Jan 31, 2016
THƠ CHÚC TẾT DOÃN GIA - Phan Ni Tấn
Em Khánh quí mến,
Mấy năm nay cứ sắp Tết là anh bận bịu giúp bà xã vật lộn ì xèo với bếp núc nên ít có thì giờ lên máy.
Viết cho Doãn gia là anh nhớ ngày xưa ở trọ nhà Bố Sỹ (1 ngày 1 đêm thôi) mà chẳng hề gặp em.
Nhớ cái buổi sáng thức dậy thấy Mẹ và chị Hai của em trên lầu đi xuống.
Trời Phật ơi! Anh lăn lốc giữa chợ đời đã quen nhìn thấy nhiều cảnh đời rối rắm; vừa thấy chị Hai
trên lầu bước xuống sao mà nhẹ nhàng, thon thả, dịu dàng như tiểu thơ
Cái gì hiền diệu nhất, lúc đó đều toát lên con người lưong thiện này
Sự dịu dàng của chi Hai của em và lòng tốt của vợ chồng Hiếu Liên làm anh ghi nhớ hoài
Nhớ chị Hai hỏi anh có thể cỏng hết Doãn gia một lúc không làm anh cười hì hì
Cả cái hạt bụi trời anh còn cỏng nổi huông chi một Doan gia đầy lương thiện. Hehe
Rồi cái con mắt của cô Út mở to xẹt tới trước mặt anh dòm anh một phát xong biến vô bếp mất tiêu
cho tới ba mươi mấy năm sau anh mới gặp lại ở quê người
Rồi ly cà phê đen đá ngon tuyệt vời của chú em Doãn Quốc Thái đãi anh ở đầu hẻm Thành Thái
tới giờ uống vẫn chưa chịu cạn
Năm Mới thăn Doãn gia vạn sự như ý nghe
Thăm Bố Sỹ của anh
anh T
GÀ CÚNG ÔNG TÁO - Doãn Quốc Vinh phu nhơn
Để Ông Táo không phải sát sanh... đây là tác phẩm Gà quay mới ra lò để sáng sớm mai tiễn Ông Tao về trời... đi làm nên Ông Táo phải đi từ 5 giờ sáng !
Đố mọi người biết ... con gà được làm từ nguyên liệu gì?
Minh Yên
- Bột, đúng ko bác Yên? Ngọc
Hehe... trời Cali hôm nay mưa rả rích, gió hú nên làm biếng ra đường...
Trong tủ lạnh có hộp bột bánh croissant nên lấy ra ... chế thành con gà?
Đầu tiên định làm thiên nga nhưng ngó lại thì cái cổ hơi ngắn nên cho nó làm con gả!
Con cá cái shape nó không đẹp .. sẽ giống cá rô cây lắm Hà ơi. Mà chị chưa bao giờ cúng cá ... toàn cho Ông Tao cỡi gà về trời!
Năm nay sẽ có hoa thuỷ tiên cho em Hà nhỏ như mọi năm!
Trong tủ lạnh có hộp bột bánh croissant nên lấy ra ... chế thành con gà?
Đầu tiên định làm thiên nga nhưng ngó lại thì cái cổ hơi ngắn nên cho nó làm con gả!
Con cá cái shape nó không đẹp .. sẽ giống cá rô cây lắm Hà ơi. Mà chị chưa bao giờ cúng cá ... toàn cho Ông Tao cỡi gà về trời!
Năm nay sẽ có hoa thuỷ tiên cho em Hà nhỏ như mọi năm!
***
- Chi Yen phai lam con ca chep chu ong Tao dau co coi ga. Anyway, very impressive. - Hà lớn
He he , cuoi ga` coi khi' the^' ho*n la con ca' ro^ ca^y!!!
***
DOÃN QUỐC VINH CHÚC TẾT 2016
Xuân khứ, bách hoa lạc,
Xuân đáo, bách hoa khai.
Nhân gian tỉnh giấc mộng dài,
Thiên ân hé nở nụ mai bên thềm.
Jan 27, 2016
KỶ NIỆM BA NĂM NGÀY MẤT CỦA NHẠC SỸ PHẠM DUY - Hưng Gàn
Kỷ niệm 3 năm ngày mất của nhạc sĩ Phạm Duy: những khúc xuân ca còn vang vọng
Vào ngày 27/01/2013, nhạc sĩ Phạm Duy đã vĩnh viễn về nằm trong lòng đất mẹ Việt Nam, để lại cho đời khoảng 1,000 ca khúc. Mỗi độ xuân về, những người yêu nhạc vẫn nhớ về người nhạc sĩ tài hoa này.
