Mar 31, 2015

MAYA - AT THE AGE OF 5 ....



Just chilling in my Mamaroo chair while waiting for daddy to get ready for my first doctor appointment. Life is good at the age of ... 5 days old :)


PS: look at me at the age of 1 day old! 
Much younger and less mature than now :)



TRUNG BỘ KINH - BÀI KINH SỐ 75 - MAGANDIYA





TOÁT YẾU

Magandiya Sutta - To Magandiya
The Buddha meets the hedonist philosopher Magandiya and points out to him the dangers in sensual pleasures, the benefits of renunciation, and the meaning of Nibbàna.

Giảng cho Magandiya.Phật gặp người theo thuyết hưởng lạc tên Magandiya và chỉ cho ông ta thấy những nguy hiểm trong năm dục, lợi ích của xuất ly và ý nghĩa của Niết Bàn.
TÓM TẮT

Phật đến nghỉ trong nhà lửa của một Bà la môn, và buổi sáng đắp y cầm bát đi khất thực. Du sĩ Magandiya đến nhà Bà la môn trông thấy thảm cỏ dành cho Phật, bảo Bà la môn rằng thật là môt sự bất hạnh khi ông thấy thảm cỏ của Gotama một vị phá hoại sự sống (1). Bà la môn bảo du sĩ hãy thận trọng trong lời nói, vì tôn giả Gotama được nhiều trí tôn trọng, là người đã tu theo thánh đạo. Magandiya bảo dù có mặt tôn giả Gotama bây giờ, ông cũng sẽ nói vậy, vì thánh điển của ông đã truyền lại như thế.

Phật đang ngồi trong rừng, với thiên nhĩ thanh tịnh, nghe được câu chuyện ấy bèn trở về nhà lửa của Bà la môn, Ngài hỏi có phải du sĩ Magandiya đã nói về thảm cỏ này không. Bà la môn hoảng kinh bạch Phật đó là điều ông sắp nói, không ngờ Phật đã biết. Khi ấy Magandiya xuất hiện.
Phật hỏi Magandiya có phải vì Ngài chủ trương hộ trì năm giác quan nên ông cho là Ngài phá hoại sự sống. Du sĩ xác nhận, và đưa thánh điển của mình ra làm chứng.

Phật hỏi ông, nếu một người sau khi thụ hưởng chán chê năm dục lạc, thấy rỏ sự nguy hiểm trong đó, và xuất ly các sắc, thanh, hương, vị, xúc, sống với nội tâm an tịnh, với khát ái được đoạn trừ. Về một người như vậy ông có ý kiến gì không? Du sĩ nói không. Phật dạy khi còn tại gia Ngài hưởng thụ đầy đủ năm dục (2), nhưng sau một thời gian thấy rõ vị ngọt, sự nguy hiểm của chúng, Ngài đã đoạn tận dục ái, trừ diệt sự nóng bức của dục, an trú với khát ái được đoạn trừ, với nội tâm an tịnh. Khi thấy các chúng sanh khác chưa xả ly năm dục, đang bị dục thiêu đốt, Ngài không ao ước được như họ. Vì Ngài đã nếm được hỉ lạc của thiền định ly dục, ly bất thiện pháp, siêu quá hỉ lạc cỏi trời (3) nên Ngài không còn ao ước cái gì thấp kém.
Phật đưa ra hai ví dụ về dục lạc so với thiền lạc. 

Ví dụ 1: Một người sinh lên cỏi trời 33, được chúng thiên nữ hầu hạ, thọ hưởng các thiên dục một cách sung mãn. Khi trông thấy người đời thọ hưởng năm dục, vị trời kia có khao khát trở lui về các dục của loài người không? Du sĩ nói không, vì dục cỏi trời vô cùng vi diệu hơn cỏi người. Phật dạy cũng vậy khi còn tại gia Ngài đã hưởng thụ năm dục một cách sung mãn; nhưng về sau khi đã chứng trú hỉ lạc thiền định, Ngài không còn ham thích dục lạc thấp kém.

