Thời kỳ còn chụp máy phim nhựa 135mm, lâu lâu có những tai nạn là chụp xong, xoay lại cuộn phim không hết , vẫn để phim trong máy ảnh, rồi sau đó quên mất lại đem máy ra chụp thì như vậy sẽ bị hình mới đè lên hình cũ và đem đi rửa thì sẽ thấy hai hình .
Cũng nhờ tai nạn đó mà nhiều năm trước các nhiếp ảnh gia đã tạo ra nghệ thuật chụp nhiều hình vào một tấm ảnh, nói nôm na là Overlap , còn nói theo nghệ thuật là Multi Exposure (không biết nói tiếng Việt là gì?) .
1. Thời xa xưa
Các máy ảnh phim nhựa như Canon AE1 , A1 hay Nikon F3, có một cái nút bé dưới thân máy, dung để giữ phim khỏi chạy khi lên phim. Có nghĩa là sau ấn máy chụp cái rét, phải lên phim để chụp Pose kế tiếp. Nếu ta ấn vào cái nút giữ phim, lúc lên phim thì phim sẽ không chạy , rồi bấm máy chụp thì ta sẽ có một tấm hình bị Overlap.
Vào thời đó chưa có Photoshop để ghép hình, thì người ta chỉ có hai phương pháp là chụp theo kiểu Multi Exposure hoặc ghép hình trong lúc rửa hình ở phòng tối.
Người ta chế ra một miếng nhựa hình bán kính màu đen, đem miếng nhựa che lên ống kính máy hình, lúc chụp họ chỉ chụp một bên (trái hay phải tự họ chọn), tiếp theo họ ấn nút giữ phim , rồi lên phim (tất nhiên phim không chạy) sau đó họ che ngược lại thì như vậy họ chụp một người thành hai người.
Vào đầu thập niên 70, ngoài các bờ biển Việt Nam như Vũng Tàu, Nha Trang... các phó nhòm đi chụp dạo hay dùng phương pháp này để kiếm ăn từ các du khách.
2. Thời bây giờ
Máy chụp Digital có sẳn phần gọi Multi Exposure, chỉ cần chuyển vào đó là chụp thôi. Các máy tốt có thể chụp đè lên nhau trên cả 10 lần. Ngay cả máy con dế (loại compact) như Sony, Samsung, Panasonic... họ cũng chế ra phần đó. Có một lần Quân đi quay phim đám cưới, có một đám bạn trẻ của chú rể và cô dâu, có một thằng cứ đu như một con khỉ, tụi bạn nó chụp một cái. Sau đó thằng đó đi xuống thân cây như đang bò lên , tụi nó ở ngoài chụp một cái. Như vậy trong một tấm hình in ra sẽ thấy cùng một thằng đang leo cây rồi đu cây.
3. Nghệ Thuật Multi Exposure
Tạo hình như những bóng ma , cứ nghĩ ngoài khu Shopping, người ta đi qua đi lại, nếu ta chụp thì sẽ thấy nhiều bóng di chuyển qua lại.
Nếu bầu trời có mây, ta chụp nhiều hình trên một tấm thì sẽ mây loang ra , trông rất nghệ thuật.
Các giòng suối đang chảy, hay thác nước nếu ta cũng chụp nhiều hình thì sẽ thấy giong nước chảy mờ ảo.
Lúc chụp ta có thể tăng ánh sang tùy ý , có nghĩa là tấm đầu mhiều ánh sang, tấm thứ hai giảm đi một tí, tấm thứ ba giảm đi... như vậy chúng ta sẽ có ánh sang thú vị trong một tấm ảnh.
Vài thập niên trước, các phim trường làm phim của Hollywood, chưa có kỹ thuật computer graphic, họ đã sử dụng nghệ thuật Multi Exposure rất là nhiều.
Trước hết ta nhìn 4 tấm ảnh trắng đen do Thanh Hương chụp là các vật trong tấm hiện ẩn hiện lên nhau. Phương pháp này nhà làm phim đã ghép hình nữ diễn viên Julie Andrews ẩn hiện trong nhà thờ St Paul’s (tại London) trong phim Mary Popins khi cô đang hát bài “Feed the birds”
Bộ phim tập của Mỹ là Wonder Woman vào thập niên 70 đã sử dụng kỷ thuật Multi Exposure là một cô gái bình thường xoay một cái biến thành Wonder Women . Vai này do cô diễn viên sexy, ngực bự là Lynda Carter đóng vai chính. Các phái nam xem phim này thường không nghĩ tới kỹ thuật điện ảnh nhưng nhớ cô đào Lynda nhiều hơn.
Nhà họa sỹ trứ danh thế giới là Ian Hornak từ năm 1970 cho đến 1985 sử dụng tư tưởng Multi Exposure để sang tác. Rất tiếc ông đã mất vào năm 2002 lúc đó ông được 58 tuổi.
Hình 1 và Hình 2
Hai hình đè lên nhau, nhìn hai cậu bé thấy mờ ảo, nếu chụp di chuyển thì như bóng ma
Hinh 3
Chụp bình thường
Hình 4
Chụp multi exposure, bấm 10 lần lien tục trên 1 tấm ảnh. So sánh tấm thứ 3 thì bầu trời khác biệt , mây như đang bay .
Hình 5 chụp bình thường và hình 6 là Multi exposure chú ý bầu trời
Hinh 7 chụp bình thường tòa nhà O2 , nơi đã dung quay phim 007 – The World is not enough, khi mới vào phim cảnh ca nô rượt trên sóng và James đã leo lên nóc của tòa nhà.
Hình 8 - chụp Multi Exposure , chú ý bầu trời và nuớc song. Nếu nước chảy như suối nước thì sẽ mờ ảo hơn.
Hinh của Hoa Sỹ Ian Hornak .