Jan 30, 2011

LỊCH PHẬT 2011 - Tháng giêng, hai, ba, tư ... - Doãn Quốc Vinh




Bánh chưng Lampson 2011

Recipe cho nồi bánh chưng của Lampson 2011:

CHUẨN BỊ...

1. Xếp khuôn
2. Ướp thịt, nấu đậu xanh, ngâm nếp, rửa lá

SẴN SÀNG....

1. Gói 1 mình
2. Gói 2 mình
3. Gói 3 mình

NẤU!

1. Bỏ bánh vào nồi 5 lần lớn hơn em chó KOBE
2. Nấu 12 tiếng
3. Vớt, ép, xấy, gội, nhuộm bánh chưng















CHÚC MỪNG NĂM MỚI AI HẾT!

Jan 29, 2011

New York - Điện ảnh Bollywood - ANH QUÂN



Hình 1 Poster của phim New York


Thấm thoát mà đã gần một thập niên của ngày đau thương 11 tháng 9 tại New York. Người Đông Nam A chúng ta ít ai biết là sau cuộc tấn công của bọn khủng bố vào hai tòa cao ốc World Trade Centre, là hơn 1200 người A Rập và Ân Độ bị mật vụ Hoa Kỳ nghi ngờ bắt để tra hỏi là có âm mưu trong cuộc khủng bố này chăng! Sau đó hơn một ngàn người được thả ra và hầu như ai cũng nói bị tra tấn. Nhưng Tổng Thống George Bush hoàn toàn bác bỏ việc tra tấn tù nhân . Ngày 23 tháng 9 năm 2009, Tổng Thống Obama ký sắc luật để đóng cửa nhà tù nhốt khủng bố tại Guantanamo.

Đối với người Châu A, họ rất bất bình việc bắt hơn 1000 người bị xem là nghi can. Nên vậy điện ảnh Bollywood Ân Độ đã sản xuất cuốn phim New York vào năm 2009. Nhằm cho thấy hậu quả trong việc bắt người sai trái.

Đạo diễn là Kibir Khan, có lẽ New York là cuốn phim xuất sắc nhất của ông. Do ba diễn viên là người mẫu nam John Abraham, ca sỹ nam Neil Nitin Mukesh và sau cùng là người mẫu Katrina Kaif, Bố cô ta người Ân , mẹ là người Anh và cô sanh tại Hong Kong.

Omar (Neil Nitin Mukesh) nhận được học bổng đi du học tại New York, Hoa Kỳ. Qua tới Mỹ, cậu ta rất là thích thú, ngày đầu tiên vào trường Omar gặp cô Maya (Katrita Kaif) người Ân Độ sanh tại Mỹ, nhưng cô nói tiếng Hindi rất giỏi vì ở nhà cô phải xem phim Bollywood với mẹ cô.
Vừa gặp Maỳa là Omar say mê vẻ đẹp thùy mị của cô ta ngay lập tức, có thể nói là tiếng sét ái tình. Sau đó Maya giới thiệu Sam cho Omar, cũng là người Mỹ gốc Ân Độ. Sam là một sinh viên bảnh trai, một tay thể thao cự phách trong trường, học giỏi và là một cao thủ cờ vua. Vì vậy Sam có tính hơi phách lối, nhưng một lần đụng độ cờ với Omar , phải chịu thua thì Sam bắt đầu biết nể phục và sau đó cả ba trở thành bạn bè thân thiết trong trường.

Phim đã chiếu lên tình bạn của ba người trong trường. Anh mắt Omar luôn ần tình yêu với Maya, rất tiếc cô Maya luôn ngây thơ xem Omar là người bạn thân và người thật sự cô yêu thích là Sam. Một cuộc tại nạn nhỏ của Sam thì Omar nhìn thấy Maya yêu thương săn sóc Sam, Omar biết là không thể nào chiếm được trái tim của Maya, Omar đành ôm mối tình câm này.

Ngày 11 tháng 9 , cả ba người nhìn thấy cuộc khủng bố tại New York, tất cả sửng sờ đứng nhìn hai tòa nhà sập đổ. Cũng vào lúc đó khóa học ba người đã chấm dứt. Omar ầm thầm ra đi để khỏi bị đau khổ.

Bảy năm sau, Omar làm nghề lái Taxi tại New York. Vào một ngày cậu ta bị mật vụ Hoa Kỳ chận và xét xe Taxi, trong đó có vũ khí. Thế là Omar bị ghép tội khủng bố, nhưng Omar chối bỏ và cho đây bị oan ức. Sau đó người mật vụ gốc Ân Độ cho biết Sam bạn xưa của cậu giờ là một trưởng nhóm của tổ chức khủng bố tại Hoa Kỳ. Sam và Maya đã lấy nhau có một cậu con trai rất là kháu khỉnh.

Người mật vụ Ân Độ nói nếu Omar muốn thoát tội thì đi gặp Sam và dò các hành động của Sam. Lúc đó Omar mới biết đây là âm mưu của mật vụ Hoa Kỳ, gán tội cho Omar để rồi làm việc cho họ. Chỉ có Omar mới đến gần lại Sam mà thôi.

Ban đầu Omar từ chối làm kẻ phản phúc, nhưng sau nghe lời thuyết phục của người mật vụ là nếu để Sam đi xa quá thì sẽ có ngàn ngàn người chết. Vì lý do đó Omar đồng ý đi tìm Sam. Vợ Sam là Maya thấy Omar đi ngoài đường mừng quá đem về nhà, thế là Sam nhất định giữ Omar ở trong nhà mình. Sam rất là quí tình bạn.

Một ngày Sam kể lại là sau ngày 11 tháng 9, Sam đi ra nhà Ga thì bị mật vụ bắt, lý do là họ tìm được xấp hình của tòa World Trade Centre do Sam chụp. Sam nói anh ta là sinh viên kiến trúc thì anh phải cần chụp các tòa nhà làm đề án. Nhưng mật vụ nhất định không tin, tra tấn Sam hết mình trong nhà tù. Lúc đó Sam gặp những tù nhân khác họ dặn nếu anh muốn phục thù thì gặp tổ chức Charlie Brown Bread khi được thả , họ sẽ giúp anh ta.

Ba tháng sau Sam được ra tù, anh mang tâm trạng hoang mang, đau đớn và hận thù. Lúc đó Maya kêu anh hãy kết hôn với cô ta đi. Sam đồng ý nhưng anh ta vẫn bị giấc mơ kinh hoàng trong những ngày bị bắt giam giữ.

