Phật bảo
Phật bảo sáng vô cùng đã từng vô lượng kiếp thành công ữoan
nghiêm thiền tọa giữa non sông sáng rực đỉnh linh phong trên trán
phóng hào quang rực rỡ chiếu soi mọi nẻo hôn mông Long Hoa hội lớn
nguyện tương phùng tiếp nối pháp chánh tông xin quy y thường trú Phật
đà gia.
Pháp bảo
Pháp bảo đẹp vô cùng lời vàng do chính Bụt tuyên dương chư
thiên trỗi nhạc tán hoa hương pháp mầu nhiệm tỏ tường ghi chép rõ
ràng ba tạng lưu truyền hậu thế mười phương chúng con nay thấy được
con đường nguyện hết sức tuyên dương xin quy y thường trú Đạt ma gia.
Tăng bảo
Tăng bảo quý vô cùng Phước điền hạt tốt đã đươm bông ba
y một bát bước thong dong giới định tuệ dung thông ữi, đứng, nằm, ngồi
trong chánh niệm thiền cơ chứng đạt nên công chúng con tất cả nguyện
một lòng xin trở lại với tăng thân xin quy y thường trú Tăng già gia.
- Tam bảo là đối tượng của sự thực tập trong đời sống hàng
ngày, không phải chỉ là đối tượng của đức tin.
- Không nên nhìn Bụt, Pháp, Tăng là ba thực tại riêng biệt. Không chuyển hóa tăng
thân, không săn sóc tăng thân là chúng ta không săn sóc Phật thân. Vì vậy Tăng
sự tức là Phật sự. Thường thường chúng ta nói làm Phật sự, nhưng kỳ thực làm
Tăng sự chính là làm Phật sự.
- Tổ chức đời sống như thế nào để có hạnh phúc và
giải thoát, để chánh niệm có mặt trong từng giây từng phút là làm Tăng sự. Nấu
ăn cũng là Tăng sự, giặt áo cũng là Tăng sự, quét nhà cũng là Tăng sự, săn sóc
cho các bạn tu cũng là Tăng sự, mà Tăng sự tức là Pháp sự, Pháp sự tức là Phật
sự.
- Tăng sự phải nằm trong tinh thần chánh pháp. Ví dụ chúng ta săn sóc một người bạn
tu. Nếu chúng ta không có chánh niệm thì từ sự săn sóc đó sẽ nẩy sinh tình cảm
vướng mắc. Người kia có thể bị lệ thuộc vào ta, không có ta thì một mình đứng
không vững. Sự săn sóc đó có rất it tính chất Tăng sự vì đã gây nên những vướng
mắc.
Tăng thân có hạnh phúc, thành
quả tu học được tăng tiến thì chất thánh của tăng thân càng ngày càng lớn. Chất
thánh của tăng thân ngày càng lớn thì sự có mặt của chân Phật và chân Pháp ngày
càng rõ. Đó là giáo lý và sự hành trì tam bảo. Những lúc nguy biến không biết
là sống hay chết thì tam bảo phải là nơi nương tựa vững chãi cho chúng ta. Sống
hay chết không quan trọng nữa, khi nền tảng sự sống của ta đã là tam bảo.
Trích "Trái Tim Của Bụt" - Thích Nhất Hạnh
http://langmai.org/tang-kinh-cac/vien-sach/giang-kinh/trai-tim-cua-but/bai-24-niem-tin-the-hien-trong-doi-song?set_language=vi
No comments:
Post a Comment