Jun 30, 2019

SINGING


When the wind chime meets the wind, it sings.
When Cỏ meets ... cục hứng, Cỏ sings.

Gặp gió, chuông hát 
Gặp hứng, Cỏ hát
Cỏ hát, chuông hát 
Vạn loài hát theo :)  





***

Song ca bài "Cám ơn"
Ca sĩ: chắc Chub, chắt Cỏ, và chắt Maya
của Cụ Sỹ Thảo








Jun 27, 2019

BÌNH MINH

Bình minh chim hót líu lo .... 
Chắt cụ không hát,
(chỉ thích)
lò dò ... cắt cây :) 








TIẾNG SÁO MỤC ĐỒNG - TẦM NGƯU



[...]

Mang mang bát thảo khứ truy tầm
Thủy khoát sơn diêu lộ cánh thâm
Lực tận thần bì vô mịch xứ
Đản văn phong thọ vãn thiền ngâm

Thiền sư Quách Am

Bức tranh đầu tiên có tên "Tầm ngưu", nghĩa là "Tìm trâu". Trong tranh, chú mục đồng đang đi tìm con trâu của mình. Tay chú cầm dây roi, trời đất mịt mù, núi cao đá dựng, sông rộng nước sâu, đường đi thăm thẳm không biết tìm trâu ở đâu.

... Nếu đọc và cảm nhận bài thi tụng qua hình ảnh tả thực của nghệ thuật thi ca, chúng ta sẽ cảm thấy thật tội nghiệp cho chú mục đồng bơ vơ, mỏi mệt đi tìm con trâu đã mất khi trời sắp xế chiều. Có thể chẳng mấy chốc thì màn đêm buông xuống và bóng tối sẽ phủ trùm một màu đen khắp cả núi rừng. Chú sẽ hoảng loạn, không biết phải làm sao.  Thoáng nhìn, ta cứ ngỡ chú mục đồng có vẻ không liên hệ gì đến ta.  Nhưng nếu quay về nhìn kỹ lại một chút, ta sẽ thấy hình ảnh chú mục đồng ấy cũng là hình ảnh của chính mình.

Thử hình dung đoạn đường của đời sống đã đi ngang qua, chúng ta thấy nẻo trần gian vẫn gập ghềnh, đường tu tập còn chông chênh, niết bàn xa vời vợi.  Chúng ta đã tìm mọi lối, mọi cách để trở về.  Nơi nào có tôn giáo và sự hứa hẹn cho viễn cảnh hạnh phúc, an lạc niết bàn, ta liền tìm đến mong được chỉ dạy "nẻo về chốn cũ". Ta đi tìm từ lúc còn trẻ cho đến hôm nay, thế mà cánh cửa dẫn vào con đường tâm linh vẫn khép kín, vẫn chưa mở ra để đón chúng ta vào. Cuộc đời càng về già, chúng ta càng nhìn thấy mịt mù trước mặt, không biết khi nào sẽ rơi vào hố sâu thăm thẳm của cái chết. Thế nhưng ta vẫn chưa biết mình từ đâu đến và khi trả hình hài về cát bụi ta sẽ còn hay mất.

... Tuy con đường tu tập của chúng ta có ngàn vạn nẻo, nhưng rốt ráo chỉ có một nẻo duy nhất cần đi là quay về nhận ra thực thể không sinh không diệt nơi chính hình hài này. Người xưa đã cụ thể hóa nội dung này bằng họa ảnh chú mục đồng bôn ba đi tìm trâu, đó là tim cho ra "con trâu" trong chính ta.  Đó là ý nghĩa của bài tụng thứ nhất đề cho bức tranh "Tầm ngưu".

[...]

Thích Phước Tịnh
Trích "Tiếng Sáo Mục Đồng"



MOTHERs AND DAUGHTERs


Phụ đề hình của chú Thái:

- Mẹ Liên: Ti đánh vần đi - 'mờ e me nặng mẹ'
- Ti:  Dạ, 'mờ e me nặng mẹ'.

