Người mẫu : Mẹ Thảo
Jul 31, 2008
Jul 28, 2008
GÌN GIỮ TIẾNG VIỆT NƠI HẢI NGOẠI - Bố Sỹ
Người xưa nói : “Tiếng Việt còn thì nước Việt còn!”.
Làm sao cho thế hệ trẻ nơi hải ngoại này không quên tiếng Việt, vẫn nói được tiếng Việt?
Thường thì sau thế hệ ông bà rồi cha mẹ, sang thế hệ thứ ba, đám cháu nội cháu ngoại, chúng hoàn toàn nói chuyện với nhau bằng Anh ngữ hoặc bằng một ngoại ngữ nào nơi chúng định cư.
Thoạt theo kinh nghiệm bản thân của tôi là khi chúng nói với mình bằng tiếng ngoại quốc , mình lờ đi như không hiểu gì, bắt chúng phải diễn đạt bằng tiếng Việt. Do đó chúng không hoàn toàn quên tiếng Việt – dù là phát âm trọ trẹ, hoặc có xen vào những từ ngoại ngữ.
Vấn đề này, gia đình con trưởng nữ của tôi hiện định cư tại Úc châu, đã giải quyết bằng một định luật của gia đình là : Con cái về đến nhà dứt khoát phải nói tiếng Việt trong mọi sinh hoạt với ông bà cha mẹ. Nhờ vậy, đám trẻ đã hoàn toàn diễn đạt được ý bằng tiếng Việt.
Vấn đề có thể còn được giải thích bằng cái nhìn lịch sử sâu xa hơn của dân tộc. Đã là một nước nhỏ lại ở vị trí ngã tư của các nền văn minh: từ phương Bắc xuống là áp lực của Trung Hoa; từ phương Tây sang thoạt là nền văn hoá Phật Giáo Ấn Độ, sau này, sang thời cận đại có thêm nền văn minh Âu Châu dưới thời Pháp thuộc. Thái độ khôn ngoan truyền thống của ông cha ta là giơ cả hai tay ra, ai cho cái gì cũng nhận, nhưng rồi sau đó ta hoá giải chúng: những gì hợp với mình thì đồng hoá chúng để làm phong phú nếp sống của mình, những gì không hợp thì xả bỏ! Nhờ vậy, ngày nay tiếng Việt càng thêm phong phú với những từ ngoại ngữ đã được Việt hoá.
Trên đây là đôi điều kinh nghiệm bản thân của chúng tôi trong việc duy trì tiếng Việt nơi hải ngoại.
Doãn Quốc Sỹ
Tháng 7 năm 2008
Tháng 7 năm 2008
Jul 22, 2008
ANH CHÍN ĐÀM VÀ HÀNH TRÌNH CỦA MÓN HỘT VỊT LỘN VIỆT NAM SANG ĐẤT MỸ
Hồi còn ở Việt Nam, một trong những thú vui cuối tuần của tôi là “nhậu lai rai” một vài chai với bạn bè, tán gẫu để xả stress. Do đó, khi sang đến Mỹ, tôi để tâm tìm hiểu xem các món nhậu truyền thống của Việt Nam này tồn tại ra sao ở các khu người Việt. Riêng ở khu Little Sài Gòn Nam Cali, tôi thú vị nhận ra rằng một số món nhậu Việt Nam, trong đó có trứng vịt lộn, không chỉ “tồn tại” ở Mỹ mà lại có phần ngon hơn ở quê nhà! Tôi có nói nhận xét này với các bạn nhậu cũ ở Việt Nam, thì bị phản đối quá cỡ, vì ít ai tin được là những món ăn dân giã như vậy ở Mỹ lại dám qua mặt “hàng chính gốc”! Tôi bèn lần mò đến lò sản xuất Hột Vịt Lộn Long An, gặp anh Giám Đốc Chín Đàm để tìm hiểu công việc kinh doanh món ăn rất Việt Nam này ở Mỹ …
Anh Chín di tản sang Mỹ từ năm 75. Được một gia đình Mỹ gốc Nga ở Cộng Đòan Westminster bảo trợ, nên gia đình anh đã định cư ở khu vực Quận Cam Cali từ đó đến nay. Cũng như rất nhiều thanh thiếu niên Việt Nam thời đó, anh đi bỏ báo, rửa chén nhà hàng để kiếm sống trong thời gian trung học. Lên đại học, anh chọn ngành kinh doanh vì thích làm ăn buôn bán. Lúc đó, anh chưa nhận ra rằng chuyện kinh doanh ở Mỹ có thể gặp nhiều gian nan đến cỡ nào để đi đến thành công…
Vào khỏang năm 90, anh Chín bắt đầu khởi nghiệp bằng việc mua bán, sửa chữa, cho thuê máy may. Vào thời đó, các gia đình Việt Nam đi diện HO sang bắt đầu đông, và rất nhiều người đã sinh sống bằng nghề may gia công. Công việc của anh Chín nhờ đó cũng phát đạt. Nhưng chỉ được vài năm, ngành công nghiệp may ở Mỹ có khuynh hướng chuyển sang Trung Quốc, Mễ Tây Cơ. Anh Chín phải nghĩ cách xoay chuyển ngành kinh doanh. Lúc đó anh quen một người Đức, có một lò ấp trứng gà, chuyên cung cấp trứng cho trường học làm thí nghiệm. Họ đề nghị bán lại cho anh business này với giá một trăm ngàn Đô La. Anh đồng ý mua lại vì trong đầu đã nghĩ đến chuyện làm thêm hột gà lộn để bán. Công việc kinh doanh này không phát triển mạnh lắm, bởi vì dân Việt Nam chỉ quen ăn hột vịt lộn thôi! Anh Chín giải thích: “ …Thật ra tôi thấy trứng gà lộn ngon hơn trứng vịt lộn. Ở Việt Nam mình chỉ ăn trứng vịt lộn là vì trứng gà mắc hơn trứng vịt, ăn riết rồi thành thói quen luôn. Bên Mỹ thì ngược lại, trứng gà rất rẻ mà trứng vịt thì lại tìm không thấy vì không có thị trường…”.