Ví dụ 2: Người bệnh cùi với thân thể lở lói dùng ngón tay cào rách miệng các vết thương cho chảy máu và đốt mình trên hố than hừng; trong lúc ấy người cùi cảm thấy khoái trá (4) vì dịu cơn ngứa. Nhưng một người lành mạnh hay một người cùi đã hết bệnh, khi nhìn thấy cảnh tượng máu me và lửa nóng ấy, có ao ước được như người cùi kia không? Du sĩ đáp không, người khỏi bệnh hay người không bệnh sẽ xem cảnh ấy là đáng sợ. Phật dạy người đã ly dục, ly bất thiện pháp, trú trong hỉ lạc thiền định nhìn năm dục cũng vậy, xem nó là khổ não nóng bức. Chỉ vì chúng sanh chưa đoạn trừ tham ái, bị ái dục thiêu đốt, nên có ảo tưởng lạc thọ trong năm dục.

Một người còn hưởng thụ đầy đủ năm dục, chưa trừ diệt sự nóng bức của dục vọng thì không thể an trú với khác ái đã được đoạn trừ, với nội tâm an tịnh. Khi ấy Phật thốt lên bài kệ đã phổ biến trong quần chúng (5):  

Không bệnh, lợi tối thắng 
Niết bàn, lạc tối thắng 
Bát chánh là độc đạo 
An ổn là bất tử
 
Du sĩ xác nhận ông cũng đã được nghe các tôn sư của ông truyền lại bài kệ ấy. Phật hỏi ông thế nào là không bệnh, thế nào là Niết bàn. Du sĩ trả lời rằng tôi nay không có bệnh tật gì, được an lạc (6). Phật dạy ví như người mù bị gạt về màu sắc, du sĩ cũng bị gạt về vô bệnh và Niết bàn. Vì thân này chính là bệnh, là cục bướu, là mũi tên, là điều bất hạnh. Khi đã biết gì là không bệnh, ông có thể thấy Niết bàn. Khi pháp nhãn khởi lên, lòng tham đối với năm thủ uẩn được đoạn trừ, ông có thể thấy trong một thời gian dài đã bị tâm này lừa gạt, khiến ông chấp thủ vào sắc, thọ, tưởng, hành, thức (7). Do chấp thủ nên có hữu, do có hữu sinh, do sinh có già chết. Đó là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn.
Khi ấy du sĩ xin Phật thuyết pháp cho ông để hết mù. Phật dạy ông hãy thân cận các vị chân nhân để được nghe diệu pháp. Nhờ nghe pháp ông sẽ sống đúng với chánh pháp. Nhờ sống đúng chánh pháp ông sẽ tự chứng biết thân này là bệnh, cục bướu, mũi tên, sẽ biết những pháp này (8) được trừ diệt không có dư tàn. Do chấp thủ được trừ diệt nên già chết diệt. Như vậy là đoạn diệt toàn bộ khổ uẩn.
Du sĩ Magandiya tán thán Phật, xin quy y và xuất gia thọ đại giới. Phật dạy ai trước kia là ngoại đạo muốn xuất gia phải qua bốn tháng biệt trú. Du sĩ tình nguyện biệt trú bốn năm. Sau khi thọ đại giới không bao lâu, ông chứng được mục đích tối cao mà con cháu các lương gia khi từ bỏ gia đình sống không gia đình hướng đến: Sinh đã tận, phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm, sau đời này không còn đời nào khác.

CHÚ GIẢI
(1) Bhùnahuno, kẻ phá hoại sự sống. Luận giải thích du sĩ có quan điểm rằng sự "trưởng thành" cần phải được thực hiện qua 6 giác quan, bằng cách kinh nghiệm bất cứ cảnh vật nào ta chưa từng kinh nghiệm trước kia, không bám vào các đối tượng đã quen thuộc. Quan điểm này có vẻ gần với thái độ người ta hiện nay, cho rằng hạnh phúc tối thượng chính là nồng độ và sự đa dạng của kinh nghiệm, bởi thế cần theo đuổi kinh nghiệm không hạn chế.
 
(2) Phụ thân của Ngài, Đức Vua đã cung cấp cho Ngài 3 cung điện và nhiều phụ nữ vây quanh với hy vọng giữ Ngài lại trong đời sống thế tục, làm cho Ngài lãng quên ý tưởng xuất gia.

(3) Theo Luận, điều này được nói để ám chỉ sự đắc quả A la hán căn cứ trên tứ thiền.

(4) Từ ngữ này ám chỉ "điên đảo tưởng" thấy khổ cho là vui. Luận nói dục lạc là đau khổ vì chúng gợi lên những ô nhiễm và vì chúng đem lại quả khổ trong tương lai. 

