Mar 30, 2017

POET VAN TRAN




Mom and I resumed translating. Below are the 5 poems by POET VAN TRAN. Enjoy! 


pp. 177-81: Van Tran’s poems;

The Poem for Mother
My mother worked hard from morning to night
Raising her young and innocent children in the house
Toiling all day without a word of complaint
Only to fulfill her responsibility as a mother
We children take to heart that 
When growing up, we have to show gratitude to her
Wishing that she lives for a long time
So that we could listen to her sweet counsel. 

The Poem for Father [sorry, too short 😀 ]
My father was sent to the re-education camp 
For two continuous years
My mother stayed at home, taking care of house chores
Looking after her young children
  
The Poem for Maternal Grandmother

My grandmother is now seven three
Short stature with rosy complexion
Loving her children and grandchildren, she visited us in the south
Rubbing heads, scratching backs, hardly a resting moment
Every time she visited us, I knew
I offered her a hot cup of tea with sugar
Grandma smiled, taking out a small bag of peanuts
Toothless chewing, crimson red betel nuts
How sad I am when she returned to the north 
A simple stanza I dedicate to my grandma.  

Sunday: March 26, 2017

The cat
My family raised a kitten
All day long, it ran up and down, playfully
But everyone, not too quick to laugh at it
Because, while being mischievous, it never bothers anyone 
Everytime a rat appears,     
It spreads its claws, lights up its eyes, and frightens even a big rat
But without rats, the cat becomes a Buddha 
Curling with eyes half-closed
Two ears still listening quietly 
Long tail twitching as if searching for something 
I wish that the kitten would behave better.

Doing housework [Everyone had a great laugh, translating this poem 😋 ]
Part I
Morning has arrived, time to wake up
Sweeping the floor, boiling the water, sorting out the vegetables, stir-frying the noodle
After breakfast, I’m ready to go
Arriving at Ba Hat market, what to buy?
First was a kilogram of potatoes
Tender beef, sprinkled with onions
Buying several kohlrabi (xu hao) still with green leaves
Adding a bunch of green onions
Then, a dime of lemon
Ground pork soup with green onions
Rhythmically, I march home
Not a coin left in the pocket
Now, I’m ready to go home.
***********************
Part II
Back at home, I put the meat in the refrigerator
Selecting the vegetables, and frying the sesame salt
With the sound of musical instrument 
Singing a song, echoing all around the house 
Getting ready with lemon, onions, pepper, garlic
Lighting the stove, cooking the rice
Then slicing beef,
Seasoning with fish sauce and salt, I stir fry
Peeling the kohlrabi
Greening leaves, savory bowl of soup 
How can you forget my hard work

Multi-tasking, (nu si Van Tran) well regarded/well known in the household. 

Trích "Đi"
Tác Giả: Doãn Quốc Sỹ

Dịch Giả: Doãn Thị Quý và gái Ngọc 

Mar 28, 2017

THE UK WILL LEAVE EU ON 29 MARCH OF 2019



Je kan een paard naar het water leiden, maar je kan het niet doen drinken

You can bring a horse to water but you cannot make it drink.


BỨC ẢNH



Bức Ảnh    

Thấm thoát đã 6 năm trôi qua ngày Nguyễn Đức Quang, con chim đầu đàn của Phong Trào Du Ca Việt Nam đã lìa bầy ngày 27-03-2011. Nhân dịp kỷ niệm ngày giỗ của anh, hồi tưởng lại những sinh hoạt thân thương mà chúng tôi đã có, tôi viết lên đây 1 kỷ niệm tuy thật nhỏ bé. Chả có gì gọi là đặc biệt, thế nhưng nó là sự khởi đầu của tôi dính liền với phong trào du ca nói chung, và với Nguyễn Đức Quang nói riêng. Nó đã ăn sâu trong tôi một nền văn nghệ cộng đồng, và kéo dài mãi cho đến hôm nay. Mảnh kỷ niệm này anh Nguyễn Đức Quang vẫn luôn nhớ, và đã kể lại cho tôi cùng các bạn nghe trong lần họp mặt " 30 Năm Sinh Hoạt Cộng Đồng " tại Cali năm 1997. Và tôi cũng có dịp kể lại cho anh và các bạn nghe lại trong buổi văn nghệ " Tình Ca Ngưỡi Hát Rong" tại Hòa lan năm 2010, trong dịp anh Quang đi thăm Âu Châu cùng bằng hữu.
Hôm nay, một lần nữa, tôi ghi lại đây với tất cả lòng qúi mến và thương nhớ tới người anh tinh thần Nguyễn Đức Quang của tôi đã muôn trùng xa cách.
Nguyễn Quyết Thắng