Sam chịu không nổi và gia nhập toán khủng bố nhưng Maya không hề biết việc Sam làm, mà Maya rất yêu Sam cho dù anh ta có làm gì sai thì vẫn tha thứ.

Sam kêu Omar hãy gia nhập nhóm khủng bố và họ sẽ đi đặt chất nổ tại tòa cao ốc FBI tại New York. Omar không thể nào để Sam làm vậy, yêu cầu Maya đi thuyết phục Sam. Cả ba người gặp nhau trên sân thượng của tòa nhà, chung quanh là trực thăng của nhóm phi hổ Hoa Kỳ, các họng súng nhắm vào ba người. Trên tay Sam cầm điện thoại Mobile và đây cũng là nút bấm cho các trái bom đặt chung quanh tòa nhà. Sam mới biết Omar là kẻ nằm vùng trong nhà mình. Sam vô cùng thất vọng, vì vậy Sam bị sơ hở bị một phát súng của nhóm Phi Hổ , chết ngày tại chỗ. Maya chạy đến chồng thì một tay súng vô ý bắn luôn Maya. Omar đứng nhìn hai người bạn mình chết.

Sau đó Omar nhận con của hai người bạn mình làm con nuôi. Người mật vụ đến tìm Omar thì cậu ta mới nói, bây giờ ông đã được huân chương anh hùng, người chết bị thua thiệt. Ong đã hứa không giết Sam nhưng không giữ lời. Không hiểu sao Maya phải chết.

Ong mật vụ mới nói, không có ai sai hay đúng trong việc này hết mà chúng ta sanh không đúng thời. Dù thế nào đi nữa mình phải hiểu bao nhiêu người được cứu sống. Phim chấm dứt hai người đàn ông đi với đứa bé vào một ngày đẹp trời mùa thu tại New York.

Phim New York rất thành công tại Ân Độ, ba ngày đầu tiên đã thu được 8 triệu Mỹ Kim. Sau đó thành công tại công đồng Châu A tại các quốc gia như Hoa Kỳ, Anh quốc và Uc châu.

Phim xem khá hay, cô đào Katrina xem quy ên rủ và nhạc nghe hay. Nếu bạn bè có dịp tìm phim này xem.

ANH QUÂN

Hình 2 Diễn Viên John Abraham

Hình 3 Diễn Viện Neil Nitin Mukesh

Hình 4 Diễn Vìên Katrina Kaif

PHOTOGRAPHY - HuyDang competing - 4 Ển



Jan 22, 2011

30 tấm ảnh làm thành đoạn phim - ANH QUÂN

Các trò chơi thưở bé của đám con trai là bắn bi, bong vụ, dít hình, ống thụt ... một thứ nữa là xem hình chuyển động qua cuốn tập bé nhỏ hình vuông. Thật ra Quân cũng không biết cái tên gọi cho cuốn tập hình như thế nào, chỉ biết diễn tả như sau là một cuốn tập hình vuông, bé cở long bàn tay chúng ta, khoảng 100 trang, trong đó mỗi trang vẽ hình đánh boxing, rồi khi xem thì chúng ta dung ngón tay cái ấn vào đáy trang thì các trang giấy xoạt đi thật nhanh thì chúng ta sẽ thấy hai người đang chuyển động đánh boxing. Người chế tạo cho trơi đơn giản đó là từ tư tưởng làm phim.

Nếu ta vẽ , hay chụp hình khoảng 30 tấm ảnh ở các vị trí khác nhau, sau đó chúng ta ráp lại là thành đoạn phim đang chuyển động.

Bài viết về Tem phần 2, Quân có nói tem 3D, thì đó là con tem chuyển động khi chúng ta xem. Người sản xuất in con tem bằng kỹ thuật lenticular. Căn bản chế biến là từ cuốn tập hình vuông. Nay kỹ thuật in này quá tiến bộ, họ có thể in 30 tấm hình cùng một lúc trên một mặt giấy. Nhờ đó các nhà in tem đã làm được con tem chuyển động.

Vào năm 2008, bên Áo quốc in con tem đá banh 3D, con tem cứng , có bề dầy hơn trang giấy bình thường, khi xem thì chúng ta lắc qua lắc lại thì sẽ thấy hình đang đá banh. Xin xem hình 1 .

Năm 2010, tại Utrecht, Hà Lan đã tổ chức Đại Hội đánh dấu 30 năm điện ảnh của xứ Hà Lan. Họ đã làm một đoạn phim bé nhất và ngắn nhất mà chưa có ai làm ra. Đoạn phim này đã được in trên con tem. Bưu chính Hà Lan đưa ra câu hỏi “Where can you see the tiniest, shortest film on a Stamp?”

Anton Corbijin là người sản xuất đoạn phim ngắn nay. Ông ta là một nhà nhiếp ảnh về chân dung đứng đầu hiện giờ trên thế giới này. Các hình ảnh trên các Album nhạc của ban nhạc như U2, REM và Nick Cave là do Aton chụp. Ong ta cũng làm các clip nhạc Video và đoạt được một giải MTV âm nhạc vào năm 1994.

Vào năm 2007, Aton đạo diễn cho cuốn phim Control, phim nói về Ian Curtist là một ca sỹ của ban nhạc Joy Division là một ban nhạc Punk từ thành phố Manchester Anh quốc.

Con tem Điện Ảnh Hòa Lan, phát hành vào ngày 29 tháng 9 năm 2010, bộ tem chỉ có một con, số lượng tem in ra là 350 ngàn con và nhà in là IGH Solution của Hoa Kỳ.

Trên hình con tem là nữ diễn viên Carice van Houten. Nếu ai đã xem qua cuốb phim “Black Book” thì cũng biết nhờ đóng cuốn phim này Houten trở thành diễn viên quốc tế, đã đoạt được một số giải thưởng điện ảnh trong đó có giải Golden Calves ở vai diễn viên xuất sắc.

Xin xem hình 2, nhiếp ảnh Anton đã chụp loạt hình cho Houten, sau đó dung kỹ thuật lenticular, là các tấm ảnh đè lên nhau thành tem chuyển động.

Vào ngày 14 tháng 1 năm 2011, Bưu chính Anh quốc đã phát hành con tem đầu tiên 3D tại Anh. Họ dựa vào bộ phim tập múa rối nổi tiếng Thunderbird để in thành tem.

