Whitwell là một thành phố nhỏ tại tiểu bang Tennessee, Hoa kỳ. Được nhiều người biết đến là nhờ kế hoạch nối lại các kẹp giấy (Paper Clips Project). Vào năm 1998, một nhóm học sinh lớp 8, của trường Middle School đang học về Holocaust (đây là tiếng Hy Lạp holokáutoma: holos - "hoàn toàn" - và kausis - ""thiêu, đốt”) là là tên gọi của cuộc tàn sát chủng tộc đối với sáu triệu người Do Thái và nhiều nhóm thiểu số khác ở Châu Âu và Bắc Phi trong thời gian Thế chiến thứ hai do Phát-xít Đức và các nước cùng phe gây ra. Các em muốn làm một chương trình có liên quan đến sự diệt chủng và đưa kế hoạch này lên ban quản trị nhà trường.
Bà Hiệu Trưởng Linda M Hooper nhận thấy đây là một kế hoạch hữu ích, cần phát triển và yêu cầu cô giáo viên Sandra Roberts mở them một khóa học riêng biệt về Holocaust cho những ai muốn tham dự Paper Clips Project. Qua vài bài học, các em sửng sờ về tàn sát chủng tộc này, không thể tưởng tượng trên đời có những ác nhân giết người không gớm tay. Sau đó các em mới hỏi bà Hiệu Trưởng Hooper là có thể tìm một món vật biểu tượng cho những người bị chết trong Holocaust. Bà Hooper nói trong thời gian đó sẽ có một cái gì liên quan cho các người bị giết này. Nhờ công nghệ thông tin , Internet, các em mới biết trong thời gian đệ nhị thế chiến, người Na Uy đeo một cái kẹp giấy trên vạt áo họ. Đây là cuộc chống đối im lặng khi Đức Quốc Xã sang xâm chiếm Na Uy. Họ chọn chiếc kẹp giấy làm biểu tượng , vì ông Johan Vaaler, người Na Uy là cha đã đẻ ra chiếc kẹp giấy.
Các em học sinh quyết định đi thu thập 6 triệu chiếc kẹp giấy là tượng trưng cho 6 triệu người Do Thái bị giết từ năm 1939 cho đến 1945 bởi chính quyền Phát Xít Adolf Hitler. Lúc ban đầu kế hoạch bò chậm như con ốc sên, dư luận chung quanh không ai để ý tới cái kế hoạch mà bọn học trò nhà quê đang đi tìm kiếm các sự kiện xảy ra trong quá khứ và cách bọn nó cả nửa vòng trái đất. Các em học sinh này không bỏ cuộc là họ viết thư đến những nhân vật nổi tiếng như George W. Bush, Bill Clinton, Bill Cosby, Steven Spielberg, Tom Bosley và Tom Hanks. Mục đích của các em là xin tài trợ các chiếc kẹp giấy và nhiều người trên thế giới. Ngoài ra các em đã tạo ra một cái Website về cái kế hoạch kẹp giấy.
Kế hoạch bắt đầu gây tiếng vang, khi hai nhà ký giả người Đức là ông Peter và Dagmar Schroeder để ý đến. Hai ông sanh ra trong thời đệ nhị thế chiến, đang làm việc trong toà Bạch ốc, trong ban ngôn ngữ tiếng Đức. Họ đã viết một số bài viết và in cả sách về vấn đề này, nhưng tiếng vang lớn nhất là vào ngày 7 tháng 4 năm 2001, nữ ký giả Dita Smith đăng một bài viết trên tờ Washington Post.
Whitwell là một thành phố ít người biết đến, hầu như ai cũng cho đây một nơi khỉ ho cò gáy, một thành phố chỉ có 1600 dân cư. 97% là người da trắng,. Trường Middle school chỉ có khoảng 425 em, khi các em bắt đầu làm chương trình này không có em nào là người Do Thái cả, trong số đó chỉ có 5 em Mỹ đen và một em Hispanic mà thôi.
Ngôi trường cách toà án của quận Rhea là 40 dậm, nơi có vụ xử nổi tiếng vào năm 1925 về một thầy giáo sinh vật dạy về thuyết tiến hóa, vụ xử có tên gọi là “Scopes Monkey Trail”. Cách Whitwell 100 dậm là thành phố Pulaski, một nơi sanh ra một đảng phái quái thai có tên gọi là Ku Klux Klan. Đảng KKK hay đảng 3K (nguyên gốc tiếng Anh: Ku Klux Klan - viết tắt KKK), là tên của nhiều hội kín lớn ngày xưa và ngày nay ở Hoa Kỳ với chủ trương đề cao thuyết Người da trắng thượng đẳng (tiếng Anh: white supremacy), chủ nghĩa bài Do Thái, bài Công giáo, chống cộng sản, chống đồng tính luyến ái và chủ nghĩa địa phương. Các hội kín này thường sử dụng các biện pháp khủng bố, bạo lực và các hoạt động mang tính hăm dọa chẳng hạn như đốt thập giá, treo cổ... để đe dọa người Mỹ gốc Phi và những người khác.
