May 24, 2014
May 18, 2014
Câu chuyện 35 năm về trước - ANH QUÂN
Một chiếc tàu vận tải hàng hoá không thể nhắm mắt làm ngơ trước một chiếc thuyền chở người vượt biển đang phải đối diện sự nguy cơ đắm thuyền , đó là chiếc tàu hàng với trọng tải 11,462 tấn của Anh quốc, có tênlà Sibonga, đi từ Bangkok để chuyên chở hàng đến Hong Kong. Vào sáng sớm ngày 21 tháng năm 1979, những trái sáng bắn lên bầu trời kêu gọi cứu nạn SOS cách miền nam Việt Nam khoảng 150 km. Vị thuyền trưởng, Đại Uý Healey Martin, 41 tuổi , quê ở Lisburn , Bắc Ái Nhỉ Lan (Ai Len) , thay đổi tay lái chuyển hướng tàu để tìm ai gọi kêu cứu. Sau đó ông ta viết vào quyển tập ghi chép của ông là ông đã nhìn thấy gì, hành động gì ông đã làm và tại sao ông phải làm vậy. Bước đầu tiên của ông, sau khi đến gần chiếc tàu gỗ , thì cho phép cho một người tị nạn lên trên boong để nói chuyện. Người đàn ông đã nói là họ rời miền nam Việt Nam vào ngày 18 tháng 5 , trên tàu đã chở khoảng 600 người. Giờ thì họ đã hết nhiên liệu , nước và lương thực. Năm đứa bé nhỏ đã chết và mai táng ngoài biển vào đêm hôm trước. Thuyền đã bị lủng thật là tệ hại và máy bơm nước đã hư . Nhìn toàn diện chiếc thuyền. Thuyền Trưởng Martin đã diễn tả một hình ảnh như sau :
Các phụ nữ và trẻ em kêu gào xin cứu giúp trẽn một chiếc thuyền với chiều dài 20m và chiều ngang 3 m; mùi hôi thối bốc lên nồng nặc , trên bong thuyền người nằm la liệt không có chỗ mà bước, hoàn cảnh vô cùng thậm tệ , thời tiết tương đối dể chịu trong vòng 48 giờ vừa qua , gió thổi từ phía tây nam. Càng kéo dài thời gian là đuối sức, thiếu thức ăn và nước và cái đáng sợ nhất là con người chen chút nén vào nhau trên sự dơ bẩn của họ , nước tiểu và phân đã giảm thể lực họ rất nhiều. Câu chuyện thương tâm sẽ đến vì đè nhau không còn chổ thở đưa tới chỗ chết.
Ông quyết định cứu hết tất cả mọi người trên chiếc thuyền này.
Sau gần 4 ngày nhồi nhét nhau trên chiếc thuyền bé , nhiều người không còn sức đứng, nhiều người tê liệt cả đôi chân nên không thể đứng lên được. Các thùng chở hàng được dung để cẩu người lên chiếc tàu hang, những miếng lưới bọc hàng được thả xuống làm thang giây cho những ai còn sức leo lên. Một vài thuỷ thủ đã xuống thuyền gỗ để giúp người vào thùng hang để tránh tình trạng quá tải, nhiều người sợ tôi sẽ bỏ họ , nên ưu tiên cho tất cả các trẻ em bị đuối sức vào trong thùng gỗ câu lên trước . Đây là một hình ảnh thương tâm và cả đời tôi sẽ không bao giờ quên.
Vợ của Thuyền Trưởng Martin , bà Mildred, cùng đi chung với ông , cũng nhìn thấy hình ảnh không thể quên này. Toàn bộ thuỷ thủ đoàn của Sibonga – 38 người Ấn Độ, 17 người Anh và 2 người Úc – đã nhanh chóng sửa soạn chăm sóc những người thuyền nhân Đông Dương này, Bà Martin và cô Y Tá đang thực tập là Rosemary Blyth từ tỉnh Harrogate của địa hạt Yorkshire , có chồng là người thuyền Phó, đã hoàn tất hai phòng cứu thương để cứu những thuyền nhân tị nạn bị đuối sức. Rất nhiều người không còn sức, thiếu nước trong cơ thể , bị hôi thối ; một vài người đã bị bất tỉnh.
Sau đó không lâu , các thuỷ thủ trên tàu Sibonga nhìn thấy một tín hiệu của một chiếc ghe khác , cách tàu 8km, chiếc ghe này 15 m chiều dài và 3 m chiều ngang, chở hơn 300 người, đa số là phụ nữ và trẻ em. Ông Martin cũng đi đến quyết định cứu lấy chiếc ghe này .
Phòng điều trị và phòng tiếp khách trở thành nơi chứa người bệnh và những ngày đầu mọi người căng thẳng làm việc không ngừng tay vì quá nhiều người bị đuối sức, thiếu nước , bị kiết lị , nhiều phụ nữ không có sữa cho con bú, em bé đói bụng và đau bụng… Một người phụ nữ vừa mỗ xong tại Việt Nam là phải đi , ba phụ nữ đang mang thai và có nguy cơ xảy thai, một vị cao niên bị thương và một cô gái trẻ bị gãy ngón chân cái khi leo vào thùng để cẩu lên trên tàu .
