Exposure : Một tấm ảnh chụp bằng máy kỹ thuật số, muốn thấy được hình ảnh thì phải cần ánh sáng chiếu vào. Vậy cần một mạch điện tử (sensor) có khả năng thu ánh sáng. Vậy khi ta bấm cái máy hình của chúng ta là ánh sang được thu vào rồi. Nếu chúng ta để ánh sang vào nhiều quá (Long exposure) thì tấm ảnh sẽ thấy trắng và không thấy gì luôn. Nếu chúng ta để ánh sang vào ít quá (Short exposure) thì tấm ảnh tối hù. Như vậy chúng ta cần phải đo ánh sang trước khi chụp hình, có đều ngày nay máy móc tối tân đã chế ra bộ phận tự động cho máy hình, nên ta có thể chụp mà không phải lo chữ Exposure cho lắm. Tới giờ không biết dịch chữ Exposure như thế nào? Có tự điển dịch là “Sự phơi sang”, vẫn thấy tối nghĩa, nên phải dài dòng giải thích chữ Exposure, trước khi nói về nghệ thuật nhiếp ảnh chuyển động mờ ảo (Motion blur).
Trong chiếc máy hình của chúng ta có hai bộ phận điều khiển máy là Tốc Độ và Khổ Độ.
- Tốc độ đúng từ là Shutter Speed có nhiệm vụ tính thời gian cho ánh sang vào trong máy
- Khổ độ là Aperture, chúng ta cứ nghĩ tới con mắt của chúng ta, nếu chúng ta mở hi hí thì ánh sang vào trong mắt ít, mở to ra một tí thì ánh sang vào nhiều hơn, mở to nữa thì thêm nữa và sau cùng mở thiệt to, sang quá đi. Vậy ống kính của máy ảnh y như là con mắt của ta , thì trong máy có những con số như F22, F16, F11, F8, F5.6, F3.5, F2.8 thì số càng lớn là con mắt mở rất bé, ánh sánh vô ít, rồi số càng bé thì con mắt mở to ánh sang vô nhiều. Như vậy Aperture nhệm vụ của ống kính mở to hay bé
Shutter speed được tính bằng nhữ con số như 1/2000, 1/1000, 1/500. 1/125..... 1/8, 1/2,...
Đó là thời gian được tính bằng giây, nếu viết bằng số thập phân thì nhiều số quá nên người ta tính bằng phân số. số ½ có nghĩa 0.5 giây. Như vậy khi ta để 1/2000 , bấm máy hình một cái là nghe cái click thiệt nhanh là ánh sang vào rồi đó, nếu ta để ½ giây, bấm máy đợi sau ½ giây sẽ nghe cái click như vậy ánh sang thu vào mất hết ½ giây.
Phải nói dài giòng như vậy thì mới hiểu được về cách chụp Motion Blur. Nếu thấy một chiếc xe hơi chạy mà ta để shutter speed ở tốc độ 1/60 trở lên thì sẽ không thấy chuyển động mờ ảo, mà sẽ thấy rất bình thường. Nhưng để tốc độ xuống thấp thì sẽ thấy chuyển động mở ảo ngay, chẳng hạn ¼ giây.
Như vậy phải cần Long Exposure mới có hình mờ ảo, nhưng câu hỏi là để Long cở nào? Đây là câu khó trả lời lắm. Bởi vì phải cần biết tốc độ chuyển động của vật mình chụp, chiếc xe đua chạy vút một cái, còn con ốc sên ý ạch bò. Nếu mình chọn tốc độ ½ chẳng hạn thì cái nhoè của xe đua phải mờ đi nhiều, con con ốc sên thì thấy chẳng nhoè gì hết.
Một yếu tố nữa cần phải nhớ là ánh sáng, nếu chúng ta để Long Exposure thì ánh sáng vào rất nhiều thì như vậy tấm ảnh sẽ quá ánh sang (over exposure) không thấy gì hết. Như vậy ta phải suy nghĩ về Aperture , vậy mở mắt ống kính cho bé với Long Exposure thì có lẽ sẽ đỡ hơn. Có đều cần phải nghĩ là chụp ngày hay chụp tối, vì về tối thì không nên mở mắt quá bé là không thấy gì hết.
Thế thì có câu trả lời không? Xin nói là không vì ta phải thí nghiệm , dung cách học hỏi từ làm lỗi (Trail and error). Cứ ngồi chơi với những con số của Aperture và Shutter Speed thì chúng ta sẽ thấy các vật di chuyển bị mờ như thế nào?
Muốn cho các vật chuyển động bị nhoè, ví dụ như chụp về đêm, xe cộ mở đèn, chạy ào ào. Lấy máy ảnh để lên cái cây 3 chân, rồi thử để shutter speed ở long exposure. Chụp về đêm thì ta cho ánh sang vào nhiều một chút, rồi nhấn máy cái rắc thì ta sẽ thấy chuyển động xe hơi sẽ nhoè đi , còn vật tỉnh thì không nhoè. Loại chụp này ta hay thấy trên các Post Card khi chụp thành phố về đêm.
Máy chụp hình ta có cái nút Shutter Priority Mode, thì chúng ta sẽ không phải lo về phần Shutter Speed nữa. Khi chúng ta để nút S, chúng ta chỉ lo phần Aperture thôi, nếu ta mở mắt nhỏ thì máy hình sẽ chọn Shutter Speed cho ta, mở mắt to thì máy cũng sẽ chọn cho ta.
Nếu ánh sáng trời nhiều quá thì ta sẽ mở mắt nhỏ lại, ngoài ra ta có thể giảm nút ISO xuống 200 hay 100. Thêm nữa mình có thể sử dụng Neutral Density Filter để giảm ánh sáng.
Thêm nữa chúng ta có thể sử dụng phương pháp Panning, có nghĩa xoay máy hình ta theo vật đang chuyển động. Thường phương pháp này, đứng canh vật từ xa, thấy tới gần rồi từ từ xoay theo 180 độ, khi vật vào trong khung hình thì bấm một cái. Thường chụp kiểu này, vật di chuyển không bị Blur nhưng vật phía sau bị Blur. Thấy rõ nhất chụp theo xe đua thì panning theo xe, khan giả ngồi xem sẽ bị Blur.
Nhuyên tắc chụp Motion Blur thì phải nắm rõ cách sử dụng Shutter Speed và Aperture mà thôi. Giờ nhìn tấm hình của Thanh Hương chụp thì ta có thể đoán Long exposure cở nào và Aperture mở to hay nhỏ. Chỉ đoán thôi chứ không chính xác đâu.