Đến năm 96, nhận thấy nhu cầu trứng vịt và vịt lộn cho hai cộng đồng người Việt, người Phi khá lớn, anh Chín quyết định mua lại một nông trại ở Ramona, tìm cách nuôi vịt để lấy trứng vịt bán. Trong 5 năm liền, công việc của anh gặp nhiều khó khăn vì anh chưa có kinh nghiệm nuôi vịt, nên vịt chết khá nhiều. Kỹ thuật ấp trứng vịt cũng có khác trứng gà, đòi hỏi thời gian để tìm tòi, rút kinh nghiệm. Vốn cứ mỏng dần do lợi tức chưa đủ bù đắp. Có lúc đã có người đề nghị anh bán lại nông trại, vì chỉ có miếng đất là còn giá trị. Nếu không đủ kiên trì, có lẽ anh Chín đã bỏ cuộc từ lúc đó…
Nhưng rồi vận may cũng đến cho những ai bền chí. Oái ăm thay, vận may của anh Chín lại có liên quan đến thảm họa lớn nhất của nước Mỹ: ngày 09/11/2001. Số là sau sự kiện khủng bố kinh hòang này, cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ bắt đầu với một qui mô tòan diện. Chính phủ Mỹ cần một lượng khổng lồ các lọai vaccine mới để cung cấp cho quân đội. Nhu cầu này đòi hỏi một số lượng lớn trứng gà có trống, được các phòng lab sử dụng để cấy tạo vaccine. Do đã sẵn có kinh nghiệm trong lĩnh vực ấp trứng, cộng thêm sự hỗ trợ đắc lực của vợ anh vốn là một dược sĩ, các đơn hàng lớn đặt trứng từ chính phủ vào tới tấp. Công việc làm ăn của anh từ đó phất lên luôn. Anh có đủ vốn để đầu tư, hòan thiện lại khâu nuôi, ấp trứng vịt. Đến năm 2002, bên cạnh việc cung cấp trứng gà cho phòng lab, thị trường trứng vịt thường, trứng vịt lộn, trứng muối… phục vụ cho ăn uống cũng phát triển mạnh. Anh Chín cho biết thị trường trứng vịt cho cộng đồng người Phi chiếm gần phân nửa, tương đương với cho người Việt.
Trả lời câu hỏi liệu trứng vịt lộn ở Mỹ có ngon hơn Việt Nam hay không, anh Chín cho rằng có. Lý do đầu tiên là vịt ở Mỹ được ăn bắp nhiều (do bắp rẻ), cho nên nước trong trứng vịt lộn có vị ngọt hơn ở Việt Nam. Người sành ăn sẽ nhận ra sự khác biệt này. Kế tiếp, trứng vịt lộn ở Mỹ được ấp bằng máy, nên chất lượng được kiểm sóat tốt hơn, đồng đều hơn. Thí dụ như khách hàng yêu cầu loại trứng ấp mề ( 19-20 ngày), hay già (23-24 ngày) có thể yên tâm rằng tất cả trứng trong cung một loại đều có chất lượng như nhau.
Rồi vận may cứ tiếp tục tìm đến anh. Năm 2003, dịch cúm gà bùng nổ ở châu Á. Người dân Mỹ từ chối ăn các lọai trứng vịt nhập từ Trung Quốc, chỉ muốn trứng ở Mỹ thôi. Thị trường ngày một lớn thêm. Nông trại của anh Chín bây giờ đã vững mạnh, đa dạng . Anh bắt đầu mở rộng mặt hàng kinh doanh của mình. Anh nuôi gà, vịt, ngỗng, chim cút. Hiện nay anh đang cung cấp trứng và thiết bị ấp trứng cho hơn 200 trường học tại khu vực Orange County để các em học sinh thực nghiệm về life circle của quả trứng. Để mở rộng kinh doanh trong ngành lab, anh cho nuôi thêm chuột bạch, thỏ phục vụ thí nghiệm. Để mở rộng kinh doanh trong ngành ăn uống, anh cho trồng mía để làm nước mía bán. Anh giải thích lý do chọn mía là mặt hàng mới: nông trại đã có sẵn phân gia cầm để làm phân bón. Lý do kế tiếp là khi khí hậu nóng bức, thường lượng tiêu thụ trứng vịt lộn trên thị trường giảm hẳn. Lúc đó, mặt hàng thay thế hợp lý chính là nước mía giải khát. Như vậy là tạo sự cân bằng ở đầu ra. Một kế họach kinh doanh hết sức hợp lý.
Tôi hỏi anh Chín bài học tâm đắc nhất anh rút ra từ những thăng trầm trong kinh doanh của mình, anh trả lời giản dị: Người tính không bằng trời tính! Anh đã toan tính bao nhiêu trong thời gian đầu mà vẫn đâu có thành công. Đến lúc mọi chuyện suông xẻ, giống như Chúa Trời định hướng lại cho mình đi đến đích bằng con đường khác. Hãy làm hết sức mình, rồi để cho Chúa lo liệu. Anh có một niềm tin vững chắc vào Chúa Trời như vậy đó. Anh Chín là một thành viên tích cực của Cộng Đòan Westminster. Anh tham gia, đóng góp vào nhiều họat động từ thiện của nhà thờ, xem đó như là một hình thức chia xẻ lại hồng ân Thiên Chúa dành cho mình với những người kém may mắn hơn.