Trong gia tài đồ sộ các ca khúc của Phạm Duy, những bài nhạc xuân không thật nhiều như tình ca, hay ca khúc viết về quê hương. Nhưng những xuân khúc của Phạm Duy cũng đã đặt dấu ấn thật sâu đậm trong lòng người yêu nhạc, trong những mùa xuân Miền Nam trước 1975.
Trong những chương trình truyền hình Tết của Miền Nam trước 1975, nhiều người còn nhớ ca khúc Hoa Xuân rất thường được nghe. Bài hát quen thuộc đến độ mỗi khi nghe Hoa Xuân, là người ta có cảm giác ngày Tết đang ở quanh quẩn đâu đây rồi. Hoa Xuân được sáng tác vào năm 1953, trong một loạt bài ca tụng thiên nhiên, mùa xuân của đất nước. Giai điệu dìu dặt, êm đềm, với những hình ảnh mùa xuân về với thiên nhiên thật đẹp:
Xuân vừa về trên bãi cỏ non
Gió Xuân đưa lá vàng xuôi nguồn
Hoa cười cùng tia nắng vàng son
Lũ ong lên đường cánh tung tròn…
Mùa xuân về với thiên nhiên cũng tác động lên lòng người. Đất trời và người cùng đón xuân thật thanh bình trong ý nhạc của Phạm Duy:
…Có một chàng thi sĩ miền quê
Ngắt bông hoa biếu người xuân thì
Có một đàn em bé ngoài đê
Hát câu i tờ đón Xuân về…
Một bản nhạc xuân khác của Phạm Duy, có lẽ được nhiều người hát nhất, đó là bài Xuân Ca. Có thể là vì giai điệu của Xuân Ca viết theo dạng dân ca phát triển, rất dễ hát. Mà cũng có thể là vì lời bài hát chứa đựng một triết lý sâu sa của cuộc sống. Xuân Ca được viết vào năm 1961, trong giai đoạn Phạm Duy viết nhiều ca khúc có cái nhìn mang tính triết học về luật tử sinh của một kiếp người. Trong Xuân Ca, Phạm Duy cho rằng mùa xuân trong một đời người là miên viễn, bất tận. Mùa xuân đã có trong ông từ lúc cha mẹ mới lấy nhau, rồi ông trở thành một bào thai trong bụng mẹ, cất tiếng khóc chào đời, rồi lớn lên với biết bao nỗi vui buồn của tình đời. Phạm Duy yêu cuộc sống, cho nên mong rằng nếu mai này có chết đi, thì lại được tái sinh làm người, để tiếp tục sống trong những mùa xuân nhân loại:
Xuân trong tôi đã khơi trong một đêm vui
Một đêm, một đêm gối chăn phòng the đón cha mẹ về
Xuân âm u, lắt leo trong nguồn suối mơ
Bừng reo rồi theo nắng lên từ cha chói chan lòng mẹ.
Xuân ơi Xuân ! Xuân ới Xuân ơi !...
…Xuân tôi ơi ! Sức Xuân tôi còn khát khao
Dù nay, dù mai cũng như mọi ai chết trong địa cầu
Xuân muôn năm, có ta Xuân còn hơi Xuân
Thì xin, thì Xuân hãy cho tình nhân sống thêm vài lần.
Xuân ơi Xuân ! Xuân ới Xuân ơi !...
Còn một bản nhạc xuân rất đặc sắc của Phạm Duy, nhưng ít có người biết đến. Bản Mừng Xuân được viết đúng vào dịp mùa xuân năm 1974, một năm trước khi Miền Nam Việt Nam thấ thủ, cho nên chưa kịp phổ biến rộng thì đã chìm theo vận nước nổi trôi. Có thể tìm nghe lại ca khúc Mừng Xuân này trên youtube, trong album Xuân 1974 của Shotguns.
