Feb 28, 2016

CHẮT - CHÁU - CON


Chắt ngoại cụ Sỹ -  11 tháng tuổi biết đi
Cháu nội ông Sỹ  - 18 tuổi được University of Texas nhận
Út gái bố Sỹ- 50 tuổi vẫn nhõng nhẽo papa





PRAYER - Dalai Lama



I consider prayer to be of immense psychological benefit. But we must accept that it's tangible results are often hard to see.

When it comes to obtaining certain direct results, it is clear that prayer cannot match the achievements of, for instance, modern science.

***

For real change, we require more than the blessings of the Buddha, powerful though they may be, and more than prayer.  We also need action ...


Source:
INSIGHT from the Dalai Lama - 2014 Calendar - Andrews McMeel Publishing

Feb 27, 2016

NHƠI



 Main dish: Bún chả


Tráng miệng: bánh và thuốc


 Bố Sỹ nhơi cả 3 dưới sự dám sát của con gái 


Feb 26, 2016

GIÚP ĐỠ TÙ NHÂN CALIFORNIA THIỀN TẬP - Hưng Gàn


Giúp đỡ tù nhân California thiền tập: một hoạt động nhân ái hữu ích cho xã hội

Ở Nam California có một tổ chức thiện nguyện, chuyên đến các trại tù Tiểu Bang Nam Cali để hướng dẫn cách sống thiền cho tù nhân. Những lợi ích nhóm đem lại cho những người tù, cũng như cho xã hội thật to lớn.

Engaged Buddhist Alliance (EBA- tạm dịch: Liên Minh Phật Giáo Dấn Thân) là một tổ chức thiện nguyện vô vụ lợi của Hoa Kỳ. Những người thành lập và thành viên hầu hết là người Mỹ trắng, chỉ có Tỳ Kheo Thích Thiện Tâm (De Hong) là người Việt gốc Hoa. Họ là những người nghiên cứu Phật Pháp ứng dụng trong đời sống, xã hội. Họ tin tưởng rằng mọi sự việc xảy ra trong cuộc sống đều có tính tương duyên, cho nên tin rằng những cuộc đời trong lao tù là sự thể hiện của những khổ đau và bất công chung của xã hội. Vì thế, họ đã dấn thân tìm cách làm giảm đi khổ đau của những tù nhân, bằng cách hướng dẫn tù nhân cách suy nghĩ và sống theo Phật Pháp ngay trong chốn lao tù.

Theo Thầy Thiện Tâm, nhìn sâu sắc  để hiểu và thương, chúng ta có thể nhận ra nhiều tù nhân chỉ là nạn nhân đáng thương của xã hội, hơn là những tội phạm nguy hiểm đáng bị trừng phạt. Nhiều gia đình trong cộng đồng người Việt chúng ta cũng đã có thể rơi vào tình trạng đáng thương này. Là một dân tộc mới di dân sang Mỹ, nhiều gia đình Việt đã từng có cảnh cha mẹ đều đi làm, bỏ mặc con cái cho nhà trường giáo dục. Các em thanh thiếu niên mới sang một xã hội, mới lạ về văn hóa, nên bị lạc lõng. Lúc đó, chỉ cần những phần tử xấu trong xã hội đến dụ dỗ là các em dễ bị sa ngã, trở thành nạn nhân của tội ác. Luật pháp Hoa Kỳ qui định việc mua bán ma túy có thể lãnh án tù từ 20 năm đến 30 năm. Từ khoảng năm 1993 đến 2012, luật pháp qui định cứ 3 lần phạm tội ăn cắp vặt thì sẽ lãnh án chung thân. Những dạng tội danh như vậy đối với thanh thiếu niên quả là quá khắc nghiệt, bất kể hoàn cảnh nào đã đưa đẩy các em phạm tội, bất kể các em chỉ là nạn nhân của sự thiếu chăm sóc từ phía gia đình. Theo thầy Thiện Tâm, khoảng hơn một ngàn phạm nhân trong các trại tù Cali là người gốc Á. Rất nhiều trong số họ là người gốc Việt ở mọi độ tuổi, từ thanh thiếu niên đến trung niên.

