Feb 28, 2018

CHO TÔI LẠI NGÀY NÀO





Doãn Hưng


Vào ngày Mồng Mười Tết Mậu Tuất, tại Hội Quán Lạc Cầm Little Saigon, chương trình nhạc chủ đề “Cho Tôi Lại Ngày Nào” của Thái Hiền-Thái Thảo-Tuấn Ngọc được dàn dựng như là một chương trình nhạc dành cho thân hữu, gia đình. Thái Thảo- ái nữ của nhạc sĩ Phạm Duy- cho biết chương trình được thực hiện với một mục đích quan trọng nhất: tạo cơ hội để chị Thái Hiền có cảm hứng trở lại sân khấu. Đã 10 năm, giới yêu nhạc không được nghe tiếng hát Thái Hiền. Cũng chỉ biết loáng thoáng là vì vấn đề sức khỏe. Những người yêu tiếng hát Thái Hiền đều có ý mong đợi được nghe Thái Hiền hát một lần nữa, cho dù đó có thể là lần “giã từ sân khấu”.

Cũng có lẽ vì vậy, dù chương trình Cho Tôi Lại Ngày Nào được thông báo chỉ qua truyền miệng và trên Facebook của gia đình, 100 vé đã hết vèo chỉ trong hai ngày. Trong buổi chiều Mồng Mười Tết, đúng như ca sĩ Tuấn Ngọc đã giới thiệu, hầu như chỉ thấy những người bạn, người thân, những “fan” của Thái Hiền trong khán phòng.

Là một trong số những người khán giả ấy, tôi cũng có mặt. Tôi mê tiếng hát Thái Hiền từ năm chỉ mới khoảng tuổi 12, thưở Thái Hiền là ca sĩ tuổi 16 của ban nhạc The Dreamers trước 1975. Thời đó, nghe tiếng hát trong vắt, có phần lảnh lót của Thái Hiền ca những ca khúc Bé Ca, Nữ Ca của nhạc sĩ Phạm Duy, tôi thấy cuộc đời sao mà dễ thương quá, mơ mộng quá!

Rồi sau năm 1975, ở lại trong nước, tôi và bè bạn trong nước phải chịu đói cả về vật chất lẫn tinh thần. Phải đến hơn 10 năm sau, khi đã có người vượt biên, có những thùng quà từ Mỹ gởi về, người ở trong nước mới bắt đầu được nghe lại những ca khúc ngày xưa, với những giọng ca ngày xưa nhưng nay ở hải ngoại. Và trong khoảng thời gian đó, tôi có được CD Lời Gọi Chân Mây của Tuấn Ngọc- Thái Hiền. Nghe lại giọng hát Thái Hiền, tôi bàng hoàng, ngẩn ngơ. Giọng hát của Thái Hiền bấy giờ đã hoàn toàn trưởng thành. Nó không còn “trong vắt, lảnh lót”. Nó đẹp như một người thiếu nữ quí phái, đẹp một cách tự nhiên, không son phấn. Tôi nghe Thái Hiền hát như Mỵ Nương nghe chàng Trương Chi. Nghe mà không cần nhìn người hát. Nghe mà tưởng tượng trong tâm trí người có giọng hát như thế ắt hẳn phải là một người đẹp, với một tâm hồn phải thật đẹp! Tôi và một vài người bạn đã nghe Thái Hiền hát Lời Gọi Chân Mây, Vũng Lầy Của Chúng Ta, Tưởng Rằng Đã Quên… trong CD này hằng chục lần. Nghe đi, nghe lại, bàn tới, bàn lui về cái đẹp của một tiếng hát thuần túy. Một lần nữa, tiếng hát Thái Hiền làm tâm hồn tôi cao đẹp hơn, trong một thời ở Việt Nam chỉ mải mê ngợi ca “tiếng hát át tiếng bom rền”.

Tôi đến với chiều nhạc Cho Tôi Lại Ngày Nào với những hình ảnh Thái Hiền trong quá khứ như thế…

Và rồi Thái Hiền bước lên sân khấu. Thái Hiền với cặp kiếng, cách ăn mặc giản dị, cách ăn nói cũng bình thản, hoàn toàn không giống với những ca sĩ chuyên nghiệp bình thường vẫn gặp.  Nữ ca sĩ Thái Hiền trông thật là lạ...

Nhưng khi Thái Hiền cất tiếng hát ca khúc Lời Gọi Chân Mây, tôi đã nhận ra ngay Thái Hiền của 30 năm trước. Cũng giọng hát này, cũng ca khúc này đã từng làm cho tôi bàng hoàng, ngẩn ngơ, và nay cũng thế. Chất giọng Thái Hiền hình như không thay đổi, cho dù đã 10 năm vắng bóng trên sân khấu. Đó là giọng hát trong sáng một cách tự nhiên, không có sự cố gắng. Không cần diễn tả, ray rứt, say mê, thổn thức. Không cần phô diễn kỹ thuật. Hát bình thản, đơn giản như kể chuyện với những âm thanh trầm bổng, với nhịp điệu. Cộng với cách phát âm hoàn chỉnh, giọng hát Thái Hiền có thể làm chuẩn mực cho cái đẹp của ngôn ngữ Việt. Với một tiếng hát giản dị tự nhiên như vậy, cho dù kỹ thuật có mất đi theo năm tháng, nhưng cái đẹp vẫn còn nguyên vẹn.