Đang nói chuyện, anh Chín xin lỗi tôi để trả lời một cú điện thọai gọi tới. Sau đó, anh vui vẻ giải thích : “ Tuần trước, tôi mua vé số để ủng hộ chương trình giúp đỡ các bệnh nhân cùi của nhà thờ. Cha mới gọi lại báo là tôi trúng lô độc đắc $2,000. Thánh Kinh có nói người giàu sẽ giàu thêm là vậy đó, anh ạ. Nhưng tôi đã nói với Cha rằng số tiền đó tôi để lại cho nhà thờ làm thêm những việc từ thiện khác…”. Chia tay với tôi, những người khách kế tiếp của anh là một nhóm các cha, sceur. Tôi đoán là lại để bàn bạc một chương trình công ích nào đó. Tôi nghĩ thầm: nếu tất cả các nhà kinh doanh thành công đều có tấm lòng giống anh, thì xã hội Việt Nam sẽ được nhờ lắm…
Đòan Hưng
Jul 19, 2008
Jul 16, 2008
GẶP LẠI DƯƠNG THIỆU TƯỚC TRONG ĐÊM NHẠC “TIẾNG XƯA CUẢ CHÚNG TA”
với bài hát Hội Hoa Đăng
Đêm thứ Bảy July 12 vừa qua, tại Rose Center Theater thành phố Westminster, những người yêu nhạc Việt Nam ở Quận Cam Cali đã có dịp gặp lại cố nhạc sĩ Dương Thiệu Tước. Tôi dùng chữ “gặp lại”, dù con người tài hoa này đã tạm rời dương thế từ 13 năm, bởi vì đây là cảm giác thực sự của chính tôi khi có mặt trong đêm nhạc thính phòng nhiều cảm xúc đó. Tôi đã hát và nghe nhạc Dương Thiệu Tước từ bé, bắt đầu với những bài hát dành cho thiều nhi như Ơn Nghĩa Sinh Thành, Khúc Nhạc Dưới Trăng. Tôi đã đọc rất nhiều lời bình luận về nhạc Dương Thiệu Tước của các nhạc sĩ, nhà phê bình nổi tiếng. Vậy mà tôi vẫn tìm thấy thêm bao điều mới lạ từ những bài hát của ông trong đêm nhạc này.
Tôi được nghe lần đầu một số ca khúc của Dương Thiệu Tước như Sóng Lòng, Buồn Xa Vắng, Nhớ Cánh Uyên Bay.Điền này cũng dễ hiểu vì ông có đến hơn 200 ca khúc. Nghe Mộng Thủy hát bài Nhớ Cánh Uyên Bay trong thể điệu Bolero, tôi vẫn thấy nét “quí phái” trong điệu nhạc thường dành cho nhạc “sến” này.
Tôi nghe lại một số nhạc phẩm nổi tiếng, đã được nhiều ca sĩ hát, nhưng với một phong cách trình diễn khác. Bóng Chiều Xưa được gương mặt trẻ Bảo Châu thể hiện một cách phóng khóan, mơ màng, làm cho ca khúc này trở nên lãng mạn và quyến rũ hơn. Tiếng hát của Quỳnh Giao với Tiếng Xưa- chủ đề của đêm nhạc- đã đưa tôi về không gian hòai niệm của miền quê Nam Bộ mộc mạc. Tiếng mõ đều đều trong phần hòa âm làm cho chúng ta nhớ lại âm vang của một câu vọng cổ trong một buổi chiều lục tỉnh. Sự tinh tế của Quỳnh Giao là ở chỗ chị hát một số từ trong bài bằng giọng Nam. Chị bắt đầu bài hát nhẹ nhàng như tâm sự, rồi kết thúc bằng giọng hát vút cao “…ai đó tri âm hững hờ…”, đã làm chạnh lòng những người mới xa xứ như tôi.
Còn nhiều điều mới nữa lắm. Hầu như ai cũng biết hát bài Chiều. Tôi đã nghe bài này hát không nhạc đệm, hát đồng ca, hát với một cây guitar thùng, hát trong Karaoke… Và bây giờ tôi lại nghe Lê Hồng Quang hát Chiều với giàn nhạc thính phòng. Chỉ với hơn 10 câu nhạc, giai điệu thật đơn giản, nhưng Chiều đã được nhạc sĩ Hồ Đăng Tín biên sọan phần hòa âm như một ca khúc cổ điển Tây Phương. Cái chất “sang trọng” trong nhạc Dương Thiệu Tước được thể hiện ngay ca khúc dễ hát nhất của ông.
Khán giả khám phá thêm những tình tiết thú vị trong nhạc phẩm Hội Hoa Đăng. Hơn 50 năm trước, chỉ từ cảm hứng của một buổi tiệc đầy tháng của một người cháu, Dương Thiệu Tước đã đem người nghe đến khôngkhí lễ hội từng bừng của xứ sở Tây Ban Nha với điệu Paso rộn ràng trong Hội Hoa Đăng. Chi tiết cảm động nhất: người cháu đó chính là nhạc sĩ Khánh Hồng, nhạc trưởng của đêm nhạc. Những người có mặt trong đêm “Hội Hoa Đăng” nửa thế kỷ trước, nay lại có mặt hôm nay để nghe và hát, để ôn lại kỷ niệm: nhạc trưởng Khánh Hồng, ca sĩ Vân Quỳnh, ca sĩ Quỳnh Giao trên sân khấu và ca sĩ Minh Trang- Dương Thiệu Tước phu nhân- ở dưới khán đài.
Kết thúc đêm biểu diễn, Ca sĩ Minh Trang, nay đã 89 tuổi, bước lên sân khấu để cảm ơn khán giả. Bà còn đủ minh mẫn, dí dỏm để mời khán giả đến nhà chung vui một li Martini, còn mong rằng có dịp đi dự nhiều đêm nhạc như vậy để còn có dịp gặp lại khán giả thân yêu, gia tài vô giá của người nghệ sĩ.
Riêng mình , tôi lại muốn cám ơn Dương Thiệu Tước, cám ơn Minh Trang đã đem đến cho nền tân nhạcViệt Nam một giai đọan không thể quên trong quá khứ. Cảm ơn những Khánh Hồng, Quỳnh Giao, Kim Tước… là thế hệ đã gìn giữ vốn quí đó đến ngày hôm nay. Cảm ơn những Bảo Châu, Lê Hồng Quang… là thế hệ trẻ, sẽ tiếp tục duy trì sức sống của nền âm nhạc Việt nam tại hải ngọai…
Đòan Hưng
Jul 12, 2008
người ĐỌC .... ĐỌC thơ ...
