Tôi nghĩ hoài mà không biết sao dịch chữ “Train” ra chữ Việt Nam cho được đúng nghĩa. Mới đầu học chữ Anh, mở tự điển Anh Việt của ông Nguyễn Văn Khôn và Lê Bá Kông thì được biết là “ Train = Xe Lửa hoặc xe Hỏa”. Nghe vậy tôi biết là một cái đầu tàu có một động cơ máy rất mạnh kéo nhiều toa chạy trên một đường rầy làm bằng sắt. Từ đó trở đi hể ai hỏi tôi Train tiếng Việt gọi là gì? tôi trả lời không cần suy nghĩ là “Xe Lửa” .
Ngày ngày trôi qua, tôi sử dụng “Train” rất là nhiều, đi trong thành phố thì tôi đi bằng “Underground Train” . Đi qua Pháp tôi cũng đã đi bằng “Train” . Đi qua Đức tôi cũng đã từng đi bằng “Train”. Đi lại từ thành phố này qua thành phố kia của nước Anh tôi cũng đã đi bằng “Train”. Vào thập niên 80 hệ thống “Train” xuyên lục địa Châu âu tốc độ chạy còn rất chậm. Từ London đi Paris mất hết 8 tiếng. Còn London đi Frankfurt (Tây Đức) mất hết 18 tiếng.
Cho đến khi anh Pháp sáng chế ra cái đầu tàu tốc hành vào khoảng năm 1986 là từ đó bắt đầu đào thoải những chuyến tàu chậm và đến nay thì không còn các chiếc tàu chạy cà xịch cà tàng chạy ở các tuyến đường rày tại các quốc gia Tây Âu nữa. Thời gian bây giờ đi từ London-Paris chỉ còn 2 tiếng 15 phút mà thôi, thời gian được giảm xuống nhiều như vậy thì cũng phải nói nhờ hai yếu tố là đường hầm xuyên biển từ Anh qua Pháp được hoàn tất vào năm 1994 và thêm đầu tàu với tốc độ có thể đạt đến điểm cực nhanh nhất là 574.8 km một giờ (khoảng 356 mile một giờ).
Về Việt Nam tôi cũng đã đi qua “Train”, tôi đi từ thành phố Vinh lên đến Ga Hàng Cỏ Hà Nội. “train” Việt Nam chạy rất chậm và hay xảy ra tại nạn. Không phải là hai đầu tàu đụng nhau mà hay xảy ra là tàu đang chạy thì bổng có người lái xe gắn máy muốn sang bên kia đường, không biết tên lái xe gắn máy tính toán làm sao , nghĩ là mình lái nhanh hơn nên vượt qua, nào ngờ xe và người rủ nhau qua thế giới bên kia.
Đi “Train” của Việt Nam thì dịch vụ trên xe cũng không quá tệ, mua vé hạng nhất có giường nằm, rồi có người đem thức ăn uống đến và có nhức đầu thì cũng có người đem thuốc men đến. Tuy nhiên hệ thống “Train” của Việt Nam được xem là chậm nhất thế giới. Ngoài ra sự bực mình nhất là khi xuống Ga Hàng Cỏ là dân xe khách chạy bám riết để đưa mình về nhà hay khách sạn. Ngoài ra điều đáng tiếc là mình không giữ được truyền thống ngành đường sắt của Việt Nam như lịch sử, những đầu tàu đã được sử dụng hay hình ảnh xây dựng đường sắt.
Quay lại từ “Train” mà tôi có lúc đầu là đến nay không biết sao nói cho vừa ý là ngày xưa tất cà “Train” đều chạy bằng hơi nước và nhờ lửa đốt lên để chạy thì mình gọi “Xe Lửa hay Xe Hỏa” và loại xe đó người Anh gọi là “Steam Train”. Sau đó loại xe đó được chuyển qua điện thì nếu ta còn giữ “Xe Lửa” thì có đúng không? và bây giờ khoa học càng tân tiếng nào là xe được chạy bằng từ trường hay nam châm gì đó với tốc độ rất là nhanh thì vậy mình còn dịch ra “Xe Lửa” nữa không? Tôi cũng ráng tìm Website Việt Nam để xem họ có gọi trang Web của họ là “Hỏa Xa Việt Nam” không nhưng xem chừng họ cùng không nói tới chữ “Xe Lửa” nữa, họ chỉ gọi trang Web của họ là “Đường Sắt Việt Nam” có lẽ là họ dịch từ chữ “RAILWAY”.
Vậy theo các bạn chữ “Train” gọi sao cho chính xác bằng tiếng Việt hay cứ nghĩ như cũ nhưng nếu một ngày một đứa bé Việt Nam lớn lên tại hải ngoại hỏi mình tại sao gọi “Xe Lửa” trong khi xe ấy không chạy bằng lửa thì không biết giải thích như thế nào?
Anh Quân
Ngày ngày trôi qua, tôi sử dụng “Train” rất là nhiều, đi trong thành phố thì tôi đi bằng “Underground Train” . Đi qua Pháp tôi cũng đã đi bằng “Train” . Đi qua Đức tôi cũng đã từng đi bằng “Train”. Đi lại từ thành phố này qua thành phố kia của nước Anh tôi cũng đã đi bằng “Train”. Vào thập niên 80 hệ thống “Train” xuyên lục địa Châu âu tốc độ chạy còn rất chậm. Từ London đi Paris mất hết 8 tiếng. Còn London đi Frankfurt (Tây Đức) mất hết 18 tiếng.
