo được đặt lên hàng đầu, cộng đồng Thiên Chúa Giáo của người Việt đã phát triển tốt đẹp. Nhiều vị linh mục gốc Việt trẻ đã được đào tạo tại các dòng tu Mỹ. Chúng ta hãy cùng nghe Linh Mục Nguyễn Trọng Hiếu chia xẻ những suy tư của mình trên con đường phụng sự Chúa…
Lý lịch “trích ngang” của Linh Mục Hiếu: vượt biên năm 89, lúc đó mới 18 tuổi. Sang đến Mỹ năm 90. Năm 91 bắt đầu theo theo học chương trình Thần học tại đại chủng viện thuộc dòng tu Ngôi Lời ở Chicago. Thụ phong chức linh mục vào năm 2006. Hiện nay đang được bài sai tại nhà thờ St Joachim Oakland, Bắc California.
VB: Xin Linh Mục cho biết những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi tu của mình. Do gia đình? Hay do ân sủng ? Hay là do khuynh hướng cá nhân?
Linh Mục Hiếu (LMH): Sinh ra trong gia đình Công Giáo truyền thống Việt Nam, hầu hết ai cũng muốn có con cái đi tu, vì đây không những là hồng ân cao cả, mà còn là niềm vinh dự lớn lao đối với gia đình và dòng họ. Tôi cũng được nuôi dưỡng và hấp thụ của truyền thống này. Đây là một trong những lý do chính khi tôi quyết định vào nhà Dòng. Tuy nhiên, có nhiều lý do khác, thuộc cảm nhận và hoàn cảnh cuộc sống cá nhân, cũng đã tác động và ảnh hưởng đến quyết định đi tu của tôi. Chẳng hạn, khi tôi vượt biên tới trại tị nạn vào năm 90, tôi đã nhìn thấy những nhà tu sĩ truyền giáo từ các nước phương Tây bỏ hết tất cả giàu sang để đến giúp đồng bào tị nạn nghèo nàn của mình. Tôi rất xúc động, và trong lòng chợt tự hỏi: “mình cũng bỏ hết tất cả lại quê hương, chỉ để đi tìm “sung sướng” riêng cho bản thân hay sao?”. Trăn trở này đã thúc đẩy tôi chọn con đường phụng sự Thiên Chúa.
VB:Xin Linh Mục cho biết những khó khăn mà mình đã gặp phải trong quá trình tu học do sự khác biệt về truyển thống văn hóa giữa Việt & Mỹ?
LMH: Khái niệm đi tu của người Việt công giáo nói riêng, và người Á đông nói chung rất khác so với khái niệm tu hành của người phương Tây cận đại, đặc biệt là các nhà dòng truyền giáo. Đối với khái niệm Á đông nói chung, đi tu là để tách rời mình khỏi đời sống thế gian và xã hội trần tục. Các dòng truyền giáo ngược lại, huấn luyện và khuyến khích các tu sĩ của mình hòa nhập vào xã hội. Sống như mọi người sống, làm như mọi người làm, ăn như mọi người ăn, để cảm nhận được cuộc sống chính thực của người giáo dân, và nhờ vậy mới có thể mang niềm tin Phúc âm đến thiết thực với tâm tư và cuộc sống của mọi người. Điều này giúp cho đời sống tu hành không hạn hẹp, bó buộc và giới hạn bởi những luật lệ tu hành như tư tưởng xưa. Tuy nhiên, sự cởi mở và dấn thân vào cuộc sống cũng tạo ra nhiều thách đố cả về tâm linh, tinh thần và cuộc sống, nhất là giữa những đam mê của xã hội hiện đại. Chính vì vậy mà tự mình phải biết tự chủ, kiểm soát và giới hạn bản thân trong khi tu luyện và trưởng thành trong đời sống tu hành. Một ví dụ cụ thể: trong khi người người Việt vẫn còn mang nặng tư tưởng “nam nữ thọ thọ bất tương thân”, nhất là đối với những người tu sĩ. Người Tây phương lại nghĩ rằng tiếp xúc với mọi người, kể cả người khác phái, là điều cần thiết trong công việc, xã giao và liên đới giữa người với người. Sự khác biệt này nhiều lúc dẫn đến mâu thuẫn trong cách suy nghĩ cá nhân, và dễ tạo nên những hiểu lầm cho người khác khi họ nhận xét tác phong của người tu sĩ truyền giáo.