EBA đem ánh sáng Phật Pháp đến không chỉ cho tù nhân Việt Nam, hay gốc Á, mà cho cả những sắc tộc khác. Khoảng 200 tù nhân đã tham dự các khóa hướng dẫn Phật Pháp của EBA, chỉ có hơn 20 người là gốc Việt và gốc Á. Điều đầu tiên họ được nhắc nhở là họ vẫn là những CON NGƯỜI, với đầy đủ nhân tính. Họ vẫn có khả năng trở lại thành những con người bình thường xã hội sau này, nếu được đối xử và giáo dục đúng mực. Tại các buổi học, tù nhân được hướng dẫn phương pháp thiền chánh niệm, phương pháp sống tỉnh thức. Những phương pháp này giúp cho tù nhân tìm được hạnh phúc ngay trong giây phút hiện tại, cho dù đó là giây phút ở trong chốn lao tù. Các phạm nhân được hướng dẫn cách làm hòa với chính bản thân mình, nhận ra nguyên nhân dẫn đến những tuyệt vọng, giận dữ, căm thù, tham dục… trong tâm thức của mình, vốn là nguyên nhân dẫn đến những hành động phạm pháp. Nhìn vạn vật có sự tương liên mật thiết với nhau, những người tù sẽ có cái nhìn cảm thông, tha thứ với mọi người và với chính bản thân mình. Việc chữa lành những vết thương trong nội tâm của người tù nhờ vậy mà khởi lên và phát triển.

Lợi ích của việc học cách sống thiền trong tù đem lại những kết quả to lớn, có thể thấy ngay trước mắt. Thầy Thiện Tâm cho biết những tù nhân theo học với mình có những tiến bộ vượt bực về vấn đề tâm linh. Khó có thể hình dung họ sẽ tái phạm tội trong tương lai. Một thống kê chỉ ra rằng những phạm nhân tham gia những khóa giáo dục tương tự, thì khả năng tái phạm tội khi được thả về giảm đến 43%. Và 1 USD bỏ ra cho những chương trình giáo dục trong nhà tù, sẽ tiết kiệm được 5 USD cho nhà tù trong tương lai trong chi phí giam giữ các tù nhân.

Thầy Thiện Tâm cho biết hoạt động của EBA vẫn cần được sự tài trợ của những mạnh thường quân trong xã hội, và cần có thêm sự góp sức của nhiều cá nhân có tấm lòng từ bi, vị tha, muốn giúp đỡ những người đang ở trong chốn “địa ngục trần gian”.


Đoàn Hưng / SBTN

Feb 25, 2016

HÃY YÊU NHAU ĐI - Hưng Gàn



Chương trình ca nhạc kịch Hãy Yêu Nhau Đi 5/3/2016: lời kêu gọi hiểu và thương đối với người đồng tính

Vào tối ngày Thứ Bảy 5 Tháng 3 2016 tại hội trường Việt Báo sẽ diễn ra chương trình ca nhạc kịch do Hội VROC (Viet Brainbow of Orange County) tổ chức, có chủ đề là Hãy Yêu Nhau Đi. Chương trình này cũng là một thông điệp gởi đến cộng đồng Người Việt ở Mỹ: hãy thông cảm và thương yêu đối với những người đồng tính.

Đạo diễn của chương trình- anh Tâm Võ- cho biết đây là chương trình văn nghệ đầu tiên mà VROC tổ chức kể từ ngày thành lập (2012), là dịp để VROC được tiếp cận, chia sẻ với cộng đồng. Những người tham gia vào chương trình đều không phải là những nghệ sĩ chuyên nghiệp. 2/3 trong số họ là những người đồng tính, lưỡng tính, chuyển giới hoặc đang nghi vấn về giới (LGBT). Số còn lại là gia đình, các bậc cha mẹ, người thân, và những bè bạn đồng cảm. Chương trình ca nhạc kịch này sẽ là một nhịp cầu, giúp cho cộng đồng hiểu rõ hơn để cảm thông và yêu thương những thành viên LGBT trong gia đình, trong cộng đồng.