Thái Hiền kể rằng mình đi hát từ năm 13 tuổi. Tính tình nhút nhát, cho nên bố Phạm Duy phải luôn khuyến khích, viết những ca khúc riêng cho hát. Thái Hiền lúc nào cũng nhớ về những kỷ niệm những ngày đầu tiên đi hát. Thái Hiền  đã hát lại Tuổi Mộng Mơ, Tuổi Thần Tiên, Tuổi Ngọc… Hôm ấy, chất giọng “trong vắt, lảnh lót” của cô bé Thái Hiền ngày xưa không còn. Thay vào đó, là tiếng hát của một Thái Hiền từng trải, đã đi thật xa, và nay “xin đi lại từ đầu”… Thái Hiền hát như kể cho mọi người nghe, rằng ngày xưa, có một cô bé đã từng hát Tuổi Mộng Mơ, Tuổi Thần Tiên như vậy đó. Khó mà diễn tả hết cái cảm xúc hoài niệm mà Thái Hiền đã đem lại hôm ấy. Tôi cũng như sống lại trọn vẹn với tình cảm thời niên thiếu của mình hơn 40 năm trước, cũng với bao mộng mơ như tiếng hát của cô ca sĩ Thái Hiền những ngày đầu đi hát. Không chỉ có Thái Hiền, mà cả Thái Thảo, Thiên Phượng hình như cũng “xin đi lại từ đầu” khi hòa giọng với Thái Hiền trong Tuổi Mộng Mơ, Tuổi Thần Tiên, Tuổi Ngọc. Thời gian đã “đi lại từ đầu” với cả người hát lẫn người nghe…

Thái Hiền đã hát lại Nghìn Trung Xa Cách, làm tôi nhớ lại một thằng bạn thân ở VIệt Nam. Đối với nó, chỉ có Thái Thanh hát Nghìn Trùng Xa Cách là sâu thẳm nhất. Tôi đồng ý, nhưng đã từng đem Thái Hiền hát Nghìn Trùng Xa Cách để chứng minh với bạn mình rằng, có một Nghìn Trùng Xa Cách hay theo kiểu khác. Theo tôi, Thái Hiền hát Nghìn Trùng Xa Cách theo cách riêng của mình. Nghe Thái Thanh hát, người nghe cũng khóc cười theo những truyện ngắn, truyện dài của một người đang ôn lại mối tình tan vỡ. Người nghe ngậm ngùi cùng với cô Thái tiễn người yêu đang bước xa dần trên con đường dài hạnh phúc. Còn với Thái Hiền, đó là một người đã vượt qua nỗi đau do cuộc tình, nhớ lại và kể lại những ngày tháng kỷ niệm đã qua, nhưng nay đã sẵn sàng tiễn người yêu sang một cuộc đời mới. Sư bình thản vẫn là cái độc đáo của giọng hát Thái Hiền. Và ngày nay, khi đã trải qua biết bao thăng trầm của cuộc đời, Thái Hiền hát Nghìn Trung Xa Cách còn có phần hay hơn nữa, trong cái bình thản độc đáo vốn có của riêng mình…

Chủ đề “Cho Tôi Lại Ngày Nào” là câu hát trích ra từ ca khúc Kỷ Niệm của Phạm Duy. Đêm nhạc đã thành công ngoài sự mong đợi trong chủ đề này. Dù bài hát Kỷ Niệm chỉ được hát ở cuối chương trình, nhưng khán giả ngày hôm ấy đã cùng Thái Hiền “đi lại từ đầu” từ đầu chương trình. Mà còn “đi vui và bên nhau”, đi với “ánh mắt có trăng sao”, và “trên môi một nguyện cầu”… Những giây phút hoài niệm đẹp đẽ như vậy thật quí giá biết bao, trong lúc đời sống vẫn đầy dẫy bôn ba, lo toan, bận rộn. Xin nói lời cảm ơn Thái Hiền, Thái Thảo, Tuấn Ngọc, Thiên Phượng…

Có một điều mà mọi người có mặt trong chiều nhạc hôm ấy đều mong đợi, đó là tiếng hát của Thái Hiền chưa thể trở thành “kỷ niệm” vào thời điểm này. Những người yêu tiếng hát Thái Hiền, yêu nhạc Phạm Duy, yêu cái đẹp của đất nước, ngôn ngữ, con người Việt Nam đều hy vọng có dịp nghe Thái Hiền hát thêm  nữa. Không cần trên sân khấu chuyên nghiệp, mà có thể là những chiều nhạc dành cho bạn bè và thân hữu, giống như “Cho Tôi Lại Ngày Nào”. Để những người nghe tri kỷ vẫn có dịp được nghe “một giọng hát đẹp thuần túy”, một khái niệm vốn đang trở nên hiếm hoi trong các sân khấu ca nhạc ngày hôm nay.

Doãn Hưng

Feb 26, 2018

THE UNIVERSALITY OF PHYSICAL LAW



Knowledge of physical laws can, in some cases, give you the confidence to confront surly people.  A few years ago I was having a hot-cocoa nightcap at a dessert shop in Pasadena, California. Ordered it with whipped cream, of course.  When it arrived at the table, I saw no trace of the stuff.  After I told the waiter that my cocoa had no whipped cream, he asserted I couldn't see it because it and to the bottom.  But whipped cream has low density, and floats on all liquids that humans consume. So I offered the waiter two possible explanations: either somebody forgot to add the whipped cream to my hot cocoa or the universal laws of physics were different in his restaurant.  Unconvinced, he defiantly brought over a dollop of whipped cream to demonstrate his claim.  After bobbing once or twice the whipped cream rose to the top, safely afloat.

What better proof do you need of the universality of physical law?