VB: Vì sao Linh Mục lại chọn giáo phận của người Mỹ như hiện nay mà không phải là giáo phận của cộng đồng người Việt trong Cali?
LMH: Vì là thành viên của một nhà dòng truyền giáo quốc tế và châm ngôn của nhà Dòng là “tứ hải giai huynh đệ”, cho nên các bài sai mục vụ Bề Trên giao cho luôn dựa trên nhu cầu cấp bách và cần thiết của giáo hội nói chung. Hiện tại, số linh mục người Việt so với tỉ lệ với số giáo dân thì nhu cầu mục vụ không đến nỗi cấp bách như các cộng đồng của các sắc tộc khác, kể cả cộng đồng người da trắng. Vì vậy nhà Dòng luôn hoạch định công tác mục vụ cho các tu sĩ theo nhu cầu cần thiết của giáo hội toàn cầu. Và đây cũng là cách nêu cao châm ngôn và linh đạo “anh em cùng một nhà” của nhà dòng Ngôi Lời.
VB: Xin Linh Mục cho biết suy nghĩ của mình về sự khác nhau giữa việc chăn dắt con chiên của các linh mục ở Mỹ so với Việt Nam? Những khó khăn & thuận lợi riêng?
LMH: Cách làm việc ở các giáo xứ Mỹ có nhiều điểm đơn giản hơn, vì tất cả mọi thứ đều dựa trên nội quy, luật lệ rõ ràng. Cho nên khi làm việc, không cần phải “nể vì, cầu kỳ, khách sáo hoặc du di.” Tuy nhiên, vì theo luật lệ nhiều, đôi khi công việc mục vụ thiếu đi tình cảm cá nhân. Ngược lại, trong giáo xứ người Việt, vì làm việc với “cảm xúc” nhiều, cho nên đôi khi dễ có những muộn phiền và phật lòng khi việc không được như ý mọi người.
VB: Linh Mục nghĩ sao về vai trò của đời sống tâm linh trong xã hội nhân loại hiện nay, vốn đang có nhiều sự xung đột về tôn giáo?
LMH: Khi quan sát và nhận định về những xung đột liên quan đến các tôn giáo trên thế giới, tôi cho rằng hầu hết đều do thiếu đàm thoại, cảm thông, chấp nhận và tôn trọng những tư tưởng khác biệt giữa những niềm tin và tôn giáo khác nhau. Ngày xưa, khi người Tây Phương đến Á Châu, cho rằng “Thờ cúng Ông bà” là “mê tín dị đoan”, cho nên cấm các tín đồ lập bàn thờ ông bà. Đây là ví dụ về sự thiếu đàm thoại, tìm hiểu, chấp nhận và cải hoá, cho nên đã tạo ra những hiểu lầm, xuyên tạc, mâu thuẩn và chia rẽ. Đã là người Việt ai cũng phải, đã và đang giữ đạo hiếu, mà cả Phật Giáo, Nho giáo và Thiên Chúa Giáo đều giảng dạy. Tuy nhiên vì hiểu lầm, xuyên tạc và cố chấp mà người Việt không Công giáo và người Việt Công giáo đã từng lên án và ám hại nhau một cách thật đáng thương.