(5) Toàn bài kệ đã được Chư Phật quá khứ tụng đọc giữa bốn hội chúng. Quần chúng học thuộc xem như một bài kệ liên hệ đến điềm lành. Sau khi Đức Phật cuối cùng qua đời, bài kệ này lan truyền trong các du sĩ, nhưng họ chỉ có thể nhớ được hai câu đầu. 

(6) Magandiya rõ ràng đã hiểu câu này phù hợp với tà kiến thứ 58 trong Kinh Phạm Võng: "Khi tự ngã này được cung cấp 5 dục trưởng dưởng, hoan lạc trong đó, vào lúc ấy tự ngã đạt đến Niết bàn tối thượng trong hiện tại, ngay ở đây". (Trường Bộ kinh I).

(7) Từ ngữ này ngụ ý vị ấy bám víu sắc, thọ, … được lầm tưởng là tôi, của tôi và tự ngã của tôi. Khi khởi lên tri kiến đắc quả Dự lưu thì kiến chấp về ngã được đoạn trừ, và vị ấy hiểu rằng 5 uẩn chỉ là những hiện tượng trống rỗng vô ngã.

(8) Những pháp này ám chỉ năm uẩn. 

Trích Trung Bô Kinh Toát Yếu
Ni Sư Trí Hải biên soạn
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung-ty-08.htm

Mar 30, 2015

PHOTOGRAPHY - Maastricht not always in grey - AS


Dear Huong,

Today I had a very long walk. I walked to Vise in Belgium.  At the beginning of the walk there were fields of daffodils as you can see. Also there were some bushes of forsythia. Both yellow flowers blooming around eastern. Also there were sheep with lambs in the fields, some together with their mother.

AS







***










***




EM ĐÃ LÊN 4 ... NGÀY TUỔI


*****

Mới ngày nào lên 2


lên 3


 nay đã lên 4 :) 

Mar 29, 2015

BÉ CHỈ MỚI LÊN BA




Bé rất ngoan, rất đẹp mà lại rất hiền
Nhưng mà bé lại thấy bé vô duyên
Bé thấy bé vô duyên bởi vì bé chưa biết cách kiếm tiền
Kiếm tiền nuôi mẹ nuôi cha
Nuôi hết cả nhà
Nuôi cả ông bà
Nuôi cả đàn gà
Và nuôi hết mọi người ta

Ba bé già
Mẹ bé già
Hai ông bà
Và hết cả nhà
Xoa đầu bé cười xòa
Bởi vì bé chỉ mới lên ... ba (ngày tuổi) 

Nguyễn Đình Hiếu
 ***

Hình này Maya vừa lên 3  




PS: hình này em mới lên 2


THREE SOUNDS OF THE BELL - Thich Phuoc Tinh


[...]


Today is the closing day of the three-month Winter Retreat, and I would like to share the following experience. Sometimes I get really tired. But if I have the opportunity to listen to three sounds of the bell, to be able to listen to the dharma of the sound of the bell, it is wonderful

You may be wondering, “What do monks have to do to get tired?” Well, there are days when we do get tired. Imagine that on a Saturday afternoon, I go out to a temple to teach and then come back. And on Sunday morning I give a dharma talk here, and at two o’clock in the afternoon I give another dharma talk somewhere else far from the monastery. In addition, many unexpected things continuously happen during the day that we have to respond to. On some mornings I transmit the Three Refuges and give a dharma talk, and in the afternoon I do the same thing in another temple. Personally I find that nothing can make me more tired than having to speak a lot. And the most challenging thing for me is when I run into people that I know before and after my talks and classes. I cannot speak continuously all the time. It’s kind of funny. So I have to reflect and look deeply into the things that I would like to share with them one on one. There may be old ideas I’d like to share, but I want to say them in a new way so that my friends can understand them.  At times, when I am away from the monastery and I get tired, all I really want is to listen to three sounds of the bell to refresh my spirit. But it is difficult outside of the monastery, because the way they invite the bell at other temples is not the same as it is here.

Here at Deer Park we have a lot of time and a lot of conditions to practice, to listen to the sound of the bell, to look at our friends, and to walk during walking meditation. Sometimes, when we find that we are unmindful, we can rely on the collective energy of the sangha to help us return to our practice. That way it’s easy. But when we are out in the city, it is very rare to have the opportunity to listen to the bell with a lot of freedom and ease and to just come back to our breathing with that sound of the bell.  At times when we are really busy, when we are really tired, if we have the opportunity to come back to three breaths, that is a great happiness!

