Doãn Quốc Vinh - in black
Doãn Quốc Thái - in yellow
Hoàng Khởi Phong - in brown
All three - in Saigon
Doãn Quốc Thái - in yellow
Hoàng Khởi Phong - in brown
All three - in Saigon
Và thế là tôi quay trở lại làm việc bên quê nhà sau hơn 7 năm sinh sống ở Hoa Kỳ…
Saigon vẫn luôn như thế: đông đúc, ồn ào, bụi bặm, ngộp thở với những trận mưa nắng bất thường.
Chuyến về Việt Nam lần này của tôi là do lời mời của đôi vợ chồng người bạn. Anh chị ấy, vốn là một bộ đôi đã có những thành công lẫy lững trong các lãnh vực: xây dựng kiến trúc, trang trí nội thất, kinh doanh nhà hàng ở cả trong lẫn ngoài nước. NQK và LQKT đang thực hiện một dự án lớn cho một thương hiệu Café made in VietNam: sạch, thuần khiết và tất nhiên, là phải đẹp, phải văn hóa và mang cả tính xã hội nữa. Tôi là người được giao trọng trách biến tất cả những ý tưởng trên của RUNAM CAFÉ, thương hiệu “Café Ta” của NQK và LQKT, trở thành hiện thực.
Khó quá !...
Thị trường nội địa ngày càng tràn ngập những thương hiệu Café made in VietNam: cũ có, mới có, thật có, giả có. Theo cái nhìn của riêng tôi, một người vừa ở xa về, thì hình như đang bùng nổ một cơn sốt về kinh doanh và sản xuất café thì phải?. Chỉ quanh quẩn trong Saigon thôi, chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy các quán xá, coffee shop đang mọc lên như nấm trên các đường phố: sang trọng, bình dân, Tây Ta Mỹ đủ kiểu… thế nhưng, tất cả đều có cùng chung một khẩu hiệu: café sạch, café nguyên chất.
Tôi thật sự băn khoăn về ý tưởng kinh doanh cho dự án RUNAM CAFÉ.
Xưa nay dân tộc mình làm gì có cái văn hóa uống café ? café sạch, café nguyên chất ư ? bình thường quá… Thế thì cái gì sẽ là yếu tố then chốt để lôi kéo sự chú ý của khách hàng ? cái gì sẽ tạo ra sự khác biệt cho thương hiệu ? rồi còn những câu chuyện để kể cho mọi người nghe nữa chứ ?. Tôi thừa biết rằng RUNAM CAFÉ sẽ vươn xa ra ngoài chứ không chỉ quanh quẩn ở thị trường trong nước.
Thế là đôi vợ chồng người bạn cùng nhóm thực hiện dự án chúng tôi bắt đầu làm việc ngày đêm.
Thật tuyệt vời !...
Những ý tưởng, những câu chuyện về RUNAM CAFÉ lần lượt ra đời. Tất cả đều giản dị đời thường, không bóng bẩy, không to tát chữ nghĩa tiếp thị…và một trong những câu chuyện đó đã làm cho tôi trở nên tự tin hơn nhiều trong công việc của mình.
Câu chuyện lớn được bắt đầu từ một địa danh nhỏ bên bờ sông Thu Bồn thuộc tỉnh Quảng Nam:
Đôi vợ chồng người bạn đề nghị tôi nên thu xếp thời gian thật sớm để đến thăm một quán Trà trong khu phố cổ Hội An, khi 2 tháng trước đây, cả hai đã tình cờ ghé qua trong kỳ nghỉ Hè cùng gia đình.
Sau một giờ bay từ Saigon đến Đà Nẵng và nửa tiếng lái xe từ sân bay về Hội An, tôi đứng trước một cái Tea House xinh xắn trên đường Trần Phú với cái tên kinh doanh khá ngộ nghĩnh: HÒA NHẬP-REACHING OUT. Đến khi đặt chân vào trong không gian nội thất cổ kính của ngôi nhà xưa, tôi, có lẽ cũng có cùng tâm trạng như NQK và LQKT trước đây, thật sự bị cuốn hút bởi sự tinh tế của các vật dụng được bày bán trong ngôi quán. Đẹp từ cái chén đến đôi đũa, từ bộ đồ uống trà đến cái phin, cái tách café…tất cả được phối hợp thật hài hòa giữa các họa tiết thanh thoát của giòng gốm Bát Tràng, cùng với những đường nét sang trọng, được trau chuốt từ chất liệu đồng thau. Tất cả...vâng, tất cả đều lung linh, tĩnh lặng trong cái nắng của buổi chiều tà, hắt vào từ những vuông cửa thẫm mầu thời gian.
Mà không tĩnh lặng sao được ? khi tôi và toàn bộ thực khách của Reaching Out-Tea House được phục vụ bởi các em bị khuyết tật bẩm sinh: không thể nói và nghe được ! cách giao tiếp duy nhất để các em trao đổi với mọi người chung quanh là qua những nụ cười rạng rỡ, bằng những ngón tay ra dấu, nhỏ nhắn nhưng tràn đầy sự sống…
Peace, Tranquility and Silence.
Tôi đã lặng người khi nhìn thấy hàng chữ trên được in đậm trong tấm danh thiếp, do đích thân vị chủ nhân nam ngồi trên chiếc xe lăn đưa đến tận tay. Bản thân của anh vốn cũng là một người khuyết tật. Tôi đã cảm động xiết bao khi theo chân vị chủ nhân nữ đi thăm cái xưởng sản xuất của Hòa Nhập, tận mắt nhìn thấy khoảng gần 100 em bị khuyết tật khác đang say mê chế tác những vật dụng được sử dụng và bày bán tại Tea House, nguồn thu nhập chính để nuôi dưỡng và giáo dục các em.
Không hiểu tại sao ở một địa phương nhỏ bé như vậy, chỉ vỏn vẹn khoảng 130,000 cư dân, lại có thể sản sinh ra được những con người ham sống, những tấm lòng hào hiệp và nhân ái đến như thế ?
Ngay trong buổi tối hôm ấy, khi đã hoàn thành xong nhiệm vụ đặt mua một số những mẫu phin bằng đồng made in REACHING OUT được sử dụng cho riêng 2 loại café đặc biệt made in RUNAM CAFÉ, tôi quay trở về Saigon trên chuyến bay muộn lúc nửa đêm. Thao thức… một phần mệt do chuyến đi quá ngắn thời gian, phần khác là vì những cảm xúc sau cái duyên được hạnh ngộ với Reaching Out.
Tôi quyết định ngồi dậy, pha cho mình một tách café để nhâm nhi chờ sáng…
Ngoài kia, thành phố còn ngủ yên, bóng đêm vẫn phủ kín bởi những cơn mưa rào cuối mùa…
Khi lặng ngắm những giọt café RuNam thơm ngát, đều đặn rơi xuống từ chiếc phin bằng đồng tuyệt đẹp như một câu chuyện thần tiên, tôi chợt thấy lòng mình thật tĩnh lặng… thấm thía làm sao cái câu tiếng Anh, khi lần đầu tiên được nghe đôi vợ chồng người bạn kể lại câu chuyện về Hòa Nhập-Reaching Out: THE BEAUTY OF SILENCE
Doãn Quốc Vinh
No comments:
Post a Comment