Sinh nhật của tuổi vừa mới lớn của tôi rơi đúng vào ngày Đại Hội Du Ca Toàn Quốc Lần Thứ 1, năm 1967, nhóm họp tại khuôn viên trường đại học Văn Khoa ( cũ ) tọa lạc trên đường Gia Long Sài Gòn. Chúng tôi 4 người gồm Thị Đầm, Nguyệt Quờn, Thanh Tài và tôi, đại diện cho đoàn Du Ca Lòng Mẹ tại Ban Mê Thuột kéo nhau về dự. Tôi đã thành lập đoàn Du Ca Lòng Mẹ năm 1966, khi đoàn còn mang tên là đoàn Thanh Ca Tác Động. Tôi đã tình cờ nghe được những bản nhạc của anh Nguyễn Đức Quang, do anh Huỳnh Long Hải thuộc đoàn Thanh Ca Tác Động Long An hát. Trong lòng đã luôn dâng một niềm cảm mến vô biên người nhạc sĩ, tuy chưa được diện kiến nhưng vẫn coi anh như một thần tượng .
Từ bến xe đò, chúng tôi tìm đến điểm hẹn tập trung, bước vào khuôn viên, tôi phải đi qua những căn phòng nhỏ thấy đề bảng CPS, rồi bảng Thanh Niên Thiện Chí , rồi bảng Nguồn Sống v..v.. cuối cùng là 1 phòng sinh hoạt thật lớn có nhiều người đang lui tới : Phong Trào Du Ca Việt Nam.
Tôi rụt rè lấp ló nhìn vào trong , bất chợt có một người đi ngược ra gập tôi hỏi :
- Em tìm ai ?
Tôi nói :
- Dạ , em muốn tìm anh Nguyễn Đức Quang ạ ,
anh ta trả lời :
- Vào đi em, Quang đang ở trong đó. Hôm sau tôi mới biết tên anh ấy là Huỳnh Đắc Đậu , một người thật dễ thương , vui tánh , luôn hòa đồng với mọi người , sẵn sàng để mọi người đem ra làm trò diễn kịch .
Bước vào phía trong hội trường tôi thấy nhiều người đang bận rộn treo biểu ngữ trên sân khấu , người thì đang kê bàn, treo đèn , kết hoa, bên cạnh tôi dựng một cái thang và có người đang đứng trên đó gắn bóng đèn thấy tôi hỏi vọng xuống :
- Các em mới đến đó hả ? đơn vị nào đấy ?
Tôi nói :
- Dạ chúng em thuộc Đoàn Du Ca Ban Mê Thuột , em muốn gặp anh Nguyễn Đức Quang ạ ,
- Ờ ! anh đây , chờ anh một tí .
Tôi giật mình, thì ra người mình đang muốn tìm là đây! Tôi ngước lên nhìn , thấy một người thanh niên chắc lớn hơn tôi 5-7 tuổi là cùng, ốm tong, mặc một chiếc áo sơ mi trắng ngắn tay, chiếc quần kaki vàng và mang đôi dép sandals nhựa có quai, dáng dấp của một học sinh. Chứ không phải dáng ... " thần tượng " như tôi nghĩ. Lòng chợt trùng xuống, đôi chút thất vọng ...
Lúc còn ở Ban Mê Thuột, chúng tôi đã học thuộc và tập cho nhau những bài ca có tinh thần yêu quê hương đâú tranh thật hào hùng và bất khuất của dân tộc của anh Nguyễn Đức Quang. Từ những bản nhạc của anh Quang, tôi đã học được những bài học thật hữu dụng, thực tiễn hơn là những bài trong lớp thầy cô giáo đã dậy. Thí dụ như bài Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ:
"... Máu ta từ thành Văn Lang dồn lại
Xương da thịt này cha ông ta miệt mài
Từng giờ qua, cười ngạo nghễ đi trong đau nhức không nguôi
Chúng ta thành một đoàn người hiên ngang
Trên bàn chông hát cười đùa vang vang
Còn Việt Nam,triệu con tim này còn triệu khối kiêu hùng..."
Qua lời nhạc, tôi nghĩ hình ảnh của Nguyễn Đức Quang phải là một người vạm vỡ, bắp thịt săn tròn, tung xiềng như Phù Đổng hiên ngang. Sao giờ thấy cái cổ dài thoòng, mái tóc chẻ ngôi vắt ngang bên, cái miệng hô ra, cười cười!
Hay là qua bài Đường Việt Nam:
" Đường Việt Nam ôi vô cùng vô tận
Đường ngang tàng ngoài biển Nam giữa Trường Sơn
Đường ngày qua đầy vết kinh hoàng
Mỗi xóm làng một dở dang.