Các trò chơi càng ngày càng thú vị

Hình 1 Tem 3D của Áo quốc


Hình 2 Tem 3D của Hà Lan


Hình 3 Tem 3D của Anh quốc

ANH QUÂN

BỨC TRANH THỨ TÁM “Nhân ngưu câu vong” (Người, trâu đều quên) - Thích Phước Tịnh

Bản thơ nguyên âm chữ Hán của ngài Quách Am:

Tiên sách nhân ngưu tận thuộc không
Bích thiên liêu khoát tín nan thông
Hồng lô diễm thượng tranh dung tuyết
Đáo thử phương năng hợp tổ tông

Bản dịch của Thầy Tuệ Sỹ:

Người trâu roi vọt chẳng còn,
Trời xanh bằng bặt tinh mòn mỏi tinh.
Lò hồng sạch dấu tuyết in,
Đến đây Phật tổ và mình không hai.

Có hai yếu tố để chúng ta đi vào nội dung của bức tranh này. Thứ nhất là thâm nhập qua lý giải. Thứ hai là thâm nhập qua hành. Đầu tiên nói về con đường lý giải, chúng ta nên ghi nhận rằng tánh Không là tinh thần chung của vạn pháp. Bản chất của bức tranh này đã nói lên điều ấy. Nền tảng của giáo lý Đạo Phật được đặt trên nền Không, ví dụ Vô Thường, Vô Ngã. Vì vậy người con Phật luôn phải học về Tánh Không đầu tiên, thể nhận bản chất năm uẩn vốn là Không.

Nếu dùng sơ đồ năm vòng tròn – tượng trưng cho năm uẩn, vòng tròn sắc uẩn nằm bên trong nhất, kế đến vòng tròn thọ uẩn, rồi vòng tròn tưởng uẩn, vòng tròn hành uẩn và cuối cùng là vòng tròn thức uẩn.

Qua sơ đồ này, chúng ta thấy giữa các vòng tròn bên trong có cái Không. Khi đi ngang quá trình phá vỡ năm uẩn, chúng ta sẽ thấy cái Không giữa năm vòng tròn và cái không nămg vòng tròn ấy đều giống nhau. Ví dụ một thiền đường được xây dựng, chia không gian ra thành hai: trong thiền đường và ngoài thiền đường. Khi thiền đường này không còn nữa, không gian bên trong và bên ngoài không khác gì nhau.

Từ ví dụ này, quay về năm uẩn, thấy tự Tánh Không của năm uẩn không khác gì của vạn hữu. Chỉ khác ở chỗ cái rỗng bên ngoài của không gian là cái rỗng vô tri, không có sự nhận biết. Ngược lại cái rỗng bên trong của chúng ta có sự nhận biết. Vì thế trong quá trình tu, chúng ta làm sao nhận ra được rằng trong sắc chất này, đầu tiên có cái Không của vật lý, kế đến có cái Không của tâm lý, và cuối cùng trong cái Không của tâm lý có năng lượng của sự giác ngộ, và khi chúng ta sống được năng lượng giác ngộ trong tâm Không của chúng ta, chúng ta đạt đến được sự viên mãn của vòng tròn này.

Trích "Về Nguồn 6" - www.matthuongnhindoi.com

Jan 21, 2011

Thú Sưu Tầm Tem-Cò - phần 2 - ANH QUÂN

Hơn năm trước Quân có viết về lý do tại sao lại có thú sưu tầm tem. Nay xin tiếp tục làm tiếp phần 2 về cái trò chơi tương đối đỡ tốn kém nhất trong các thú vui của một đời người.

Tuy có thú sưu tầm tem lâu năm mà có cái buồn cười là Quân rất ít biết về lịch sử về các con tem. Ngay cả Tem Việt Nam xuất hiện từ lúc nào cũng chẳng rõ, nhưng cũng may giờ là thời đại điện tóan và Internet chỉ cần chu du vài tiếng đồng hồ là ra khá nhiều thong tin khá bổ ích.

Nhờ đó Quân mới biết trò chơi tem hiện giờ tại Việt Nam phát triển khá mạnh. Hai thành phố lớn nhất là Hà Nội và Sài Gòn đều có chợ tem, người ta có thể đến đó để mua bán. Rồi các tỉnh lớn tại Việt Nam đều có câu lạc bộ tem và hàng năm họ có những ngày triễn lãm về Tem.

Có một điều nhà nước Việt Nam tạo ảnh hưởng vào các tem thư nhiều lắm, họ luôn để màu sắc chính trị và tuyên truyền rất là mạnh. Nên khi đọc tên tuổi các nhân vật ban chấp hành của câu lạc bộ temcũa các tỉnh thì nhiều ông là Đảng Viên lâu năm. Ngay cả nhà học giả (tuy không là Đảng Viên) nổi tiếng của Việt Nam bây giờ là Dương Trung Quốc cũng viết bài lịch sử về Tem. Đọc bài ông viết các con tem Việt Nam thì ít thông tin về các bộ tem Việt Nam mà được nghe tư tưởng chính trị nhiều hơn.

Xem ra chính phủ Việt Nam đã sử dụng các con tem là một công cụ tuyền truyền hơn là một thú vui tao nhã, vì một con tem in hình ông Hồ, hay Lê Duẫn, chiến thắng Điện Biên, kỷ niệm ngày thành lập Đảng, đại hội Đảng.... được dán trên bao thơ gởi đi thì nhiều người sẽ được xem thấy, nếu ai trong nhà không chịu treo hình Bác Hồ mà nhận lá thư từ Việt Nam là thấy tem Bác Hồ ngay, cho dù không chịu hát bài “Đêm qua em mơ gặp bác Hồ”, sang ngủ dậy mà có thơ từ Việt Nam thì không mơ cũng thành sự thật. Bây giờ tại Việt Nam họ đang tự hào đã có đến 500 mẫu tem về Bác Hồ.

Nhiều lần thấy con tem tại Việt Nam, bảo là xấu cũng không đúng, bảo là đẹp thì cũng không phải. Nay Quân tìm được lời nói là “Người vẽ tem khá đẹp nhưng cách in rất vụng về” nên là mất đi cái hay của nó. Bởi vậy khi nhìn lại các tem thời Việt Nam Cộng Hòa, luôn thấy đẹp hơn tem Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam vì lý do các con tem in tại ngoại quốc do các nhà in có tiếng sản xuất là từ năm 1954-1967 in tại Rome, từ năm 1967-1973 tại Tokyo và từ 1973 – 1975 là tại nhà in De La Rue tại London và ngay cả tiền Việt Nam Cộng Hòa cũng in tại London.