"Astrophysics for People in a Hurry" by Neil deGrasse Tyson

Feb 24, 2018

RESISTANCE TO WEATHER


Windy weather like this morning?
Bố Sỹ simply went home - 
neither resisted nor enjoyed.


Our resistance to weather is symbolic of our resistance to life in general.  So often, instead of being open and accepting of whatever we are experiencing, we resist it, push it away, and demand that it be different.  But like fighting the weather, it's a losing battle.  Why not instead simply accept and enjoy the weather you are having, whatever it happens to be?

Source: "Don't Sweat The Small Stuff and it's all small stuff" - Kristine and Dr. Richard Carlson 

BEING AWARE OF THE THOUGHTS


A. is able to recognize and acknowledge his raising arm
when his arm is raised :) 


Mindfulness is also about being aware of the thoughts you have while they are emerging.  All of us tend to have thought after thought - in fact, to get lost in our thoughts - but not even to be aware that we are having them.  Something wonderful happens when we are able to recognize and acknowledge our thoughts, even as they happen.

Source: "Don't Sweat The Small Stuff and it's all small stuff" - Kristine and Dr. Richard Carlson 


LISTENING


Are you really listening to this "snow bell"? :) 


Mindfulness is very simple, yet not necessarily an easy process.  It means being totally aware of what you're doing, while you're doing it.  For instance, when you're breathing, you're consciously aware that you are breathing.  You feel your breath going in and out.  When you're listening to someone, you're really listening.  You don't let your mind wander - and, if it does, you gently bring it back to the moment.

Source: "Don't Sweat The Small Stuff and it's all small stuff" - Kristine and Dr. Richard Carlson 



Feb 22, 2018

BHUTAN



[...]

And the cloud gave way to mountains, and the mountains were the Himalayas, and then the mountains started to change and soften and a pale green, misty valley country began.  Its architecture of wood and stone and bright paint is like pure and unworldly Vienna.  Tall, huge blocks of apartments like palaces.  Cotton prayer flags blow in clusters from every hilltop and street corner and everyone - children and grandpas and cripples and monks - give each prayer wheel a little shove as they pass.

[...]

The man In The Wooden Hat - Jane Gardam

DIFFERENT KINDS OF GOOD WEATHER


People often complain about the weather, wishing it were different, waiting for a better set of facts.
Most people seem to assume that there is something wrong with the weather we are having.  When you think about it, it's easy to see that there isn't really any kind of bad weather, only different kinds of good weather.  We need it all - sun, rain, snow, even wind to spread the seeds of flowers and trees.

Source: "Don't Sweat The Small Stuff and it's all small stuff" - Kristine and Dr. Richard Carlson 



Feb 20, 2018

BỐ SỸ


BỐ SỸ

phan ni tấn

Mừng sinh nhật thứ 95 của nhà văn Doãn Quốc Sỹ

Khoảng giữa năm 1979 tôi đến thăm gia đình nhà văn Doãn Quốc Sỹ nhà ở trong một con hẻm đường Thành Thái, Sài Gòn mới biết bố Sỹ đang ở tù "cải tạo" trên cao nguyên Gia Rai. Ba mươi ba năm sau, ngồi bình thản dưới mái nhà bình thường của tôi ở Canada, bố Sỹ nhíu mày, cặp mắt xa xăm nhìn vào quá khứ như lục lại từng trang đời thê thiết, kể: " Năm 76 chúng đến trường Sư Phạm gởi giấy yêu cầu tôi đến Phường trình diện học tập bốn hôm rồi về, nhưng kỳ thực sau đó chúng bắt tôi đưa lên trại Gia Trung mãi trên cao nguyên Gia Rai. Trại này nằm sâu trong một cánh rừng giữa Pleiku - Kontum. Sở dĩ gọi là Gia Trung là vì trại nằm cạnh con suối người Thượng gọi là I-a I-ung, mình nói trại ra là Gia Trung. Chúng giam tôi từ năm 76 đến năm 80 thì được thả về..."

"Năm nay bố Sỹ của em gần 90 tuổi rồi, nhưng anh xem, cách ăn mặc vẫn còn gọn gàng, tươm tất lắm. Càng già bố Sỹ càng hiền lành, dễ dãi, đôi lúc ngây thơ như trẻ con", cô Doãn Hương, con gái út của nhà văn cười nhe chiếc răng khểnh nói với tôi thế.

Tuy già yếu, hom hem như thế, lãng đãng đến thế nhưng khi nói về tình hình đất nước, về vận mệnh dân tộc, về nghiệp dĩ văn chương... Bố trở nên linh hoạt lạ thường.

Nói đến nhà văn Doãn Quốc Sỹ lâu nay người ta thường nghĩ đến hình ảnh của một kẻ sĩ thời đại. Ông là hội tụ của trí tuệ và tình thương, của niềm tin và ước vọng. Bằng một hành động lịch sử, trong lao tù ông đã từng lẫm liệt, khẳng khái chống lại những gì đi ngược với công cuộc tranh đấu cho hòa bình đất nước và nguyện vọng của nhân dân miền Nam. Cuộc đời và con người của kẻ sĩ là như vậy. Có điều con người bất khuất này, dù được người đời ngưỡng mộ và vinh danh cũng chẳng hề làm ông biến dạng đi chút nào. Xưa sao tôi không biết nhưng nay trước mặt tôi, bố Sỹ của tôi vẫn bình thường, giản dị, gần gũi, hồn nhiên như bất cứ ông già nào tôi có thể gặp ở ngoài đời. Cái vẻ đẹp thật kỳ lạ của tâm hồn ấy tỏa rạng lên cả con người ông, ánh lên đôi mắt cười dễ dãi, gương mặt xương xương nhưng phúc hậu. Chính những tinh chất óng ánh đó đã kết hợp thành chân dung con người kẻ sĩ.