Đường ruộng ngô đến xóm dừa chưa cùng
Đường ngông cuồng đường trường chinh vẫn ruổi rong
Đường mồ hôi tràn đến lưng đồi
Lúa yêu người hẹn về bước rong chơi
 . . . . . .
Nhưng càng mưa giông càng vươn tới
Bước chân hùng còn đi rất hăng
Đi dựng lấy huy hoàng
Giống da vàng này là vua đấu tranh ..."
Như một bài địa lý về đất nước Việt Nam. Nó rộng lớn đến độ từ thuở chào đời đến nay, nào ai có thể đi hết được? Tôi nghĩ thế. Nguyễn Đức Quang như một Hercule với đôi chân rắn chắc rong ruổi đường dài, bước trên mọi chông gai. Thế sao bây giờ tôi lại thấy Quang với 2 cánh tay lêu khêu và cái miệng rộng đến mang tai thế kia. Hình ảnh một chàng trai hào hùng mà tôi đã hình dung tưởng tượng ra, mà tôi đã nắn nót vẽ trên bìa giấy, hẹn sẽ tặng anh lúc gặp gỡ, nay trở thành kịch cỡm vô duyên qúa!
Tối hôm đó, tất cả các du ca viên khắp nơi đã tề tựu đông đủ. Chúng tôi ngồi thành vòng tròn quây quần trong hội trường, dưới ánh sáng chỉ đủ soi tỏ những mái đầu xanh , chúng tôi cùng nhau hát những bài ca quen thuộc của du ca .
Nguyễn Đức Quang đứng ở giữa vòng tròn, anh khom người cong chân rồi vung tay lều khều đánh nhịp, bài Xin Chọn Nơi Này Làm Quê Hương:
"... Ta còn những người thật yêu nhau biết bao thiết tha
Chưa gặp bao giờ mà đã quá uống máu ăn thề
Giam mình trong lòng thành đô kia sống nơi ấp quê
Nhưng tình cao vời đòi yêu thương khắp luôn thế-gian
. . . . . . . .
Xin chọn nơi này làm quê hương dẫu đang chiến tranh
Xin chọn nơi này làm quê hương dẫu chưa thanh bình
Xin chọn nơi này làm quê hương dẫu đang khó khăn
Xin chọn nơi này làm quê hương dẫu chưa ấm êm... "
Cánh tay của anh dang dài như bao phủ trên đầu chúng tôi. Đôi cánh tay ôm trọn tiếng hát của chúng tôi, rồi tung lên cao vụn vỡ rơi rớt lên tâm hồn chúng tôi. Chúng tôi càng vươn vai hát lớn. Chúng tôi hát bằng trái tim thật trong sáng, thật non nớt của tuổi chưa đầy đôi mươi. Chúng tôi chưa được nghe đến những gíao điều, chủ nghĩa, chính kiến, những tuyên ngôn tung trời của loài người. Chúng tôi chỉ biết lúc chào đời cho đến nay toàn thấy cảnh chiến tranh dầy xéo trên quê hương. Người dân phải sống trong cơ cực của thiên tai lũ lụt, chiến đấu với miếng cơm manh áo. Chúng tôi chưa biết đến tình yêu trai gái. Nhưng có điều chắc chắn, chúng tôi đang có một trái tim và một bầu máu nóng đang sôi sục, trong những trại công tác thiện nguyện trong dịp nghỉ hè. Trong những mái trường bằng tre lá được cất lên vội vã nơi những thôn làng bản ốc xa , chúng tôi đang học và đang hành những bài công dân thật đơn giản, mà nhiều người đã hay bị lãng quên.
Hãy nghe bài Không Phải Là Lúc:
" Không phải là lúc ta ngồi mà đặt vấn đề nữa rồi
Mà phải cùng nhau ta làm cho tươi mới
Hàng chục năm qua ta ngồi ngó nhau
Nghi ngờ nhau , khích bác nhau
Cho cay cho sâu , cho thật đau
Không phải là lúc ta ngồi mà cãi suông
Không tin nơi nhau thế ta định nhờ ai dẫn đầu
Thế giới ngày nay không còn ma quái
Thần tượng tàn rồi , còn anh với tôi
chúng ta đi tới bằng cái tầm thường thôi
Làm việc đi không lo khen chê
Làm việc đi hãy say và mê
Cứ bắt tay từ từ chúng ta giải quyết
Mình chậm chân theo sau người ta
Còn ngồi đây nghĩ lo viễn vong
Thắc mắc ngại ngùng đến lúc nào mới làm xong ... "