Nay in tem trên thế giới đã tiến lên cao hơn trước là có một vài quốc gia đã in tem ba chiều (3D), vào năm ngoái Ao quốc đã in ra tem 3D , Slovia in ra bộ tem đá banh và gần đây Anh quốc in ra bộ tem 3D của bô phi hoạt hình nổi tiếng Thunderbird.

Chính phủ Việt Nam hiện giờ khi viết về lịch sử tem thư của Việt Nam thì họ không công nhận tem Việt Nam Cộng Hòa đứng trong giong lịch sử. Kể ra cũng khó vì tụi nhỏ tại Việt Nam bây giờ lớn lên mà thấy bộ tem “Di Cư” vẽ hình người miền Bắc ngồi bè vượt song Bến Hải vào nam năm 1954, tụi nó lỡ có hỏi ủa sao 1 triệu người Bắc đi vào nam mà lại không có ai ra Bắc thì khó giải thích lắm. Mà phải công nhận bộ tem ngồi bè vượt sóng này có một nét vẽ vô cùng xuất sắc, đây là một trong những bộ tem đẹp nhất của Việt Nam cộng hòa. Rồi các bộ tem “Chiến Thắng Quảng Trị”, “Bình Long Anh Dũng”, “Ngày quân lực VNCH năm 1973” ... cũng khó mà thuật lại câu chuyện năm xưa. Phải nói tem VNCH ít màu sắc tuyên truyền lảnh tụ, thời ông Diệm thì ra được 2 bộ tem cho ông Diệm, một bộ chân dung và một bộ ông Diệm đang đứng. Đến thời ông Thiệu, con tem còn trong ký ức mọi người là “ngày 26 tháng 3, Người cày có ruộng, ông Thiệu đứng trong hình con tem “về đạo luật giúp tá điền”. Xem ra ông Thiệu còn đi sớm hơn nhà nước cộng sản Việt Nam một bước là ông đã biết chia ruộng đất cho tá điền hưởng kiếm ăn rồi. Chứ việc vào hợp tác xã sau năm 1975 tại miền nam thì chẳng có gì gọi là ý kiến mới lạ hết và làm cho dân nghèo thêm.
Khi đất nước Việt Nam chia đôi vào năm 1954, ngoài Bắc do cộng sản cai trị, họ không đổi tên quốc gia, họ vẫn gọi là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và tên này được in trên tem cho đến năm 1976. Trong thời gian đó họ vẫn in tem, nhưng nội dụng nặng phần chính trị và các lảnh tụ cộng sản Nga hay Tàu. Vì dung chất lượng giấy xấu và máy in thô sơ nên vậy các con tem in ra rất nghèo nàn, đồng thời các răng cưa các con tem bị gãy cạnh, trông các tem thiếu chất lượng. Có điều tem Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa mang được nhiều giá trị lâu năm vì xem như đây là chế độ Cộng Hòa đầu tiên của đất nước Việt Nam vào năm 1945, do vậy các con tem được vẽ hình ông Hồ Chí Minh.

Năm 1976 không còn tên Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, các con tem được in tên Việt Nam bưu chính, họ không viết Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, có thể là cái tên quá dài để viết cho con tem, chứ thường trong chính quyền cộng sản Việt Nam họ thường dùng viết cả tên trên giấy tờ, hồ sơ, cả bằng đại học (nghe nói họ đang tính bỏ viết trên bằng cấp), chỉ trừ trên con tem họ in chữ Việt Nam mà thôi.

Đến giờ thì chất lượng ấn loát các con tem khá lên nhiều lắm rồi nhưng vẫn thiếu tính cách nghiên cứu nên giá trị các con tem Việt Nam chưa đứng ngang trên hang quốc tế.

Người miền Bắc hay gọi là con Tem chứ không gọi là con Cò như người miền Nam. Không biết bây giờ còn ai kêu con Cò nữa hay không? Và tụi nhỏ tại Việt Nam có biết tại sao gọi là tem cò không? Thời còn thuộc địa Pháp, bưu điện Việt Nam có bán một loạt tem in hình con cò trên đó. Người miền nam bản tính mộc mạc, thấy hình con cò thì gọi tem cò luôn. Chứ chữ tem cò này không liên quan gì với con cò thật ngoài đời và thầy cò đâu.

Đến năm 1979, Quân đến Anh quốc, cái thú sưu tầm tem vẫn không bỏ. Lúc đó còn sống trong trại tạm cư. Đi ra bưu điện thấy quảng cáo bộ tem lịch sử cảnh sát nước Anh, khoái qua, trong túi có đúng 1 đồng, quyết định mua bộ tem này ngay. Rồi từ đó cứ mỗi lần ra bưu điện thấy tem mới ra lò là mua ngay. Quân cứ tiếp tục mua như thế cho đến năm 1990 thì dừng lại vì bận rộn những trò chơi khác và quên lãng chuyện mua tem. Cho đến 10 năm sau, đến năm 2000, vì qua một thế kỷ mới, công ty bưu điện Hoàng Gia Anh quảng cáo khá mạnh, họ nói nếu mua đủ hết 12 bộ tem của năm 2000 thì họ sẽ cho một bộ xe đồ chơi chuyên chở tem thư, vì ham đồ chơi Quân đi mua toàn bộ đầy đủ trong năm.