- Mẹ Ti : Cỏ đáng vần đi - 'mờ e me nặng mẹ'
- Cỏ: OK mẹ! 

***
Phụ đề hình của bố Hiếu 


Hai mình cùng ăn
Hai mình cùng điệu 
Hai mình cùng hát 




Jun 26, 2019

MỘT VÉ VỀ TUỔI THƠ

Bố yêu quý,

Mùa này ngay khu út ở, ai mà bị dị ứng phấn hoa sẽ đau khổ lắm đó Bố vì hoa theo gió, bay và rơi đầy đường. A. gọi đùa là “Tuyết vàng rơi” :


Bố xem nè, cánh hoa không đẹp nhưng mùi hoa thơm nhẹ như mùi hoa sữa ngoài Hà Nội đó Bố: 


Nhìn sân đầy hoa vàng, út bỗng dưng muốn nhảy cò cò như lúc còn nhỏ. Đứa bạn út nói đùa: “Cho H. một vé về lại tuổi thơ!” 


utttt 

Jun 25, 2019

HÁT VÀO ĐỜI



Bác Sĩ Bích Liên Đi Tìm Sự Toàn Bích Trong Âm Nhạc Phạm Duy

Phải đến một tháng sau khi được Bác sĩ Bích Liên tặng CD Phạm Duy Hát Vào Đời do chị thực hiện, tôi mới có dịp ngồi nghe. Trong một chiều Chủ Nhật hoàn toàn thư thả, sau gần một tháng tiếp khách khứa từ phương xa, chạy theo tin tức thời sự nóng hổi, toan tính chuyện sửa nhà… tôi quyết định “xả sú bắp” bằng cách chỉ nghe nhạc mà không làm thêm một việc nào khác. Không nghe nhạc khi lái xe. Không nghe nhạc trong lúc gõ bàn phím. Ở xứ Mỹ xấp ngửa này, thỉnh thoảng mình phải biết dừng lại. Bằng âm nhạc, và phải là thứ nhạc thực sự mình yêu quý.

Khi đặt CD vào máy nghe, một điểm thú vị mà tôi nhận ra đầu tiên: trên trang bìa của CD không có hình của ca sĩ. Dòng chữ “tiếng hát Bích Liên” thật khiêm cung bên dưới chân dung người nhạc sĩ.
Và rồi tôi bắt đầu thả hồn vào dòng âm nhạc. Nghe chị Bích Liên trong CD Hát Vào Đời, tôi có một cảm giác thỏa mãn thật trọn vẹn với âm nhạc. Cái cảm giác tràn đầy không phải lúc nào cũng có được, cho dù tôi vẫn nghe nhạc gần như mỗi ngày. Nó làm cho tôi nhớ lại một cảm giác mà tôi đã trải nghiệm cách đây đã gần 30 năm. Hồi đó, tôi còn ở Việt Nam, trong thời điểm mà nhạc hải ngoại bị cấm, chỉ được nghe chui. Vào dịp gần Tết, tôi có được cái CD “Phạm Duy Hát Cho Năm 2000” do một người bạn gởi lén về. Đó là món quà Tết quý giá nhất mà tôi có được vào thời điểm đó. Đêm giao thừa, sau khi gia đình đã cúng kiếng, đón năm mới rồi đi ngủ sau nửa khuya, tôi thức một mình cho đến gần ba giờ sáng. Trong căn phòng khách đầy hoa, không gian tràn đầy hương vị của mùa xuân, tôi ngồi thưởng thức từng bài hát trong CD. Nghe từng nốt nhạc, nghe từng lời hát của Duy Quang, Thái Hiền, nghiền ngẫm từng câu hòa âm của Duy Cường. Tôi cảm thấy niềm hạnh phúc vì thưởng ngoạn âm nhạc dâng lên đến diệu kỳ.