Jul 10, 2008
Living untroubled by Good or Bad Fortune
See wholeness in place of good or bad fortune
Change your view of the peaks and valleys of all of life to an attitude that allows you to discover what’s hidden in both of those experiences. Begin to see wholeness rather than good or bad fortune. See opposites as parts of oneness, rather than disrupting surprises. What you’re calling “bad” fortune has “good” just waiting to emerge because it’s the other half.
Change your view of the peaks and valleys of all of life to an attitude that allows you to discover what’s hidden in both of those experiences. Begin to see wholeness rather than good or bad fortune. See opposites as parts of oneness, rather than disrupting surprises. What you’re calling “bad” fortune has “good” just waiting to emerge because it’s the other half.
When bad fortune feels so troublesome
that you can't get unstuck,
see good fortune leaning on it.
that you can't get unstuck,
see good fortune leaning on it.
When you feel overpoweringly discouraged during a trip through the valley of despair, it can feel as if that’s all there is. If you’re unable to see a circumstance or situation as part of a larger picture, remind yourself that good fortune is leaning on this bad one, just as morning follows the darkest night. With wholeness as a backdrop, rely on your knowledge of day following night at these times. Keep in mind that when you’ve reached the valley floor, the only direction you can go is upward. Things definitely will get better; your luck good fortune is invisibly there in all moments of despair, and you want to learn to live untroubled by them both.
"Change your thougths - change your life" - Dr. Wayne W. Dyer
Jul 8, 2008
BÁC SĨ NGÔ BÁ ĐỊNH & CÂU CHUYỆN VỀ NGHỀ THẦY THUỐC TRÊN ĐẤT MỸ
Người Việt Nam mình từ thưở xa xưa đã có tinh thần trọng bằng cấp. Sĩ, nông, công, thương là thứ tự trong xã hội nước ta của các ngành nghề từ thế kỷ trước. Thầy giáo, bác sĩ đi đâu cũng được trọng vọng. Đặc biệt là phải nói tới nghề bác sĩ. “Lương y như từ mẫu”, sự ví von này đã cho thấy người Việt mình đánh giá cao cả “tâm” và “trí” của người bác sĩ. Do đó, học để thành bác sĩ, họăc cho con học thành bác sĩ là giấc mơ của nhiều gia đình Việt Nam.
Sang đến Mỹ, đi vào khu vực Little Sài Gòn, tôi cũng thấy nhiều phòng mạch bác sĩ có mặt khắp nơi. Tỉ lệ người Việt Nam học ngành y (bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ) ở Mỹ hình như cũng cao ra phết. Tôi tự hỏi có phải là người Việt cũng đem theo cái thang giá trị về nghề nghiệp từ quê nhà sang đây hay không? Và những suy nghĩ như vậy có còn phù hợp với xã hội bên này không? Tôi đã gặp bác sĩ Ngô Bá Định để cùng trò chuyện với anh về đề tài “đời bác sĩ”…
Anh Định vượt biên sang Mỹ năm 83. Anh ở và đi học tại Cali ngay những ngày đầu tiên sang đến Mỹ. Anh lấy cử nhân ở UC Berkeley và học bác sĩ ở UC Irvine, ra trường năm 94. Tôi hỏi anh tại sao lại chọn học nghề bác sĩ, anh trả lời rất chân tình: “ Ở Việt Nam hồi còn bé, hình ảnh người bác sĩ mặc áo blouse trắng, cầm cặp đen đi thăm bệnh nhân quá đẹp, tạo cho tôi một ấn tượng mạnh. Rồi tôi tìm đọc được cuốn sách Thế Giới Trường Thuốc của bác sĩ Đặng Đức Nghiêm, và nó trở thành sách gối đầu giường của tôi luôn. Chưa hết, trong gia đình, tôi là người được giao trách nhiệm đọc các sách dạng y khoa thường thức, hay y khoa gia đình, để góp ý nhanh cho họ hàng khi cần thiết. Theo cái kiểu “ho thì uống a cô đin”, hoặc “…sốt không phải là một bịnh, mà là do cơ thể phản ứng lại với vi trùng…” . Vì những lý do này, nghề y nhiễm vào máu tôi luôn, nên tôi đã quyết theo học ngành y từ lâu rồi…”. Anh Định đã từng làm cho nhiều nhà thương của Mỹ như Kaiser Permanente, St Luke, O’Connor… Mãi đến năm 2004, anh mới đứng ra mở phòng khám Westminster Medical Center, tọa lạc ở ngã tư Westminster-Brookhurst cho đến ngày hôm nay.
Khi được hỏi những khó khăn gặp phải khi học và hành nghề y với người Mỹ, anh Định cho biết đó chính là yếu tố ngôn ngữ. Nghề bác sĩ đòi hỏi khả năng nghe và nói tiếng Anh như người bản xứ. Khi đi làm, yếu tố ngọai hình, màu da là một trở ngại thứ hai. Dù gì đi chăng nữa, ban đầu mình không thể tạo sự tin tưởng cho bệnh nhân Mỹ như bác sĩ Mỹ được. Tuy nhiên, khi đã qua giai đọan mở đầu quan hệ, thì bệnh nhân Mỹ lại đôi khi có cảm tình với bác sĩ Việt Nam vì cách cư sử có tình cảm hơn, caring hơn. Anh Định nghĩ rằng do mình đã không thể thông thạo ngôn ngữ như bác sĩ Mỹ, thì thái độ có lòng như vậy là một bù đắp lại cho thiếu sót này.
Khi quyết định mở phòng mạch ở khu vực Little Saigon như hiện nay, anh Định đã chọn bệnh nhân người Việt làm khách hàng chính. Hơn 80% khách hàng của anh là người Việt. Như vậy thì hẳn là công việc sẽ hòan tòan thuận buồm xuôi gió hơn? Anh Định không nghĩ vậy. Mọi thứ không phải chỉ tòan màu hồng trong nghề bác sĩ hôm nay. Thứ nhất là bác sĩ trong khu Việt Nam ngày một nhiều, cho nên yếu tố cạnh tranh cũng cao hơn. Thứ hai là ngành y khoa của Mỹ cũng đang cắt giảm dần ngân sách, do đó số tiền trả cho bác sĩ từ các công ty bảo hiểm y tế cũng ít đi. So với thập niên 90, bác sĩ ngày nay làm việc cực hơn, phải khám nhiều bệnh nhân hơn trong một ngày. Đây là một trong những nỗi ưu tư nghề nghiệp của anh Định. Bác sĩ bây giờ hoặc phải làm nhiều giờ hơn, hoặc là phải cắt thì giờ dành cho một bệnh nhân xuống. Mà làm theo cách thứ hai thì việc chẩn đóan, chữa bệnh cho bệnh nhân sẽ khó mà giữ được chất lượng. Anh Định đành phải cắt thì giờ của …gia đình, đi sớm về trễ, hoặc đem việc về nhà làm thêm!