  .... Không đâu ! Đó chỉ là tỷ dụ mà anh Quang nêu cho cho chúng tôi thấy, lớp đàn anh của chúng tôi đã vấp phải như thế đó. Giờ đây trong căn phòng này chúng tôi đang ngồi sát bên nhau, kề vai nhau, tay nắm tay nhau. Chúng tôi không nhìn nhau, nhưng tất cả đang cùng nhìn về điểm giữa. Con tim đang cùng một nhịp thở. Mọi người đều hát lên một câu cùng ý nghĩa, theo cùng một chỉ đạo hướng dẫn của cái dáng người nhập nhô đứng giữa vòng:
"... Hy vọng đã vươn lên trong màn đêm bao ưu phiền
Hy vọng đã vươn lên trong lo sợ mùa chinh chiến
Hy vọng đã vươn lên trong nhục nhằn tràn nước mắt
Hy vọng đã vươn dậy như làn tên , đang rực lên ,trong màn đêm ..."
(Hy Vọng Đã Vươn Lên)
Niềm xúc cảm mạnh mẽ dâng lên. Dường như có giọt nước mắt nào long lanh. Và hình như tôi đã có cảm tình với bóng hình mảnh khảnh này.
Rồi chúng tôi hát bài Lìa Nhau:
" Lìa nhau mây đen lớp lớp, về đây che khuất, che khuất mẹ hiền
Mẹ buồn nhìn đời khốn khó, đàn con gieo thêm lắm, thêm lắm ưu phiền
Mẹ khuyên khuyên con tiếng nấc nghẹn ngào:  à ơi con hỡi đừng lìa nhau
Đạn bay trên non cao, hay đạn tuôn về xóm nghèo
Lìa nhau cho non nước tiêu điều…"
Cái chân khẳng khiu của anh xoay chuyển chống đỡ , đạp lên niềm kiêu hãnh, bước theo nhịp con tim.
Rồi trong Bài Ca Học Trò:
"… Cho đàn em tôi còn bỡ ngỡ nơi sân trường
Đi kiếm tình thương trong tập sách in đen
Em say sưa học cố vươn lên
Trong khi cô thầy bỗng lo hơn
Bao nhiêu năm dạy chưa thấy niềm tin
Cho người bạn trai mà bạn gái rất mơ mộng
Hay cố đùa vui theo ngày tháng long đong
Nay cho ra đời đứa con trai
Mai sinh thêm một gái đông vui
Theo gương cha mẹ bơ vơ rồi đói ..."
Tiếng hát như gào thét thiết tha, như năn nỉ kể lể, như trách móc giận hờn ,thoát ra từ cái miệng rộng đến mang tai của anh Quang. Sự trông chờ của con người Việt Nam đau khổ, khiến cái cổ dài của anh như lại càng dài thêm. Chúng tôi hát say sưa bên nhau như chưa từng được hát. Mà qủa thật như thế. Đây là lần đầu tiên chúng tôi từ bốn hướng trở về , cùng hát một lời ca , cùng mang một tâm trạng, cùng gõ một nhịp tim với cánh tay bao phủ trên đầu,
Rõ thật, Nguyễn Đức Quang đứng đó không còn là anh Quang thư sinh ban đầu của tôi nữa. Anh thật mạnh mẽ như người lực sĩ đang phô bầy những bắp thịt căng tràn. Tiếng hát của anh hùng hồn, không cần đến máy phóng thanh, vang vang như dẫn lối, như truyền khẩu. Lời hát của anh như là một nhắc nhở, một lời khuyên nhủ, hay một khuyến cáo. Nó ngầm chứa một sự đau khổ, một chút phẫn nộ, và cả lòng tự hào dân tộc nữa:
" Chuyện Việt Nam ta mấy mươi năm
Mấy trăm năm hay đã hơn ngàn năm
Mấy ngàn năm chưa thấy vẻ vang
Trên đường đi vẫn đầy bóng tối tăm
Ôi quê hương ơi đẹp tươi đứng trong trời đất
Ta yêu quê ta thì đâu có bao giờ mất  ..."
(Chuyện Việt Nam)
Mấy trăm cái miệng cũng ngoạc lớn theo anh. Những nhịp chân nhún nhẩy của anh dội ngược vào lòng chúng tôi. Tôi thấy anh qúa cao lớn và quyền uy nơi đây. Anh không yếu đuối như tôi tưởng. Và hình ảnh tôi đã tuởng tượng, con người to lớn vai u thịt bắp mà tôi đã vẽ ra, vẫn còn nằm trong balô kia qủa đúng không sai. Tôi yêu và tôi thích cái dáng dấp này của anh. Cám ơn anh đã cho tôi ôn lại những bài học Sử Ký, Địa Lý, Công Dân Gíao Dục, tình Nhân Bản v..v.. Qua những bài hát, tôi yêu qúi anh, và vì vậy tôi yêu qúi du ca vô cùng!
Hôm chia tay trở về, tôi bồn chồn lui tới quanh co một hồi. Điều này không tránh khỏi ánh mắt với sự thắc mắc của anh. Anh hỏi tôi :
- Có chuyện gì không em ?
 Tôi rụt rè chìa ra tấm hình đã vẽ :
- Em định tặng anh tấm ảnh này. Mặc dù có thể không giống anh lắm, nhưng đó là sự tưởng tượng của em về anh. Xin anh nhận cho.
Anh Quang cầm tấm ảnh đưa lên xem, rồi há miệng cười ha hả .
Tôi thở dài nhẹ nhõm... 

