Hôm thứ 2 có ghé ngang qua 2 toà nhà máy phát điện ... Rồi về viết một bài cho bà đọc chơi.
Tui
Quân
***
Batersea Power Stations
Hai nhà máy phát điện Battersea (Batersea Power Station) nằm dọc trên bờ sông Thames. Được chia ra một nhà máy phát điện A , xây từ năm 1929 – 1935. Còn cái thứ hai gọi là nhà máy phát điện B, xây từ năm 1937 – 1941. Hai nhà máy này dùng nhiệt than để phát điện, nên vậy có bốn cái ống khói và đây là một hình tượng đặc biệt của nhà máy. Đến năm 1975, nhà máy phát điện A không còn hoạt động . Ba năm sau là nhà máy phát điện B ngừng hoạt động hoàn toàn. Sau đó hai nhà máy phát điện để trống cho đến năm 2014.
Hai nhà máy phát điện này được nổi tiếng là nhờ Album hình bìa đĩa hát Animals của ban nhạc Pink Floyd. Nếu ai là người cuồng mộ (Fan) của ban nhạc Pink Floyd thì sẽ nhớ bìa Album thứ mười của ban nhạc progressive rock này là một con heo kinh khí cầu bay giữa hai ống khói Nhà máy điện Battersea, tư tưởng được thai nghén bởi thủ lãnh ban nhạc là ca sĩ Roger Waters (bass, hát), và Hipgnosis đã chụp tấm ảnh này.
Hipgnosis là nhóm nghệ sĩ đồ họa người Anh có trụ sở tại London nổi tiếng với việc thiết kế bìa album cho các nhạc sĩ hàng đầu như Pink Floyd, T. Rex, the Pretty Things, Black Sabbath, UFO, 10cc, Bad Company, Led Zeppelin, AC/DC, Scorpions, Yes, The Nice, Emerson, Lake & Palmer, Def Leppard, Paul McCartney & Wings, The Alan Parsons Project, Genesis, Peter Gabriel, Electric Light Orchestra, The Police, Rainbow, Styx, Pezband, XTC và Al Stewart.
Hipgnosis đã đưa ra ba ý tưởng, một trong số đó là một em nhỏ đi đến phòng bố mẹ và thấy họ làm tình: "giao phối, như động vật vậy!”. Nhưng tư tưởng chót thì lại do ca sĩ Waters thiết kế, lúc đó ông đang sống gần Clapham Common, và thường đi ngang qua Nhà máy điện Battersea nên ông đã nghĩ một hình ảnh kỳ lạ. Toàn hai toà nhà phát điện được chụp để chọn cho bìa đĩa hát , ban nhạc muốn làm một con heo bong bóng to để treo lơ lửng giữa hai ống khói và họ đã giao cho công ty Fabrik sản xuất kinh khí cầu của Đức ( Kinh khí cầu Zeppelin nổi tiếng của Đức , là do công ty này chế tạo) và người nghệ sĩ người Úc là ông Jeffrey Shaw để thiết kế quả bóng hình con heo có chiều dài 30 foot (khoảng 9,1 m) và con heo kinh khí cầu được chọn tên là Algie
Quả bong bóng con heo được bơm khí heli và thả vào đúng vị trí ngày 2 tháng 12 năm 1976, họ thuê một xạ thủ là khi khí cầu con heo bay qua hai ống khói là người xạ thủ cần phải bắn cho bể con heo. Không may, thời tiết xấu khiến công việc phải dời lại, và người quản lý của ban nhạc là Steve O'Rourke không muốn mời người xạ thủ lần nữa; họ để quả bóng con heo bay lên và đứt dây và bay mất. Con heo cuối cùng đáp xuống địa hạt Kent ( cách London khoảng 30 miles) và được phát hiện bởi một nông dân, ông ta giận dữ vì quả bóng "làm bò của ông sợ".Quả bóng con heo được mang về và quay trong ba ngày tiếp theo, nhưng vì những bức hình đầu tiên của nhà máy điện Battersea đẹp hơn, nên hình của con heo không còn nắm vai trò quan trọng cho bìa đĩa.
