Apr 10, 2016

QUÂN ĐI THĂM BERLIN - Anh Quân





Dear bà Hương và Anh Hưng ,

Quân tuần trước ở chơi Berlin đúng 3 ngày. Đây là lần đầu tiên đi Berlin. Thật là thú vị. Sau đó tự mình hỏi là ở Châu âu hơn 35 năm, nhiều thành phố đã ghé mà tại sao chưa bao giờ nghĩ tới Berlin, may giờ đã đến nên còn không là một điều thiếu xót. Quân chụp khoảng 1000 tấm ảnh trong 3 ngày, giờ dùng ảnh để kể chuyện chuyến du lịch này.  Anh Hưng cũng sắp đến Berlin, nếu là lần đầu thì hy vọng những tấm ảnh của Quân cho anh hình dung một thành phố rất nhiều lịch sử và đã có ảnh hưởng đến cuộc chiến Việt Nam trong quá khứ.

Quân sẽ chia những tấm ảnh thành từng mục. Thấy nhiều nhưng có thể trong vòng 3 tiếng mình đi thăm tới 3 địa điểm. Có địa điểm mình lại phải mất đến 3 tiếng để xem.
Đi bộ tại Berlin là chính, tính trung bình một ngày 15 miles. Một sai lầm của Quân là nghĩ mang giầy đế thấp không sao nhưng với một gian đi bộ nhiều như vậy chỉ có giày thể thao là tiện nhất. Ngoài ra anh Hưng đến Berlin vào cuối tháng 8 , có thể khí hậu sẽ còn nóng nên việc đi bộ sẽ mệt hơn vào tháng mùa xuân.

Trước hết vấn đề giao thông :
Phương tiện di chuyển công cộng tại các thành phố lớn trên thế giới đều thuận tiện nên vậy Bá Linh không phải là ngoại lệ. Tại Bá Linh có thể xử dụng xe điện nổi, xe điện ngầm và xe lửa.
Nếu khách mới đến thành phố Berlin thì vài tiếng đầu là bở ngỡ để mà hiểu cách đi lại xe điện công cộng.

Giờ nhờ Internet thì chúng ta có thể mua vé xe trực tuyến. Có nhiều loại vé để mình mua, riêng Quân chọn giá vé khoảng 40 Euro ( $60) là đi lại trong vòng 72 tiếng cho xe lửa , xe điện, xe điện nổi  và xe buýt. Ngoài ra chúng ta đi vào các viện bào tàng miễn phí tại thành phố Bá Linh. Người Đức luôn cho mình là dân tộc tự giác và kỷ luật nên không có máy soát vé ở cổng ra vào, họ cho là tất cả mọi người không đi vé lậu. Tất nhiên cũng có người soát vé trên xe lửa nhưng rất là hiếm hoi.

Các trạm đổi xe điện tương đối gần nhau không phải đi xa như London và Paris. Cũng nhờ không phải bấm vé ra khỏi cửa nên cũng đỡ trong việc dồn người khi ra cổng.

Bây giờ vài tấm ảnh xe lửa, xe điện, xe điện nổi và xe buýt tại Berlin.










THĂM BERLIN - Anh Quân 1



Trong vòng 3 tiếng chúng ta có thể nhìn thấy 5 điểm thú vị khác nhau.

Điểm : Brandenburg Gate

Cổng Brandenburg (tiếng Đức: Brandenburger Tor) là cổng thành phố trước đây và là một trong những biểu tượng chính của thành phố Berlin, Đức. Cổng này nằm ở quận Trung tâm (Bezirk Mitte) của Berlin, giữa Pariser Platz và Platz des 18. März và là cổng duy nhất còn lại của một loạt cổng cổ ra vào Berlin. Cách cổng Brandenburg một khúc phố về phía bắc là Reichstag nơi Quốc hội Cộng hòa Liên bang Đức nhóm họp. Cổng này là trọng tâm của đại lộ Unter den Linden, con đường trứ danh với hàng cây đoạn lá bạc (Tilia tomentosa) nối liền hoàng cung và cổng Bradenburg. Vua Friedrich Wilhelm II là người ra lệnh xây cổng như một biểu tượng của hòa bình. Người thiết kế là Carl Gotthard Langhans với việc xây cất kéo dài từ năm 1788 đến năm 1791 mới hoàn thành.