Đạo giáo không chỉ là một lý thuyết của tư duy và suy luận. Mà ngược lại nó bao gồm hoàn cảnh, truyền thống, cảm nhận, phát triển và linh hướng của mỗi thời đại, mỗi xã hội, mỗi gia đình và mỗi người. Chẳng hạn như, nếu chỉ dung đầu óc duy tư khoa học mà thôi thì không thể giải thích tại sao người Việt ở quê nhà thích ăn cơm và thích nước mắm. Và ngược lại, cũng không ai giải thích được các bạn trẻ “người Việt” tại hải ngoại lại thích hamburger. Cả hai thứ đều là thức ăn nuôi dưỡng thân xác. Dùng đúng thì tốt, dùng nhiều thì hại, dùng ít thì đói. Điều đáng tiếc là có những người ngoan cố cho rằng cơm thì tốt, và mọi thứ khác thì lại xấu, hoặc ngược lại. Có những người lại quá cuồng tín “dùng thiệt nhiều, hoặc kiên tuyệt đối,” còn ai không làm được thi cho là vô dụng. Chính những tư tưởng “thái quá và cố chấp” này, hoặc những người “lợi dụng” nó (để mưu lợi cá nhân, dù là tinh thần hay vật chất) đã tạo nên mâu thuẩn, hận thù và tranh chấp. Nếu ai chính thật gặp Đức Phật, dù Phật tử hay Ki-tô hữu đều được Phật từ bi mỉm cười. Nếu ai chính thật gặp Chúa Giê-su, dù Công giáo hay Tin Lành đều được Chúa gọi là anh em đồng đạo, đồng tình. “Tu thân kính kỳ tâm.” Càng “tu” càng “giữ đạo”, càng tìm về con người thật của mình trong chính tâm khảm của mình, nội tâm của mình, tâm trí của mình, tâm đạo của mình và tâm linh của mình. Tu tại tâm mới là tu đạo. Còn tất cả chỉ là hình thức bề ngoài. Nếu khi nhìn trong gương chỉ thấy sự khác biệt khi mình bận áo rách và khi bận áo đẹp trị giá ngàn đô la, mà lại không thấy duy nhất chỉ có một con người thật của mình, thì dù có “đạo=tôn giáo” nào cũng chẳng mang đến ý nghĩa và giá trị.
VB: Xin Linh Mục có lời chúc cho năm mới đối với giáo dân Việt đang sinh sống ở Mỹ
LMH: Xin nguyện chúc tất cả đồng bào xa gần một mùa Giáng Sinh thánh thiện, bình an. Xin luôn chung vui chia sẻ với mọi người ơn lành, yêu thương của Chúa Hài Đồng Giê-su!
VB: Xin cảm ơn Linh Mục.
Lý lịch “trích ngang” của Linh Mục Hiếu: vượt biên năm 89, lúc đó mới 18 tuổi. Sang đến Mỹ năm 90. Năm 91 bắt đầu theo theo học chương trình Thần học tại đại chủng viện thuộc dòng tu Ngôi Lời ở Chicago. Thụ phong chức linh mục vào năm 2006. Hiện nay đang được bài sai tại nhà thờ St Joachim Oakland, Bắc California.
VB: Xin Linh Mục cho biết những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi tu của mình. Do gia đình? Hay do ân sủng ? Hay là do khuynh hướng cá nhân?
Linh Mục Hiếu (LMH): Sinh ra trong gia đình Công Giáo truyền thống Việt Nam, hầu hết ai cũng muốn có con cái đi tu, vì đây không những là hồng ân cao cả, mà còn là niềm vinh dự lớn lao đối với gia đình và dòng họ. Tôi cũng được nuôi dưỡng và hấp thụ của truyền thống này. Đây là một trong những lý do chính khi tôi quyết định vào nhà Dòng. Tuy nhiên, có nhiều lý do khác, thuộc cảm nhận và hoàn cảnh cuộc sống cá nhân, cũng đã tác động và ảnh hưởng đến quyết định đi tu của tôi. Chẳng hạn, khi tôi vượt biên tới trại tị nạn vào năm 90, tôi đã nhìn thấy những nhà tu sĩ truyền giáo từ các nước phương Tây bỏ hết tất cả giàu sang để đến giúp đồng bào tị nạn nghèo nàn của mình. Tôi rất xúc động, và trong lòng chợt tự hỏi: “mình cũng bỏ hết tất cả lại quê hương, chỉ để đi tìm “sung sướng” riêng cho bản thân hay sao?”. Trăn trở này đã thúc đẩy tôi chọn con đường phụng sự Thiên Chúa.
VB:Xin Linh Mục cho biết những khó khăn mà mình đã gặp phải trong quá trình tu học do sự khác biệt về truyển thống văn hóa giữa Việt & Mỹ?