Nguyễn Quyết Thắng


KHÔNG PHẢI LÀ LÚC




Nguyễn Đức Quang và 
Nguyễn Quyết Thắng 

Ngày hôm nay 27/03/2017, những người yêu mến Phong Trào Du Ca Việt Nam cùng nhau tưởng nhớ đến ngày giỗ thứ 6 của cố nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, con chim Du Ca đầu đàn.

Có những ca khúc Nguyễn Đức Quang viết cách đây đã nửa thế kỷ, mà ngay hôm nay vẫn còn nguyên giá trị. Bài hát này đã chỉ ra những thử thách của những người đang tham gia vào công cuộc đấu tranh tại Việt Nam:

Không phải là lúc ta ngồi mà đặt vấn đề nữa rồi 
Mà phải cùng nhau ta làm cho tươi mới 
Hàng chục năm qua ta ngồi ngó nhau 
Nghi ngờ nhau , khích bác nhau 
Cho cay cho sâu , cho thật đau 
Không phải là lúc ta ngồi mà cãi suông 
Không tin nơi nhau thế ta định nhờ ai dẫn đầu 
Thế giới ngày nay không còn ma quái 
Thần tượng tàn rồi , còn anh với tôi chúng ta đi tới bằng cái tầm thường thôi … 

Và Nguyễn Đức Quang cũng đã hô hào mọi người đã đến lúc phải có hành động cụ thể: …

Làm việc đi không lo khen chê
Làm việc đi hãy say và mê
Cứ bắt tay từ từ chúng ta giải quyết
Mình chậm chân theo sau người ta
Còn ngồi đây nghĩ lo viễn vong
Thắc mắc ngại ngùng đến lúc nào mới làm xong …

Mời quí độc giả cùng nghe lại Không Phải Là Lúc, và tất cả cùng nhau có hành động cụ thể để góp phần cứu nguy cho tổ quốc Việt Nam.

https://www.youtube.com/watch?time_continue=21&v=hO30J8lDiOo 

Doãn Quốc Hưng

Mar 24, 2017

DÀN CẢNH

"Đã từng xuất hiện trong các vở ballet"



