Jun 23, 2014
CÂU CHUYỆN VỀ SUTASOMA
Câu chuyện về Sutasoma
Ngày xưa có một kiếp Đức Phật làm hoàng tử của dòng họ Kurus ngụ tại vương quốc Indraprastha. Gương mặt của ngài thanh nhã như vầng trăng - soma. Vì vậy ngài được đặt tên là Sutasoma. Ngài được truyền ngôi vua nhờ có đạo hạnh cao, hiểu biết rộng, đầy lòng vị tha, vô cùng nhân ái và luôn luôn khiêm tốn.
Một ngày nọ trong tiết trời mùa xuân tuyệt đẹp, ngài cùng các thê thiếp đi dạo chơi vườn ngự uyển. Nơi đây các cung tần dâng tặng ngài những bản nhạc trữ tình cùng các điệu múa vui tươi. Trong lúc đó, vị tu sĩ Nanda xuất hiện. Nhà vua trân trọng ra đón vị tu sĩ, mời tu sĩ ngồi, và cùng tu sĩ đàm luận về các vấn đề có liên quan đến tôn giáo. Khi hai vị đang trò chuyện, bỗng nhiên tên Kalmasapasada hung dữ xuất hiện. Đây là con trai của vua Kalmasapasada và con sư tử cái. Hắn đột nhập vào vườn ngự uyển và bắt cóc nhà vua. Hắn lập nguyện phải bắt cóc 100 hoàng tử để tặng cho con yêu tinh là ân nhân của hắn. Thật ra, hắn đã bắc cóc đủ 100 hoàng tử nhưng vẫn muốn bắt thêm vua Sutasoma.
Mặc dù bị bắt, vua Sutasoma chẳng tỏ vẻ gì hoảng sợ. Ngài chỉ ân hận chưa kịp tặng quà cho vị tu sĩ – người đã cùng ngài trò truyện rất tâm đắc. Nghĩ đến đây, ngài ứa nước mắt. Tên Kalmasapasada thấy những giọt nước mắt trong khóe mắt của ngài, liền suy diễn ngài đang sợ hãi. Hắn cười lớn và nói: “ Này Hoàng thượng, sao lại khóc lóc thế kia! Vua mà cũng sợ chết nữa ư?” Nhà vua trả lời: “Không, ta chẳng hề sợ chết. Ta chỉ buồn vì không được nghe trọn bài thuyết pháp của vị tu sĩ và cũng chưa kịp cúng dường ngài. Có thể nào ngươi cho phép ta quay về hoàng cung trong giây lát không?” Tên Kalmasapasada không kỳ vọng vua Sutasoma sẽ giữ lời hứa quay lại nhưng vẫn chấp thuận cho ngài thực hiện lời ước cuối cùng.
Nhưng nhà vua vẫn giữ đúng lời hứa. Ngài trở về hoàng cung, dâng nhiều tặng phẩm cúng dường đến vị tu sĩ, thọ giáo từ ngài những bài học đầy trí tuệ, rồi quay về nơi cư trú của tên Kalmasapasada.
Khi nhìn thấy vua quay trở lại, tên ăn thịt người rất ngạc nhiên và cất lời: “Hoàng thượng biết giữ lời hứa, nhưng lại thiếu trí tuệ.” Vua Sutasoma đáp: “ Ngươi lầm rồi! Ngược lại, ta là người có trí tuệ nên không để sự bất tín dẫn dắt mình rơi vào con đường khổ. Bây giờ hãy giết ta đi, ta đã sẵn sàng chết!”
Tên ăn thịt người vô cùng cảm kích nhà vua: “Ta rất hài lòng thái độ của Hoàng thượng. Ta cho phép Hoàng thượng xin ta thêm một ân huệ nữa.”
Vua Sutasoma bật cười và nói: “Ngươi làm gì có ân huệ mà ban cho người khác! Chính bản thân ngươi đang làm nô lệ cho dục vọng, và đang bị nghiệp lực của loài cầm thú hành hạ. Đạo đức của ngươi bị hủy diệt từng giây, thế thì ngươi làm gì có tư cách mà ban ân huệ cho người khác. Nào, hãy giết ta đi để thỏa mãn lòng ham muốn ăn thịt người của ngươi!”
Tuy là con của một con sư tử cái, nhưng Kalmasapasada cũng có chút tính người của cha là đức vua Sudasa đáng kính. Những lời nói của nhà vua làm chất người trong Kalmasapasada thức tỉnh, khiến hắn cảm thấy hổ thẹn với chính mình và quyết định quay về với cuộc sống có đạo hạnh. Hắn trả tự do cho tất cả 100 vị hoàng tử mà hắn đã bắt cóc, và quyết định theo phò vua Sutasoma.
Sau này vua Sutasoma giúp Kalmasapasada khôi phục lại vương quốc của mình và cai trị vương quốc rất đúng theo luật pháp.
Tác giả: C.B. Varma
Dịch giả: Út Hương
Nguồn tài liệu: http://ignca.nic.in/jatak001.htm
Jun 18, 2014
VẦNG TRĂNG NON DẠI
Photo's source:
https://www.google.com/search?q=PHOTO+MOON+FREE
https://www.google.com/search?q=PHOTO+MOON+FREE
VẦNG TRĂNG NON DẠI
Thiền sư Ba Tiêu thường lãng du phiêu bồng khắp nước Nhật.
Một đêm nọ, ngài đi ngang một thôn quê, thấy dân làng ngồi chơi bên ngoài, uống trà, làm thơ.
Ngài ghé vào và được mời góp một bài thơ về trăng vì đêm ấy là đêm Trung Thu.
Ngài không cần suy nghĩ nhiều, cất lời đọc:
Vầng trăng non dại ...
Mọi người ngắt lời : "Thưa ông, lời thơ của ông không đúng rồi. Đêm nay trăng rất tròn, ông không thấy sao?"
Ngài mỉm cười, cất lời đọc lại câu đầu và đọc tiếp luôn hai câu cuối:
Vầng trăng non dại
Theo ta từ dạo ấy
Ai có ngờ đêm nay!
Thiền sư Ba Tiêu nào cần dùng lời tả vầng trăng tròn nhưng vẫn tả được trăng tròn!
Con đường tu cũng vậy, là một tiến trình bắt đầu từ "vầng trăng non dại", để rồi bất ngờ một lúc nào đó, "trăng tròn" - ta giác ngộ.
Trích "Giải Minh và Thực Tập"
HT. Thích Phước Tịnh
Jun 16, 2014
PHOTOGRAPHY - Đoàn Khoa
Hương ơi
Tìm lại mấy filter cũ thời chụp phim nhựa thử lại với mấy con bắp mới, thấy ngộ ngộ.
Gửi Hương coi
Khoa
Jun 15, 2014
Jun 11, 2014
Subscribe to:
Posts (Atom)