Thường nói tới đi chụp hình tại Studio chúng ta sẽ nghĩ những chiếc đèn to lớn, với cái chụp đèn màu trắng, cái dù mở to đèn chiếu vào, một cái phong lớn phía sau, dây điện nối nhau chằng chịt, giờ có thêm màn ảnh to treo trên tường, vừa bấm cái máy ảnh một cái rét là hình người mẫu hiện to lên liền, không phải chờ đợi đi rửa phim như 15 năm về trước ... Đúng là vậy! Có một studio phải nói là số một. Muốn được vậy thì cũng vẫn là câu nói muôn đời “Tiền Đâu? Vì phi kim ngân bất thành đại sự mà?”
Tuy nhiên vẫn có thể làm một cái Studio theo kiểu văn nghệ bỏ túi, làm cho vui mà vẫn ra hình như thường, tất nhiên không thể so sánh theo kiểu “đại gia, công nghiệp nặng” được, nhưng tạo ra một thứ trò chơi theo kiểu vui xuân.
Thường khi sắm một cái máy hình thì mình cũng cố mua thêm cái FLASH chụp hình. Khá tiện lợi khi có cái Flash gắn trên máy ảnh, chụp một nơi thiếu ánh sáng là ra tấm ảnh nhìn được thấy mọi thứ. Nhưng các nhà nhiếp ảnh chê là để cái Flash trên máy ảnh là một vị trí tệ nhất vì khi chụp là sẽ bị hình bong phía sau. Nên họ nghĩ cách chế một cái cần bé nối vào máy ảnh, rồi để Flash bên hông, hay cao hơn một tí để giảm hình bóng. Cách này các thợ ảnh bên Mỹ sử dụng nhiều nhất, họ cũng tạo một số tấm ảnh xem tương đối.
Nhưng cuối cùng thì để đèn theo kiểu Studio là gắn đèn lên một cái cây, rồi có cái chụp và cây dù chụp vẫn là đẹp nhất. Nếu ta không có đèn lớn thì sử dụng cái Flash vẫn được như thường.
Những dụng cụ cần phải mua
Một cái dù giá rẻ nhất từ $30.00
Một cái chụp giá rẻ cũng từ $50.00
Một cái cây để gắn đèn Flash giá rẻ từ $20.00
Một miếng vải to làm phông phía sau, giá cũng từ $50
Có thể tìm những thứ này từ EBAY, tốn khoảng chừng $150 là bắt đầu có một Mobile Studio.
Khi đi Studio thì tối thiểu phải cần 3 cái đèn, đúng là vậy vì như vậy mới ra được hết màu sắc. Không bàn khía cạnh chuyên nghiệp tại đây. Giờ nói theo kiểu con nhà nghèo cho thoải mái hơn.
Cứ nghĩ ra ngoài trời, ánh sang tốt thì ánh sang đó từ đâu mà tới, là từ mặt trời, mà mặt trời là một ngọn đèn duy nhất, chúng ta sử dụng để chụp hình thì như vậy chúng ta có thể sử dụng một FLASH chụp trước khi có thêm FLASHES.
Cái tiện lợi của thế giới Digital là chúng ta có thể làm WIRELESS khi sử dụng FLASH. Quân lỡ xài anh em nhà NIKON, nên không biết nhiều về họ Canon nhưng nghĩ đôi bên có sự tương tự về các kỹ thuật, tất cả là “Đại đồng nhưng tiểu dị” mà thôi.
Lấy cái Flash SB600 hiệu Nikon làm đèn Studio, giá đèn này bây giờ khoảng $300 hoặc đắt hơn một tí. Mở quyển hướng dẫn sử dụng Flash thì trong đó sẽ chỉ nút nào để chuyển đèn qua hệ thống Wireless.
Nếu chúng ta có một trong những cái máy Nikon đời D70, D80, D200... trở lên là có thể sử dụng Wireless. D70 bây giờ không còn tìm được ngoài tiệm vì chẳng ai sản xuất nữa nhưng có thể tìm trên Ebay, không chừng rẻ hơn đèn SB600 nữa. Mở quyển sách hướng dẫn thì trong đó sẽ chỉ chuyển máy qua Wireless. Khi chuyển đúng nút rồi thì cần mở cái POP UP flash trên cái máy ,thì như vậy khi bấm máy chụp cái POP Flash sẽ gởi tín hiệu vào cái đèn SB600 và cái đèn sẽ nháy lên.
Đèn và máy nhận được tín hiệu lẫn nhau thì mình dung được nút TTL (đèn sẽ tự động chọn ánh sang như thế nào thích hợp). Không phải lo đo ánh sang thế nào cho đúng. Còn máy của mình vẫn để nút Program chụp vẫn được.
Việc của mình là chụp cái lồng trắng vào đèn Flash, như vậy ánh sang sẽ dịu đi, mình tự tìm hiểu để đèn vị trí nào cho đúng.
Nếu không dung cái chụp màu trắng thì dung cây dù, để đèn bắn vào dù thì ánh sang sẽ tỏa ra. Mình cũng phải tìm vị trí nào cho đúng.
Trước tiên cứ dung một đèn, khi có tiền mua thêm cái Flash nữa để làm 2 đèn, rồi 3 đèn.
Thật ra mua đèn Flashes , đắt tiền hơn mua đèn chụp trong Studio, vì hai đèn căn bản cho Studio trong vòng $600. Còn mua hai đèn Flashes vẫn đắt hơn đôi chút...
Dùng đèn Flash lợi một cái là di chuyển dễ dàng và có thể xài tự động. Hiện giờ bên tây phương đã nhiều thợ chụp hình đã dung Mobile Studio để đến từng nhà chụp kiếm ăn. Họ tính khoảng $20 cho một tấm ảnh to. Nếu một ngày họ tìm được 5 người khách họ cũng vui rồi.
NOTE : Tấm đầu chụp dung đèn NIKON SB900 để trên máy thì bị bóng rất nhiều, cho dù xoay đèn như thế nào cũng bị bóng....
Còn 3 tấm sau là chụp cho cô Nga, chụp hai đèn, một đèn chụp cái lồng trắng, một đèn chiếu vào cái dù. Hai cái Flashes là Nikon SB800 và SB900. Vị trí để xéo 45 độ chiếu vào cô Nga.