Dàn cảnh
Tranh thủ lúc "giao thời" chưa ai nhận lớp, tôi học cắm hoa!
...
Chuyện xảy ra hết sức tình cờ, nếu không là "thiên duyên" thì cũng phải là cái gì rất gần với tên gọi ấy!
Buổi sáng hôm đó, anh Chánh và tôi trên hai chiếc xe đạp cà tàng, thong dong thả dốc cầu Nguyễn Văn Trỗi (bây giờ là Trần Quốc Thảo)...
Nhân tiện xin được phát đôi nét về con người đặc biệt này.
Từ tình yêu "điên khùng" với MÚA RỐI mà hai chúng tôi gặp nhau.
Hơn nhau 8 tuổi, nhưng NGUYỄN TRUNG CHÁNH không chỉ là anh lớn mà còn là người THẦY ĐẦU TIÊN - người có công "khai tâm-điểm nhãn" để tôi thấy được CÁI ĐẸP và nhờ "hạt mầm nghệ thuật" mà anh ƯƠM trong tôi, ngày nay đã đơm hoa kết trái!
 Nghĩ lại thấy "tội" - suốt quá trình chuẩn bị thi vào trường Sân Khấu, anh lo lắng hơn cả tôi!
Sợ tôi rớt, anh "thồn" vào tôi biết bao là thứ, từ Shakespeare, Racin, Corneille... đến Beckett, Tchékhov, Arbousov... thậm chí Tào Ngu, Quách Mạc Nhược..., đó là chưa kể phải xem vô số phim - kịch, rồi sau đó phân tích cho nghe cái hay, chỗ dở...
Viết về anh, chắc chắn cần thật nhiều thời gian và đó sẽ là một cuốn sách dầy hấp dẫn... (mong có đủ khả năng làm được việc này!), nhưng tạm dừng ở đây, chỉ biết nói rằng nếu không có anh, bây giờ tôi sẽ là môt người hoàn toàn khác!
Trở lại buổi sáng tiết thu hôm đó, giữa đường, anh Chánh nhận ra người quen lâu nay không gặp: anh Nhu.
Qua kiểu chào hỏi rối rít cùng những mẫu chuyện không đầu không đuôi của họ, tôi biết lờ mờ rằng anh Nhu này hoặc đang học dang dở, hoặc đã là kiến trúc sư (?) còn chị bạn "lạnh lùng" đi cùng anh là "ca sĩ" thời trước 75 với nghệ danh Thế Dung.
"Kiến trúc sư" Nhu và "ca sĩ" Thế Dung đang dạy cắm hoa!
Làm ơn tin giùm một cái!!!
Những năm 80, Saigon tối thui, hiu hắt - cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, tiền của đâu mà chơi trò "làm sang-trưởng giả "* này?
Chắc tại khuôn mặt đầy hoài nghi của bọn tôi làm hai người trên "phật ý"- Nếu không tin thì đi theo họ!
Ai có ngờ đâu ngay giây phúp ngẫu nhiên này, chính là cánh cửa nhiệm màu bất chợt mở ra cho tôi!
Với mớ giỏ cói, tay nải, bốn đứa lọc cọc đạp xe ra công viên - ban đầu trực chỉ Tao Đàn, vòng qua Bạch Tùng Diệp, sau đó rẽ vào những con đường vắng có nhiều villa với các bờ tường trồng biết bao là dây leo rũ xuống...
Tuy "lén lút" nhưng thao tác và sự phối hợp của hai "Thầy-Cô" này vô cùng điệu đàng và ăn ý. Họ leo trèo, bợ đỡ, cắt xén, hái tỉa... những cành lá, nhánh cây, bụi hoa, dây, rễ,... thậm chí "không tha" cả đám cỏ hoang mọc dại bên đường. Tôi và anh Chánh bỗng dưng được tham gia một "trò" vừa lạ lẫm, hấp dẫn vừa hồi hộp, mê ly... mà kết cục là gì thì không tài nào đoán được!
Sau khi chất đầy hoa-cỏ-lá-cành vào mấy cái giỏ đem theo, hai tên "tay nhám" tỏ ra mãn nguyện. Chúng tôi theo họ tà tà đạp xe quẹo vào một hẻm lớn nhưng lòng đường lại lõm lồi đất đá. Tôi hơi ngại nhưng chị Dung-anh Nhu "hiên ngang" cán bừa lên thảm lá xanh: đó là mớ lá sương sâm mà ta hay ăn giải nhiệt. (về sau mới biết con hẻm ấy nổi tiếng với món sương sâm-sương sáo, họ sản xuất và bỏ mối nhiều chợ trong thành phố, nhưng vì thiếu chỗ phơi nên phải rải lá trên nguyên con hẻm, bất chấp xe cộ cùng người qua lại / ớn chưa!)
Chị Dung-anh Nhu không vào cửa chính mà đập bôm bốp cánh cổng sắt bên cạnh ngôi nhà. Một gã "điển trai" nhanh nhảu mở cổng, miệng cười hết cỡ khi nhận ra "ca sĩ" Thế Dung!
 "A! Mình biết "thằng" này! Nó là Doãn Quốc Hưng, học cùng năm với mình hồi phổ thông, lớp nó cách mình 3 phòng học. Nó "chảnh" lắm!... Như vậy, đây là nhà của nhà văn Doãn Quốc Sỹ đây sao?"