Chị Bích Liên được biết đến trong cộng đồng với nhiều khía cạnh khác nhau. Một cô bạn sang Mỹ từ thập niên 80 học ở đại học UCI cho biết chị Bích Liên trong trường học giỏi có tiếng. Cộng đồng quý trọng chị vì là một bác sĩ chuyên khoa ung thư tận tụy, và là người sáng lập ra Hội Ung Thư Việt Mỹ, giúp đỡ biết bao bệnh nhân ung thư ở Quận Cam. Chị còn được biết đến như là một người yêu âm nhạc, là một giọng hát kỳ cựu của ca đoàn Ngàn Khơi, và xuất hiện nhiều trong những chương trình nhạc thính phòng của Việt Báo.

Đối với tôi, chị Bích Liên là một “fan thứ thiệt” của nhạc Phạm Duy. Kỷ niệm đáng nhớ nhất của nhóm “fan Phạm Duy” chúng tôi là hồi bác Phạm Duy mất lúc gần Tết năm 2013. chị Bích Liên và cô bạn nhỏ HB lúc đó đã quay quắt là “mình phải làm một cái gì đó, không thể không làm gì được…”. Mấy chị em đã gặp nhau tức tốc, quyết định làm một đêm nhạc để tưởng niệm Phạm Duy tại hội trường Việt Báo. Mấy chị em cùng chọn bài, gọi phone cho từng nhạc sĩ, từng ca sĩ yêu mến Phạm Duy sẵn sàng tham gia chương trình tự nguyện. Chỉ trong vòng chưa đến một tuần, đêm nhạc đã hình thành. Với thành phần nhạc sĩ, ca sĩ, khán giả đều là fan của Phạm Duy. Gần như không có thì giờ để tập dợt, nhưng nhiều người tham dự vẫn cho rằng đó là một trong những đêm nhạc Phạm Duy thành công và cảm động nhất. Hình như mọi người đều đàn, hát, nghe với cả trái tim, tấm lòng. Đến bây giờ, chị Bích Liên và nhóm tổ chức vẫn còn tiếc vì không có thu hình làm kỷ niệm, vì thời gian chuẩn bị quá cấp bách.

Sau đó, chị Bích Liên và nhóm thân hữu Việt Báo vẫn tiếp tục có nhiều chương trình nhạc với chủ đề nhạc Phạm Duy. Mà không chỉ hát Phạm Duy trên sân khấu. Chúng tôi còn hát nhạc Phạm Duy ở nhà, trong vòng thân hữu. Hát ở nhà có cái thú là mọi người vừa hát, vừa tha hồ nói cảm xúc riêng của mình về từng bản nhạc Phạm Duy. Cảm xúc có khi còn nhiều hơn hát trên sân khấu.

Mà nghĩ cũng lạ. Tôi có một nhóm bạn, hồi ở Việt Nam từ đầu thập niên 1980s  đã hát nhạc Phạm Duy trong những đêm “văn nghệ chui bỏ túi” ở Sài Gòn. Những “đêm nhạc Phạm Duy” trong vòng thân hữu như vậy diễn ra ngẫu hứng, bất chợt trong suốt gần 40 năm. Vẫn những gương mặt đó, những giọng hát đó, tiếng đàn đó. Vẫn những bài hát Phạm Duy đó. Vậy mà mỗi đêm nhạc của chúng tôi vẫn có sức hút, vẫn mới mẻ, vẫn đầy đam mê. Hình như nhạc Phạm Duy không có tuổi. Và người hát, người nghe nhạc Phạm Duy vẫn luôn tìm được những điều mới lạ cho riêng mình. Trong một ngày khác nhau, chúng tôi có những tâm sự khác nhau, cho nên lại cảm nhận nhạc Phạm Duy theo một góc nhìn mới. Khi một ca khúc đã sáng tác xong, các nốt nhạc và lời ca đã cố định. Nhưng sự tưởng tượng, suy diễn dành cho người đàn, người hát, người nghe là vô tận.