Cái hay độc đáo của Mừng Xuân là viết theo dạng lời chúc xuân cho mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi trong xã hội: chúc chiến sĩ, chúc thương gia, chúc nông dân... Cách viết này rất giống với ca khúc xuân bất tử Ly Rượu Mừng của nhạc sĩ Phạm Đình Chương. Cả hai đều viết ở nhịp valse. Trong khi Ly Rượu Mừng có nhịp nhanh, tưng bừng, thì Mừng Xuân có tiết điệu chậm hơn, khoan thai, trang trọng. Mừng Xuân có điểm hơn Ly Rượu Mừng ở chỗ, vì viết vào những năm tháng cuối cùng của Miền Nam, cho nên lời chúc xuân được “cập nhật” hơn là Ly Rượu Mừng, viết đã từ hơn 20 năm trước. Thí dụ, Mừng Xuân có chúc cho những dàn khoan, cho những khu công nghiệp của đất nước:
… Mừng xuân mới bằng tiếng máy soi, gIữa nơi biển khơi
…Nơi mỏ than, chúc những anh thợ ngoan với cánh tay đẩy lùi nước non
Xin mừng cho những tháp nơi biển xa mãi mãi phun dầu ra mịt mù…
Nhớ lại trong thời gian đó, Việt Nam Cộng Hòa bắt đầu tìm thấy dầu ngoài Biển Đông. Trong dịp Tết, trong một chương trình hài trên TV, nghệ sĩ Phi Thoàn còn chúc mừng đất nước mình sắp giàu to. Nhưng rồi ông lại còn cảnh báo: nhưng mà phải coi chừng CSVN, không biết có để yên cho Miền Nam thịnh vượng, khai thác dầu hay không? Hóa ra, những lời tiên đoán của ông đều trở thành hiện thực!
Xin mời mọi người cùng thưởng thức những bản xuân ca bất tận của Phạm Duy trên Youtube:
https://www.youtube.com/watch?v=5F1ZSjX1fwU Hoa Xuân - Thái Thanh
https://www.youtube.com/watch?v=6txT76ycWeI Xuân Ca - Duy Quang
https://www.youtube.com/watch?v=jS8U8xxyrEg Shotguns Xuân 1974
Hưng Gàn
Jan 26, 2016
DISCOVERY FROM A WALK - A.S
When I go for a walk I try to stay close to home and at the same time try to discover new trails for walking. The area around Maastricht is formed by a river and some small streams, that makes that there is difference in height. Just across the border to the south of Maastricht there is a stroke between a canal and a plateau. On the slopes they keep sheep in summer. Some of them have caves for the sheep to shelter for rain or wind. Nearer to the canal I saw this stable that is a shelter for sheep as well I think. It must be standing there for quite some time as the roof is broke, with big holes. As it was a sunny day, the light came through the openings in the roof clearly.
When I walked up the slope to the top of the plateau I saw a high post, a look out. I don't know if it is to watch birds or it is for hunters to shoot deer. In this area I seen several high 'chairs' up in trees, that can be used by hunters. But I'm not sure about this one.
Jan 25, 2016
WHEN YOU LOSE - Dalai Lama
NHỚ VỀ TRẦM TỬ THIÊNG: NHẠC MÙA XUÂN VÀ TUỔI THƠ - Hưng Gàn
Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng tên thật là Nguyễn Văn Lợi, sinh ngày 1/10/1937 tại Quảng Nam, mất ngày 25/01/2000 tại Anahiem, California Hoa Kỳ. Ông đã để lại cho đời hơn 100 ca khúc. Những sáng tác của ông ra đời trước năm 1975, cũng như sau này tại hải ngoại.
Trầm Tử Thiêng là một trong những nhạc sĩ có thể loại sáng tác rất đa dạng, do đó người yêu mến nhạc của ông thuộc nhiều thành phần khác nhau trong xã hội Việt Nam, trong cộng đồng hải ngoại. Từ những bài nhạc quê hương thuộc loại “kinh điển” như: Bản Hương Ca Vô Tận, Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gãy… cho đến những bản tình ca: Mười Năm Yêu Em, Cơn Mưa Hạ…, rồi những bản nhạc hùng ca, ca khúc đấu tranh sáng tác chung với nhạc sĩ Trúc Hồ: Bước Chân Việt Nam, Bên Em Đang Có Ta, Một Ngày Việt Nam… Để viết về nhạc Trầm Tử Thiêng, có lẽ phải mất nhiều giấy mực trong những đề tài khác nhau về âm nhạc.
Trong bài viết hôm nay, nhân dịp xuân về, chúng ta hãy cùng nhớ về Trầm Tử Thiêng với những ca khúc thuộc hai chủ đề ít được nhắc tới: mùa xuân và tuổi thơ.