"Ca sĩ" Thế Dung nét "nghiêm trang" lúc đầu tiên gặp hoàn toàn biến mất, chị ồn ào cười nói huyên thuyên, mọi người trong nhà thì "tung hứng" với chị một cách nhịp nhàng. Họ bắt đầu sổ mọi thứ "hái trộm" sáng nay ngâm ngay vào nước. Trước khung cảnh rộn rịp này, tôi chỉ biết im lặng quan sát như người "lính mới"!
...Điều "kỳ diệu" từ từ hiện ra: những cành lá tầm thường, sau khi cắt xén, trở thành những đường hình học lạ lẫm; mớ hoa dại cũng thế - hồi trên cây, chúng thô thiển, nhạt nhòa nhưng bây giờ, chỉ cần vài nhát tỉa tót đã thành điều ngược lại;... cả mớ cỏ dại cũng mang hình hài mới!
Trái bầu khô bị nứt tưởng sắp vứt đi, lọ chao không, nắp khạp sành sứ, lóng tre cưa vạt... bỗng chốc biến thành những bình trưng hoa ngộ nghĩnh độc đáo!
Không thể nói đây là những bình cắm hoa, mà phải gọi chúng là những "tác phẩm nghệ thuật" mới đúng vì ngoài bố cục hết sức hài hòa về màu sắc và đường nét, mỗi "tác phẩm" này còn được đặt cho một cái tên đậm chất thi ca như "Động Hoa Vàng", "Hương xưa" hay "Nắng Chiều"... chẳng hạn.
Tối đến, thêm nhiều người tới, tất cả ngồi xếp bằng, sít sao trong phòng khách nhỏ. Hóa ra đây là dịp mừng ông Doãn Quốc Sỹ trở về đoàn tụ với gia đình sau mười mấy năm học tập. Tôi nhớ không lầm thì đêm ấy đúng rằm trung thu.
Trong ánh nến lung linh, mọi người "bình" các "tác phẩm hoa", kế tiếp họ thay nhau hát và hát rất hay, ban đầu còn gắn với hoa với lá, sau đó là những ca khúc đẹp về nhạc lẫn về lời của Việt Nam trước năm 75. Thế Dung lúc này thực sự xứng danh "ca sĩ" - chị tỏa sáng trong mấy bài không tên của Vũ Thành An!
Dù đã xem bao nhiêu chương trình văn nghệ, dù gặp khá nhiều nhân vật tiếng tăm giới văn học - nghệ thuật, nhưng suốt ngày hôm đó - từ sáng cho tới tận khuya - chưa bao giờ tôi được tham dự một sinh hoạt văn hóa vừa hấp dẫn, mê ly, vừa thanh cao, tao nhã như vậy!
...
Tạm gác chuyện "ngắm hoa-thưởng nguyệt" này lại, dù muốn hay không tôi cũng phải trở về thực tế với trường lớp, bài vở, ngày thi!
Thầy Nguyễn Văn Phúc "lãnh" đám "thiếu cha - vắng mẹ" này. Ông dạy đơn nguyên quan trọng nhất của nghề đạo diễn: "Mi Zăn Sen" (phiên âm của cụm từ "Mis en scène" tiếng Pháp / dịch ra là DÀN CẢNH*.
Chi tiết về bài này vô cùng phức tạp. Để cụ thể hóa, việc đầu tiên chúng tôi phải làm là tìm ra được một bức tranh (vẽ người chứ không phải tranh phong cảnh), bước tiếp theo là sáng tác một câu chuyện hợp lý "sau lưng" bức tranh ấy!
Xem phần thi này của mấy lớp đi trước, không những thán phục mà tôi còn lo rằng khi học tới bài này không biết mình sẽ xoay xở ra sao?
Các học viên "đàn anh" hết sức thông mình, hài hước khi chọn tranh dân gian như "Hái Dừa", "Đánh Ghen", "Đám Cưới Chuột"... Họ nghĩ ra được nhiều "chiêu" biến bức tranh tĩnh tại thành câu chuyện sống động với nhiều tình tiết vừa buồn cười nhưng rất đáng yêu, vừa dung tục nhưng vô cùng duyên dáng!
Chất "Việt" thời đó trong tôi còn "mỏng và cạn", ngoài mê và sưu tầm thơ, tôi ít quan tâm các loại hình khác: truyện Việt cứ "sao sao" nên ít đọc, nhạc Việt thì não nề quá, còn tranh thì hết sức thô sơ - không cảm nhận được!
...Anh Chánh gợi ý cho tôi bằng cuốn tranh của họa sỹ người Pháp Gavarni. Chiếc phao tới đúng lúc với người sắp đuối!
Trong sách đầy những bức ký họa bằng chì. Nhiều tấm hết sức trau chuốt trong từng chi tiết về bối cảnh, về con người, vóc dáng, nếp nhăn, tư thế, quần áo, trang sức,... nhưng có tấm thì ngược lại, chỉ cần vài đôi ba nét, tất cả nhân vật của ông vẫn đầy sức sống như ta gặp thật ngoài đời. Nhưng sự thú vị cũng còn nằm ở những câu "chua" đính dưới mỗi tấm tranh, thí dụ: "Nếu biết chữ, ta cũng không thèm đọc loại sách in thế này" - tả một gã dốt nhưng "kiêu", trề môi nhìn mớ sách quý bìa cứng; hay "Đứa bé bú từng giọt và người mẹ cũng thế" diễn tả người mẹ nghèo, bồng con cho bú nhưng khuôn mặt thì vô vọng, mắt nhìn xa xăm...