Chúng tôi ngồi nói chuyện tương đắt với nhau được một lúc thì bố Sỹ ngồi thẳng người, gương mặt kẻ sĩ miền Nam tươi tắn hẳn ra, Bố kể: " Năm 84 đến năm 92 tôi tiếp tục viết gởi tác phẩm qua Pháp cho nhà xuất bản Lá Bối của thầy Nhất Hạnh in và phổ biến ở hải ngoại. Cộng sản tinh ranh lắm, luôn luôn rình rập, theo dõi từng cử chỉ hành động của tôi. Biết thế nhưng tôi vẫn điềm tĩnh. Khi đến bắt tôi lần thứ hai chúng đưa ra những bản photocopy chụp tất cả những gì tôi viết gởi ra nước ngoài làm bằng cớ để buộc tội. Trong tù, chúng ép tôi nếu ký giấy thú nhận tội trạng tôi sẽ được khoan hồng nhưng tôi quyết liệt khước từ tất cả (Bố nhấn mạnh). Bởi vì tôi luôn quan niệm rằng yêu nước không phải là một cái tội. Cuối cùng trước tòa, chúng ghép tôi vào tội phản động, là một trong mười tên biệt kích văn hóa đã lén lút gởi tài liệu ra nước ngoài tiếp tay với bọn phản động nhằm chống phá Cách Mạng và chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa, phán xong chúng kêu án tôi 10 năm tù. Trải qua những năm tháng lao nhọc trong lao tù, cứ đến những ngày lễ lộc, Tết nhất cũng như những lần sinh nhật của Hồ Chí Minh thì chúng ra cái điều khoan hồng giảm án. Cứ thế, trừ những lần được giảm án cho đến hết hạn tù thì tôi ở tù mất 8 năm rưỡi, cộng với 4 năm tù lần trước vị chi là 12 năm rưỡi tôi bị Cộng sản giam cầm".

Kể đến đây Bố như trút bớt phần tâm sự. Hớp một hớp trà, giọng trở nên trào lộng, Bố tiếp: "Trước ngày mãn hạn tù chúng chuyển tôi đến trại K3 Xuân Lộc. Trại này nằm dưới chân núi Chứa Chan. Nghe thì lãng mạn lắm, chứa chan lắm, nhưng sống trong cảnh tù tội thì Chứa Chan có khác nào Chán Chưa".

Rồi Bố sang sảng đọc thơ: "Nam Nhâm nữ Quí thì sang. Nhược bằng ngược lại gian nan nhiều bề".
Ý nói Bố sinh nhằm mạng nữ Quí nên phải chịu khổ đến hơn 12 năm tù.Chưa hết. Dính dáng tới văn chương thi phú vốn đã ăn sâu trong cuộc sống và bản chất, bố Sỹ thật sự hưng phấn. Bố nói thật hay:
- Cụ Tú Mỡ, bố vợ tôi sanh được 8 người con được Cụ đặt tên theo thứ tự vần: "Năm trai ba gái tám tên. Trung Hiền Thảo Dũng Hùng Chuyên Vỹ Cường". Vợ chồng chúng tôi cũng thế, có tám con - Bố tiếp luôn: " Bốn trai bốn gái tám tên. Thanh Khánh Liên Thái Vinh (liền) Hưng Hiển Hương".
Câu lục bát "phá cách" này làm Bố Sỹ gượng nhẹ cười nói Bố phải thêm chữ "liền" ở câu bát cho đồng vận với chữ "tên" ở câu lục...

Lắng nghe "ông già" kể chuyện tù, chuyện gia đình thơ thới như kể chuyện cổ tích khiến tôi vừa phục lăn vừa thương Bố quá chừng. Chính thái độ và hành động của một nhà hoạt động chính trị, một kẻ sĩ miền Nam, một người yêu nước, một nhà văn, nhà giáo khẳng khái trước tòa, bất khuất trong lao tù đã làm lay động tận cùng lương tâm những người trí thức trong và ngoài nước.

Nhà thơ Hoàng Xuân Sơn viết về nghĩa khí của ông qua bài thơ "Tinh Thần Và Bạo Lực":

Công an có cây súng
Bắn hoài không chết ai
Thì sĩ còn ngòi bút
Điểm mặt kẻ vô loài

Công an có cây súng
Nện tới tấp tơi bời
Đánh không sờn không ngã
Giam sao được lòng người

Quỷ vương trăm lần chết
Khuyển ưng rụng một bầy
Thở tràn như nước chảy
Như sóng bủa trùng vây

Công an hết đường chạy
Vòng đai khép chặt rồi
Trong mỗi lời mỗi chữ
Nghìn gươm phục rạng ngời

Công an có cây súng
Bắn hoài không chết ai
Thi sĩ còn ngòi bút
Điểm mặt kẻ vô loài

Công an có cây súng
Cây súng và nhà tù
Thi sĩ còn ngòi bút
Máu chảy hoài thiên thu

Cũng trong dịp này bố Sỹ trao cho tôi tập thơ Lục Bát Tùy Bút của Doãn Quốc Vinh gởi tặng. Đây là tập thơ đầu tay của Vinh do Doãn Gia xuất bản sau cuốn "Bác Trai, Bác Gái" của nhà văn Doãn Quốc Sỹ in năm 2011 tại California, Hoa Kỳ. Bố nói: "Trong tám đứa con chỉ có thằng Vinh là vướng vô nghiệp văn chương như tôi. Ngoài làm thơ nó còn biết vẽ vời nữa".





