Này bà Hương,
Tui có hai câu hỏi hơi vớ vẩn:
Tui có hai câu hỏi hơi vớ vẩn:
- Giải thích cho tui chữ TRUYỀN THỐNG.
- VIỆT NAM mình có TRUYỀN THỐNG gì?
TRUYỀN THỐNG của xứ sở mình là phở hay thịt chó hay .. đánh ngoại xâm?
Cho tui rõ nghĩa vì tui bị lẫn lộn giữa truyền thống và xã hội.
Tui - Quân
Ông hỏi tui về chữ nghĩa là hỏi sai người rồi!!!
Chị Hai ơi! Giải thích cho Quân dùm Út được không ạ ????
Útttt
Trời ... Quân làm gì mà thắc mắc đao to búa lớn zậy? Hỏi chị Hai chữ này thì cũng vẫn sai người, hỏi bác Nguyễn Quảng Tuân hay hơn...
Theo chị Hai nghĩ thì truyền thống là những thói quen có từ lâu đời – có thể của một gia tộc (tỉ như Doãn gia thì ... ham chơi và quí bạn), có thể của một xóm làng (tỉ như Bắc Ninh thì đàn bà con gái đảm đang => đàn ông ... vô tích sự và sợ vợ : ) và rộng lớn hơn nữa là của một dân tộc. Hai thứ sau cùng này thì tạo thành phong tục tập quán của một xứ sở.
Thành ra nói như Quân là đúng, VN có truyền thống đánh ngoại xâm, khi nào không có ngoại xâm thì ... đánh nhau (nhìn sử mình có nhiều nội chiến lắm), ăn uống thì có truyền thống ăn nước mắm, chứ không ăn xì dầu như Trung Hoa và Nhật chẳng hạn – còn thịt chó thì mình không độc quyền, mấy nước hàng xóm cũng hảo lắm ... Vì truyền thống là thói quen của con người nên nó thuộc về xã hội là đúng, trừ phi những thói quen về tâm linh như thờ cúng ông bà thì nó ngả về tôn giáo.
Ồ tế, có sáng tỏ được tí nào không?
Chị Hai
Mỗi lần về Việt Nam chơi, tôi thường hay tranh luận với ông anh vợ thứ ba của tôi về vấn đề chính trị và xã hội. Nếu các điều bàn cãi này xảy ra vào những năm 1975, 1976, 1978.... thì tôi là thằng được đi cải tạo ngay tức khắc và không còn ngày về để đi lấy vợ nữa. Còn bây giờ thì còn đem ra nói chuyện trong tính cách gia đình nhưng không có nghĩa là có quyền đem ra công chúng mà bàn luận. Mà nghĩ cho cùng thì tư tưởng tôi và anh vợ tôi hoàn toàn khác biệt là ông anh tôi được giáo dục dưới mái trường Xã Hội Chủ Nghĩa, nhất là người từ quê Bác thì không cách nào có cái nhìn như một thằng như tôi sống theo tư bản và chết cũng theo nó luôn. Do vậy tôi và anh vợ tôi sẽ không bao giờ có sự tranh luận kết thúc cả.
Vài ngày trước ngồi điện đàm (Chat Yahoo) với ông anh vợ tôi, thì ông anh cho tôi biết là đài truyền hình Discovery sẽ hợp tác với Hà Nội ra một đề thi cho người bên Việt Nam tham dự, mọi người sẽ viết một kịch bản nội dung truyền thống, phát triển, văn hóa về đất nước Việt Nam. Người đoạt giải sẽ được đi Singapore huấn nghệ về truyền hình và sau đó kịch bản của mình sẽ được tạo thành phim tài liệu. Với lời quảng cáo hấp dẫn như vậy nên ông anh vợ tôi quyết định sẽ làm kịch bản để gởi đi dự thi.
Với tôi thì cái đề tài thi vẫn còn lờ mờ nên tôi đâm ra thắc mắc , tôi mới hỏi viết về truyền thống Việt Nam là viết cái gì? Nói chung chung như vậy thì có viết thì cũng chẳng biết viết cái gì. Ông anh vợ tôi liền nói truyền thống của mình là gia đình từ xưa đến giờ sống trong một mái nhà, giờ phải di dân, con cái phải đi tứ phương không còn ai phụng dưỡng cha mẹ, dần dà làng mạc không còn ai và di dân được xem như một là truyền thống.