Một ca khúc xuân rất hay của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng được sáng tác ở hải ngoại mang tên Thư Xuân Hải Ngoại. Nhiều người Việt xa quê hương đã không cầm được nước mắt khi nghe bản nhạc xuân buồn này. Đây là một ca khúc thể hiện sự tài tình của Trầm Tử Thiêng khi đưa làn điệu dân ca vào ca khúc. Với một giai điệu buồn của những điệu hò Miền Trung, Trầm Tử Thiêng đã mô tả lại nỗi buồn ly hương của người Việt hải ngoại một cách day dứt, tha thiết:
… Ước gì giờ này anh đang ôm em xuân về ngoài kia
Mối tình bình yên đôi ta không lo lắng gì chia lìa
Thế mà người tình phải đi, thế mà cuộc tình tan vỡ
Thân phận bềnh bồng để xuân trôi qua âm thầm đợi mong…
Những cặp tình nhân, những đôi vợ chồng vì vận nước mà phải chia lìa, kẻ ở lại quê hương, người xa xứ. Mỗi mùa xuân đến, là nỗi nhớ thương lại dâng trào. Nỗi niềm thương nhớ đó được chia xẻ với nhau qua những lá thư gởi về từ hải ngoại:
…Thư xuân từ ngàn phương
Mang nỗi lòng người tha phương
Ôm ấp tình hoài hương
Thư xuân là rượu cay
Tương tư rót tràn trên giấy
Bên trời đông tuyết say…
Những ai đã từng trải qua những mùa xuân xa xứ trong khoảng thập niên 80s, 90s sẽ cảm thấy thấm thía với những lời tâm sự này của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng. Bởi vì ở thời điểm đó, những mùa xuân đoàn tụ chỉ là những giấc mơ làm trào lệ trên khóe mắt:
…Ước gì giờ này nhạc đang du dương trong bài tình xuân
Bên này nằm nghe quê hương bên kia pháo nổ tưng bừng
Chan hoà nhạc lòng lả lơi, mơ người về từ muôn lối
Suối tuôn lệ mừng vòng tay thân yêu ôm trọn mùa xuân…
Sẽ có rất nhiều người yêu nhạc Trầm Tử Thiêng không hề biết người nhạc sĩ đa tài này có cả một album nhạc dành cho tuổi thơ, có tên là Hãy Hát Lên Tuổi Thơ, thực hiện cùng với nhạc sĩ Nhật Ngân trước 1975. Và sẽ còn ngạc nhiên hơn, khi nhận ra đó là một album nhạc thiếu nhi thật toàn diện, với những bài hát thật dễ thương, thuộc nhiều chủ đề dành cho thiếu nhi. Sở dĩ Hãy Hát Lên Tuổi Thơ ít được biết đến là vì nó được phát hành chỉ một thời gian ngắn trước ngày mất nước 30/04/1975. Trước đó ở Miền Nam Việt Nam, chỉ có một album nhạc thiếu nhi cũng toàn diện như vậy, được thực hiện bởi Ban Thiếu Nhi Kiều Hạnh. Khán giả có thể nghe lại album nhạc thiếu nhi này của Trầm Tử Thiêng trên mạng Youtube: https://www.youtube.com/watch?v=U6Fc5q6FLUw
Hãy Hát Lên Tuổi Thơ có những ca khúc mang tính chất vui tươi, hồn nhiên của trẻ thơ. Thí dụ những bài viết về các loài động vật như: Con Mèo Và Con Chó, Thím Ếch, Con Chim Non… Hãy nghe lời của bài Con Mèo Và Con Chó để thấy sự hồn nhiên dễ thương này của Trầm TỬ Thiêng:
Nằm giỡn chơi trên sân Lu Lu thấy mèo men tới
Mèo ngán anh Lu Lu con đuôi phóng tít trần nhà
Mèo giỏi chân leo cao, Lu Lu bất tài ở dưới
Mèo đứng trên ngao ngao, Lu Lu đứng dưới gầu gầu…
Bài Sinh Nhật Ca trong album này cũng dễ hát, cả giai điệu và lời ca đều đẹp, mà các em thiếu nhi Việt Nam có thể hát thay cho bài “Happy Bithrday” bằng tiếng Anh:
Dưới ánh nến sáng tươi hôm nay, trong tình yêu thương chan chứa
Hãy cất tiếng hát vang chi vui em nhận thêm một tuổi đời
Chào mừng sinh nhật em ngoài vườn hoa nở thêm
Dưới ánh nến sáng tươi xin ghi nhớ đến ơn biển trời…
Còn nhiều bài hát nữa trong Hãy Hát Lên Tuổi Thơ có chủ đề giáo dục thiếu nhi: Trên Quê Hương Đáng Yêu Này, THời Gian, Chào Người Bạn Mới… Các bậc phụ huynh, các Trung Tâm Việt Ngữ… có thể ghi lại những ca khúc trong Hãy Hát Lên Tuổi Thơ để làm tài liệu dạy các em tiếng Việt.