Cũng từ đó Quân mới chú ý lại thú sưu tầm tem, mà còn theo dõi kỹ lưỡng hơn xưa thì Quân mới biết các quốc gia phương tây là cứ hết năm họ sản xuất quyển sách tem. Trong đó họ có bài viết xuất xứ về bộ tem, hình ảnh người thiết kế, nội dung của bộ tem và số lượng sản xuất của bộ tem.
Để nói cho rõ ràng là đến tháng 12 năm 2010, bưu điện Anh quốc cho ra đời quyển tem tổng kết hết cho năm 2010. Họ in tất cả 15,170 quyển tem, trong đó có tất cả 14 bộ tem, mỗi bộ đều có nội dung, ngày ra đời, ai là thiết kế, công ty in, số lượng.... họ phỏng vấn người thiết kế. Mỗi bộ tem họ lấy đề tài lien quan tới một cái gì rất nổi tiếng, nhờ vậy thu hút người sưu tầm rất là nhiều. Cũng như tại Mỹ năm 2006 cho ra đời bộ tem xe Motor Harley Davidson, thì ai say mê xe Motor, mà có bộ tem đóng khung treo trên tường cũng lý thú chứ. Những năm qua Canada in ra các bộ tem lien quan các ca sỹ của họ như Paul Anka, Bryn Adams... thì như vậy ai say mê sưu tầm các tem ca sỹ thì không thể thiếu những con tem này. Cũng như đảo Isle of Man nằm gần Ai Nhỉ Lan, đây một đảo có quyền tự trị riêng nhưng vẫn thuộc Liên Hiệp Anh, trong năm 2009 họ đã trình làng bộ tem 50 kỷ niệm ban nhạc Bee Gees vì tất cả anh em nhà họ Gibb đều sanh trên đảo này. Sau đó thì họ di dân qua Uc và trở về Anh khi họ đã thành ban nhạc. Ba anh họ Gibb, chết một còn hai, thì họ đã quay lại bưu điện Isle of Man để chụp hình lưu niệm trong ngày phát hành đầu tiên về bộ tem của họ, gồm có 8 con tem, mỗi con in hình các đĩa nhạc Album của họ. Bên Belgium thì hai câu truyện tranh nổi tiếng nhất của họ là Tin Tin và Phan Tân và Sỹ Phú. Nên vậy không thể thiếu các con tem về nội dung các loại sách hình này. Phải nói toàn bộ trang bìa của chuyện Tin Tin in thành tem trông vô cùng mỹ thuật, làm cho Quân phải đi mua cho bằng được. Bên Pháp thì họ in những con tem của truyện Axterix . Gần đây nhất là chuyện Harry Potter vô cùng ăn khách. nhiều quốc gia thi nhau in tem với bộ chuyện này. Tất nhiên Anh quốc chiếm tiện nghi, sau đó là Uc, đến Pháp, Isle of Man, Congo, Singapore, Indonesia và cả Đài Loan. Còn bên Mỹ là ăn trùm phim Star War, Disney, hoạt họa Road Runner, các tài tử Hollywood và nhất là ca sỹ Elvis Presley.

Nhờ các chủ đề như vậy thì thu hút người sưu tầm rất là nhiều. Cũng như vào năm 1960, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã ra bộ tem Hướng Đạo, đây là một tầm vóc quốc tế, vì ai chuyên về tem Hướng Đạo thì bắt buộc phải có bộ tem này. Tiếc là sau đó Việt Nam không còn ra đời một con tem Hướng Đạo nào hết, nhưng giờ hang năm những quốc gia tự do vẫn lien tục ra tem Hướng Đạo.

Dù muốn dù không, phải công nhận các nhà thiết kế tem Việt Nam Cộng Hòa có nhiều tư tưởng nghệ thuật hơn các quốc gia cường quốc. Nghe thấy lạ, nhưng nhìn vào các mẫu thiết kế của Anh quốc, Pháp, Mỹ.... vào thập niên 60 trong chán phèo, như tại Anh cứ quanh đi quẫn lại bà Hoàng Elizabeth đệ nhị, còn ông Pháp thì ông De Gaul hay con gà cồ , còn ông Mỹ thì Lincon hay chim ưng, ông Uc những con Kangaroo, ông Đài Loan thì cứ Tưởng Giới Thạch.... trong khi đó Việt Nam Cộng Hòa đã ra những bộ tem có những hình ảnh khác nhau. Kể từ năm 1964 họ đã thiết kế một bộ tem với hình ảnh khác nhau như bộ Danh Lam Thắng Cảnh phát hành ngày 2 tháng 12 năm 1964 họ đã vẽ hình Sài Gòn, Huế và Phan Thiết rồi. Ngày 15 tháng năm 1965 bộ tem Phật Giáo, đây cũng là bộ duy nhất về Phật Giáo VN trên con tem, được in hình bánh xe Luân Hồi, Hoa Sen và cờ Phật Giáo.

Qua thập niên 70, các quốc gia tây phương mới thanh đổi cách thiết kế các con tem, cũng có thể lý do vậy mà các bộ tem Du Lịch, Hát Bội, Thú Vui Ngày Tết ... do các họa sỹ như VY VY Võ Hùng Kiệt vẽ rất là đẹp trong những năm cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa.

Đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, Việt Nam Cộng Hòa không còn nữa nhưng có một số tem đã in ra còn năm trong Bưu Điện Sài Gòn, các con tem này không bao giờ được phát hành như bộ “Phát triển giao thong” trong đó có con tem phi cảng Tân Sơn Nhất giá 200 đồng do họa sỹ Vy Vy vẽ, con tem Cầu Sông Hương do hõa sỹ Tôn Thất Vân, rồi họa sỹ Uyển Vân vẽ hình con tem “phẩm chất thịnh vượng”. Đặc biệt nhất là Bưu Chính VNCH đã sửa soạn ra bộ tem Bính Thìn 1976 do họa sỹ Lê Minh Đức trình bày, nhưng không ngờ Tết năm con mèo 1975 là cái Tết cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng Hòa.

Anh quốc được xem là quốc gia đầu tiên trên thế giới kinh doanh nghành bưu chính. Sir Rowlland Hill được xem một nhà cải cách kiệt xuất trong nghành bưu chính.

Thời ấy, ở nước Anh còn lưu truyền một câu chuyện như sau: Năm 1888, Rowlland Hill đang đi chơi ở một vùng gần Luân Đôn, ông thấy một người phu trạm từ xa mang một phong thư đưa cho một cô gái. Cô gái cầm bức thư chỉ nhìn qua rồi trả lại người phu trạm và nói: “Xin lỗi tôi không có tiền, mong ông trả về người gửi”. Người phu trạm và cô gái lời qua tiếng lại. Ông đi tới, hỏi rõ tình hình rồi trả giúp cô gái bưu phí. Sau khi người phu trạm đi khỏi cô gái nói với ông rằng: “Bức thư này là của anh tôi gửi. Chúng tôi đã hẹn trước với nhau nếu bình yên vô sự thì đánh một dấu tròn ở bì thư, sau khi xem xong tôi biết anh ấy ở xa không xảy ra chuyện gì, khỏi phải trả cước. Thế là vừa có thông tin vừa khNăm 1835, Rowlland Hill bắt đầu nghiên cứu vấn đề cải cách bưu chính nước Anh. Để tuyên truyền cho tư tưởng cải cách, năm 1837, ông cho xuất bản một quyển sách nhỏ mang tên “Cải cách bưu cục - tầm quan trọng và tính thực tiễn” (Post Office Reform It’s Importance and Practicability), trong sách này ông nêu ra một biện pháp cải cách là trong phạm vi vùng đất Anh và Bắc Ai-len, mọi thư tín không kể đường bưu xa gần mỗi thư nặng 1/2 ounce (14,2g) chỉ thu cước 01 Penny và phải trả trước bằng cách mua một bì thư đã có dấu hiệu trả cước để người gửi thư sử dụng.