Thành phố Whitwell rất nghèo nàn, dân chúng sống nhờ vào mỏ than nhưng dần dà bị xuống dốc vì một cuộc tại nạn xảy ra hơn 30 năm trước kia. Mỏ than cuối cùng đóng cửa là vào năm 1997; hơn một nửa học trò tại trường Middle School nhận tài trợ cơm trưa miễn phí dành cho con nhà nghèo từ quỹ quốc gia.
Các kẹp giấy được gởi về trường Middle School. Mỗi ngày bưu điện Hoa Kỳ đem từng thùng kẹp giấy đến trường học, từ khắp nơi gời đến tài trợ, có thùng vài trăm cái, có thùng vài ngàn và lên cả chục ngàn. Đủ loại kép giấy màu sắc khác nhau. Cho đến một ngày ông trương ty bưu điện phải đến trường học yêu cầu nhà trường đến bưu điện lấy hang vì không còn đủ sức để khiêng hang đến tận trường. Nhiều kẹp giấy đi kèm với những lá thư thuật lại các câu chuyện thương đau trong nạn diệt chủng. Có những người nói là nhiều năm họ không thể kể các câu chuyện sống sót của họ, những gì họ thấy cho than nhân trong gia đình nghe được vì không ai có thể chia xẻ nổi đau thương của họ. Các câu chuyện mới nghe qua lần đầu mà không kèm được xúc động. Các nạn nhận vô cùng cảm kích khi họ biết có người tạo ra chương trình chiếc kẹp giấy. Mỗi chiếc kẹp giấy là đại diện cho một người bị giết chết , tất cả 6 tiệu chiếc kẹp giấy để tiêu biểu 6 triệu người và cho thấy là đến ngày hôm nay vẫn có người nhớ tới họ tuy là những người đó chưa bao giờ gặp mặt nhau qua lần nào cả.
Đến một ngày những người còn sống xót trong nạn diệt chủng đi đến gặp mọi người tại thành phố Whitwell. Một bữa cơm thanh đạm mời mọi người, sau đó từng cá nhân lên kể các câu chuyện xảy đến gia đình họ, họ trả lời những gì các em muốn biết, mọi người không đè nén dược cảm xúc. Sau cùng một nạn nhân nói “tất cả chúng tôi có mỗi câu chuyện khác nhau, không thể nào diễn tả được hết, nếu chúng tôi đứng ra kể thì sẽ mất nhiều năm, nên vậy chúng tôi vô cùng cảm kích kế hoạch các chiếc kẹp giấy này vì đã nói lên những điều trong tâm tư chúng tôi”.
Chương trình kéo dài từ năm 1998 cho đến 2003, một lớp ra đi thì một lớp khác lên thay thế, họ phải vận động cả dân cư thành phố ngồi đếm các chiếc kẹp giấy, cái đếm cuối cùng là 30 chục triệu và được cân nặng là 22 triệu tấn sắt. Ngoài ra các thư từ, hình ảnh của các nạn nhận, kể cả một cái va li cũ kỹ gởi từ bên Đức , họ phải tìm cách làm thế nào để trình bày cho mọi người đến xem.
Một ý kiến đưa ra là đi tìm một toa xe lửa đã từng chuyên chở các nạn nhân đến trại tập trung. Vài người còn sống sót đi qua tận bên Đức để tim một chiếc toa xe lừa và sau cùng đã tìm ra. Họ sẽ sử dụng chiếc toa này thành một cái bảo tang. Khi toa xe được đặt trường Middle School, các nạn nhân sống sót họ bước lên chiếc toa, họ nghĩ lại hơn 60 năm trước , nước mắt họ rơi không ngừng vì một chiếc toa như vậy là bọn Đức quốc xã nhét từ 80-100 người để đưa đến trại tập trung, sau đó đem ra giết như một con kiến. Tiếp theo, toàn dân địa phương tu sửa lại chiếc toa xe lửa để các em học sinh đem 11 triệu cái kẹp giấy để lên toa xe ( Sáu triệu cái kẹp giấy là tượng trưng cho 6 triệungười Do Thái bị giết, còn lại 5 triệu là tượng trưng cho người du mục,Thiên Chúa Giáo, đồng tình luyến ái, nhân chứng Jehova và nhóm thiểu số khác). Các em còn trình bày các lá thư viết về thãm cảnh nạn diệt chủng và những lá thư viết xin lỗi cô Ann Frank.
Phía bên ngoài trình bày 18 con bươm bướm được uốn nắn bằng kim loại. Đường đi được lót bằng các ô gạch to, trên đó khắc hình ảnh các con bướm . Biểu tượng bướm được chọn là vì một em bé nhốt trong trại Terezin đã sáng tác bài thơ con Bướm vào năm 1942. Ngoài ra có số 18 được khắc trên đá , theo tiếng Hebrew thì số 18 có nghĩa là “cuộc đời”.
Sau khi theo dõi chương trình các kẹp giấy thì Quân càng thông cảm những người HO, những người bị đi cải tạo, những người có than nhân chết trên đường vượt biên và những người bị bạc đãi. Họ có nhiều điều muốn nói, nhưng ai là người hiểu họ và chia sẻ những đau thương đã xảy đến họ trong quá khứ?? Nếu có một Kế Hoạch HO là một ý kiến không tệ cho lắm chăng!!!!!
Quân Trần
Cuối Xuân 2011