Nhớ về Trầm Tử Thiêng với những ca khúc xuân, những bài hát tuổi thơ, người nghe có cảm tưởng rằng người nhạc sĩ tài hoa này vẫn trẻ mãi không già, cho dù đang ở đâu trong thế giới vô hình và vô hạn…
Hưng Gàn
Jan 22, 2016
CONFORMABILITY IN "TO KILL A MOCKING BIRD" - Ti Oui
In the novel "To Kill A Mocking Bird", a character known as Atticus strongly chooses not to conform to society. The effect of the action was positive in both long term and immediate one.
When Atticus doesn't conform, he enjoys a life style that is comfortable for him. No one really gets to teach him how he should live. This allows Atticus to have a life style that works and is right through his view. He doesn't suffer from the pressure to be a part of society.
The positive out come is that he lives by how he sees that fits to him. With a life style like that, life can be a lot less stressful and more free.
A scholar can use this to say that a person shouldn't conform at all, some life can be less stressful if a person choose to do so. A person should only be kind and polite to a different group, but not conform completely.
Ti Oui
TIỂU BỘ KINH - CHUYỆN NGƯỜI MÚA GIÁO / CHUYỆN CHIM ÐA ÐA - Đức Phật
116. CHUYỆN NGƯỜI MÚA GIÁO
(Tiền thân Dubbaca)
Thưa sư trưởng, vì thầy...,
Câu chuyện này, khi trú ở Kỳ Viên, bậc Ðạo Sư đã kể về một Tỷ-kheo khó bảo. Câu chuyện này sẽ được nói đến trong Tiền thân Gijjha (số 427), chương chín. Bậc Ðạo Sư gọi Tỷ-kheo ấy:
- Này Tỷ-kheo, không phải chỉ nay ông mới khó bảo, mà thuở trước ông cũng đã khó bảo rồi. Do khó bảo, không làm theo lời khuyên của bậc hiền trí, nên ông bị cây giáo đâm phải, và mạng chung.
Nói vậy xong, bậc Ðạo Sư kể câu chuyện quá khứ.
*
Thuở xưa, khi vua Brahmadatta trị vì ở Ba-la-nại, Bồ-tát sanh ra trong một gia đình diễn trò nhào lộn. Khi đến tuổi trưởng thành, Bồ-tát có trí tuệ, thiện xảo trong phương tiện. Với một nhà diễn trò nhào lộn, Bồ-tát học nghề múa với ngọn giáo, và cùng với thầy, đi khắp đó đây để biểu diễn.
Vị sư trưởng chỉ biết nghề múa với bốn ngọn giáo, chớ không biết múa với năm ngọn giáo. Một hôm, trong khi biểu diễn tại một ngôi làng, vị sư trưởng ngà ngà say, đặt mỗi dãy năm ngọn giáo và nói:
- Ta sẽ biểu diễn điệu múa với năm ngọn giáo.
Bồ-tát liền nói với vị ấy:
- Thưa sư trưởng, sư trưởng không biết nghề múa với năm ngọn giáo. Hãy cất đi một ngọn. Nếu sư trưởng biểu diễn, sư trưởng sẽ bị ngọn giáo thứ năm đâm phải và mạng chung.
Sư trưởng khá say nói:
- Con không biết được khả năng của ta.
Sư trưởng không nghe lời của Bồ-tát, múa qua được bốn ngọn giáo, nhưng đến ngọn giáo thứ năm bị giáo đâm thủng, như hoa Madhuka trên cành. Sư trưởng nằm oằn oại rên la, Bồ-tát nói:
- Do không nghe lời bậc hiền trí, nên thầy phải gặp nạn này:
Rồi Bồ-tát đọc bài kệ:
Thưa sư trưởng, vì thầy
Làm quá sức của thầy,
Thầy không ưa, không thích
Lời khuyên này của tôi
Bốn giáo, thầy múa qua,
Ngọn thứ năm đâm chết.
Nói vậy xong, Bồ-tát đỡ thầy ra khỏi ngọn giáo và làm những gì cần phải làm sau cùng cho xác thân thầy.