Để thuận tiện cho người gửi không muốn dùng bì thư đã in dấu hiệu trả cước, bưu cục bán cho một mảnh giấy “in hoa”nhỏ để dán lên bì thư tự làm. Mảnh giấy “in hoa” nhỏ như một bông hoa, mặt sau có keo, chỉ cần làm ướt rồi dán lên bì thư. Rowlland Hill gọi mảnh giấy đó là “lá nhãn”(label), thực tế là con tem chúng ta dùng ngày nay.

Tháng 01-1837, Rowlland Hill viết thư cho một thành viên Chính phủ Anh đề xuất kiến nghị này nhưng kiến nghị bị Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu chính Anh kịch liệt phản đối. Sau đó, Rowlland Hill in quyển sách nhỏ này thành truyền đơn phát khắp nơi để tạo sự chú ý của dư luận. Quốc hội Anh sau nhiều lần thảo luận, cuối cùng tháng 8-1839 đã thông qua một đạo luật nổi tiếng là “Luật cước 01 Penny”(One Penny Act). Ngày 10-01-1840, nước Anh quyết định thực hiện kiến nghị của Rowlland Hill: không kể xa gần, mỗi bức thư nặng 1/2 ounce thu phí 01 Penny. Đó là chế độ cước bình quân 01 Penny có ảnh hưởng sâu rộng trên lịch sử bưu chính toàn thế giới. Để thực hiện kế hoạch cải cách bưu chính của Rowlland Hill, Bộ Tài chính (thời đó bưu cục ở Anh do Bộ Tài chính quản lý) đã mời ông về làm việc.ông phải trả tiền”.

Tiệm bán tem Stanley Gibbons là một tiệm lâu đời nhất thế giới. Xuất xứ củng từ Anh quốc. Lúc đầu là một tiệm bé tí, khai trương vào năm 1856, chủ nhân tên là Eward Stanley Gibbons. Nhờ chăm chỉ và may mắn tiệm tem càng ngày càng phát triển, nay đã thành công ty cổ phần PLC. Vào năm 1967, tiệm mở rộng qua tận Hoa Kỳ.

Tại London có một tiệm Gibbon nằm ngay phố chính của thành phố. Hàng năm họ phát hành các quyển catalogue tem của toàn thế giới. Trong đó họ ghi giá trị tiền của mỗi bộ tem của từng quốc gia.

Nhớ lại ngày xưa, trước khi đi vượt biên, vào năm 1978 Quân cứ lén nhà đi ra khu phố Đặng Thị Nhu, còn gọi là đường Cá Hấp chuyên bán sách cũ trước năm 1975 để coi các bộ tem còn rơi rớt. Lúc đó các bộ tem của thế giới tự do rất là quí, phải xem lén còn không công an bắt đi cải tạo mất. Thật ra hệ thống nơi đó có trật tự riêng và cả một đường dây tình báo nữa thì công an đừng hòng vào đó. Nơi đây cũng được xem là “The Last of The Mohican”, sách gì cũng tìm ra. Các nhà trí thức Hà Nội vào đây y như là là một Alice đi vào thế giới thần tiên, họ tìm ra được các quyển như toàn bộ “Khu rừng lau”, “Đường đi không đến" ... nhưng họ thích nhất là quyển “Từng đầu địa ngục”.... Không viết về sách nữa đi quá lạc đề. Quay lại chuyện tem, thì lúc đó các ông bán tem cứ nói các bộ tem Bảo Long , Nam Phương Hoàng Hậu quí lắm, đem ra ngoại quốc giá bán nghe chừng cả bạc ngàn đô la. Tất nhiên thằng bé 13 tuổi là bị gạt liền. Về nhà năn nỉ bà bác cho mấy ngàn đi mua các bộ tem đó. Vậy mà khi qua qua đây đi vào tiệm tem Gibbon thấy con tem Nam Phương Hoàng Hậu giá là 15 đô mà thôi.

Có tất cả 195 quốc gia trên thế giới, thì ta có thể tưởng tượng ra được bao nhiêu con tem in ra trong năm. Chưa kể các đảo nhỏ tự trị họ cũng in tem, như vậy một người sưu tầm Tem không thể nào thu thập hết được tem trên toàn thế giới, mà muốn cũng chẳng bao giờ được vì làm gì có tiền mua. Bởi vậy cách hay nhất là chọn chủ đề mà sưu tầm là cách hay nhất mà thôi.

Những bộ tem mà Quân sưu tầm được:

Tem 1 : Di Cư

Tem2 : Thú Vui Ngày Tết


Tem 3: Tem Phật Giáo


Tem4: Người Cày Có Ruộng


Tem5: Du Lịch


Tem6: Phát triển giao thông


Tem7: Bộ tem Tết Bính Thìn


Tem8: Harry Potter của Isle of Man


Tem 9: Aterix


Tem10: các ca sĩ Canada


Tem 11: Star War của Mỹ


Tem12: Tây Du Ký của Ma Cau


Tem13: Tây Du Ký – Đài Lan

Tem14: Pink Ployd – Anh quốc


Tem15: Beatles – Anh quốc


Tem 16 và 18 : Bee Gees của Isle of Man

ANH QUÂN

Jan 20, 2011

PHOTOGRAPHY - Bánh mì hay bánh căng ? VŨ MINH SAN


Hey muội! Anh dẫn muội ra tiệm ăn
... bánh mì cà ri nghen?




Muội không thích ăn cà ri với bánh mì hả?
Vậy ăn cà rì với bánh căng được hông?


Jan 17, 2011

Essay #4: How Asian American Cultures interact in the U.S society


In 1840s, the first group of Chinese laborers came to the U.S. Then in 1885, the Japanese came, followed by the South Indian Asians in 1950’s. Not until the 1950’s did the Malaysians and Indonesians come to the US in as a result of the communist violent uprising in Malaysia. For the same reason, both the Vietnamese and Laotians started to seek refuge in the US. The last big group of Asian immigrants was the Burmese, who came in 2001 because of military turmoil in their country. Now, Asian Americans are so successful in the host country that they are called “the model minority”. In fact, being very aware of the cultural differences, they have learned the good things of American culture and managed to find ways to merge into the American society.