BE LIKE A TREE
Zen Talks by Thích Phước Tịnh
Edited and Illustrated by Karen Hilsberg
Jasmine Roots Press – 2008
CHAPTER NINE
The Energy of Avalokiteshvara

Mar 28, 2015

MAYA SINH RA ....


Con sinh ra không làm Chúa Hài Đồng
Con sinh ra không làm Phật đản sinh
Con sinh ra không nằm trong hang đá
Con sinh ra không bảy bước nở hoa
Bởi vì con do cha mẹ tạo ra :)


MAYA, con gái đầu lòng của Na và Shiraz 
đã sinh ra đời vào lúc 11:25 AM thứ Sáu, ngày 27 tháng 3 năm 2015
nặng 6.15pounds (~2,8 Kg), dài 19.75' (~60 cm).

Mar 26, 2015

CÁI CHẾT CỦA MỘT NGƯỜI HÙNG - Anh Quân sưu tầm


Mỗi lần nói tới Sir Winston Churchill là tôi cứ nghĩ đến cái mộ của ông vì ông là người lừng danh của thế giới mà sao nơi an nghĩ ngàn năm quá đơn sơ, và tôi vô cùng ngưỡng mộ ông.

Ông là một nhà chính trị người Anh, nổi tiếng nhất với cương vị Thủ tướng Anh trong thời Thế chiến thứ hai. Ông từng là một người lính, nhà báo, tác giả, họa sĩ và chính trị gia. Churchill, nói chung, được coi là một trong những nhà lãnh đạo quan trọng nhất trong lịch sử Anhvà lịch sử thế giới. Ông là Thủ tướng Anh duy nhất nhận giải Nobel Văn học và là người đầu tiên được công nhận là Công dân danh dự Hoa Kỳ

Ông đã được tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quí như Huân chương Garter, Huân chương Công lao, Huân chương Companions of Honour, Huân chương Quân địa phương và Viện sĩ Hội Hoàng gia và là hội viên Hội đồng cơ mật Nữ hoàng Canada.
Thời thơ ấu ông học tại các trường nội trú. Ông tham dự kỳ thi vào Trường Harrow nhưng khi làm bài tiếng Latin, ông đã cẩn thận viết tước vị, tên ông, số 1 và tiếp sau là một chấm, và không thể viết thêm được gì. Tuy vậy, ông vẫn được nhận vào trường, nhưng bị xếp vào lớp cuối nơi dạy chủ yếu môn tiếng Anh, môn ông học rất giỏi.

Tại trường Harrow, Churchill có kết quả học tập kém và thường xuyên bị phạt vì làm bài không tốt và thiếu nỗ lực. Bản tính của ông là độc lập và nổi loạn và ông không thể học tập được các môn lý thuyết, thi trượt nhiều môn và ông đã từ chối học các môn kinh điển (như, tiếng Latin và tiếng Hy Lạp cổ). Dù vậy, ông chứng tỏ khả năng xuất sắc trong những lĩnh vực như toán học và lịch sử, đối với hai môn này ông luôn đứng đầu lớp. Quan điểm cho rằng Churchill thiếu khả năng học tập là do chính cha ông đưa ra, có lẽ vì sự không hài lòng của cha ông đối với chàng trai trẻ Churchill và sẵn sàng coi con trai như một sự thất vọng. Tuy nhiên, ông đã thực sự trở thành nhà vô địch môn đánh kiếm của trường.

Ông bị đánh giá không phải là người có khả năng vào Đại Học nhưng ông đã lại cho hậu thế hơn 40 tác phẩm .

Đến năm nay ông qua đời đúng 50 năm và cũng đánh dấu 75 năm về trước ông nhận chức vụ Thủ Tướng , ở cương vị này ông đã từ chối đầu hàng khi khả năng bị người Đức đánh bại là rất lớn và luôn phản đối bất kỳ một sự đàm phán nào với Đức, giữ vững chính sách buộc nước Đức Phát xít đầu hàng vô điều kiện, đã được thoả thuận trong cuộc gặp Tam cường tại Hội nghị Tehran.
Mặc dù lãnh đạo Anh Quốc đến chiến thắng trong Thế Chiến Thứ Hai và được dân chúng yêu mến, Churchill thua trong cuộc bầu cử năm 1945. Có nhiều lý do để giải thích việc này, một lý do chính là vì người dân muốn có cải cách chính phủ sau chiến tranh và mặc dù Churchill được coi là một nhà lãnh đạo tài ba trong thời chiến, dân chúng nghĩ ông không thích hợp làm một nhà lãnh đạo trong thời bình.