*
Sau khi kể câu chuyện quá khứ, bậc Ðạo Sư nhận diện Tiền thân như sau:
- Lúc bấy giờ, vị sư trưởng là Tỷ-kheo khó bảo này, còn người đệ tử là Ta vậy.
Tiểu Bộ Kinh chuyện tiền thân đức Phật Ja Vol. I 111-120
http://www.daitangkinhvietnam.org/ti%E1%BB%83u-b%E1%BB%99-kinh-chuy%E1%BB%87n-ti%E1%BB%81n-th%C3%A2n-%C4%91%E1%BB%A9c-ph%E1%BA%ADt-ja-vol-i-111-120-8905
Jan 21, 2016
Jan 19, 2016
HẾT VỐN - Vinh gTmT
Teacher: Đoãn thị Vui, sao hôm nay thấy bạn tươi rói vậy?
Lady: Vì vui không thấy buồn; vì không buồn thấy vui.
Teacher: Văn chương huề vốn, nhưng có lý. Vậy bạn thuộc bài lần trước chưa?
Lady: Học thì nhớ, không học thì quên.
Teacher: Huề vốn! Vậy hôm nay có bao nhiêu bạn đến lớp?
Lady: Đếm thì biết, không đếm thì không biết.
Teacher: Nói kiểu vậy hoài, sẽ có ngày hết vốn để huề nghe chưa!!!
Jan 18, 2016
ĐÊM MƯA BUỒN NHỚ TIẾNG MẸ RU - ĐỖ PHƯỚC LONG
ĐÊM MƯA BUỒN NHỚ TIẾNG MẸ RU
Ngày chị tôi đi lấy chồng
Tuổi mười bảy đôi mắt tròn ngơ ngác
Mẹ tôi dặn, thầm thì giọng Huế :
“Khi mô đẻ, con bồng về mạ chăm,
Con so về nhà mạ, con rạ về nhà chồng
Nhớ không ?”
Chị tôi gật đầu rưng rưng nước mắt
***
Rồi chị sinh con và nhớ lời mẹ dặn
Đưa cháu tôi về một buổi sáng trời đông.
Mẹ tôi ra tận cổng đón bồng
Mừng lăng xăng, líu ríu
Rồi nào nghệ vàng tươi bôi cho da trắng
Nằm lửa than, cơm gạo ngon, thịt kho mằn mặn
Bồ kết xông hơi nhà cửa bỗng thơm nồng
***
Cháu tôi khóc, chị vẫn nằm nghiêng say ngủ
Mẹ tôi ru, tiếng võng kẽo kẹt đưa
Điệu Nam Bình, Nam Ai, hò giã gạo
Nghe buồn buồn tôi dim díp mắt buổi trưa
Hò….ơ….
“Bánh cả thúng, răng gọi là bánh ít,
Trầu cả khay, răng gọi trầu không…”
Hò….ơ….
“Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên Mụ canh gà Thọ Cương”
Hò….ơ….
“Trước bến Văn Lâu Ai ngồi ai câu Ai sầu ai thảm
Ai thương ai cảm Ai nhớ ai mong…”
Mà buồn nhất, lại được nghe nhiều nhất :
“Chàng ơi phụ thiếp làm chi
Thiếp là cơm nguội để khi đói lòng”
***
Đêm mưa buồn trong căn nhà ba mẹ tôi để lại
Tiếng nước rào bên hiên làm quá nhớ tiếng ru
Nếu mẹ tôi còn, năm nay đà trăm tuổi
Chị tôi vẫn còn, đã vượt quá bảy mươi
Con cháu tuy đông mà tản mát hết rồi
Còn đâu tiếng ru hời…!
À...ơi...
***
Mai mốt đây con gái sẽ sang ngang
Tôi thèm nghe như xưa lời dò dặn :
“Con so về nhà mạ, con rạ về nhà chồng
Nhớ không ?”
ĐỖ PHƯỚC LONG
Bạn Hiếu phổ nhạc : https://www.facebook.com/nguyen.d.hieu.391/videos/10207327256712886/
Jan 17, 2016
ONCE WE LOVE - Dalai Lama
Once you love ... there is no possiblity to tell lies or exploit or bully.
Source:
INSIGHT from the Dalai Lama - 2014 Calendar - Andrews McMeel Publishing
Jan 16, 2016
BIRTHDAY BOY DOÃN QUỐC SỸ TÂM - TI OUI
Hôm nay sinh nhật "sweet sixteen" Doãn Quốc Sỹ Tâm.