Tôi nghe xong, tôi tự hỏi tôi là mình có biết định nghĩa chữ truyền thống không nhỉ? Hay tiếng Việt của mình giờ tệ quá không phân biệt được gì nữa. Với tôi ,Di Dân là vấn đề xã hội, cuộc sống tại nơi mình sinh ra không thể nào sống được nữa thì phải làm một cuộc phiêu lưu và Di Dân ảnh hưởng trong vấn đề chính trị nữa. Bao nhiêu năm nay tôi chỉ được nghe truyền thống ẩm thực, văn hóa và y phục cổ truyền. Do vậy, cách giải thích của ông anh vợ tôi không thuyết phục được tôi chút nào và thế là anh em chúng tôi bắt đầu. Tôi nêu ra sự việc con người trên trái đất này từ ngày ông bành tổ đến giờ là luôn di dân. Nói chuyện xa xưa thì không có bằng chứng rõ ràng nhưng nói chuyện gần là 200 năm trước, dân Anh, Ai Nhĩ Lan... di dân khắp nơi, nhất là đi Mỹ , rồi đầu thế kỷ 20, dân Ý đi New York kiếm ăn, rồi Việt Nam thiếu ăn, miền Bắc làm cuộc Nam tiến để giờ có chuyện Sài Gòn 300 năm. Hiện giờ vấn đề nhạy cảm nhất, nói lung tung ở Sài Gòn nhiều nhất là vấn đề Tây Nguyên: người Tàu thi nhau qua Việt Nam làm ăn. Nên quan niệm tôi Di Dân chỉ là một vấn đề xã hội và chính trị.
Sau đó ông anh vợ tôi hỏi có biết tư tưởng truyền thống Tứ Đại Dương không? Cái này thì tôi hoàn toàn không biết. Ông vợ tôi lại giải thích vấn đề người Việt luôn sống trong một gia đình phụng dưỡng cha mẹ già chứ không như bọn tây phương cha mẹ già đem vào nhà dưỡng lão. Nghe ông anh vợ tôi, tôi lại hoang mang không biết nhà dưỡng lão có phải là vấn đề truyền thống của người tây phương hay không. Vì vấn đề xã hội, bắt đầu từ thế kỷ vừa qua, người Tây Phương mới nghĩ ra phương cách xây cất nhà dưỡng lão phục vụ người cao niên nhưng đến giờ, họ muốn thay đổi qua chương trình phục vụ tại gia (Homecare). Như vậy đỡ tốn chi phí và họ muốn thân nhân tham dự chương trình này để được chu đáo. Bởi vậy tôi càng không hiểu nữa! Đến đó, tôi nghĩ vấn đề cần phải dừng vì tôi cảm thấy tôi và anh vợ tôi là hai thằng điếc ngồi nói chuyện.
Sau đó tôi cảm thấy tiếng Việt của tôi cũng nên xem lại nên cần tìm người giải thích chữ Truyền Thống cho tôi....
Theo chị Hai nghĩ thì truyền thống là những thói quen có từ lâu đời – có thể của một gia tộc (tỉ như Doãn gia thì ... ham chơi và quí bạn), có thể của một xóm làng (tỉ như Bắc Ninh thì đàn bà con gái đảm đang => đàn ông ... vô tích sự và sợ vợ : ) và rộng lớn hơn nữa là của một dân tộc. Hai thứ sau cùng này thì tạo thành phong tục tập quán của một xứ sở.
Thành ra nói như Quân là đúng, VN có truyền thống đánh ngoại xâm, khi nào không có ngoại xâm thì ... đánh nhau (nhìn sử mình có nhiều nội chiến lắm), ăn uống thì có truyền thống ăn nước mắm, chứ không ăn xì dầu như Trung Hoa và Nhật chẳng hạn – còn thịt chó thì mình không độc quyền, mấy nước hàng xóm cũng hảo lắm ... Vì truyền thống là thói quen của con người nên nó thuộc về xã hội là đúng, trừ phi những thói quen về tâm linh như thờ cúng ông bà thì nó ngả về tôn giáo.
Ồ tế, có sáng tỏ được tí nào không?
Chị Hai
Mỗi lần về Việt Nam chơi, tôi thường hay tranh luận với ông anh vợ thứ ba của tôi về vấn đề chính trị và xã hội. Nếu các điều bàn cãi này xảy ra vào những năm 1975, 1976, 1978.... thì tôi là thằng được đi cải tạo ngay tức khắc và không còn ngày về để đi lấy vợ nữa. Còn bây giờ thì còn đem ra nói chuyện trong tính cách gia đình nhưng không có nghĩa là có quyền đem ra công chúng mà bàn luận. Mà nghĩ cho cùng thì tư tưởng tôi và anh vợ tôi hoàn toàn khác biệt là ông anh tôi được giáo dục dưới mái trường Xã Hội Chủ Nghĩa, nhất là người từ quê Bác thì không cách nào có cái nhìn như một thằng như tôi sống theo tư bản và chết cũng theo nó luôn. Do vậy tôi và anh vợ tôi sẽ không bao giờ có sự tranh luận kết thúc cả.