Trở lại với CD Phạm Duy Hát Vào Đời. Bạn bè đều biết chị Bích Liên là một người cầu toàn, từ trong lĩnh vực chuyên môn y khoa đến niềm đam mê âm nhạc. Có một lần chị đã nói với tôi rằng hát nhạc Phạm Duy  “toàn bích” giống như Thái Thanh là một điều không tưởng. Mà chị cũng chẳng muốn làm điều này. Chị yêu mến, hiểu nhạc Phạm Duy theo cách riêng của mình, và muốn diễn đạt nó bằng tâm tình và giọng hát của chính mình.

Ai cũng biết trình diễn nhạc Phạm Duy “live” trên sân khấu, muốn diễn tả cho đúng ý mình là rất khó. Nhưng điều này lại có thể thực hiện được trong phòng thâu. Kỹ thuật thu âm ngày này đã tiến bộ rất xa, có thể hỗ trợ nhiều cho những người “cầu toàn trong âm nhạc” như chị Bích Liên.

Chị Bích Liên cho biết chị đã hoàn thành 10 bài hát trong CD Phạm Duy Hát Vào Đời trong vòng gần 2 năm. Tôi tưởng tượng ra rằng, trong suốt thời gian đó, chị đã nghiền ngẫm ý nghĩa của từng bài, chọn cách diễn đạt cảm xúc cho từng câu hát, thử cách ngân nga cho từng nốt nhạc, phát âm từng lời ca sao cho phù hợp nhất. Mỗi bài có lẽ chị phải thâu đi thâu lại đến hàng chục lần mới vừa ý.

Đành rằng kỹ thuật phòng thâu sẽ giúp cho chị hoàn thiện bài hát theo đúng ý mình. Nhưng nếu không có niềm đam mê âm nhạc, không có tinh thần “tri kỷ” đối với các ca khúc Phạm Duy, sẽ rất khó cho một người không phải là ca sĩ chuyên nghiệp có thể thực hiện được “sự cầu toàn” này.

Và niềm đam mê của chị Bích Liên đã thành công. Ít nhất là đối với những “fan Phạm Duy” như tôi. Tôi đã nghe CD hết một mạch với một tinh thần “tri kỷ”. Tôi nghe Phạm Duy Hát Vào Đời với niềm hạnh phúc, vì vẫn tìm được cái đẹp mới mẻ trong những bài hát mà mình đã nghe đi nghe lại hàng trăm lần, qua những version cũ từ trước 1975 cho đến sau này thu âm tại hải ngoại. Phần hòa âm của CD thật đẹp, đầy đặn. Giọng hát của chị Bích Liên trong CD diễn đạt ca khúc Phạm Duy theo đúng với những cảm xúc mà chị đã từng mô tả với bạn bè. Phần mix âm thanh khéo léo, khiến cả nhạc đệm và giọng hát kết hợp với nhau một cách hoàn hảo.

Càng nghe, tôi càng cảm phục chị Bích Liên. Chỉ với kỹ thuật hát, hay chỉ với niềm đam mê âm nhạc đơn thuần thôi chưa đủ. Phải có một mức độ thẩm âm cao, và tình “tri kỷ” đối với từng ca khúc của Phạm Duy thì mới có thể thực hiện những bài hát này theo cách riêng của mình gần đến sự toàn hảo đến thế.

Mười ca khúc chị chọn để hát trong CD cũng là hầu hết những ca khúc Phạm Duy mà nhóm “Fan Phạm Duy” chúng tôi yêu thích nhất. Trong ngàn lời ca của Phạm Duy, chỉ chọn ra 10 bài ưng ý nhất để hát trong 1 CD là một sự lựa chọn khó. Hình như, những ca khúc chị Bích Liên chọn nói đến thân phận của người Việt Nam trong đất nước, xã hội Việt Nam trước 1975. Và rộng hơn, đó là thân phận chung của loài người trong qui luật sinh tử tuần hoàn của toàn vũ trụ.