Năm 1951 ông thắng cử và giữ chức vụ Thủ tướng lần thứ 2 cho đến năm 1955.
Để kỷ niệm 50 năm ngày mất của Sir Winston Churchill , bưu điện Isle of Man (hòn đảo tự trị tại Vương quốc Anh) đã phát hành bộ tem người hùng Sir Winston Churchchill với chủ đề "Cái chết của một người hùng" (Death of a hero)




Mar 24, 2015

TRUNG BỘ KINH - BÀI KINH SỐ 71 TAM MINH


Tevijjavacchagotta Sutta - To Vacchagotta on the Threefold True Knowledge.
The Buddha denies possessing complete knowledge of everything at all times and defines the threefold knowledge he does posses.

Giảng cho Vachchagotta về ba minh.
Phật phủ nhận có toàn tri về mọi sự vào mọi lúc, và định nghĩa ba minh mà Ngài chứng.


Vacchagotta [1] hỏi Phật, có phải sa môn Gotama là bậc nhất thiết trí [2] khi đi, đứng, ngủ và thức, tri kiến nơi Ngài tồn tại liên tục [3].

Phật dạy ai nói vậy là đã vu khống Ngài với điều không thực. Phải nói sa môn Gotama có ba minh. Nếu muốn, Ngài có thể nhớ lại nhiều đời quá khứ với đại cương và chi tiết. Nếu muốn Ngài có thể thấy bằng thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân, sự sống chết chúng sinh tùy theo nghiệp. Và với sự đoạn diệt các lậu hoặc, ngay hiện tại Ngài chứng trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát.

Phật trả lời các câu hỏi của du sĩ: Trong số những người tại gia chưa đoạn trừ kiết sử tại gia [4], không người nào đoạn tận khổ đau sau khi chết; nhưng rất nhiều người được sinh lên trời. Không có tà mạn ngoại đạo nào khi thân hoại mạng chung có thể diệt tận khổ đau; và dù Phật nhớ đến 91 kiếp Ngài cũng không biết một tà mạn ngoại đạo nào chết được sanh thiên, trừ một vị, vị này thuyết về nghiệp và tác dụng của nghiệp [5].

Khi nghe vậy Vacchagotta bạch Phật: Nếu vậy thì ngoại đạo quả là trống rỗng ngay cả vấn đề sinh lên trời. Phật xác nhận đúng như thế.

CHÚ GIẢI

1. Kinh này và 2 kinh kế tiếp dường như trình bày sự tiến hóa của Vacchagotta theo thứ tự thời gian. Kinh Tương Ưng Bộ có cả một chương thuật lại những đàm luận ngắn giữa Phật và vị này.

2. Theo luận giải, mặc dù câu này có một phần có giá trị, đức Phật vẫn bác bỏ toàn bộ vì cái phần vô giá trị của nó. Cái phần có giá trị trong câu nói ấy là xác nhận rằng Phật là toàn tri, thấy biết tất cả. Phần hơi quá đáng là xác nhận rằng tri kiến ấy luôn luôn hiện hữu nơi Ngài một cách liên tục. Theo truyền thống Thượng Tọa Bộ, Phật là toàn tri với ý nghĩa rằng tất cả những gì có thể biết. Ngài có khả năng biết được. Tuy nhiên Ngài không thể đồng lúc biết tất cả mọi sự, mà phải tác ý đến điều gì Ngài muốn biết. Trong kinh 90, Phật dạy rằng có thể biết và thấy tất cả mặc dù không thể cùng một lúc, và trong kinh Tăng Chi IV, Ngài công bố biết được tất cả những gì có thể thấy, nghe, và nhận thức, mà theo truyền thống Thượng Tọa Bộ, điều này được hiểu là xác nhận về toàn tri.

3. Ðây là loại toàn tri mà vị thầy Ni kiền tử tự cho mình có được, theo kinh 14.

4. Kết sử tại gia có nghĩa là sự ràng buộc đối với các vật dụng của một gia chủ như đất, đồ trang sức, tài sản, ngũ cốc… Luận nói, mặc dù kinh này có đề cập vài người cư sĩ đắc quả A La Hán, nhưng khi ở đạo lộ A La Hán, họ đã phá hủy tất cả ràng buộc với các vật thế gian và như vậy hoặc họ xuất gia làm tỳ kheo, hoặc từ trần ngay sau khi chứng đắc. Vấn đề A la hán cư sĩ được bàn trong Kinh Milinda Vấn Đạo (Milinda Panha), câu 142, "Về cư sĩ A la hán".