Anh Định đồng ý với tôi rằng khuynh hướng của người Việt ở Mỹ nói riêng, và người Mỹ gốc Á nói chung là thích cho con mình học nghề y. Bên cạnh lý do rất thực tế là vì nghề bác sỹ kiếm nhiều tiền, ít bị thất nghiệp, tâm lý trọng trí thức vẫn còn nặng ở người Việt. Bố mẹ người Việt thường hãnh diện khi có con là bác sĩ. Gia đình khá giả thì phải gả con cho bác sĩ mới là môn đăng hộ đối. Cũng từ đó, bệnh nhân người Việt hay có thái độ “kính nể một cách hơi thái quá” đối với bác sỹ. Thái độ này ta ít thấy ở người Mỹ, họ gặp bác sĩ như là một người cung cấp dịch vụ y tế thôi. Đối với bác sĩ thì bệnh nhân là khách hàng. Mà khách hàng Mỹ lại là thượng đế! Chỉ đơn giản vậy thôi!
Anh Định cũng không thấy mình có gì là “to tát” khi là bác sĩ cả. Tuy nhiên, anh cho rằng sẽ rất hữu ích nếu gia đình có một người làm bác sĩ . Bởi vì có một medical insider, việc chẩn đóan và chữa bệnh cho gia đình sẽ có phần nhanh hơn. Tôi ngạc nhiên vô cùng, vì nghĩ rằng điều này chỉ đúng với những nước nghèo, có nền y khoa chưa phát triển lắm như Việt Nam thôi. Anh Định giải thích : “Yếu tố quan trọng của y khoa bất kỳ ở đâu cũng là sự chẩn đóan. Mặc dù ngành y khoa Mỹ thuộc loại hiện đại nhất thế giới, nhưng vẫn có nhiều rủi ro. Như anh cũng biết, việc chữa trị cho bệnh nhân ở đây trải qua rất nhiều giai đọan, qua nhiều thủ tục hành chánh do vấn đề ràng buộc pháp lý. Mỗi công đọan trong y khoa như lấy máu, xét nghiệm, siêu âm, chọn phương pháp điều trị, theo dõi bệnh… đều có yếu tố con người trong đó, đâu thể hoàn tòan dựa vào máy móc đâu. Việc con người nhầm lẫn, hay thiếu sót là chuyện phải có. Chỉ cần một sơ xuất nhỏ trong các khâu này, kết quả điều trị sẽ khác nhau nhiều! Hãy tưởng tượng việc chữa trị của bác sĩ chúng tôi giống như người đang lái xe trên freeway vậy. Chỉ cần miss một exit, là mình sẽ đi rất xa khỏi điểm đến rồi…
Tôi vẫn tin có yếu tố “phước chủ, may thầy” trong việc chữa trị cho bệnh nhân ở Mỹ… Bác sĩ là người nhà thì biết tiền sử của bệnh nhân rõ ràng nên có thể thuật lại cho bác sĩ điều trị, lại có đủ tình thân để ra quyết định nhanh hơn mà không sợ bị “sue”. Việc điều trị nhờ vậy mà dễ có kết quả tốt hơn…”. Theo anh Định, đây cũng là một điểm khác biệt nữa trong việc chữa trị cho bệnh nhân Việt và Mỹ. Bệnh nhân Việt thường hay có người nhà làm trong ngành y, cho nên những người thân này hay có ý kiến với bác sĩ. Nếu chỉ là góp ý, cung cấp thông tin thì tốt. Có đôi khi người thân lại muốn can thiệp luôn vào quyết định điều trị, sẽ làm chậm trễ, gây khó khăn nghi kị cho công việc của bác sĩ! Người Mỹ họ không làm vậy, họ tôn trọng chuyên môn của bác sĩ, nên ít khi can thiệp vào.
Điều gì cần có ở một người thầy thuốc trên đất Mỹ? Anh Định cho rằng đó là phải có lòng thương người, phải có ý chí tự trau dồi kiến thức để không bị tụt hậu, phải tạo được một medical team chuyên nghiệp, hiệu quả chung quanh mình, phải có đủ thời giờ cho bệnh nhân.
Câu hỏi cuối cùng của tôi là “ thế anh có ý định khuyến khích con cái nối nghiệp của mình không?”, anh cười, lắc đầu và trả lời “không”. Hãy để cho thế hệ trẻ quyết định nghề nào thích hợp với chúng. Ở Mỹ không chỉ có nghề bác sĩ mới kiếm nhiều tiền. Cũng không phải bác sĩ là những người có nhiều hạnh phúc nhất trong xã hội. Hãy làm bất cứ nghề gì với tinh thần trách nhiệm cao nhất là quí rồi. Anh Định nhấn mạnh, tinh thần trách nhiệm là một trong những yếu tố quan trọng của một con người ở Mỹ. Có trách nhiệm với bản thân, với gia đình, với xã hội, con người này sẽ sống vững mạnh và được xã hội kính trọng.