Cũng theo anh Tâm Võ, đây là lần đầu tiên ba thế hệ LGBT trong đại gia đình VROC cùng góp mặt trong một chương trình văn hóa thuần Việt, nói và diễn bằng tiếng Việt. Từ bậc cha mẹ, cho đến giới trung niên, cùng các em nhỏ sinh ra và lớn lên ở Mỹ. VROC vẫn muốn giữ gìn nền văn hóa Việt Nam cho thế hệ trẻ tương lai, và tin rằng LGBT vẫn có thể đóng góp tích cực cho nền văn hóa Việt tại hải ngoại. Chương trình sẽ bao gồm nhiều tiết mục đặc sắc. Điều này có thể hiểu được, vì những người đồng tính thường là những người có độ cảm nhận nghệ thuật rất cao. Họ giàu cảm xúc, và làm nghệ thuật hết mình, một trong những yếu tố quan trọng để thành công trong nghệ thuật. Anh Tâm còn nhắn với khán giả rằng “…nhớ mang theo khăn giấy để lau nước mắt…”, bởi vì chương trình sẽ rất xúc động. Hai vở kịch sẽ được diễn đều dựa trên những câu chuyện có thật, đã xảy ra trong gia đình những người đồng tính trong cộng đồng chúng ta. Anh Tâm kể lại rằng trong những lần tập, những diễn viên càng ngày diễn càng hay, vì họ khóc cười thật, với những cảm xúc thật đã từng xảy ra với chính mình.

Chị Bích Hà, một người Công Giáo, một bà mẹ trong VROC, sẽ diễn một vai trong vở kịch về chính câu chuyện của gia đình mình. Đã rất khó khăn cho chị khi quyết định đưa bi kịch của gia đình mình ra trước công chúng. Nhưng sau cùng, chị đã đủ can đảm để làm việc này, vì chị không muốn bi kịch đó tiếp tục xảy ra trong những gia đình khác thuộc cộng đồng người Việt ở Mỹ. Cách đây 10 năm, người con gái thương yêu 12 tuổi của chị tự nhiên chuyển đổi tâm lý hoàn toàn thành nam, sinh hoạt, ăn mặc và hành xử như một người nam. Phản ứng ban đầu của chị trước thực tế này -cũng như nhiều  bậc phụ huynh khác có con LGBT- là đau khổ, buồn bã. Chị phải vừa dấu giếm điều này với mọi người thân, ngay cả chồng của mình, vừa phải “đấu tranh” với con gái, tìm cách khuyên con gái mình hãy “trở lại bình thường”. Trong 5 năm trời, gia đình của chị không còn là một nơi hạnh phúc, mà tràn đầy mâu thuẫn, buồn thương, thất vọng. Rồi khi lên trường, cháu lại tiếp tục bị bạn bè chế diễu. Thật là quá tội nghiệp cho trẻ thơ, vì cháu đâu có tội tình gì! Sau 5 năm sống trong tuyệt vọng, tìm mọi cách thay đổi sự thật, làm khổ mình, làm khổ con, cuối cùng chị Bích Hà quyết định chấp nhận sự thật. Chị đã đi tìm hiểu những dữ kiện về người đồng tính, cùng con đi gặp các nhà tư vấn, những chuyên viên về vấn đề này. Hiểu ra được vấn đề, chị cảm thấy nhẹ nhõm, làm hòa lại với con, đem gia đình trở lại thành mái ấm, hạnh phúc. Đơn giản như một chiếc công tắc điện. Chỉ cần đưa tay bật, là mọi thứ sáng bừng, rõ ràng. Chị tiếc là mình đã không chịu tìm hiểu sớm hơn để hiểu cho đúng hiện tượng LGBT, khiến cho gia đình phải sống trong 5 năm đau khổ.