5. Vì ông này tin hiệu quả của nghiệp, nên ông không thể theo thuyết định mệnh chính thống của giáo phái ông, một giáo phái phủ nhận hiệu quả của nghiệp và những hành động cố ý trong việc thay đổi số phận con người. Theo kinh sớ, vị này đời trước là một bồ tát.

Trích Trung Bô Kinh Toát Yếu
Ni Sư Trí Hải biên soạn
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung-ty-08.htm



Mar 23, 2015

HOA ĐÀO NĂM TRƯỚC VẪN CƯỜI GIÓ ĐÔNG


Gửi cả nhà hình chụp hai bố con và hoa đào tại Huntington Beach Park.
Mỗi lần thấy hoa đào, bố hay nhắc đến câu thơ chữ Hán;

Khứ niên kim nhật thử môn trung
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng.
Nhân diện bất tri hà xứ khứ
Đào hoa y cựu tiếu đông phong


Câu cuối được cụ Nguyễn Du mượn thành câu "Hoa đào năm trước vẫn cười gió đông" trong truyện Kiều.

Ông già lãng đãng, nhưng thỉnh thoảng vẫn đọng lại một số ký ức bất ngờ.

K

PS: khi chụp hình với hoa tím thì ông già lãng đãng không nhắc đến câu thơ nào cả :)






Mar 22, 2015

TRUNG BỘ KINH - BÀI KINH SỐ 70: KITAGIRI




TRUNG BỘ KINH - BÀI KINH SỐ 70 
KITAGIRI
Kìtàgiri Sutta - At Kìtàgiri.
The Buddha admonishes a group of disobedient monks, in the course of which he presents an important sevenfold classification of noble disciples.

Ở Kìtàgiri.
Phật giáo giới nhóm tỳ kheo bất tuân, và trình bày một phân loại quan trọng về bảy hạng hiền thánh.


Có hai vị tôn giả
Ở Kìtàgira
Không chấp hành học giới
Từ bỏ ăn ban đêm.
Lại còn nói do đây
M
à có sức, ít bệnh
Sao lại bỏ hiện tại
Ðể chạy theo tương lai?
Phật dạy những vị này :
"Nên chứng trú lạc thọ
Nếu bất thiện đoạn diệt
V
à thiện pháp tăng trưởng
Nhưng nếu sự hưởng lạc
L
àm thiện pháp đoạn diệt
Bất thiện pháp tăng trưởng
H
ãy bỏ lạc thọ ấy.
Ðối với cảm thọ khổ
Và bất khổ bất lạc
Cũng nên hiểu như vậy
Vì Phật đã chứng tri.
Với trí tuệ, Ngài biết
Trường hợp nào nên bỏ
Trường hợp nào nên trú
Một trong ba cảm thọ.
Phật dạy một số người
Tu hành chưa hoàn tất
Còn có việc phải làm
Nhờ hạnh không phóng dật
Bậc la hán lậu tận
Ðã tu hành thành mãn
Không thể thành phóng dật
Thì hết việc cần làm
Tu hành có bảy hạng
Là: Câu phần giải thoát
Tuệ giải thoát, thân chứng
Kiến đáo, tín giải thoát
T
ùy pháp, tùy tín pháp
Câu phần đắc tịch tịnh
Si
êu quá sắc vô sắc
Và tận trừ lậu hoặc.
Tuệ giải thoát hết mê
Nhưng không chứng tịch tịnh
Thân chứng có tịch tịnh
Nhưng chưa trừ lậu hoặc.
Kiến đáo không chứng đắc
Các tịch tịnh giải thoát
V
à cũng chỉ đoạn trừ
Một phần các lậu hoặc
Tín giải thoát có chứng
Các tịch tịnh giải thoát
Ðoạn vài phân lậu hoặc
Lòng tin Phật bền chắc
Tùy pháp hành có căn
Tín, tấn, niệm, định, tuệ
Nhưng không chứng tịch tịnh
Lậu hoặc chưa đoạn trừ
Tùy tín hành không chứng
Các tịch tịnh giải thoát
Lậu hoặc chưa trừ diệt
Nhưng có tin, thương Phật.
Năm vị sau cùng này
Còn có việc phải làm
Nhờ hạnh không phóng dật
Học giáo pháp Như lai.
Trí tuệ được hoàn thành
Nhờ học hành tuần tự
Trước hết khởi lòng tin
đến gần bậc trí
Kính lễ, lóng tai nghe
Thọ tr
ì pháp được giảng
Rồi tư duy ý nghĩa
Thấy đúng b
èn thuận theo
Khởi ước muốn tu hành
Rồi nỗ lực, cân nhắc
Và tinh tấn hành thiền
Chứng nhập với trí tuệ
Nhưng nếu không đức tin
Khởi đầu của mọi sự
Th
ì những gì sau đó
C
ùng cầm bằng như không.
Ðệ tử có lòng tin
Sẽ có bốn tùy pháp :
Ðạo sư là Thế tôn
Con quay về nương tựa.
Giáo lý Ngài giảng dạy
Là pháp vị cam lồ
Làm dịu cơn nóng bức
Giữa sa mạc tử sinh.
Dù chỉ còn da xương,
Dù máu thịt khô héo
Mong con đủ tinh cần
Chứng những g
ì chưa chứng.
Một đệ tử như vậy
Hiện tại đắc chính trí
Hoặc nếu c
òn dư y
Sẽ chứng quả Bất hoàn.