Hát Vào Đời Là Vậy. Tôi đoán rằng chị Bích Liên chọn ca khúc Một Bàn Tay để mở đầu, và Xuân Hành để kết thúc cũng vì chủ đề này. Cũng chỉ với một bàn tay, một đứa trẻ sơ sinh được đón vào đời. Rồi bàn tay trong tay người yêu của thời xuân sắc. Để sau cùng, một bàn tay khép mắt người quá cố, tiễn đưa một kiếp người về với cõi hư vô.

Xuân Hành là một trong những ca khúc tuyệt diệu nhất của Phạm Duy trong chủ đề thân phận con người, nhưng ít được phổ biến. Có lẽ chị Bích Liên cảm nhận ca khúc này sâu sắc lắm, cho nên trong CD chị đã hát Xuân Hành thật khoan thai, thênh thang, sâu thẳm. Hành trình tử sinh “từ hư vô qua hư vô” là không thể tránh khỏi. Và vô thường. Chỉ trong khoảnh khắc, một kiếp người đã trở thành “một vị thần hay lũ ma lẻ loi”. Thế nhưng, mỗi người trong chúng ta đều có thể tự chọn cho mình cách đi riêng của mình trong kiếp lữ hành đó. Và Phạm Duy đã chọn cho mình một con đường đầy nhân ái:

…Người là TA, đường nhân ái còn đi mãi mãi
Hết bước xuân, TA gọi nhau về với NGƯỜI…

Nghe CD Phạm Duy Hát Vào Đời xong, tôi đã lấy thêm một vài CD nữa, để gởi về Việt Nam tặng cho những “fan Phạm Duy”, những “tri kỷ âm nhạc” của tôi còn ở trong nước. Tôi muốn nhắn nhủ với bạn mình rằng: tình yêu dành cho ca khúc Phạm Duy của người Việt Nam là không có biên giới về không gian, thời gian. Và sự đam mê âm nhạc đích thực có thể tạo ra những cái đẹp thật diệu kỳ, cho dù mình không phải là giới nghệ sĩ chuyên nghiệp.

Trong cuộc sống thường nhật, tôi vẫn đang cố hướng về mục tiêu vượt thoát vòng tử sinh.  Nhưng khi nghe CD Phạm Duy Hát Vào Đời của chị Bích Liên, tôi chợt thoáng nghĩ: nếu có một niềm đam mê nào đó kéo tôi trở lại với kiếp người, thì đó có lẽ là niềm đam mê âm nhạc.

Cảm ơn ca khúc Phạm Duy. Cảm ơn chị Bích Liên với tấm lòng “tri kỷ âm nhạc”, vì hành trình đi tìm sự toàn bích đối với nhạc Phạm Duy của chị …

Doãn Hưng


THƯ BỐ GỬI ÚT : DÒNG SÔNG NHIỀU KHÚC QUANH



Út cưng,

Hình ảnh con sông đào trong thư của Út làm bố nhớ tới Dòng Sông Định Mệnh của bố. Truyện mối tình của Thiệu, Yến. Dòng sông có nhiều khúc quành; cuộc đời là dòng sông với nhiều biến cố xảy tới giống như cuộc đời của Út vậy thôi.

Thôi nhé, bố ngừng ở đây. Cho bố gửi lời thăm A.!

Bố






PS:

Thiệt tình à... tao gợi ý con sông đào và truyện DSDM của bố, cứ để bố viết tiếp mà cứ ngắc ngứ và đòi chấm dứt thư bằng gửi lời thăm Alouis. Thiệt là giống mình ngày xưa ngồi viết văn mà cứ bị tắc nghẹn, bây giờ thì hoàn cảnh ngược lại! Hehe ...


Chị Tư 

Jun 24, 2019

I WANT TO FIND MY WAY HOME


The statement on this side of the bridge, written in German, places you in the position of one of the German military's aggressors.  The violence he perpetrated against the "home" of another, even if the soldier was not conscious of it, was an attack on his own home, its security and safety.  He relinquished his own "home" and his innocence through his actions.  This caused many generations to be traumatized by guilt and bread mistrust between generation.