Feb 19, 2018

OLD FRIENDS

[...]

Sometimes, he thought, one should take a long, hard look at old friends.  Like old clothes in a cupboard, there comes the moment to examine for moth. Perhaps throw them out and forget them. Yes.

[...]

Last Friends, by Jane Gardam

SINH NHẬT NHÀ VĂN DOÃN QUỐC SỸ



WESTMINSTER, California (NV) – Ngày 16 Tháng Hai năm 2018, đúng 11 giờ trưa Mồng Một Tết Mậu Tuất, trong niềm hân hoan đón chào Xuân mới, nhật báo Việt Báo cũng tổ chức mừng sinh nhật lần thứ 95 của nhà văn Doãn Quốc Sỹ, với sự tham dự thật đông của các vị dân cử Việt, Mỹ, gia đình và thân hữu.

Trong không khí tràn ngập sắc Xuân với những tà áo dài rực rỡ, tiếng pháo vang rền đón chào năm mới, mọi người trong tòa soạn cùng nâng ly chúc nhau điều tốt lành, và bên cạnh nhà văn Doãn Quốc Sỹ là những thân hữu, học trò cũ và người ái mộ vây quanh xin chụp ảnh kỷ niệm, xin chữ ký.

Nhà thơ Trần Dạ Từ cho biết năm nay rất đặc biệt vì ngày sinh của nhà văn Doãn Quốc Sỹ trùng với ngày tháng Âm và Dương Lịch, khi ông sinh đúng vào ngày Mùng Hai Tết Quý Hợi tại Hà Đông, miền Bắc Việt Nam, nhằm ngày 17 Tháng Hai năm 1923. Và năm 2018 này, ngày Mùng Hai Tết cũng rơi vào ngày 17 Tháng Hai.

Nhà văn Nhã Ca đọc câu đối khai bút đầu năm của chủ bút nhật báo Việt Báo Phan Tấn Hải để tặng sinh nhật lần thứ 95 của nhà văn Doãn Quốc Sỹ:

Mang gươm giới định huệ, đi tận cùng trời cuối đất
Phá trận tham sân si, viết để giữ ngọc gìn vàng

Dù đi lại hơi chậm, nhà văn Doãn Quốc Sỹ vẫn lừng lững tiến lên sân khấu dưới sự dìu bước của người con trai thứ 6 Doãn Quốc Hưng, mà nhiều người nói “giống bố thời trai trẻ, y như khuôn đúc.”

Nhà thơ Trần Dạ Từ giới thiệu bạn tù Doãn Quốc Sỹ, người nằm cùng giường trong trại Gia Trung (Pleiku), nơi giam giữ nhiều văn nghệ sĩ và nhà báo miền Nam sau 1975 như Thanh Thương Hoàng, Nguyễn Sĩ Tế, Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh, họa sĩ Chóe,…

Sau đó nhà văn Trần Dạ Từ đọc bài thơ “Người Ở Với Người” do ông và nhà văn Doãn Quốc Sỹ cùng sáng tác trong trại tù Gia Trung, được phổ nhạc và Bác Sĩ Bích Liên hát trong tiếng đệm đàn guitar của anh Doãn Quốc Hưng.

Nhà văn Doãn Quốc Sỹ, ngay sau đó, đọc bài thơ “Thề Non Nước” của thi sĩ Tản Đà. Tuy tuổi đã 95 nhưng giọng đọc của ông vẫn còn nghe rõ ràng, khí phách.

Ông Phạm Quốc Việt, cựu sinh viên Đại Học Vạn Hạnh Sài Gòn, khóa 72-75, cho hay thầy Doãn Quốc Sỹ chẳng bao giờ lưu ý đến thái độ của học trò đối với mình, ai thích nghe giảng thì nghe, không thích thì thôi, đó chính là tinh thần đại học.

“Khi vào học với thầy, tôi mới 18 tuổi. Thầy thì trên dưới 40, nhưng với kiến thức uyên bác, khi trao truyền cho học trò, thầy luôn giữ thái độ khoan hòa, không bao giờ khuyến khích học trò phải chăm chỉ học, mà dành trọn sự quyết định việc học cho học trò tự lo. Nói vậy chứ làm bài cho đúng ý thầy khó lắm không phải dễ!” ông Việt cho biết.



Ông Đào Ngọc Phong, học trò thuộc thế hệ xưa khóa 1956-1960 tại Trung Học chu Văn An Sài Gòn, cho biết rất vui khi gặp lại thầy ở đây, trước hết là mừng Xuân Việt Báo, sau nữa là mừng sinh nhật thầy. Nhớ lại thời ấy, chúng tôi kính trọng thầy là một vị thầy giáo đạo đức, một nhà văn lớn của Việt Nam, với những tác phẩm nổi tiếng để đời.

“Chúng tôi thích nhất là tác phẩm ‘Khu Rừng Lau’ nói về thời kháng chiến từ 1945 trở đi mà ai cũng đọc say mê. Nhờ tác phẩm này mà thế hệ chúng tôi biết được tâm tình của người đi trước, đã gặp nhiều khó khăn trong việc chọn lựa con đường mình đi. Tôi nghĩ rằng nếu được làm thành phim, tác phẩm này cũng nổi tiếng không kém gì tác phẩm ‘Chiến Tranh và Hòa Bình’ của đại văn hào Nga Lev Tolstoi.

“Thế hệ của chúng tôi vẫn theo truyền thống là ‘Tôn Sư Trọng Đạo’ lúc nào cũng kính trọng, hôm nay gặp lại thầy như gặp lại người cha cũ”, ông nói thêm.