LMH: Khái niệm đi tu của người Việt công giáo nói riêng, và người Á đông nói chung rất khác so với khái niệm tu hành của người phương Tây cận đại, đặc biệt là các nhà dòng truyền giáo. Đối với khái niệm Á đông nói chung, đi tu là để tách rời mình khỏi đời sống thế gian và xã hội trần tục. Các dòng truyền giáo ngược lại, huấn luyện và khuyến khích các tu sĩ của mình hòa nhập vào xã hội. Sống như mọi người sống, làm như mọi người làm, ăn như mọi người ăn, để cảm nhận được cuộc sống chính thực của người giáo dân, và nhờ vậy mới có thể mang niềm tin Phúc âm đến thiết thực với tâm tư và cuộc sống của mọi người. Điều này giúp cho đời sống tu hành không hạn hẹp, bó buộc và giới hạn bởi những luật lệ tu hành như tư tưởng xưa. Tuy nhiên, sự cởi mở và dấn thân vào cuộc sống cũng tạo ra nhiều thách đố cả về tâm linh, tinh thần và cuộc sống, nhất là giữa những đam mê của xã hội hiện đại. Chính vì vậy mà tự mình phải biết tự chủ, kiểm soát và giới hạn bản thân trong khi tu luyện và trưởng thành trong đời sống tu hành. Một ví dụ cụ thể: trong khi người người Việt vẫn còn mang nặng tư tưởng “nam nữ thọ thọ bất tương thân”, nhất là đối với những người tu sĩ. Người Tây phương lại nghĩ rằng tiếp xúc với mọi người, kể cả người khác phái, là điều cần thiết trong công việc, xã giao và liên đới giữa người với người. Sự khác biệt này nhiều lúc dẫn đến mâu thuẫn trong cách suy nghĩ cá nhân, và dễ tạo nên những hiểu lầm cho người khác khi họ nhận xét tác phong của người tu sĩ truyền giáo.
VB: Vì sao Linh Mục lại chọn giáo phận của người Mỹ như hiện nay mà không phải là giáo phận của cộng đồng người Việt trong Cali?
LMH: Vì là thành viên của một nhà dòng truyền giáo quốc tế và châm ngôn của nhà Dòng là “tứ hải giai huynh đệ”, cho nên các bài sai mục vụ Bề Trên giao cho luôn dựa trên nhu cầu cấp bách và cần thiết của giáo hội nói chung. Hiện tại, số linh mục người Việt so với tỉ lệ với số giáo dân thì nhu cầu mục vụ không đến nỗi cấp bách như các cộng đồng của các sắc tộc khác, kể cả cộng đồng người da trắng. Vì vậy nhà Dòng luôn hoạch định công tác mục vụ cho các tu sĩ theo nhu cầu cần thiết của giáo hội toàn cầu. Và đây cũng là cách nêu cao châm ngôn và linh đạo “anh em cùng một nhà” của nhà dòng Ngôi Lời.
VB: Xin Linh Mục cho biết suy nghĩ của mình về sự khác nhau giữa việc chăn dắt con chiên của các linh mục ở Mỹ so với Việt Nam? Những khó khăn & thuận lợi riêng?
LMH: Cách làm việc ở các giáo xứ Mỹ có nhiều điểm đơn giản hơn, vì tất cả mọi thứ đều dựa trên nội quy, luật lệ rõ ràng. Cho nên khi làm việc, không cần phải “nể vì, cầu kỳ, khách sáo hoặc du di.” Tuy nhiên, vì theo luật lệ nhiều, đôi khi công việc mục vụ thiếu đi tình cảm cá nhân. Ngược lại, trong giáo xứ người Việt, vì làm việc với “cảm xúc” nhiều, cho nên đôi khi dễ có những muộn phiền và phật lòng khi việc không được như ý mọi người.
VB: Linh Mục nghĩ sao về vai trò của đời sống tâm linh trong xã hội nhân loại hiện nay, vốn đang có nhiều sự xung đột về tôn giáo?