Vài ngày trước ngồi điện đàm (Chat Yahoo) với ông anh vợ tôi, thì ông anh cho tôi biết là đài truyền hình Discovery sẽ hợp tác với Hà Nội ra một đề thi cho người bên Việt Nam tham dự, mọi người sẽ viết một kịch bản nội dung truyền thống, phát triển, văn hóa về đất nước Việt Nam. Người đoạt giải sẽ được đi Singapore huấn nghệ về truyền hình và sau đó kịch bản của mình sẽ được tạo thành phim tài liệu. Với lời quảng cáo hấp dẫn như vậy nên ông anh vợ tôi quyết định sẽ làm kịch bản để gởi đi dự thi.
Với tôi thì cái đề tài thi vẫn còn lờ mờ nên tôi đâm ra thắc mắc , tôi mới hỏi viết về truyền thống Việt Nam là viết cái gì? Nói chung chung như vậy thì có viết thì cũng chẳng biết viết cái gì. Ông anh vợ tôi liền nói truyền thống của mình là gia đình từ xưa đến giờ sống trong một mái nhà, giờ phải di dân, con cái phải đi tứ phương không còn ai phụng dưỡng cha mẹ, dần dà làng mạc không còn ai và di dân được xem như một là truyền thống.
Tôi nghe xong, tôi tự hỏi tôi là mình có biết định nghĩa chữ truyền thống không nhỉ? Hay tiếng Việt của mình giờ tệ quá không phân biệt được gì nữa. Với tôi ,Di Dân là vấn đề xã hội, cuộc sống tại nơi mình sinh ra không thể nào sống được nữa thì phải làm một cuộc phiêu lưu và Di Dân ảnh hưởng trong vấn đề chính trị nữa. Bao nhiêu năm nay tôi chỉ được nghe truyền thống ẩm thực, văn hóa và y phục cổ truyền. Do vậy, cách giải thích của ông anh vợ tôi không thuyết phục được tôi chút nào và thế là anh em chúng tôi bắt đầu. Tôi nêu ra sự việc con người trên trái đất này từ ngày ông bành tổ đến giờ là luôn di dân. Nói chuyện xa xưa thì không có bằng chứng rõ ràng nhưng nói chuyện gần là 200 năm trước, dân Anh, Ai Nhĩ Lan... di dân khắp nơi, nhất là đi Mỹ , rồi đầu thế kỷ 20, dân Ý đi New York kiếm ăn, rồi Việt Nam thiếu ăn, miền Bắc làm cuộc Nam tiến để giờ có chuyện Sài Gòn 300 năm. Hiện giờ vấn đề nhạy cảm nhất, nói lung tung ở Sài Gòn nhiều nhất là vấn đề Tây Nguyên: người Tàu thi nhau qua Việt Nam làm ăn. Nên quan niệm tôi Di Dân chỉ là một vấn đề xã hội và chính trị.
Sau đó ông anh vợ tôi hỏi có biết tư tưởng truyền thống Tứ Đại Dương không? Cái này thì tôi hoàn toàn không biết. Ông vợ tôi lại giải thích vấn đề người Việt luôn sống trong một gia đình phụng dưỡng cha mẹ già chứ không như bọn tây phương cha mẹ già đem vào nhà dưỡng lão. Nghe ông anh vợ tôi, tôi lại hoang mang không biết nhà dưỡng lão có phải là vấn đề truyền thống của người tây phương hay không. Vì vấn đề xã hội, bắt đầu từ thế kỷ vừa qua, người Tây Phương mới nghĩ ra phương cách xây cất nhà dưỡng lão phục vụ người cao niên nhưng đến giờ, họ muốn thay đổi qua chương trình phục vụ tại gia (Homecare). Như vậy đỡ tốn chi phí và họ muốn thân nhân tham dự chương trình này để được chu đáo. Bởi vậy tôi càng không hiểu nữa! Đến đó, tôi nghĩ vấn đề cần phải dừng vì tôi cảm thấy tôi và anh vợ tôi là hai thằng điếc ngồi nói chuyện.
Sau đó tôi cảm thấy tiếng Việt của tôi cũng nên xem lại nên cần tìm người giải thích chữ Truyền Thống cho tôi....
ANH QUÂN