Ni sư Thích Nữ Như Ngọc, viện chủ Chùa A Di Đà Westminster, được học với thầy Doãn Quốc Sỹ những năm 68-75 ở phân khoa Khoa Học Văn Học, Khoa Học Nhân Văn, và học Cao Học Văn Học Việt Nam tại Viện Đại Học Vạn Hạnh.

Ni sư cho hay: “Giáo Sư Doãn Quốc Sỹ là một vị giáo sư tài ba và rất dễ thương, ông có một phong cách rất đặc biệt là đứng đắn tận tâm, có nhiều tình cảm với học trò, ngoài ra thầy đúng là một Phật tử thuần thành, không chỉ dạy về cách viết văn, đôi khi thầy cũng giảng về Thiền và nói về ảnh huởng của Phật giáo trong văn học Việt Nam, với những diễn giải thật uyên bác.”

Giáo sư, nhà văn Doãn Quốc Sỹ sau bao nhiêu năm đào tạo nhiều thế hệ học trò, giờ đây trong cuộc đời êm ả lúc tuổi hạc đã cao, ông thật an nhiên khi nói với Người Việt: “Sở dĩ tôi được sống lâu như thế này là nhờ Thiền mọi lúc mọi nơi, kể cả ở trong tù, phải biết buông xả hết tất cả, tâm bình thản an vui với những gì mình có trong hiện tại.”

Mọi người cùng nhau hát vang những khúc nhạc Xuân “Ly Rượu Mừng” sáng tác Phạm Đình Chương, “Đón Xuân” sáng tác Phạm Duy, và ca khúc “Happy Birthday” được trỗi lên khi ngoài sân rộn ràng tiếng pháo đầu năm chúc mừng sinh nhật nhà văn Doãn Quốc Sỹ tròn 95 tuổi.

Văn Lang/ Người Việt 

Feb 18, 2018

KHAI BÚT


Hồi nhỏ, ông ngoại bắt học suốt.
Ngày Tết cũng học.
Ông ngoại có cho mấy cuốn sách học tiếng Hán và Hán Nôm nên năm nay khai bút bằng chữ đầu tiên: MỘC

Minh Yên


Khai bút đó Út.
Chữ xuân thấy rõ con người không cân đối.

Anh Tùng 





MANG GƯƠM GIỚI ĐỊNH HUỆ, ĐI TẬN CÙNG TRỜI CUỐI ĐẤT ...




WESTMINSTER (VB) -- Không khí ngày Mùng Một Tết Mậu Tuất thêm hương sắc, rộn ràng, và tưng bừng hẳn lên tại Tòa Soạn Nhật Báo Việt Báo, trên Đường Moran, Thành Phố Westmister, Nam California, với sự hiện diện của các vị dân cử Mỹ-Việt, các văn nghệ sĩ, các thân hữu và đại gia đình Việt Báo.


Những tà áo dài truyền thống Việt Nam tha thước với đủ màu sắc tươi tắn bay lả lướt dưới ánh nắng dễ chịu của sáng ngày Mùng Một Tết như hòa cùng tiếng pháo nổ, tiếng reo hò, tiếng cười vui như ngày hội trước cửa Tòa Soạn Việt Báo.

Chưa hết, cuộc vui đón mừng năm mới Mậu Tuất còn tiếp diễn ngay bên trong Việt Báo Gallery với mọi người cùng hát các ca khúc nổi tiếng về Xuân như, “Ly Rượu Mừng” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương, và “Xuân Ca” của nhạc sĩ Phạm Duy.

Đặc biệt, Tết năm nay Việt Báo cũng chúc mừng sinh nhật thứ 95 của Nhà Văn Lão Thành Doãn Quốc Sỹ.

Nhà Thơ Trần Dạ Từ cho biết điều rất hiếm có là năm nay trùng ngày tháng trong âm và dương lịch của ngày sinh nhật Nhà Văn Doãn Quốc Sỹ. Nhà Thơ Trần Dạ Từ cho biết Nhà Văn Doãn Quốc Sỹ sinh đúng vào Mùng Hai Tết Quý Hợi, nhằm ngày 17 tháng 2 năm 1923. Năm nay, Mùng Hai Tết cũng rơi vào ngày 17 tháng 2. Nhà Văn Doãn Quốc Sỹ sinh tại Tỉnh Hà Đông, Miền Bắc Việt Nam.

Nhà Văn Nhã Ca đọc hai câu đối khai bút đầu năm của nhà văn, nhà thơ, và nhà báo Phan Tấn Hải, cũng là Chủ Bút Việt Báo viết để tặng Nhà Văn Doãn Quốc Sỹ nhân sinh nhật 95 của ông. Nhà Văn Nhã Ca đọc 2 câu đối như sau:

MANG GƯƠM GIỚI ĐỊNH HUỆ, ĐI TẬN CÙNG TRỜI CUỐI ĐẤT
PHÁ TRẬN THAM SÂN SI, VIẾT ĐỂ GIỮ NGỌC GÌN VÀNG...

Nhà Văn Doãn Quốc Sỹ kể rằng lúc còn nhỏ tại làng quê không biết vì sao mọi người đều gọi ông là “Thằng Chưng.” Ông nói “Chưng” là cái bánh chưng. Ông còn kể một cách dí dỏm rằng, hồi trẻ ông hay nói với những người bạn ông rằng, chỉ có ai sinh vào Mùng Một Tết thì mới là anh của ông.

