Thật ra kỹ thuật bắt những vật chuyển động nhanh khi chụp ảnh không
có gì là mới mẻ. Các nhà nhiếp ảnh đã làm bao nhiêu năm nay rồi. Chẳng qua
chúng ta thiếu sự nghiên cứu nên khi chụp chiếc xe chạy nhanh, người cử động
nhanh , các thể thao gia , các con vật chạy nhanh... thì có kết quả tấm hình mờ
và chẳng rõ gì hết. Sau đây là một vài cách chụp hình khi muốn bắt một cái gì
chuyển động nhanh.
Khi đi xem một trận thể thao như Tennis, một buổi đại nhạc hội mà muốn
chụp những người đánh đờn hay một con chim đang bay hoặc cuộc đua xe ... thì tất
cả mọi thứ là đang “Động”, thì người chụp ảnh phải làm công việc là chuyển trạng
thái “Động” qua “Tĩnh” trên tấm ảnh và việc quan trọng nhất là phải làm sao cho
tấm ảnh được nét , còn không là mờ chẳng thấy gì hết.
Chìa khóa chính trong việc bắt vật chuyển động nhanh là cách sừ dụng
“Tốc Độ” (Shutter Speed) của máy ảnh . Cái gì mà nó nhanh thì tốc độ của máy
mình của phải nhanh theo. Việc đơn giản mà nó nhanh quá mà máy mình chậm thì
làm sao ra hình.
Căn bản cách dung “Tốc Độ” – Shutter Speed trong máy ảnh của mình .
Cầm cái máy ảnh của mình lên, nhìn vào cái nút xoay tròn thường nằm
phía bên phải, xoay qua nút AV .
Dùng ngón tay ấn nhẹ vào cái nút mà mỗi lần mình bấm để chụp tấm ảnh.
Khi ấn nhẹ thì mình sẽ thấy một con số hiện lên phía bên trái trong khung ảnh . Con số hiện lên một cách giao động, nếu
đứng ngoài trời vào buổi trưa sẽ là con số sẽ rất cao từ 80, 100, 125, 250 lên
tới 500 hay 1000 nếu bầu trời nhiều ánh sang. Còn ở trong nhà thì sẽ là 30, 15
, 10.... nếu ánh sáng tối thì càng xuống thấp. Đây gọi là Shutter Speed – Tốc độ
máy ảnh.
Sự tăng giảm tốc độ tùy thuộc vào Khổ Độ (aperture) và ISO.
Vậy một vật di chuyển nhanh thì tốc độ của máy ảnh phải tăng theo
Dưới đây là một bản hướng dẫn chọn sao cho đúng tốc độ khi chụp vật
di chuyển. Tuy nhiên cái mà khó nhất là ống kính, vì quá tốn kém. Ống kính
70-200mm giá cả gần cả 3.000 đô la rồi. Còn tới 400mm thì trên cả 5000 đô la. Nếu
chúng ta làm ra tiền thì vấn đề sắm ống kính không còn là vấn đề quan trọng nữa.
Nhưng thôi không ra tiền thì cũng cố có một số kiến thức để nói dóc cho
vui.
Subject
|
Speed
|
Distance
|
Effective
Focal length
|
Direction
of movement across frame.
|
Towards
camera
|
Diagonal
|
Runner
|
12mph
|
10m
|
200mm
|
1/1500
sec
|
1/350
sec
|
1/750
sec
|
Runner
|
12mph
|
20m
|
300mm
|
1/1000
sec
|
1/250
sec
|
1/500
sec
|
|
|
|
|
|
|
|
Motorbike
|
50mph
|
30m
|
100mm
|
1/1000
sec
|
1/250
sec
|
1/500
sec
|
Motorbike
|
100mph
|
30m
|
100mm
|
1/2000
sec
|
1/500
sec
|
1/1000
sec
|
Aeroplane
|
500mph
|
2000m
|
400mm
|
1/500
sec
|
1/125
sec
|
1/250
sec
|
Aeroplane
|
500mph
|
1000m
|
400mm
|
1/1000
sec
|
1/250
sec
|
1/500
sec
|
Tóm tắt là khi chụp một tấm ảnh chuyển động thì nên luôn để ở tốc độ
cao (Shutter Spped). Còn chọn Tốc Độ thế nào cho đúng thì phải sử dụng phương
pháp “Trail & Error” thôi, cứ thử chụp với các tốc độ rồi chọn tấm nào vừa
ý mà thôi. Còn dưới đây là thí dụ một số ống kính cho một số môn thể thao.
Cricket
|
400mm
|
Motorcross
|
100mm
|
Rugby
|
300mm
|
Showjumping
|
200mm
|
Skateboarding
|
35mm
|
Football
|
300mm
|
Surfring
|
500mm
|
Runners
|
50
mm
|
Còn chụp thế nào cho đẹp thì là cả một môn học và một bài viết khác
. Hy vọng trong tương lai sẽ đóng góp một bài viết khác về “Sport &
Action”. Giờ thì để một số ảnh chụp trong một buổi AIR SHOW vào cuối tháng 5 tại
Anh quốc. Hầu như các tấm ảnh đều chụp ở tốc độ cao là 1/500sec để bắt các chiếc
máy may đang bay ở tốc độ nhanh.
ANH QUÂN
No comments:
Post a Comment