Là cháu nội ông Doãn Quốc Sỹ, cháu nó viết văn ... "hay" đáo để.
Mời cả nhà thưởng thức trình độ tiếng Việt của cháu nó:
1. Doãn Quốc Sỹ Tâm trả lời câu hỏi của cô:
Hỏi: Lan và Nam mặc áo dài nhân dịp gì?
Đáp: Tết Bính Thân
2. Doãn Quốc Sỹ Tâm đặt câu với chữ "hãnh diện", và "tính tiền" :
- Ở đâu tôi cũng thấy hãnh diện.
- Tôi đi tính tiền lúc mà xong lấy đồ.
3. Doãn Quốc Sỹ Tâm viết "luận văn" 100 chữ:
Tôi rất thích đi phố. Đi phố rất vui và bình tĩnh. Thường thường tôi đi với bạn và mẹ của tôi để mua quần áo và đồ chơi.
Đi phố rất vui nhưng rất mắc tiền. Lúc nào mà đi phố tôi phải mang theo 40 đồng để mua quần và áo. Tôi chỉ đi phố mỗi năm một lần vì quá mắc.
Jan 14, 2016
ĂN CHAY
Chân lý của sự ăn chay là mở rộng lòng từ bi, bác ái, là lòng thương tất cả, là lòng diệt sự mạnh hiếp yếu, và lòng đem lại sự bình đẳng cho muôn loài.
Trích:
http://www.daophatngaynay.com/vn/van-hoa/an-chay/10564-Tai-Sao-Ta-An-Chay.html
ĐANG Ở THIÊN ĐƯỜNG - Hưng Gàn
Làm ở Việt Báo thỉnh thoảng được mời đi mấy vụ cũng hay. Năm trước lên sân bóng rổ Staples ở LA coi Clippers đánh với San Antonio. Hôm qua được Wells Fargo mời ngồi phòng VIP ở Honda Center Anaheim, coi hockey Duck Anaheim Vs Ottawa. Vừa coi vừa uống bia, bàn chuyện biz, thiệt là đã ghê!
Đúng là thường xuyên đi tiếp xúc với homeless, nursing home, thỉnh thoảng đến mấy chỗ này thấy giống… paradise!
Hưng Gàn
Jan 13, 2016
HOÀNG TỬ BÉ
Nhân dịp phim Hoàng Tử Bé đang được chiếu ở VN! Hình nộm này chú Đoàn Khoa làm bằng vỏ trái bắp, cách đây chắc cỡ 10 năm rồi mà giờ vẫn còn y nguyên như vầy.
Ti
PS: À có đoạn con rắn Út ơi và lúc tụi con xem
Con cũng nói với Sóc là bà Út mà xem chắc sợ té khói :)))
'Hương,
Tui coi phim này rồi, những đoạn "thuộc về sách" thì khá hay vì tạo hình dễ thương và trung thành
với truyện, những đoạn sáng tác thêm thì trung bình và theo tui, nếu thêm 1 phân đoạn nữa thì mới "tạm" ổn (nếu không thì bị thiếu thuyết phục và vô lý), đó là:
Nếu có hình bà mẹ lượm những tờ truyện rời, đọc (trong đêm), cảm động và tự đóng lại cuốn sách để sáng hôm sau 2 mẹ con đi thăm và trao lại cho ông già thì xem ra ổn hơn.
K
PS:
Hoàng Tử Bé bây giờ "sắc sảo" hơn xưa, gửi Hương coi
K
Ti
Photo by út
PS: À có đoạn con rắn Út ơi và lúc tụi con xem
Con cũng nói với Sóc là bà Út mà xem chắc sợ té khói :)))
photo by Tèo
'Hương,
Tui coi phim này rồi, những đoạn "thuộc về sách" thì khá hay vì tạo hình dễ thương và trung thành
với truyện, những đoạn sáng tác thêm thì trung bình và theo tui, nếu thêm 1 phân đoạn nữa thì mới "tạm" ổn (nếu không thì bị thiếu thuyết phục và vô lý), đó là:
Nếu có hình bà mẹ lượm những tờ truyện rời, đọc (trong đêm), cảm động và tự đóng lại cuốn sách để sáng hôm sau 2 mẹ con đi thăm và trao lại cho ông già thì xem ra ổn hơn.