Obviously, American and Asian cultures are different. However, through mutual understanding of cultures, both Americans and Asian Americans have valued each other’s culture overcome expected problems caused by cultural differences. An interesting example of cultural conflict is over family value. Under the influence of collectivism, Asians greatly appreciate family value while individualist Americans see family as something not so important or precious. In one part of the essay “Global Relationships: Are Sex and Gender Roles Changing?” written by Richard Rodriguez, the author mentioned his American friend’s funny remark on Asian’s way to value the family:
A friend of mine who escaped family values awhile back… was complaining to me over coffee about the Chinese. The Chinese will never take over San Francisco, my friend said, because the Chinese do not see San Francisco! All they care about is their damn families. All they care about is double parking smack in front of the restaurant on Clement Street and pulling granny out of the car – and damn anyone who happens to be the car behind them or the next or the next.” (198)
Like Richard’s friend, many Americans at first are annoyed by the way Asians are so heavily family-oriented. Then, they realize that leaving home too early, in many cases, make them lonely people. So, they start relying more on family ties and that is a good lesson they have learnt from Asian cultures.

On the other hand, Asian Americans have learnt good lessons from the American “Master of Destiny” doctrine, as contrasted to Asian fatalism. Fatalism is defined as a acceptance that no matter what one does or does not do, certain challenges are pre-determined. This concept discourages Asian Americans to fully control their own destiny while the American “Master of Destiny” encourages Americans to manage their own life and to be responsible for both positive and negative results of their acts. Vietnamese female immigrants in the US have proved to be good learners of this American doctrine by fighting against the traditional fate for Asian women. They are no longer strapped to the three pathways fixed for them by Confucius: “Women have only three pathways: first she must be subject to her father, then to her husband, and then to her son” (qtd in Ibrahim et. al. 3). Now they start to go beyond home boundaries to make their own living and to do things of their own interest, disregarding their father’s, husband’s or son’s possible protests.

Many researchers study methods used to overcome cultural differences. Two of those acculturative methods - assimilation and marginalization – are presented in a Hickey’s essay. In the first method called “assimilation”, participants need to involve highly in the other’s culture. It is hard to encourage the Asian elderly, especially foreign-born old Asian immigrants to carry out this method. For instance, unlike their American counterparts, Asian American parents of that generation are unwilling to grant independence. Instead, they would insist on dominating their forever-young “kids” even at the age of 60. However, Asian American youngsters can practice this method with no difficulty. For example, in the article: “Asian American Identity Development: A Culture Specific Model for South Asian Americans”, Farah, Ibrahim and his group wrote:
Gender roles are clearly demarcated in South Asian American culture. The domain outside the home is managed by men, and the one inside the home is managed by the women…If sexist interpretations of ethnic culture are imposed, (Asian) people born and raised in the United States will reject them or seek to mediate these assumptions. Because education and the self are highly connected, it requires people to be flexible based on their social class educational level, and circumstances in the United States. (Farah et. al., 6)

Today, in the US, it is common to see Vietnamese husbands share the cooking work at home and Vietnamese wives speak up their opinions in society. Both genders, have, indeed, shown flexibility in playing their many roles in life.

In contrast to the first acculturative method, “marginalization” requires low involvement in the other’ cultures. This method is applicable to almost everyone – conservative and liberal, old and young alike. “Use of Humor” can be an example to illustrate how this method could assist the west to meet the east in non-verbal behaviors:
We love to poke fun at ourselves and others. This can be confusing for people from other cultures where close attention is paid to preserving the dignity of all people in a given interaction – in Asian cultures this is called saving face. A well-intentioned provider, whose position automatically conveys status, would confuse some families by poking fun at himself. It could easily disrupt the sense of trust vested in him or her. (Carteret, 1)
Americans are able to do a lot of put-down humor because normaly they are confident of themselves. An Asian head of family could learn from this sense of humor to ease lots of tension of generation conflicts. For example, a conservative Asian parent who no longer gets complete obedience from his Americanized children would laugh at his “submission” to his children’s will. A Vietnamese parent would humorously change the traditional proverb “Children sit wherever their parents ask them to.” into “Parents sit wherever their children ask them to.”, With a good laugh at the quote, they could avoid bursts of anger. Later, they would say “Well, it’s their life, anyway”, as an excuse of their compromise.

The two mentioned above methods in a certain way help Asian Americans to integrate the U.S cultures as well as to find solutions to solve possible problems caused by the differences in culture. And I would like to end this essay with my own life story. In March 2009, I left Vietnam for America and settled in the sunny California as an immigrant. I have noticed that Americans tend to be self conscious, outspoken and quick in making decisions. These features sharply contrast the Asian values of humility, self control and caution that I have been raised with. My present goal is to practice both methods of assimilation and marginalization to attune to the host society. To live for this goal, I need to continually practice the Vietnamese proverb: “Biết người, biết ta, 100 trận 100 thắng” (Knowing you, knowing me, I will win all battles.) I believe that as long as we – Asians living in America - develop a cross-cultural mindset and adjust our behavior to contribute to better communications, we could maintain our good image of “ model minority” in the United States of America.


Works Cited
Farah, Ibrahim, Ohnishi Hifumi, and Sandhu Daya Singh. "Asian American Identity Development: A Culture Specific Model for South Asian Americans." Journal of Multicultural Counseling & Development 25.1 (1997). Print.
Carteret, Marcia. "Non-verbal Behavior in Cross-Cultural Interactions." (2008). Print.
William, Pfaff. "Clash of Cultures – Globalization & the March of Western Values." (2006). Print.
Richard, Rodriguez. "Global Relationships: Are Sex and Gender Roles Changing?" The New World Reader (2008): 218-21. Print.


Jan 16, 2011

BỨC TRANH THỨ BẢY “ VONG NGƯU TỒN NHÂN” (QUÊN TRÂU CÒN NGƯỜI) - Thích Phước Tịnh


Không có gì dễ dàng bằng việc tu và cũng không có gì khó bằng việc tu. Có những người bước vào sự thực tập rất nhẹ nhàng, để cho đời sống tu trôi như một dòng chảy rất dịu, nhưng cũng có người bước đi trên con đường tu cực nhọc, cay đắng, nắm tâm không được. Nếu dùng ngôn ngữ trong đạo Phật, gọi đó là tuỳ căn cơ, nếu dùng ngôn ngữ đời thường, gọi đó là nhiệt tình trong thiền tập.