Kinh này Phật dạy nhân hai tỳ kheo ở Kìtàgiri không chịu giữ giới từ bỏ ăn ban đêm [1] Khi nghe Phật chế giới này, họ bảo: "Nhờ ăn chiều, ăn sáng và ăn phi thời mà chúng tôi cảm thấy có sức, ít bệnh. Sao chúng tôi lại bỏ hiện tại để chạy theo tương lai?"

Phật cho gọi hai tỳ kheo này [2] đến và dạy: "Ðối với một người khi cảm thọ lạc [3] mà các bất thiện pháp đoạn diệt, thiện pháp tăng trưởng thì Phật dạy nên chứng trú lạc thọ ấy. Ngược lại đối với một người, khi cảm thọ lạc, mà các thiện pháp đoạn diệt, bất thiện pháp tăng trưởng thì nên từ bỏ lạc thọ ấy [4] Ðối với khổ thọ và bất khổ bất lạc thọ cũng vậy. Vì sự việc này Như Lai đã biết, đã chứng, đã liễu giải với trí tuệ, nên Ngài dạy trường hợp nào cần từ bỏ, trường hợp nào cần an trú một cảm thọ lạc, khổ hay bất khổ bất lạc. [5]

Không phải đối với tất cả các tỳ kheo, Phật đều dạy có việc cần phải làm nhờ không phóng dật. Vì đối với các vị đã chứng lậu tận, đã tu hành viên mãn, đã thành đạt lý tưởng thì không có việc gì cần phải làm nhờ không phóng dật. Bởi vì những vị này không thể trở thành phóng dật. Nhưng với các tỳ kheo còn học, tâm chưa thành tựu, thì còn có việc phải làm nhờ không phóng dật.
Có bảy hạng người [6]:

1. Câu phần giải thoát,
2. Tuệ giải thoát,
3. Thân chứng,
4. Kiến đáo,
5. Tín giải th
oát,
6. Tùy pháp hành,
7. Tùy tín hành.
Câu phần giải thoát [7] là vị đã đắc các tịch tịnh giải thoát vượt khỏi các sắc và vô sắc pháp, và sau khi thấy với trí tuệ, đã tận trừ tất cả lậu hoặc.
Tuệ giải thoát [8] đã tận trừ lậu hoặc nhưng không chứng đắc các tịch tịnh giải thoát.
Thân chứng [9] có chứng đắc các tịch tịnh giải thoát nhưng chỉ đoạn trừ một số lậu hoặc.
Kiến đáo [10] không chứng đắc các tịch tịnh giải thoát, chỉ đoạn trừ một số lậu hoặc.
Tín giải thoát [11] có chứng đắc tịch tịnh, đoạn trừ một số lậu hoặc, lòng tin đối với Như Lai đã được xác định.
Tùy pháp hành [12] có các căn tín, tấn, niệm, định, tuệ nhưng không chứng đắc tịch tịnh giải thoát, lậu hoặc không được đoạn trừ, các pháp do Như Lai tuyên thuyết chỉ được vị nầy chấp nhận một ít.
Tùy tín hành không chứng đắc tịch tịnh giải thoát, lậu hoặc không được đoạn trừ, nhưng có lòng tin và lòng thương Phật. Năm vị sau này còn có việc phải làm nhờ không phóng dật.
Trí tuệ không được hoàn thành tức khắc mà nhờ học từ từ, hành từ từ, tu tập tuần tự. Ấy là các giai đoạn:

- trước hết khởi lòng tin, rồi đến gần, kính lễ;
- lắng tai nghe pháp; thọ tr
ì pháp; suy tư ý nghĩa;
- chấp thuận pháp sau khi suy tư;
- khởi lên ước muốn; nỗ lực; cân nhắc; tinh cần;
- chứng được chân lý tối thượng; thể nhập chân lý với trí tuệ [13].
Nhưng nếu không có lòng tin [14], tất cả những gì sau đó cũng không.
Ðối với đệ tử có lòng tin bậc đạo sư, có bốn tùy pháp [15]:

1. Vị ấy nghĩ, bậc đạo sư là Thế tôn, đệ tử là tôi. Thế tôn biết, tôi không biết.
2. Ðối với vị ấy, giáo pháp hưng thịnh và có nhiều sinh lực.
3. Vị ấy khởi lên ý nghĩ: dù chỉ còn da xương, dù máu thịt khô héo, mong ta sẽ có tinh tấn lực để chứng đắc những gì chưa chứng [16].
4. Vị ấy sẽ chứng được một trong hai quả: chính trí trong hiện tại, và nếu còn dư y, chứng quả Bất hoàn.
Trích Trung Bô Kinh Toát Yếu
Ni Sư Trí Hải biên soạn
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung-ty-07.htm
 

Mar 21, 2015

ĐỐ BẠN MÌNH LÀM CON GÌ - Vinh gTmT



Girl: đố các bạn mình làm con gì nha?
Bạn: con vịt.
Girl: có cái vòi.
Bạn: Ah, là cái bình nước có cái vòi.
Girl: con gì, chứng không phải cái gì.
Bạn: con gì có cái vòi hả? Uhmm...
Girl: thì là con voi có cái vòi, mình đang làm cái vòi đây.
Bạn: vậy hả? Nãy giờ tưởng cái mỏ con vịt không chứ!




Boy: đố các bạn mình làm con gì nha?
Bạn: con gấu lăn trên đất.
Boy: không phải là gấu.
Bạn: vậy là water buffalo tắm trong hồ.
Boy: không luôn. Con gì vừa khóc, vừa cười.
Bạn: Con khỉ ăn ớt!
Boy:  Thôi mình trả lời luôn - con nít đang khóc ăn vạ :)




Girl: đố bạn mình làm con gì?
Bạn: là chim bay lượng trên không.
Girl: nhỏ hơn nữa.
Bạn: bướm bay quanh trong vườn.
Girl: bé tí hơn đó luôn.
Bạn: Ah là con ruồi!
Girl: sai bét, là con muỗi cất cánh bay quanh!

Mar 20, 2015

STREET PHOTOGRAPHY - Anh Quân & AS

Dear Bà Hương ,

Lâu lắm tui mới quay lại đi chụp cảnh vì sau này thích chụp loại "Street Photography". Gởi cho bà và mọi người những tấm ảnh tui chụp về đêm ở sông Thames tại Thành Phố London. Đi chụp kểu này chỉ mất công đợi trời tối và thuỷ triều xuống. Cuối mùa đông ở London vẫn còn lạnh tuy không bằng Canada nhưng xuống gần nước thì lạnh hơn.

Đi chụp tui thấy giờ có thêm một nghề là một số đứa đợi thuỷ triều xuống cầm đèn pin đi dọc bờ sông để tìm của quí bị rơi xuống sông. Tui nghĩ chắc có ăn vì cả triệu dân du lịch đi chơi London thì cũng nhiều đứa lỡ tay làm rớt chiếc nhẫn, cái vòng hay đôi bông tai và những thứ ghê hơn ai biết ? …. Thời buổi khó khăn nhiều người tìm mọi cách kiếm ăn.

Tui






Dear Huong,

Today after the meeting I went to Amsterdam.  I took the metro in Amsterdam and went to a museum, a dependence of the Hermitage from Saint Petersburg in Russia. After the museum I had a walk around and made some photo's there. It was sunny, but not really warm due to the wind. So I decided to return home earlier.

AS