K
PS:
Hoàng Tử Bé bây giờ "sắc sảo" hơn xưa, gửi Hương coi
K
Jan 11, 2016
... ĐÃ TRỞ LẠI VỚI MÙA XUÂN CỦA ĐẤT NƯỚC - Hưng Gàn
Ca khúc bất tử Ly Rượu Mừng đã chính thức trở lại với mùa xuân của đất nước
Như vậy là thêm một ca khúc bất tử nữa của nền tân nhạc Việt Nam Cộng Hòa đã được phép chính thức lưu hành tại Việt Nam. Vào ngày 9/1, Công Ty Phương Nam Film được Cục Nghệ Thuật Biểu Diễn (Bộ Văn Hóa Thông Tin & Du Lịch) cho phép phổ biến ca khúc Ly Rượu Mừng của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương. Ca khúc xuân bất hủ này sẽ chính được gởi đến với thính giả Việt Nam qua 2 giọng hát Quang Dũng & Phạm Thu Hà trong CD nhạc xuân Bính Thân cũng với chủ đề Ly Rượu Mừng.
Khó mà diễn tả được hết niềm vui sướng đối với những người yêu âm nhạc Việt Nam trong nước. Đặc biệt là những người đã từng sống dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa, đã từng bồi hồi nghe ca khúc này vang lên trong mỗi muà xuân của Miền Nam. Có người đã chuyền cho nhau mẫu tin “Ly Rượu Mừng đã được rót trở lại sau 41 năm bị cầm tù, giam lỏng…”.
Ca khúc Ly Rượu Mừng được nhạc sĩ Phạm Đình Chương viết vào năm 1952. Khi viết bài Ly Rượu Mừng, có lẽ nhạc sĩ Phạm Đình Chương đã cảm hứng từ không khí xuân rộn ràng, lạc quan vào tương lai của một mùa xuân Miền Nam thanh bình. Để rồi từ đó, cứ mỗi độ xuân về, mỗi lần nâng chén chúc nhau trong ngày đầu năm, người dân miền Nam lại cùng nhau nghe, cùng nhau hát Ly Rượu Mừng, để cùng có cảm giác “…hương thanh bình dâng phơi phới…”. Bài hát này đã trở thành biểu tượng của mùa xuân miền Nam như vậy đó.
Có rất nhiều ca sĩ Miền Nam và hải ngoại đã trình diễn bài Ly Rượu Mừng. Tuy nhiên, nhiều người đồng ý rằng, bản nhạc xuân kinh điển này phải được trình diễn bởi Ban Hợp Ca Thăng Long mới là… số một!
Ca khúc này vẫn theo người Việt Tự Do đi ra hải ngoại kể từ sau biến cố tháng 4/1975. Ở đâu có Người Việt Tự Do, ở đó mùa xuân có Ly Rượu Mừng. Ở trong nước, dù bị cấm hát chính thức, nhưng hầu như mỗi độ Tết đến xuân về, đa phần mọi gia đình trong Miền Nam vẫn nghe Ly Rượu Mừng “chui”, qua các CD, DVD từ hải ngoại gởi về. Và ngay trong cả những cuộc họp mặt ngày xuân, rất nhiều người vẫn có thói quen cùng hát cho nhau nghe bài Ly Rượu Mừng. Có những gia đình văn nghệ sĩ Miền Nam, còn giữ đúng truyền thống, sau khi tiếng pháo giao thừa vang lên rộn rã, là mọi người cùng hát Ly Rượu Mừng. Để nhớ lại những mùa xuân tự do ngày xưa. Và để hy vọng cho những mùa xuân sắp đến.
Như vậy là cái chân, thiện, mỹ quả là không thể tiêu diệt được! Sự trở lại chính thức của Ly Rượu Mừng đã cho thấy giá trị của nền văn học nghệ thuật Miền Nam là bất tử. Chào đón Ly Rượu Mừng trở lại, người dân Việt Nam hy vọng còn nhiều giá trị khác của Miền Nam Tự Do sẽ được khôi phục lại trên quê hương Việt Nam trong thời gian tới.
Đoàn Hưng
GOOD WISHES ARE NOT SUFFICIENT - Dalai Lama
In the present circumstances, no one can afford to assume that someone else will solve their problems. Every individual has a responsibility to help guide our global family in the right direction. Good wishes are not sufficient; we must become actively engaged.
Source:
INSIGHT from the Dalai Lama - 2014 Calendar - Andrews McMeel Publishing
Jan 10, 2016
Subscribe to:
Posts (Atom)