Câu chuyện vẫn còn vui, mà tôi cũng phải chia tay anh vì thấy anh bận rộn quá. Anh Định nói vui với tôi rằng: “ nếu tuồng cải lương Đời Cô Lựu chỉ có một tập, thì đời bác sĩ của tụi này viết ra sẽ là nhiều tập lắm. Từ từ anh em mình nói chuyện thêm, để làm bộ phim Đời Bác Sĩ…”. Tôi nhận lời ngay, để còn có dịp gặp lại anh bác sĩ vui tính này…
Đòan Hưng
Jul 5, 2008
Street Photography
NHẠC SỸ HỒ ĐĂNG LONG VÀ NHỮNG TÌNH KHÚC VIỆT SÁNG TÁC TRÊN ĐẤT MỸ
Ở cái xứ Mỹ bận rộn và đầy áp lực này, tìm một vài giây phút thư giãn bằng cách nghe nhạc tình là một thú vui giản dị . Tôi cũng làm vậy, chỉ có điều tôi vẫn nghe nhạc Việt là chính. Sau một thời gian tìm hiểu, tôi nhận thấy người Việt ở Mỹ vẫn nghe và hát nhiều các bản tình ca của những nhạc sỹ đã thành công từ trước 75 như Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Lam Phương, Trần Thiện Thanh… Một số cũng bắt đầu tìm nghe một số ca khúc của những nhạc sỹ trong nước. Rất ít thấy tên tuổi của các nhạc sỹ trẻ viết nhạc trên đất Mỹ. Để tìm hiểu thêm, tôi đã nói chuyện với nhạc sỹ Hồ Đăng Long, nhân dịp nghe CD nhạc tình mới nhất của anh, CD Nghĩ Đến Em…
Anh Hồ Đăng Long qua Mỹ năm 1990 . Tốt nghiệp Cử Nhân Âm Nhạc & Cao Học Âm Nhạc tại Đại Học San Jose State . Hiện nay, anh có một studio và vẫn đi dạy Piano trên San Jose. Cũng nên nhắc lại rằng anh Long cháu ruột của Nhạc Sỹ Hồ Đăng Tín, tác giả của phần hòa âm tuyệt vời cho 10 bài Đạo Ca từ thập niên 60.
Khi được hỏi tại sao lại chọn cái nghề âm nhạc để theo đuổi trên đất Mỹ, anh Long cho biết anh cũng đã từng theo học khoa piano và sáng tác ở trường Quốc Gia Aâm Nhạc Sài Gòn hồi còn ở Việt Nam. Khi mới sang Mỹ, một số học trò cũ đã kéo anh về San Jose để tiếp tục dạy piano. Anh thấy mình hình như có duyên với nghề này, nên quyết định theo học âm nhạc luôn.
Anh Long nghĩ rằng mình có khả năng về dạy học, nên chọn nghề thầy giáo dạy đàn piano để sinh sống là thích hợp nhất. Còn nhạc sỹ hình như là “cái nghiệp” chứ không hẳn là “cái nghề”. Anh sáng tác, làm hòa âm cho ca khúc theo cảm hứng là chính. Hành nghề thực sự như một nhạc sỹ chuyên nghiệp, anh nghĩ mình khó mà có cuộc sống ổn định được.
Nói về CD “Nghĩ Đến Em” anh Long cho biết CD đã được phát hành vào cuối năm 2007. Thật là đặc biệt, CD gồm mười bài tình ca, được sắp xếp để kể lại một câu chuyện tình “thời đại”, mà rất nhiều người trong chúng ta cũng đã từng trải qua: đôi thanh niên nam nữ yêu nhau, nhưng vì thời cuộc phải chia xa . Sau bao nhiêu năm, họ gặp lại, dù tình xưa vẫn còn nồng nàn, nhưng cả hai đều vướng bận, không còn như xưa nữa . Hoàn cảnh trái ngang như vậy, nên đành phải chia tay. Nội dung tương tự những ca khúc Ngàn Năm Vẫn Không Quên, Mười Năm Tình Cũ, nhưng dàn trải tuần tự với mười ca khúc.
Ta sẽ nghe tiếng hát của Quang Tuấn và Thanh Hà diễn tả tâm sự của đôi uyên ương này, từ những tiếc nuối cho thuở ban đầu đã không đến được với nhau, cho đến khi gặp lại, và nhận ra rằng dù tình yêu xưa vẫn còn, nhưng mãi mãi cũng chỉ là dĩ vãng. Tiếng hát của Khánh Ly trong ca khúc thứ sáu (Đêm Sầu) như lời tiên tri buồn của một người từng trải, đã nhìn thấy kết cục dang dở của mối tình này …
Về phương diện âm nhạc, 10 bài được sáng tác & hòa âm theo nhiều thể loại khác nhau . Khỏang phân nửa được hòa âm phối khí mang nhiều âm hưởng của nhạc Classic . Bài số 3 (Vì Sao Tôi Không Thể) theo phong cách Jazz, Bài số 4 (Đợi Chờ) có tiết điệu Disco, Bài số 10 (Tình Trăng) theo phong cách Mỹ Latin. Aán tượng nhất là Bài số 5 (Đêm Yêu Đương), viết theo tiết điệu Tango Argentina, nhưng sử dụng rất nhiều kỹ thuật đảo phách, chuyển cung nhanh… rất độc đáo, ít thấy trong ca khúc Việt Nam.
Khi được hỏi ý kiến về sự khác nhau giữa ca khúc Việt Nam và ca khúc Mỹ, anh Long cho rằng ca khúc Việt Nam rất chú trọng về giai điệu và lời ca. Lý do là tiếng Việt của chúng ta có tới 6 thanh âm, cho nên trong lời đối thoại bình thường của tiếng Việt cũng đã có âm nhạc. Ca khúc Việt do vậy thường có giai điệu trầm bổng du dương. Phần lời ca cũng thường có vần điệu, sử dụng từ chọn lọc, có nhiều ngụ ý như văn viết chứ không phải là văn nói. Ngược lại, ca khúc Việt lại ít để ý tới phần tiết điệu, vốn là một phần không thể thiếu của nhạc Mỹ. Điều này cũng dễ hiểu nếu ta nhận ra rằng người Việt không phải là một dân tộc thích nhảy múa. Nếu kho tàng dân ca của chúng ta phong phú bao nhiêu, thì chúng ta lại gặp khó khăn bấy nhiêu để chúng ta tìm ra một điệu múa đặc trưng cho dân tộc Việt. Chắc cũng vì vậy mà nhiều người Aâu Mỹ không thích nghe nhạc Việt Nam. Họ có cảm giác chậm và buồn quá. Anh Long đưa ra một hình ảnh minh họa rất hay: có một lần cô cháu gái lớn lên ở Mỹ hỏi anh sao nhạc Việt Nam nghe không sôi nổi tí nào, anh Long bảo: “Thì cháu cứ mặc cái áo dài truyền thống của người Việt mình vào người rồi sẽ thấy câu trả lời!”. Văn hóa Việt cũng như bộ quốc phục này, vẫn mang nhiều nét tĩnh và nhu mì. Mặc áo dài, các cô gái Việt Nam đi đứng tự nhiên sẽ phải dịu dàng, thướt tha hơn, chứ không thể nhún nhẩy được.