Vào thời chiến tranh lạnh thì cổng Brandenburge bị chận bởi Bức Tường Ô Nhục , cổng thì ở bên phần đất Tây Đức, còn phía đầu ngựa trên nóc cổng nhìn qua đại lộ phía Đông Đức.

Xây cất của cổng Brandenburg gate là theo kiểu neoclassical ( Kiến trúc Tân cổ điển)

Cổng Brandenburg đã trải qua nhiều lịch sử.
Vào Tháng Giêng 1933 , nhà độc tài Hitler nắm toàn quyền lực cai trị nước Đức và tại đây các cuộc diễn binh để biểu dương quyền lực của Hitler. Hình con chim và dấu chữ thập đã được Hitler sử dụng là một kí hiệu độc tài.

Sau chiến tranh thứ 2 thì nhiều cổng ra vào tại Berlin bị tàn phá, chỉ còn cổng duy nhất là Brandeburg nhưng cũng bị hư hại và được sửa chữa sau này.

Tại cổng Brandeburg đã có 4 Tổng Thống Hoa Kỳ đến đọc diễn văn là: John F. Kennedy, Ronald, Reagan, Bill Clinton, và Barack Obama.

Ngày 26 tháng 6 năm 1963, Tổng thống Kennedy đã đến thăm và trong một bài phát biểu sôi nổi trước Bức tường Berlin, ông nói "Tây Berlin là một biểu tượng của tự do trong một thế giới bị đe dọa bởi chiến tranh lạnh", "Tất cả những người tự do, dù sống tại bất cứ nơi nào, đều là công dân của Berlin, và do đó, như là một người dân tự do, tôi tự hào trong (khi nói) các từ ngữ Ich bin ein Berliner (tôi là một người Berlin)", và ông cũng nói:

“ Tự do có nhiều khó khăn và dân chủ không phải là tuyệt hảo. Nhưng chúng tôi không bao giờ phải dựng lên một bức tường để giữ lại những người dân của chúng tôi - để ngăn cản họ rời bỏ chúng tôi"

 Đây là một giai đoạn lịch sử là người Mỹ phải giữ được Tây Bá Linh sau sự kiện "Khủng hoảng tại Bá Linh", ngoài ra người Mỹ phải giữ được Việt Nam để không mất tinh thần người Tây Đức. Có điều ông Kenneny không đến quyết định đổ quân vào Việt Nam mà chỉ tăng viện trợ cho miền nam Việt Nam...

Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan đọc diễn văn trước Cổng Brandenburg ở giữa Bức tường Berlin ngày 12 tháng 6 năm 1987, mà trong đó ông thách thức nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Sergeyevich Gorbachyov: "Hãy phá đổ bức tường này!"

Chỉ có cái cổng Brandenburg thôi mà lắm chuyện lịch sử. Ngày nay mọi người tới ngắm cổng và chụp hình liên tục . Mọi thứ là quá khứ......

Một số ảnh tại cổng Brandenburg . Quân chụp vài tấm ảnh đêm cho đẹp vì là Photographer chứ Anh Hưng không cần ra đó buổi tối.







THĂM BERLIN - Anh Quân 2



Điểm thứ 2: The Hotel Adlon - gần sát cổng Brandeburg.

Một khác sạn cao cấp tại Belin được cất vào năm 1907.
Khách sạn nổi tiếng là nhờ nhiều người nổi tiếng đến ngủ qua đêm.

Trước chiến tranh thứ 2 thì đã có vua hài Charlie Chaplin , nữ diễn viên gốc Canada Mary Pickford Được mệnh danh là "America's Sweetheart" ("Người tình của nước Mỹ"), Mary Pickford là một trong những ngôi sao điện ảnh lớn nhất của Hollywood thời kì phim câm. Bà đồng thời là đồng sáng lập hãng phim United Artists và là một trong 36 thành viên sáng lập Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh. Năm 1999, Viện phim Mỹ đã bầu chọn Mary Pickford là một trong 25 nữ diễn viên xuất sắc nhất trong lịch sử điện ảnh Mỹ.

Rồi Tổng Thống Roosevelt và tỉ phú dầu hoả Rockefeller. Kể cả nhà độc tài Hitler.
Thời cận đại là Barack Obama (chưa làm Tổng Thống) , Angelina Jolie, Renee Zellweger , Penelope Cruz, Ashton Kutcher và Demi Moore.