Tôi chọn bức "Đã từng xuất hiện trong những vở ballet": ông già quét rác nghèo khó, dơ dáy nhưng cầm cán chổi quét đường trong tư thế chuẩn chu, phong độ và vô cùng kiêu hãnh!
Valse số 7 của Chopin là nhạc nền cho tiết mục này.
Câu chuyện sẽ được phát triển như sau:
Trong một hẻm phố nào đó ở Châu Âu, có người quét rác đêm. Ông ta đói và lạnh, nhưng khi nghe tiếng dương cầm từ cửa sổ nhà ai vọng xuống, ông mơ màng nhớ thời hoàng kim xưa. Thoạt đầu dừng quét lắng nghe, sau đó như bị một sức mạnh vô hình cuốn đi, cây chổi trong tay hóa thành vũ nữ ballet lúc nào không biết... "Họ" thành cặp đôi, đắm đuối trong điệu luân vũ càng lúc càng nhanh. Nhưng sức già có hạn, sự sung mãn tuổi xuân ngày xưa giống như ngọn lửa đèn, chỉ bùng lên một chút rồi tắt ngay sau đó. Cây chổi tuột khỏi đôi tay - ông té sóng soài... Lồm cồm bò dậy, ông tiếp tục quét trong con đường vắng lạnh!
Tiếng nhạc trong đêm - tuy chỉ âm thanh, nhưng Vĩnh Lạc vẫn cho khán giả cảm thấy sự hiện hữu của nhân vật này: người chơi đàn, ban đầu hời hợt, dần dần say mê, tạo cao trào mạnh mẽ, nhưng sau đó đột ngột dừng chơi, đóng đàn, khép cửa, tắt đèn... đi ngủ.
Vĩnh Lạc nhiệt tình lắm! Không chỉ đệm đàn, anh còn tư vấn đoạn múa ballet thế nào cho đúng. Vĩnh Lạc là người đệm nhạc trong các giờ học múa và hình thể của trường. Tuy ít tuổi, nhưng kiến thức về văn học Châu Âu và sân khấu thế giới cộng thêm vốn luyến ngoại ngữ khủng khiếp đã biến Lạc thành "thư viện sống", không chỉ cho trò mà cả thầy cô mội khi đụng đến vấn đề nan giải liên quan tới "cổ điển"...
..."Mê" và bám theo lớp cắm hoa của chị Thế Dung sau buổi tối "huyễn hoặc" hôm đó quả thật không uổng, tôi "lóm" học cách bố cục và kỹ thuật cắm hoa, từ đó biết thêm quan niệm "Thiên-Địa-Nhân" của nghệ thuật này. "Nhân" là tâm điểm của bình hoa giữa vũ trụ Trời/Đất"Diễn viên" cũng là trung tâm sáng tạo của không gian sân khấu!
Tưởng chuyện tào lao vô bổ, nhưng ai ngờ, khi kết hợp ý tưởng đó vào bài học "Mi-Zăn-Xen" thì nó thành một vũ khí chiến lược!
Nhiều người dốc sức đầu tư vào bố cục, cảnh trí, bục bệ,... còn tôi thích dùng NGƯỜI làm "décor" và sự chuyển động của họ là sự "thay cảnh" để sàn diễn luôn luôn mới. Chuyện này khá phức tạp vì phải làm việc với diễn viên nhiều hơn, tính toán chi ly hơn cho từng cá thể và mỗi người đều phải lưu tâm đến cách tạo hình nhân vật của mình trong mọi khoảnh khắc dù "tỉnh" hay "động". (Đó là lý do tại sao hình chụp các vở diễn nước ngoài thường đẹp hơn của ta!)
...Thầy Phúc thú vị trước bài trả này. Ông góp thêm một số ý, đa phần ở khâu diễn xuất hơn là bố cục, đại khái tạo "mối liên hệ thầm kín" giữa "Người quét rác" và "Chiếc lá khô" - tôi quá sung sướng vì lời góp ý này giúp mình khai thác thêm cho hành động diễn đồng thời làm nhân vật ấy "sâu sắc""tội nghiệp" hơn!
Ông già quét lá (tất nhiên là tưởng tượng) nhưng hễ gom gần xong thì bị cơn gió thổi qua làm lá bay tứ phía. Ông loay hoay một cách khốn khổ với những chiếc lá "bất tuân"... Gần kết tiểu phẩm, khi trở lại thực tế người quét rác, nhìn lá, lòng ông xót xa khi liên tưởng đến đời mình giống như lá khô không còn sức sống, bị gió cuốn bay không bến không bờ...
Trong lúc háo hức chờ đến ngày thi thì lớp trưởng dõng dạc thông báo rằng thầy Phúc không tiếp tục lên lớp cho dù ông chỉ mới dạy chưa đến 3 tuần!

Đoàn Khoa
tháng 03/2017
....
*"trưởng giả làm sang / Le Bourgeois gentilhomme": tên 1 hài kịch của Molière
-->
*tiếng Pháp gọi đạo diễn là "Metteur en scène"/ "Người dàn cảnh"
-->