Bản nguyên âm chữ Hán của ngài Quách Am:

Kỵ ngưu nhân dị đáo gia trung
Ngưu giả không hề nhân giả nhàn
Hồng nhựt tam can du tán mộng
Tiên thằng không độn thảo đường gian

“Kỵ ngưu nhân dị đáo gia trung” nghĩa là chú mục đồng đã cỡi trâu về đến nhà.

“Ngưu giả không hề nhân giả nhàn” nghĩa là bây giờ không còn trâu nữa. Chú mục đồng rất thảnh thơi. Pháp đối trị không còn nữa, chỉ còn duy nhất dòng chảy của sự tu tập mà thôi.

“Hồng nhựt tam can du tán mộng” nghĩa là mặt trời đã lên ba sào (khoảng tám giờ) nhưng chú mục đồng vẫn còn ngủ say sưa. Điều này chứng tỏ chú mục đồng rất an nhàn, không phải dụng công tu tập. Những buồn, giận của đời người không xâm phạm đời sống của chú được nữa.

“Tiên thằng không độn thảo đường gian” nghĩa là roi và dây không còn cần đến nữa.

Bản dịch tiếng Việt của thầy Tuệ Sỹ:
Cỡi trâu về đến quê xưa,
Lỏng tay thả quách, người vừa rảnh rang.

Trời cao nắng ấm, mộng vàng.
Dây roi chăn dắt có cần nữa đâu.

Có hai cách điều phục tâm: một là điều phục chậm theo trình tự, hai là điều phục nhanh, nhảy một bước thẳng vào vùng đất Như Lai, thể nhập liền với con trâu của chính ta mà không cần chăn dắt.

Cách điều phục Tâm chậm theo trình tự gồm ba việc. Việc tự đầu tiên chúng ta phải làm mọi việc chậm lại. Thứ hai làm chủ được từng động thái của thân. Thứ ba là dùng ánh sáng chánh niệm để soi sáng từng động dụng của thân hành. Khi thực tập đã thuần khiến tâm thức luôn ở lại với chúng ta, chúng ta có thể làm mọi việc ở tốc độ bình thường nhưng tâm vẫn an, không còn tình trạng làm việc này mà ý nghĩ ở xa. Tiến trình trên được gọi là điều phục theo trình tự. Nếu không bước vào trình tự này, chúng tao không làm được điều cạn nhất là làm chủ được ta.

Cách điều phục Tâm nhanh “một bước nhảy thẳng vào vùng đất Như Lai” có hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất đòi hỏi chúng ta có chiều dài thực tập tâm rất thuần. Ví dụ Ngài Xá Lợi Phất chứng quả A La Hán ngay đạo sau khi nghe Lý Nhân Duyên của Đức Thế Tôn: “Cái này sinh thì cái kia sinh; cái này diệt thì cái kia diệt.” Trước khi đến với Đức Thế Tôn, Ngài Xá Lợi Phất đã là lãnh tụ của một giáo đoàn gồm 500 đệ tử. Do vậy, chỉ cần nghe một lời khi tâm đã thuần, tâm của Ngài liền bừng sáng. Trường hợp thứ hai đòi hỏi chúng ta phải có cơ duyên, ví dụ như cơ duyên cận kề với cái chết, nên chúng ta hoặc do đã từng thao thức muốn biết cái gì là không sinh bất diệt, sau đó do cơ duyên được nghe một lời kinh, tâm thức liền bừng sáng.

Cách chúng ta hiện đang thực tập thường theo trình tự. Các vị thánh La Hán ngày xưa thông minh như thế nhưng tu theo trình tự của Đức Thế Tôn dạy cũng phải mất nhiều năm. Câu hỏi chúng ta đặt ra ở đây là tại sao chúng ta phải theo trình tự trong khi cách thâm nhập thứ hai là nhảy vào một bước liền tan biến trong biển pháp thân của Như Lai. Câu trả lời là vì tâm thức chúng ta quá nhạy. Khi nghe một chuỗi âm thanh, tâm thức mình bị dắt dẫn, liền sinh khởi nhiều điều trong tâm. Do vậy chúng ta phải làm một việc là kéo giãn thời gian để đủ thì giờ nhận diện tâm thức. Ví dụ ta bước chậm để làm tốc độ của thân hành chậm lại, để chúng ta kiểm soát được tâm hành, nhận diện được cảm thọ ở sâu hơn.

Có hai pháp môn giúp ta dễ dàng bước vào hai con đường tu một chậm, một nhanh vừa nêu trên. Pháp môn thứ nhất là thanh lọc thân tâm bằng cách có một niềm tin vững chắc vào pháp môn tu. Pháp môn thanh lọc tâm thứ hai là lấy Tứ Niệm Xứ làm nền tảng căn bản cho những người con Phật thăm dò vào kho tàng chánh Pháp của Như Lai, chứng nghiệm được Niết Bàn ngay trên hình hài năm uẩn. Và Trong Tứ Niệm Xứ, niệm đầu tiên là Thân Hành Niệm rất quan trọng. Cách tinh yếu nhất là niệm hơi thở. Thân hành của chúng ta có lúc đi, lúc ngồi nhưng lúc nào chúng ta cũng thở cả. Người nào kiên trì theo dõi được hơi thở vào ra một cách cần mẫn, người ấy làm chủ được thân hành của họ. Mọi tật bệnh phát sinh từ hơi thở. Vì vậy khi thiền định sâu vào hơi thở, tâm yên bình, dẫn đến hơi thở yên.

Tóm lại, thanh lọc thân tâm là bước đầu, và cũng là bước rất quan trọng để chúng ta đi vào con đường tu tập. Mỗi ngày, chúng ta có vô số phương tiện để làm hình hài bên ngoài sạch sẽ, thơm tho. Bên trong, chúng ta cũng cần thanh lọc tâm để lòng của chúng ta đủ không gian, tươi mát, an bình. Tu tập được vậy, những tai ương hoạn hoạ cũng phải kiếm đường ra đi. Khi đời sống của chúng ta nhiều năng lượng lành, chúng ta chiêu cảm được những người bạn lành đến với mình.

Chúng ta vừa thấy hai con đường để thâm nhập Phật nơi chính mình, và có niềm tin rằng ta có năng lực cắt liền phiền não, khổ đau như người xưa. Chúng ta không nên triển hạn việc thực tập “mình nhìn chậu hoa, chậu hoa là vật bị nhìn, mình là người nhìn chậu hoa.” Làm được vậy, chúng ta làm chủ được đời mình, làm chủ được sự sống chết của mình.

Trích "Về Nguồn 5" - www.matthuongnhindoi.com

DƯA MÓN is comming :)