Nhà Văn Doãn Quốc Sỹ, dù ở tuổi 95, vẫn trông tỉnh táo và giọng còn rất rõ ràng khi đọc bài thơ bất hủ Thề Non Nước của Thi Sĩ Tản Đà:

Nước non nặng một lời thề,
Nước đi, đi mãi, không về cùng non.
Nhớ lời "nguyện nước thề non",
Nước đi chưa lại, non còn đứng không.
Non cao những ngóng cùng trông,
Suối tuôn dòng lệ chờ mong tháng ngày,
Xương mai một nắm hao gầy,
Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương.
Trời tây ngã bóng tà dương,
Càng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha.
Non cao tuổi vẫn chưa già,
Non thời nhớ nước, nước mà quên non.
Dù cho sông cạn đá mòn,
Còn non, còn nước, hãy còn thề xưa.
Non cao đà biết hay chưa?
Nước đi ra bể lại mưa về nguồn.
Nước non hội ngộ còn luôn,
Bảo cho non chớ có buồn làm chi.
Nước kia dù hãy còn đi,
Ngàn dâu xanh tốt non thì cứ vui.
Nghìn năm giao ước kết đôi,
Non non nước nước không nguôi lời thề.


Nhà Thơ Trần Dạ Từ nhắc lại, “Non non nước nước không nguôi lời thề.” Và ông cho biết rằng Nhà Văn Doãn Quốc Sỹ đã từng bị tù CS 14 năm trước khi qua Mỹ.

Lời của bản nhạc “Happy Birthday” được mọi người hát lên để chúc mừng sinh nhật 95 của Nhà Văn Lão Thành Doãn Quốc Sỹ.

Đặc biệt ca khúc “Lòng Ta ở Với Người” phổ từ bài thơ nhà báo Trần Dạ Từ làm chung với nhà văn Doãn Quốc Sỹ khi 2 ông ở chung một trại tù của CSVN đã được bác sĩ Bích Liên hát, trong khi Doãn Quốc Hưng (con trai nhà văn Doãn Quốc Sỹ) đàn đệm.

Theo Từ Điển Bách Khoa có một số tác phẩm tiêu biểu của Nhà Văn Doãn Quốc Sỹ như sau:

- Sợ Lửa (1956)
- U Hoài (1957)
- Gánh Xiếc (1958)
- Gìn Vàng Giữ Ngọc
- Dòng Sông Định Mệnh (1959)
- Hồ Thuỳ Dương (1960)
- Trái Cây Đau Khổ (1963)
- Người Việt Đáng Yêu (1965)
- Cánh Tay Nối Dài (1966)
- Đốt Biên Giới (1966)
- Sầu Mây (1970)
- Vào Thiền (1970)
- Khu Rừng Lau
- Người Vái Tứ Phương
- Dấu Chân Cát Xóa
- Mình Lại Soi Mình
- Chiếc  Chiếu Hoa Cạp Điều, v.v...

Chương trình mừng xuân Mậu Tuất của Việt Báo còn tiếp tục với nhiều ca sĩ góp tiếng hát đầu năm.

Các dân cử cùng đến chúc và mừng Tết với Việt Báo gồm, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Sát Quận Cam Andrew Đỗ, Thượng Nghị Sĩ tiểu bang Janet Nguyễn, Thị Trường Westminster Trí Tạ, Nghị Viên Westmister Tyler Diệp, Nghị Viên Westmisnter Sergio Contreras, Nghị Viên Westminster Kimberly Hồ, Ủy Viên Giáo Dục Học Khu Westminster Nguyễn Thế  Thủy,  Nghị Viên Garden Grove Thu Hà, Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Dục Học Khu Garden Grove LS Nguyễn Quốc Lân, Cựu Nghị Viên Westminster Diana Carey. Đặc biệt có sự hiện diện của ông bà ký giả Lê Văn đến từ Texas, nữ tài tử Kiều Chinh, ca sĩ Khánh Ly, ca sĩ Bích Liên, họa sĩ Ann Phong, họa sĩ Nguyễn Việt Hùng, GS Nguyễn Viết Kim, ca sĩ Thương Linh, nhạc sĩ Cao Minh Hưng, nhạc sĩ Cung Tiến, v.v...

Chúc mừng sinh nhật Nhà Văn Lão Thành Doãn Quốc Sỹ.
 Huỳnh Kim Quang




Feb 17, 2018

SINH NHẬT BỐ DOÃN QUỐC SỸ TẾT MẬU TUẤT 2018


Vừa sáng sớm Mùng 1 Tết Mậu Tuất 2018, lũ con cháu Cali đã tề tựu Mừng tuổi Bố thọ 95 tuổi:



Các vị Bô lão của Lampson A & B: lúc nào cũng dễ vâng lời con cái.

Không có Trưởng nữ Bác Thanh thì có Thứ nữ Bác Khánh thương tặng Bố món quà đầy ý nghĩa…
Quà gì đây, Bác Khánh đang đố Bố đoán xem nè ???



Đó là một trò chơi với những tấm hình mà Bố sẽ phải xem và gợi nhớ để xếp hình theo thứ tự thời gian

… hơi thử thách cho Bố nha, Bố đang ngắm nghía hình và thầm nhủ: “Hay lắm, mình sẽ thưởng thức từng tấm hình và sẽ sắp xếp chúng lại theo… ý thích của riêng mình  …”



Quà của Bác Liên rất xinh xắn, tuy nhiên nội dung bên trong vẫn còn trong vòng … bí mật, chắc sẽ bật mí vào một ngày … không xa !!! Hãy chờ xem nhé …



Bà Cô đang thắc mắc : “Thế tao có được ké không mày ? …”

Còn đây phần quà Hưng Hòa… hơi lỉnh kỉnh xin Bố cẩn trọng kẻo… bể



Quà của Hưng-Hòa mà sao lại là đôi găng tay màu cam rực rỡ thế này ?