Hình ảnh gây sự chú ý mà nhiều cho là phản cảm là vào năm 2002, ca sĩ lừng danh thế giới Michael Jackson đứng ở ban công từng 4 cầm đứa con mình mới được 9 tháng lủng lẳng mà chào những người cuồng mộ.

Giá khách sạn cho phòng rẻ nhất là $350 một đêm và phòng xa hoa là $20,000 một đêm.
Khách sạn Adlon bị tàn phá khá nhiều trong chiến tranh thứ 2. Khi đồng minh chiếm được Bá Linh thì Hồng quân Liên Xô đã leo lên đây treo cờ.

Thời gian Đông Đức giữ vùng đất phía đông Bá Linh trong đó có cả khách sạn Adlon , chính quyền không sửa sang gì toà khách sạn và đến năm 1984 họ phá huỷ hết toà khách sạn.

Khi thống nhất thì chính quyền nước Đức xây lại khách sạn Adlon y như mô hình năm 1907 và tái khai trương vào 23/8/1997.




THĂM BERLIN - Anh Quân 3

 

Điểm thứ 3: Reichstag (nhà Quốc Hội) - River Spree.

Thường đi tới thăm thủ đô các quốc gia đều thấy toà nhà hành chánh Quốc Hội, thì nước Đức cũng có một cái nhưng so với các nước khác thì tại Đức có nhiều thay đổi theo lịch sử.

Toà nhà Reichstage đã được xử dụng từ năm 1894, đến năm 1933 bị hoả hoạ. Sau chiến tranh thứ II thì Reichstag không còn sử dụng nữa. Sau đó thuộc chính quyền cộng sản Đông Đức họ không tu bổ và xử dụng toà nhà này. Họ xây cất một toà nhà quốc hội cộng hoà trên một khu vực họ không nên phá bỏ, vì đó là toà nhà cổ xưa có tên là Berlin City Palce.

Khi nước Đức thống nhất thì toà nhà cộng hoà của Đảng cộng sản Volkshammer bị phá huỷ vì chính phủ mới quyết định xây dựng lại Berlin City Palace.

Reichstag được tái kiến thiết sau ngày thống nhất do nhà kiến trúc sư Norman Robert Foster của Anh và ông xây thêm một toà nhà ốc xoắn phía sau.

Norman Robert Foster được biết qua kiến trúc kỹ thuật cận đại như HSBC tại Hong Kong, Hearst Tower tại New York....

Các thủ đô trên thế giới thường có một giòng sông chảy qua thì Berlin có sông Spree . Giòng sông này có chảy ngang qua Richstag  building. Khi tới Berlin ta có thể ngồi tàu đi dọc theo bờ sông.





THĂM BERLIN - Anh Quân 4



Điểm thứ 4 không quá xa: Memorial to the Sinti and Roma Victims of National Socialism

Đi tới Berlin thấy nhiều tội ác của Hitler và chủ nghĩa độc tài quốc gia.
Đây là Đài tưởng niệm về người Sita và Roma tại Châu âu.
220,000 - 500,000 người đã bị Chủ Nghĩa Quốc Xã giết chết. - Người Sinti là người Rumani ( Lỗ Man Ni) sống tại trung tâm Châu âu.

- Còn người Roma còn gọi là người Di Gan là một dân tộc với dân số khoảng 15 triệu người, sống thành nhiều cộng đồng trên khắp thế giới. Trong văn học hiện đại và dân gian, người Di-gan vẫn được cho là các bộ lạc du mục. Tuy nhiên, ngày nay đa số họ đang sống định cư. Các cộng đồng người Di-gan sinh sống nhiều không những tại các vùng đất lịch sử của họ tại Nam Âu và Đông Âu, mà còn tại châu Mỹ và Trung Đông.

- Đài tưởng niệm do một Kiến trúc sư Do Thái là Dani Karavan thiết kế.