I want to find my way home
where I'm familiar
the wind embraces me
the rustling leaves listen quietly after me
the shadows whisper my stories
the moon remembers me






The former bridge in Vroenhoven is the spot where German troops first landed on May 10, 1940, and where the Battle of Belgium began. ... Belgian forces managed to blow up the bridge in Kanne but the two other bridges were captured before they could be destroyed.


***



Gần cầu có kênh đào
có đài tưởng niệm
có chỗ cho người nghiện ... cà rem :) 








Jun 23, 2019

NOT DRINKING WATER


 "Not drinking water" nhưng mà hình như chắt cụ Sỹ Thảo vẫn cứ .... nếm :)

photos: bố San







PHÉP CHUYỂN DI


Thứ nữ Minh Yên
cúng thất cho Bố Nguyễn Quảng Tuân 

[...]

Trong cõi Trung Ấm tái sanh, như tôi đã nói, tâm thức người chết sống trở lại cái kinh nghiệm chết mỗi tuần một lần, vào đúng ngày hôm ấy. Bởi thế bạn nên làm pháp Chuyển di, hay bất cứ pháp môn tu nào bạn đã chọn, vào bất cứ ngày nào trong 49 ngày, nhưng đặc biệt là vào những ngày tuần của người chết.

Mỗi khi người bà con hay bạn bè đã chết hiện lên trong tâm trí bạn, mỗi khi bạn nghe tên người ấy được nhắc tới, thì hãy gởi đến họ niềm yêu thương của bạn, và tập trung làm phép Chuyển di. Làm pháp ấy bao lâu tùy ý, và càng nhiều lần càng tốt.

Một điều khác bạn có thể làm, mỗi khi bạn nghĩ tới người nào đã chết, là đọc ngay một câu chú như OM MANI PADME HUM, thần chú của đức Phật của lòng từ mẫn, tịnh hóa được tất cả ác nghiệp đưa đến tái sanh ; hoặc câu OM AMI DEWA HRIH, thần chú của đức A Di Đà, vị Phật của ánh sáng vô lượng. Rồi bạn có thể tiếp theo bằng pháp Chuyển di.

Nhưng dù bạn có làm bất cứ pháp môn nào trên đây để giúp người chết hay không làm, đừng bao giờ quên rằng tâm trong cõi Trung Ấm rất bén nhạy, bạn chỉ cần hướng những thiện cảm đến họ cũng đủ lợi lạc cho họ rồi.

[...]

Trích
TẠNG THƯ SỐNG CHẾT
The Tibetan Book Of Living And Dying
Sogyal Rinpoche - Ni sư Thích Nữ Trí Hải dịch

---

Đọc thêm: https://thuvienhoasen.org/p39a8296/phan-ba-chet-va-tai-sinh-19-giup-do-sau-khi-chet




Jun 22, 2019

TRỨNG CÚT NHÀ TRỒNG











CON GÌ ĐÂY ?

Con gì đây?


Dế mèn !



Dế mèn phiêu lưu ?


Thưa không. Dế mèn đi nhậu về :) 



***

Đây cũng là "Dế mè phiêu lưu"


Dế mèn uống Coke?







Thưa không ! 
Dế mèn lượm lon người ta vứt dọc đường
Dế mèn lượm lon để đi vứt thùng rác.

Dế mèn A. : 
Việc nhà không nhác
Việc chú bác rất siêng :) 


Jun 21, 2019

KẾT MỘT TRÀNG HOA - PHẨM QUÁN CHIẾU VÔ THƯỜNG

KINH PHÁP CÚ – HÁN TẠNG 
Thầy Nhất Hạnh dịch văn xuôi. 
Thầy Phước Tịnh dịch, giảng thi kệ. 

Đọc thêm: https://langmai.org/tang-kinh-cac/kinh-van/kinh-moi-dich/ket-mot-trang-hoa/

Nghe thêm: https://thienquantam.com/index.php/audio-video/audio/thich-phu-c-t-nh/T/12-thich-phu-c-t-nh/819-k-t-m-t-trang-hoa