Trại súc vật của tác giả George Orwell là một tác phẩm nổi tiếng của nước Anh. Album Animals (Súc vật) là một đứa con đẻ của nghệ sĩ Waters , ông đã dựa một phần của tác phẩm của nhà văn George Orwell để hoàn tất đĩa nhạc của ông. Lời bài hát của album mô tả các tầng lớp của xã hội như các loài động vật khác nhau: con chó hiếu chiến, con lợn chuyên quyền tàn bạo, con cừu "ngu ngốc và cả tin mù quáng".Tuy tập truyện tập trung vào chủ nghĩa Stalin, album lại phê phán chủ nghĩa tư bản và không đồng ý với việc con cừu cuối cùng đánh thắng con chó. Album được phát triển từ một tập hợp các bài hát không liên quan, theo tác giả Glenn Povey, "mô tả một xã hội rõ ràng và sự mục nát đạo đức của nó".
Ngoài sự phê phán xã hội, album cũng là lời đáp cho làn sóng punk rock,phát triển để phản lại xã hội và điều kiện chính trị đương thời, và cũng phản ứng lại sự thỏa mãn chung và sự hoài niệm thường xuất hiện trong giới rock. Pink Floyd rõ ràng là một mục tiêu để các nghệ sĩ punk công kích, nổi bật là Johnny Rotten (Sex Pistols), người mang một cái T-shirt Pink Floyd với từ "Tôi ghét" được viết thêm. Tay trống Nick Mason sau đó phát biểu rằng ông chào đón "sự nổi dậy của Punk Rock" và xem đó là sự trở lại của giới nhạc nhạc ngầm mà từ đó Pink Floyd phát triển.
Sau khi ban nhạc Pink Floyed sử dụng hai nhà phát điện để làm bìa đĩa hát thì không biết một nguyên nhân gì mà cứ để hoang toà nhà khổng lồ , nổi tiếng có 4 ống khói , được dùng những tảng đá lớn nhất trong việc xây cất với thiết kế Art Deco.
Art Deco một trường phái nghệ thuật và trang trí mang tính chiết trung được bắt đầu tại thành phố Paris vào thập niên 1920 và phát triển ra toàn thế giới trong thập niên 1930. Phong cách này ảnh hướng đến mọi lĩnh vực của thiết kế, bao gồm kiến trúc và thiết kế nội thất, thiết kế công nghiệp, thời trang và trang sức, và cả lĩnh nghệ thuật thị giác như hội họa, nghệ thuật tạo hình và điện ảnh. Khái niệm "art deco" được nhắc đến rộng rãi lần đầu tiên vào năm 1966 sau một cuộc triển lãm tại Paris mang tên 'Les Années 25' và đề dưới 'Art Deco', kỷ niệm Triển lãm thế giới về công nghiệp hiện đại và mỹ nghệ năm 1925. Nghệ thuật Art Deco tiêu biểu bởi tính thanh lịch, quyến rũ, công năng và hiện đại.
Mặc dù có một số kế hoạch để tái phát triển hai toà nhà phát điện nhưng đều thất bại. Sau đó chính phủ Anh xếp toà nhà trở thành nhà cổ quốc gia, tức là ai có mua về thì chỉ được phép phát triển bên trong toà nhà chứ không được phép đụng vào 4 cái ống khói và bức tường chu vi của toà nhà.
Vào năm 2012 , công ty tài chánh kế toán Ernst & Young đã có hợp đồng với hai công ty của Mã Lai là SP Setia and Sime Darby để phát triển bên trong hai toà nhà, họ sẽ xây 250 căn hộ, quán Bar, nhà hàng, văn phòng , tiệm bách hoá , giải trí và công ty Apple đã giữ một chỗ tại đây. Hiện giờ công trình chưa hoàn tất, sẽ mất thêm vài năm nữa. Đến nay là một nhóm công ty đầu tư của Mã Lai đã mua lại hai toà nhà máy phát điện nổi tiếng nhờ tờ bìa Album Animals của ban nhạc Pink Floyed.
Anh Quân
No comments:
Post a Comment