Thuyền trưởng Martin đã gởi thông điệp về công ty hàng hải Bankline ở London, báo họ biết là ông đã cứu 900 người tị nạn từ Việt Nam. Khi đếm lại cho chính xác là 1003 người – 328 đàn ông, 272 phụ nữ và 403 là trẻ em dưới 16 tuổi. Phần đông là người Việt gốc Hoa. Khi thuyền tới cảng Hong Kong là 8 người phải chở ngay vào bệnh viện , còn tàu hang phải thả neo ngoài khơi Hong Kong , ngày hôm đó là 24 tháng 5, tất cả phải đợi việc bầu cử Thủ Tướng Anh và tới ngày 28 tháng 5 , người phụ nữ đầu tiên của nước Anh nhận chức Thủ Tướng là bà Magaret Thatcher , sau đó gởi điện tín là nhận tất cả thuyền nhân từ Việt Nam qua Anh quốc định cư….
Hai chiếc ghe vượt biên là vào đêm 18 tháng 5 năm 1979 tại Mỹ Tho, tới sáng 21 tháng 5 là gặp tàu Singbonga, tới ngày 24 tháng 5 tới cảng Hong Kong sau đó vào tại tị nạn Hong Kong làm thủ tục qua Anh quốc định cư. Kể từ ngày 10 tháng 6 cho đến tháng 7 là chia thành từng nhóm lên máy bay qua Anh quốc.
Nay là đúng 35 năm trước người viết tuổi 14 đang cùng gia đình lên ghe vượt biên!
May 5, 2014
Hạnh Bố Thí của Sivi - C.B. Varma
Ngày xưa có một kiếp Đức Phật sinh ra làm vua nước Aritthapura, với vương hiệu là Sivi. Vua Sivi rất ngoan đạo và giàu lòng nhân ái. Người nào đến gặp Ngài, khi ra về đều được Ngài tặng quà. Vậy mà Ngài vẫn chưa hài lòng với những gì mình đã làm. Với lòng nhiệt tâm thực hành hạnh bố thí, một ngày nọ Ngài chợt nghĩ đến việc dâng tặng cho người khác một phần thân thể của mình. Vua trời đọc được ý tưởng này của vua Sivi, quyết định ra tay thử lòng kiên định của Ngài.
Thế là vua Trời giả dạng làm một người Bà La Môn mù, đến sân chầu của vua Sivi, xin vua ban cho đôi mắt. Vua Sivi đồng ý tặng người Bà La Môn đôi mắt của Ngài bất chấp lời chống đối cũng như năn nỉ của các quần thần có mặt. Vua dùng dao lấy hai con mắt như búp sen xanh rồi dâng tặng người Bà La Môn. Lạ thay, đôi mắt của nhà vua vừa khớp vào hốc mắt của người Bà La Môn. Thế là người Bà La Môn bây giờ đã sáng mắt. Nhưng cũng là lúc nhà vua trở thành người mù. Gương mặt không mắt của nhà vua giống như ao sen trống rỗng không sen.
Khi hốc mắt đã lành, nhà vua ra vườn ngự uyển, đến cạnh bờ hồ. Nơi đây, Ngài ngồi dưới gốc cây đầy hoa trĩu cành, nghĩ về tương lai không mắt của mình. Vua Trời từ cõi thiên nhìn xuống, lấy làm thương cảm cho vua Sivi, quyết định trở xuống nhân gian, ban cho vua Sivi một điều ước. Vua Sivi liền ước có lại được đôi mắt. Vua Trời yêu cầu vua Sivi đọc lời thực nguyện để xin lại đôi mắt.
Vua Sivi liền phát lời nguyện:
Nếu tôi có niềm vui
Cả trước lẫn sau khi
Hiến tặng đôi mắt mình
Cho người Bà La Môn
Thì xin con mắt nọ
Hãy trở về bên tôi
Dứt lời nguyện, vua có lại một con mắt
Vua lập tiếp lời nguyện kế
Nếu tôi có niềm vui,
Cả lần hiến thứ nhất
Lẫn lần hiến thứ hai
Thì xin con mắt kia
Hãy trở về bên tôi
Vừa lập nguyện xong, con mắt thứ hai của nhà vua có lại như trước.
Lúc này cả đại địa rung động với niềm vui. Nước biển dâng trào niềm hỉ lạc. Lời ca, tiếng nhạc ở cõi thiên vang vọng khắp mọi nơi. Các nàng tiên ngạc nhiên vén màng trời nhìn xuống nhân thế. Mặt trời tỏa sáng sưởi ấm ngày đông và cây cối tưng bừng nở hoa đầy cành.
Thế mới biết:
Của cải tưởng chừng không giá trị
Lại có giá nhờ hạnh bố thí
Của cải cho đi thực ra tích lũy trong kho báu.
Chính của cải cất giữ cho riêng tư
Mới hao mòn vô dụng.
Tác giả: C.B. Varma
Dịch giả: Út Hương & bác Thanh, bác Khánh
Nguồn tài liệu: http://ignca.nic.in/jatak001.htm
Subscribe to:
Posts (Atom)