Vào trong đây không khí thật yên lặng để tưởng niệm những người bị chết oan ức.
Một số mảnh đá lát dưới đất  là khắc tên các trại tập trung giết người ở Ba Lan, ở Đức , ở Áo quốc

Chẳng hạn như trại huỷ diệt Sobibor

Sobibór là một trại hủy diệt của Đức Quốc xã nằm ở vùng ngoại ô của làng Sobibor ở vùng lãnh thổ Ba Lan bị chiếm đóng của General Government trong Thế chiến II. Trại là một phần của chiến dịch Reinhard bí mật, đánh dấu giai đoạn nguy hiểm nhất của quá trình hủy diệt người Do Thái (Holocaust) ở lãnh thổ Ba Lan bị Đức chiếm đóng. Trại nằm gần thị trấn vùng nông thôn của Włodawa , 85 km về phía nam của tỉnh lỵ, Brest-on-the-Bug (Brześć nad Bugiem theo tiếng Ba Lan). Tên chính thức của nó là SS-Sonderkommando Sobibór. Người Do Thái từ Ba Lan, Pháp, Đức, Hà Lan, Tiệp Khắc và Liên Xô, cũng như các tù binh chiến tranh của Liên Xô, được vận chuyển đến Sobibór bằng đường sắt và chết ngạt trong các phòng hơi ngạt bị phun khí xả của động cơ xăng lớn. Số người đã bị sát hại tại Sobibor lên tới gần 200.000,và có thể còn nhiều hơn. Tại phiên toà xét sau chiến tranh chống lại các cựu nhân viên SS tại Sobibór, được tổ chức trong hai thập kỷ tại Hagen trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh, Giáo sư Wolfgang Scheffler ước tính tổng số người Do Thái bị sát hại tại trại tối thiểu là 250.000.








THĂM BERLIN - Anh Quân 5



Điểm thứ 5

Tiếp theo đi bộ khoảng 10 phút , sẽ đi qua toà Đại Sứ Mỹ là sẽ thấy "Memorial to the Murdered Jews of Europe"

Đài Tưởng Niệm nạn nhân Do Thái bị diệt chủng tại Châu âu, do nhà kiến trúc Hoa Kỳ Peter Eisenman thiết kế.

Chương trình xây cất bắt đầu từ 1/4/2003 cho đến 15/12/2004 và ngày khánh thành là 10/5/2005, phí tổn là 25 triệu Euro.

Thật mà nói tư tưởng của ông Eisenman không dễ hiểu khi xây dựng đài tưởng niệm. Ông tạo như một ma trận đi vào từ trên cao, dần dần thấp xuống không nhìn thấy thế giới bên ngoài, ông muốn cho mọi người cảm thấy một không gian lẩn lộn bên trong, mọ người mất sự liên hệ với đời sống hàng ngày. Y như người Do Thái năm xưa bị Đức Quốc Xã bắt vào trại tập trung là họ sẽ mất mọi thứ kể cả mạng sống.

Nhưng nhiều người tới quan sát họ cho kiến trúc như một nghĩa trang hơn là tưởng niệm.

Tại phòng thông tin của đài tưởng niệm có giữ danh sách 3 triệu người Do Thái bị giết chết trong nạn diệt chủng. Con số thật sự lên đến 6 triệu. Một kiếp nạn hơn 70 năm về trước.






THĂM BERLIN - Anh Quân 6


Checkpoint Charlie or Checkpoint C

Đây là một điểm cất lên Bức Tường Ô Nhục chia đôi thành phố Bá Linh thành Đông Tây trong thời gian chiến tranh lạnh.

Khi người cộng sản quyết định xây Bức Tường để ngăn cản làn sống đi tị nạn từ phe cộng sản qua người tự do thì Checkpoint C là một ký hiệu đặc trưng của chiến tranh lạnh.

Hình ảnh trong các cuốn phim gián điệp qua khu cộng sản mà chúng ta hay thấy là "You are leaving the American Sector."

Nay Checkpoint C trở thành địa điểm du lịch










THĂM BERLIN - Anh Quân 7



Sau đó đi ra ngoài đường là viện bảo tàng phim ảnh và một con phố giống như HollywooD: Boulevard of Stars - Berlin

Đây là một đại lộ dành của điện ảnh và nhiếp ảnh ở khu Postdamer Platz. Khi tới đây mọ người đều nhận ra một bản sao của Hollywood - Hoa Kỳ nhưng một điểm khác biệt là trên đại lộ này chỉ để tên các nhân vật diễn viên, đạo diễn, nhạc sĩ, nhiếp ảnh và quay phim từ các quốc gia nói tiếng Đức từ Áo, Thuỵ Sĩ và Đức quốc.