LMH: Khi quan sát và nhận định về những xung đột liên quan đến các tôn giáo trên thế giới, tôi cho rằng hầu hết đều do thiếu đàm thoại, cảm thông, chấp nhận và tôn trọng những tư tưởng khác biệt giữa những niềm tin và tôn giáo khác nhau. Ngày xưa, khi người Tây Phương đến Á Châu, cho rằng “Thờ cúng Ông bà” là “mê tín dị đoan”, cho nên cấm các tín đồ lập bàn thờ ông bà. Đây là ví dụ về sự thiếu đàm thoại, tìm hiểu, chấp nhận và cải hoá, cho nên đã tạo ra những hiểu lầm, xuyên tạc, mâu thuẩn và chia rẽ. Đã là người Việt ai cũng phải, đã và đang giữ đạo hiếu, mà cả Phật Giáo, Nho giáo và Thiên Chúa Giáo đều giảng dạy. Tuy nhiên vì hiểu lầm, xuyên tạc và cố chấp mà người Việt không Công giáo và người Việt Công giáo đã từng lên án và ám hại nhau một cách thật đáng thương.
Đạo giáo không chỉ là một lý thuyết của tư duy và suy luận. Mà ngược lại nó bao gồm hoàn cảnh, truyền thống, cảm nhận, phát triển và linh hướng của mỗi thời đại, mỗi xã hội, mỗi gia đình và mỗi người. Chẳng hạn như, nếu chỉ dung đầu óc duy tư khoa học mà thôi thì không thể giải thích tại sao người Việt ở quê nhà thích ăn cơm và thích nước mắm. Và ngược lại, cũng không ai giải thích được các bạn trẻ “người Việt” tại hải ngoại lại thích hamburger. Cả hai thứ đều là thức ăn nuôi dưỡng thân xác. Dùng đúng thì tốt, dùng nhiều thì hại, dùng ít thì đói. Điều đáng tiếc là có những người ngoan cố cho rằng cơm thì tốt, và mọi thứ khác thì lại xấu, hoặc ngược lại. Có những người lại quá cuồng tín “dùng thiệt nhiều, hoặc kiên tuyệt đối,” còn ai không làm được thi cho là vô dụng. Chính những tư tưởng “thái quá và cố chấp” này, hoặc những người “lợi dụng” nó (để mưu lợi cá nhân, dù là tinh thần hay vật chất) đã tạo nên mâu thuẩn, hận thù và tranh chấp. Nếu ai chính thật gặp Đức Phật, dù Phật tử hay Ki-tô hữu đều được Phật từ bi mỉm cười. Nếu ai chính thật gặp Chúa Giê-su, dù Công giáo hay Tin Lành đều được Chúa gọi là anh em đồng đạo, đồng tình. “Tu thân kính kỳ tâm.” Càng “tu” càng “giữ đạo”, càng tìm về con người thật của mình trong chính tâm khảm của mình, nội tâm của mình, tâm trí của mình, tâm đạo của mình và tâm linh của mình. Tu tại tâm mới là tu đạo. Còn tất cả chỉ là hình thức bề ngoài. Nếu khi nhìn trong gương chỉ thấy sự khác biệt khi mình bận áo rách và khi bận áo đẹp trị giá ngàn đô la, mà lại không thấy duy nhất chỉ có một con người thật của mình, thì dù có “đạo=tôn giáo” nào cũng chẳng mang đến ý nghĩa và giá trị.
VB: Xin Linh Mục có lời chúc cho năm mới đối với giáo dân Việt đang sinh sống ở Mỹ
LMH: Xin nguyện chúc tất cả đồng bào xa gần một mùa Giáng Sinh thánh thiện, bình an. Xin luôn chung vui chia sẻ với mọi người ơn lành, yêu thương của Chúa Hài Đồng Giê-su!
VB: Xin cảm ơn Linh Mục.
Đòan Hưng
Caption 1: Linh Mục Hiếu trong lễ thụ phong linh mục
Caption 2: Linh Mục Hiếu trong lễ Tạ Ơn
tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam (Santa Ana)
Caption 1: Linh Mục Hiếu trong lễ thụ phong linh mục
Caption 2: Linh Mục Hiếu trong lễ Tạ Ơn
tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam (Santa Ana)
No comments:
Post a Comment