Cũng từ nhận xét đó, anh Long nghĩ rằng để làm mới các ca khúc Việt, các nhạc sỹ Việt Nam thế hệ sau nên chú trọng phát triển phần hòa âm, tiết tấu. Tuy nhiên, vẫn phải có giai điệu đẹp, vì đó là điểm đặc thù của ca khúc Việt. Anh đã áp dụng những yếu tố này vào trong nhưng tình khúc của mình trong CD Nghĩ Đến Em. Anh Long không nghĩ rằng nhiều thính giả trong giới trẻ lớn lên ở Mỹ sẽ thích nghe những ca khúc trong CD này. Các em thích nghe nhạc ồn ào & upbeat hơn . Tuy nhiên, mỗi một thể loại âm nhạc đều có chổ đứng riêng & có khán giả của nó, vì mỗi người có thị hiếu âm nhạc khác nhau . Ngay tại Mỹ, không phải ai cũng thích nghe Hip Hop hoặc Rap . Bởi vậy nên anh tin là loại ca khúc lãng mạn như trong CD Nghĩ Đến Em bao giờ cũng có người nghe và yêu thích .
Có một điều ít người biết là CD này được thực hiện dưới sự góp sức của rất nhiều người trong nhóm thân hữu cựu học sinh trung học Petrus Ký của tác giả. Lời tựa của Ánh Thu do Thiên Hương đọc. Ý thơ Trương Đình Trác. Tiếng đàn guitar của Chánh Trung... Những nhân vật này hiện đang sinh sống bằng nhiều nghề nghiệp khác nhau trên đất Mỹ. Họ chỉ đến với âm nhạc Hồ Đăng Long với niềm vui và vì tình bạn. Anh Long cho biết tình bạn trong nhóm Petrus Ký là một trong những nguồn cảm hứng để anh thực hiện CD này . Anh ít viết ca khúc. Đa số những sáng tác trước đây của anh đều được viết cho Piano, Violin (anh đã phát hành 2 CD nhạc hòa tấu sọan cho Violin & Piano), hoặc cho dàn nhạc Thính Phòng Giao Hưởng . Nhân dịp họp mặt cùng nhóm bạn học cũ cách đây vài năm, anh được gặp lại nhiều người bạn thân đã mất liên lạc từ nhiều năm qua . Có những người anh tưởng đã chết ngoài biển . Nghe bạn bè kể chuyện ngày xưa, anh tự nhiên thấy trẻ lại, tâm hồn tràn ngập cảm xúc, nên mới viết được tình khúc. Đến lúc thực hiện CD, bạn bè cũng động viên giúp đỡ. Trong khối Petrus Ký 74-81 mà anh Long học, có rất nhiều tài năng. Những góp sức của Thiên Hương, Ánh Thu, Trương Đình Trác, Anh Huy, Chánh Trung đều hay và đẹp như những nghệ sỹ nhà nghề vậy…
Anh Hồ Đăng Long qua Mỹ năm 1990 . Tốt nghiệp Cử Nhân Âm Nhạc & Cao Học Âm Nhạc tại Đại Học San Jose State . Hiện nay, anh có một studio và vẫn đi dạy Piano trên San Jose. Cũng nên nhắc lại rằng anh Long cháu ruột của Nhạc Sỹ Hồ Đăng Tín, tác giả của phần hòa âm tuyệt vời cho 10 bài Đạo Ca từ thập niên 60.
Khi được hỏi tại sao lại chọn cái nghề âm nhạc để theo đuổi trên đất Mỹ, anh Long cho biết anh cũng đã từng theo học khoa piano và sáng tác ở trường Quốc Gia Aâm Nhạc Sài Gòn hồi còn ở Việt Nam. Khi mới sang Mỹ, một số học trò cũ đã kéo anh về San Jose để tiếp tục dạy piano. Anh thấy mình hình như có duyên với nghề này, nên quyết định theo học âm nhạc luôn.
Anh Long nghĩ rằng mình có khả năng về dạy học, nên chọn nghề thầy giáo dạy đàn piano để sinh sống là thích hợp nhất. Còn nhạc sỹ hình như là “cái nghiệp” chứ không hẳn là “cái nghề”. Anh sáng tác, làm hòa âm cho ca khúc theo cảm hứng là chính. Hành nghề thực sự như một nhạc sỹ chuyên nghiệp, anh nghĩ mình khó mà có cuộc sống ổn định được.
Nói về CD “Nghĩ Đến Em” anh Long cho biết CD đã được phát hành vào cuối năm 2007. Thật là đặc biệt, CD gồm mười bài tình ca, được sắp xếp để kể lại một câu chuyện tình “thời đại”, mà rất nhiều người trong chúng ta cũng đã từng trải qua: đôi thanh niên nam nữ yêu nhau, nhưng vì thời cuộc phải chia xa . Sau bao nhiêu năm, họ gặp lại, dù tình xưa vẫn còn nồng nàn, nhưng cả hai đều vướng bận, không còn như xưa nữa . Hoàn cảnh trái ngang như vậy, nên đành phải chia tay. Nội dung tương tự những ca khúc Ngàn Năm Vẫn Không Quên, Mười Năm Tình Cũ, nhưng dàn trải tuần tự với mười ca khúc.