Tuy nhiên nhiều diễn viên sống tại Hoa Kỳ quá lâu nên chúng ta không còn nghĩ xuất xứ của họ như Ông Anord Schwarzennegger hay đạo diễn nổi tiếng trong các cuốn phim quen thuộc tại Sài Gòn năm xưa là The Lost Weekend, Some Like It Hot, Sunset Boulevard được đã được coi là những bộ phim kinh điển của Điện ảnh Mỹ, đó là ông Billy Wilder.

Nhạc sĩ Hans Zimmer ban đầu nổi tiếng với nhạc New Wave vào cuối thập niên 70, sau đó ông nổi tiếng với nhạc phim như the Lion King , Pirates of the Caribbean, The Thin Red Line, Gladiator, The Last Samurai, The Dark Knight Trilogy, Inception, và Interstellar.

Nữ diễn viên Diane Kruger trong phim Troy, National Trreasure I và II....







THĂM BERLIN - Anh Quân 8




Ngày thứ 2 : Đường đi bộ tới nhà tù Sachsenhausen

Đã tới Bá Linh chơi thì cũng nên đi tới thăm trại tập trung Sachsenhause của Phát Xít Đức.
Phương tiện đi lại cũng không khó là ngồi một đường dây xe điện hơn 30 phút là tới phía bắc Bá Linh sau đó đi bộ 20 phút là tới trại tập trung.

Ra khỏi nhà ga thì thấy những trạm xe buýt, lúc đầu cả nhà làm biếng tính đi xe buýt, lên một chiếc xe thì chỉ biết nói chữ "Sachsenhausen" thì bác tài dơ 2 ngón tay ý nói số 2 và một tràng tiếng Đức và chỉ qua bên kia đường. Chẳng hiểu hết ý bác tài nhưng đoán đợi xe buýt chắc mất 2 phút hoặc 20 phút gì đó. Qua bến xe nhìn lên nhìn xuống cái bảng thời khoá biểu thì thời gian đợi tại đây là 2 tiếng có một chuyến xe. À thì bác tài xế nói 2 tiếng sau có một chuyến.

Cả nhà đi bộ , nhờ đó chụp một số hình trên đường đi bộ thấy một cảnh thanh bình, an nhàn của một đời sống của cư dân chung quanh. Ngay cả tại đó có cả một nhà hàng Việt Nam họ Phạm.

Sau khi đi thăm nhà tù thì mới biết đoạn đường đi bộ từ năm 1936 cho đến tháng 5 năm 1945 là một địa ngục trần gian. Những người tù phải lết bộ tới nhà tù. Tiếng xiềng xích kêu loảng choảng ngoài phố nghe thật bi ai. Nhiều người chết trên đoạn đường này, những người tù kiệt sức không đủ vực các người ngã ngục, họ cứ dẫm lên xác chết mà đi.

Vài năm trước có xem một cuốn phim gọi là "The Boy in the Striped Pyjamas - Thằng bé trong bộ y phục Py Ja Ma có sọc thẳng" , thì cuốn phim nói về câu chuyện hai đứa bé tại trại tập trung Sachsenhau.

Một đứa bé dưới 10 tuổi là tù nhân Do Thái bị bắt vào đây, sau đó sẽ giết trong phòng hơi gạt và đem đi thiêu sau đó. Một đứa bé dưới 10 tuổi người Đức con của ông cai tù SS. Hai đứa bé gặp nhau trong phía sau nhà tù, chơi với nhau qua hàng rào kẻm gai.  Thằng bé người Đức thấy lạ lùng về cái áo tù thì nó cho đó là bộ Pi Ja Ma có sọc. Nó nghĩ đơn giản nếu nó mặc được bộ quần áo sọc này là sẽ được vào trong chơi với thằng bé Do Thái.  Bé người Đức đã tìm được bộ quần áo tù để vào trong chơi. Nó đã vào được , cũng đúng là ngày những người tù Do Thái, già trẻ, lớn bé phải vào phòng hơi gạt để chết. Hai thằng bé cùng nhau xếp hàng đi vào phòng hơi gạt. Trong khi đó ông cai tù người Đức đang chạy đi tìm thằng con trai mình bị thất lạc ở đâu.... Chuyện phim chấm dứt tại đây.