Xin kiên nhẫn nhé, hồi sau sẽ rõ…

Úi chào, bây giờ mới là quà đặc biệt của Út Hương – Alouis gửi về từ phương xa theo đường máy bay tốc hành đấy nhá.  Có ai đoán được món quà đặc biệt này không?

Vừa thấy quà là Bố sững sờ …Bà Cô reo vui : “ Ố Mà..”

Bà Cô: “Ôi chao, kéo cắt của Hòa Lan đẹp quá “

Bố rạng rỡ : “Đúng là món quà mình thích nhất trong ngày hôm nay đây rồi…”



Bố hào hứng : “Bảo với Alouis là Bố thích món quà của Út-Alouis nhất đấy..”


Bây giờ đã có đủ găng tay và kéo rồi.

Bố nhủ: “Mình có thể xử dụng ngay được không nhỉ?”

Hay lắm… ngay đây trên chậu cây có vẻ “xanh úa” này nhá



Và đây nữa - quà của Vinh Yên - tập thơ "Lục Bát Tháng Giêng"





Kết thúc buổi trao quà sinh nhật ngắn vui ở Lampson, kế tiếp sẽ là Buổi Mừng Thọ Bố tưng bừng tại Việt Báo: có Pháo Tết, có Thân hữu, có Nhạc Xuân.. và có cả Website mới trình làng nữa.

-The end-
(Tường trình này chỉ đơn giản vui trong family circle by dâu Thái Hoà ) 


DOÃN GIA ĐI HỘI CHỢ TẾT










TẾT VIỆT NAM TẠI ANH QUỐC




London vừa qua giờ Giao thừa , không khí người Việt đón Xuân Mậu Tuất tại nhà , chứ không rủ nhau đến Chùa để chào đón thời khắc Giao Thừa vì là Chùa quá xa để mọi người cùng nhau đến, thêm nữa  ngày mùng một Tết nhằm ngày Thứ sáu, mọi người còn phải đi làm nên không thể thức quá khuya mà đón chào tân xuân.

Vào dịp Tết , người Việt đi đến Chùa vào ngày Chủ nhật đầu tiên của năm mới để hái lộc đầu xuân , có lẽ đây là sinh hoạt cộng đồng duy nhất cùa người Việt tại Anh quốc mặc dù giờ con số người Việt đã lên đến  100 ngàn. Còn lại sinh hoạt bình thường lặng lẽ mọi ngày y như nhau, vì họ không biết đi đâu ngày Tết, nên ai nấy quyết định đi làm , như ngày 30 Tết , ghé qua cái tiệm Nails , hỏi thăm đón Tết như thế nào? chủ tiệm cũng như nhân viên đều cùng nói một câu là "Đi đâu ăn Tết ? chung quanh đâu có không khí Tết y như Việt nam". Một bà chủ tiệm nói ngày 30 Tết và mùng Một vẫn mở tiệm bình thường. Còn ẩm thực ngày Tết thì tuần trước đã đi sắm đầy đủ là có bánh Chưng , mứt , giò chả .. còn trái cây thì mới mua đây , cây đào vẫn tìm ra được. Kể cũng lạ là người Việt tại Anh quốc không có một nơi đón Tết nhưng thực  phẩm ngày Tết thì không thiếu gì cả. Có một người nói đùa là nếu muốn dân số Việt nam ở Anh quốc có bao nhiêu người thì cứ đếm Bánh chưng vì bao nhiêu bánh Chưng sản xuất ra là bán sạch ngoài tiệm không còn dư cái nào. Bao nhiêu bánh chưng là bấy nhiêu người Việt. Đến đêm Giao thừa là mỗi gia đình cúng ông bà , trên bàn thờ là đầy đủ thức ăn ngày xuân , kể cả hoa và cành đào.

Một số doanh thương người Việt cố tạo một số sự kiện vào ngày Tết tại Anh quốc, nhưng xem chừng không thu hút nổi . có thể chương trình của họ không đủ thu hút , họ  hợp tác một số nhà hàng người Việt , bán vé ăn và có văn nghệ , ai nấy có vẻ thờ ơ vì lực lượng ca sĩ không được hùng hậu. Các ca sĩ hạng nhất ở Hoa Kỳ và Việt Nam ít khi nào đi show ngày Tết, ngoài ra sở hụi thuê các ca sĩ hạng nhất quá đắt , không dễ thâu lại vốn. Giờ tại Châu âu , có một nhóm ca sĩ chưa có tiếng vang , họ từ Pháp, Đan mạch, Đức , Anh quốc và một vài ca sĩ bên Mỹ ở các tiểu bang ngoài cali cùng nhau tập hợp lại một nhóm để đi hát vào dịp Tết và các ngày lễ ở các quốc gia tại Châu âu. Con đường họ đi còn dài, đây cũng là điều khích lệ cho sinh hoạt văn nghệ tại Châu âu.

Đón Tết tại Anh quốc không được vui như những quốc gia đông đảo người Việt , nhưng cũng còn an ủi là có sinh hoạt nhà Chùa và nhà Thờ, không như những năm đầu của thập niên 80, có được một cái bánh chưng là chuyện không tưởng.

Anh Quân

TẾT TẠI HOÀ LAN QUỐC

Trang trí Tết 






Cúng Ông Bà 30 Tết 




Cúng Giao Thừa và Xông Đất