Ta sẽ nghe tiếng hát của Quang Tuấn và Thanh Hà diễn tả tâm sự của đôi uyên ương này, từ những tiếc nuối cho thuở ban đầu đã không đến được với nhau, cho đến khi gặp lại, và nhận ra rằng dù tình yêu xưa vẫn còn, nhưng mãi mãi cũng chỉ là dĩ vãng. Tiếng hát của Khánh Ly trong ca khúc thứ sáu (Đêm Sầu) như lời tiên tri buồn của một người từng trải, đã nhìn thấy kết cục dang dở của mối tình này …
Về phương diện âm nhạc, 10 bài được sáng tác & hòa âm theo nhiều thể loại khác nhau . Khỏang phân nửa được hòa âm phối khí mang nhiều âm hưởng của nhạc Classic . Bài số 3 (Vì Sao Tôi Không Thể) theo phong cách Jazz, Bài số 4 (Đợi Chờ) có tiết điệu Disco, Bài số 10 (Tình Trăng) theo phong cách Mỹ Latin. Aán tượng nhất là Bài số 5 (Đêm Yêu Đương), viết theo tiết điệu Tango Argentina, nhưng sử dụng rất nhiều kỹ thuật đảo phách, chuyển cung nhanh… rất độc đáo, ít thấy trong ca khúc Việt Nam.
Khi được hỏi ý kiến về sự khác nhau giữa ca khúc Việt Nam và ca khúc Mỹ, anh Long cho rằng ca khúc Việt Nam rất chú trọng về giai điệu và lời ca. Lý do là tiếng Việt của chúng ta có tới 6 thanh âm, cho nên trong lời đối thoại bình thường của tiếng Việt cũng đã có âm nhạc. Ca khúc Việt do vậy thường có giai điệu trầm bổng du dương. Phần lời ca cũng thường có vần điệu, sử dụng từ chọn lọc, có nhiều ngụ ý như văn viết chứ không phải là văn nói. Ngược lại, ca khúc Việt lại ít để ý tới phần tiết điệu, vốn là một phần không thể thiếu của nhạc Mỹ. Điều này cũng dễ hiểu nếu ta nhận ra rằng người Việt không phải là một dân tộc thích nhảy múa. Nếu kho tàng dân ca của chúng ta phong phú bao nhiêu, thì chúng ta lại gặp khó khăn bấy nhiêu để chúng ta tìm ra một điệu múa đặc trưng cho dân tộc Việt. Chắc cũng vì vậy mà nhiều người Aâu Mỹ không thích nghe nhạc Việt Nam. Họ có cảm giác chậm và buồn quá. Anh Long đưa ra một hình ảnh minh họa rất hay: có một lần cô cháu gái lớn lên ở Mỹ hỏi anh sao nhạc Việt Nam nghe không sôi nổi tí nào, anh Long bảo: “Thì cháu cứ mặc cái áo dài truyền thống của người Việt mình vào người rồi sẽ thấy câu trả lời!”. Văn hóa Việt cũng như bộ quốc phục này, vẫn mang nhiều nét tĩnh và nhu mì. Mặc áo dài, các cô gái Việt Nam đi đứng tự nhiên sẽ phải dịu dàng, thướt tha hơn, chứ không thể nhún nhẩy được.
Cũng từ nhận xét đó, anh Long nghĩ rằng để làm mới các ca khúc Việt, các nhạc sỹ Việt Nam thế hệ sau nên chú trọng phát triển phần hòa âm, tiết tấu. Tuy nhiên, vẫn phải có giai điệu đẹp, vì đó là điểm đặc thù của ca khúc Việt. Anh đã áp dụng những yếu tố này vào trong nhưng tình khúc của mình trong CD Nghĩ Đến Em. Anh Long không nghĩ rằng nhiều thính giả trong giới trẻ lớn lên ở Mỹ sẽ thích nghe những ca khúc trong CD này. Các em thích nghe nhạc ồn ào & upbeat hơn . Tuy nhiên, mỗi một thể loại âm nhạc đều có chổ đứng riêng & có khán giả của nó, vì mỗi người có thị hiếu âm nhạc khác nhau . Ngay tại Mỹ, không phải ai cũng thích nghe Hip Hop hoặc Rap . Bởi vậy nên anh tin là loại ca khúc lãng mạn như trong CD Nghĩ Đến Em bao giờ cũng có người nghe và yêu thích .
Có một điều ít người biết là CD này được thực hiện dưới sự góp sức của rất nhiều người trong nhóm thân hữu cựu học sinh trung học Petrus Ký của tác giả. Lời tựa của Ánh Thu do Thiên Hương đọc. Ý thơ Trương Đình Trác. Tiếng đàn guitar của Chánh Trung... Những nhân vật này hiện đang sinh sống bằng nhiều nghề nghiệp khác nhau trên đất Mỹ. Họ chỉ đến với âm nhạc Hồ Đăng Long với niềm vui và vì tình bạn. Anh Long cho biết tình bạn trong nhóm Petrus Ký là một trong những nguồn cảm hứng để anh thực hiện CD này . Anh ít viết ca khúc. Đa số những sáng tác trước đây của anh đều được viết cho Piano, Violin (anh đã phát hành 2 CD nhạc hòa tấu sọan cho Violin & Piano), hoặc cho dàn nhạc Thính Phòng Giao Hưởng . Nhân dịp họp mặt cùng nhóm bạn học cũ cách đây vài năm, anh được gặp lại nhiều người bạn thân đã mất liên lạc từ nhiều năm qua . Có những người anh tưởng đã chết ngoài biển . Nghe bạn bè kể chuyện ngày xưa, anh tự nhiên thấy trẻ lại, tâm hồn tràn ngập cảm xúc, nên mới viết được tình khúc. Đến lúc thực hiện CD, bạn bè cũng động viên giúp đỡ. Trong khối Petrus Ký 74-81 mà anh Long học, có rất nhiều tài năng. Những góp sức của Thiên Hương, Ánh Thu, Trương Đình Trác, Anh Huy, Chánh Trung đều hay và đẹp như những nghệ sỹ nhà nghề vậy…
Đoàn Hưng
Subscribe to:
Posts (Atom)