Cho đến khi anh Pháp sáng chế ra cái đầu tàu tốc hành vào khoảng năm 1986 là từ đó bắt đầu đào thoải những chuyến tàu chậm và đến nay thì không còn các chiếc tàu chạy cà xịch cà tàng chạy ở các tuyến đường rày tại các quốc gia Tây Âu nữa. Thời gian bây giờ đi từ London-Paris chỉ còn 2 tiếng 15 phút mà thôi, thời gian được giảm xuống nhiều như vậy thì cũng phải nói nhờ hai yếu tố là đường hầm xuyên biển từ Anh qua Pháp được hoàn tất vào năm 1994 và thêm đầu tàu với tốc độ có thể đạt đến điểm cực nhanh nhất là 574.8 km một giờ (khoảng 356 mile một giờ).
Về Việt Nam tôi cũng đã đi qua “Train”, tôi đi từ thành phố Vinh lên đến Ga Hàng Cỏ Hà Nội. “train” Việt Nam chạy rất chậm và hay xảy ra tại nạn. Không phải là hai đầu tàu đụng nhau mà hay xảy ra là tàu đang chạy thì bổng có người lái xe gắn máy muốn sang bên kia đường, không biết tên lái xe gắn máy tính toán làm sao , nghĩ là mình lái nhanh hơn nên vượt qua, nào ngờ xe và người rủ nhau qua thế giới bên kia.
Đi “Train” của Việt Nam thì dịch vụ trên xe cũng không quá tệ, mua vé hạng nhất có giường nằm, rồi có người đem thức ăn uống đến và có nhức đầu thì cũng có người đem thuốc men đến. Tuy nhiên hệ thống “Train” của Việt Nam được xem là chậm nhất thế giới. Ngoài ra sự bực mình nhất là khi xuống Ga Hàng Cỏ là dân xe khách chạy bám riết để đưa mình về nhà hay khách sạn. Ngoài ra điều đáng tiếc là mình không giữ được truyền thống ngành đường sắt của Việt Nam như lịch sử, những đầu tàu đã được sử dụng hay hình ảnh xây dựng đường sắt.
Quay lại từ “Train” mà tôi có lúc đầu là đến nay không biết sao nói cho vừa ý là ngày xưa tất cà “Train” đều chạy bằng hơi nước và nhờ lửa đốt lên để chạy thì mình gọi “Xe Lửa hay Xe Hỏa” và loại xe đó người Anh gọi là “Steam Train”. Sau đó loại xe đó được chuyển qua điện thì nếu ta còn giữ “Xe Lửa” thì có đúng không? và bây giờ khoa học càng tân tiếng nào là xe được chạy bằng từ trường hay nam châm gì đó với tốc độ rất là nhanh thì vậy mình còn dịch ra “Xe Lửa” nữa không? Tôi cũng ráng tìm Website Việt Nam để xem họ có gọi trang Web của họ là “Hỏa Xa Việt Nam” không nhưng xem chừng họ cùng không nói tới chữ “Xe Lửa” nữa, họ chỉ gọi trang Web của họ là “Đường Sắt Việt Nam” có lẽ là họ dịch từ chữ “RAILWAY”.
Vậy theo các bạn chữ “Train” gọi sao cho chính xác bằng tiếng Việt hay cứ nghĩ như cũ nhưng nếu một ngày một đứa bé Việt Nam lớn lên tại hải ngoại hỏi mình tại sao gọi “Xe Lửa” trong khi xe ấy không chạy bằng lửa thì không biết giải thích như thế nào?
Anh Quân
Photos - Anh Quân
3 comments:
Hoi xua cac cu. goi la xe lua vi co' ngon lu*?a tren dda^`u xe do nguoi ta phai ddo^'t than de la^'y nhie^.t cho xe chay.
Bay gio xe khong chay bang nhiet cua than ma chay bang nhiet cua chat lieu khac. Ta co the goi xe lua la xe nhiet :)
Nhung de ddo*~ rac roi,ong cha ta dung chu*~ xe lu*?a, ta cu*' ... nha('m mat du`ng luon, cho tie^.n :)
Tua^'n
"train" by definition means a series of cargoes pulled together along a railroad. While I was in London, the local folks called such a transportation mean as "underground train" or just "underground". New Yorkers call it "subway", another term for underground transportation. Since this kind of transportation runs underground using electricity, then I think we could simply call it "xe dien ngam" in Vietnamese? Above the ground, today "trains" are all super speedy, so what about to call it "xe toc hanh"?
HTBNgoc
Nha('c den "xe toc hanh", tieng Viet trong nuoc thoi nay goi xe toc hanh chay a^?u la` "quan ta`i bie^'t bay"!
Nhac den "xe lua", tai sao o*? tiem Pho*? Ta`u Bay, to^ pho*? lo*'n duoc goi la "to^ xe lu*a" ????
TU
Post a Comment