Theo bác sĩ Đông Xuyến- chuyên gia tâm lý học- ngay từ thập niên 70 của thế kỷ trước, nhiều nhà khoa học tâm lý trên thế giới và Hoa Kỳ đã đưa vấn đề đồng tính ra khỏi danh sách “những loại bệnh tâm lý”. Khoa học đã khám phá ra rằng não bộ của những người LGBT có cấu tạo khác biệt so với người nam, nữ ngay từ bẩm sinh. Đây là một biểu hiện tâm sinh lý bình thường, không phải là bệnh lý. LGBT đã có trong xã hội loài người từ thuở rất xa xưa. Trong thế giới động vật cũng có những cá thể đồng tính. Để dễ tưởng tượng hơn, hãy lấy hình ảnh nguyên tử ra làm ví dụ. Nguyên tử bao gồm các hạt mang điện tích âm, những hạt mang điện tích dương, và cả những hạt trung tính. Đây là một cấu tạo bình thường của thế giới tự nhiên, hạt trung tính không phải là một “dị dạng” của cấu tạo nguyên tử.

Cũng theo chị Xuyến, những người LGBT vẫn luôn luôn có mặt trong xã hội con người. Sở dĩ ngày nay, mọi người có cảm giác là họ “đông hơn” chỉ vì họ đã mạnh dạn công khai biểu lộ hơn, xuất hiện nhiều hơn trong xã hội. Đó là do ở những xã hội văn minh, mọi người có đầu óc cởi mở hơn, thực tế hơn, nên đã chấp nhận những người đồng tính.

Riêng đối với cộng đồng người Việt chúng ta, từ trước đến nay người Việt cũng đã từng “dán nhãn tội lỗi” cho một số chứng bịnh như bịnh cùi, bịnh tâm thần. Chính vì nghĩ đó là tội lỗi, cho nên chúng ta tìm cách dấu diếm khi gia đình có người bệnh, tìm cách cô lập người bệnh. Những việc làm này đã làm trầm trọng thêm đối với người bệnh. Tương tự là cách nhìn đối với những người LGBT. Nếu tìm hiểu để biết rõ đó là một hiện tượng bình thường, thì những nghi kị sẽ biến mất. Chúng ta sẽ nhìn những người thân, bạn bè đồng tính bằng cặp mắt cảm thông, từ đó giúp họ hòa nhập trong xã hội như những người bình thường, không phân biệt đối xử.

Đi xem chương trình ca nhạc kịch Hãy Yêu Nhau Đi để có một đêm nghệ thuật đầy cảm xúc. Đến với chương trình Hãy Yêu Nhau Đi cũng để hiểu rõ hơn về những thành viên đồng tính trong gia đình, xã hội. Thông điệp quan trọng nhất gởi đi trong đêm văn nghệ này có lẽ là Hiểu Và Thương. Đừng để sự thiếu hiểu biết làm hố ngăn cách giữa những người thân yêu. Tình thương lớn chỉ có thể được qua sự hiểu biết xâu sa. Chỉ khi hiểu rõ một người, đặt mình trong hoàn cảnh của người đó, chúng ta mới có thể yêu thương người đó một cách trọn vẹn.

Hưng Gàn

Feb 23, 2016

TIỂU BỘ KINH - CHUYỆN CHIM ÐA ÐA - Đức Phật


117. CHUYỆN CHIM ÐA ÐA

(Tiền thân Tittira)

Lời quá thời cao mạnh...,

Câu chuyện này, khi ở Kỳ Viên, bậc Ðạo Sư đã kể về Kokalika. Câu chuyện sẽ được kể rõ ràng trong Tiền thân Takkaritya (số 481), Chương mười ba. Bậc Ðạo Sư nói:

- Này các Tỷ-kheo, không phải nay, mà cả thời xưa nữa, Kokalika đã bị nạn diệt vong rồi.

Nói vậy xong, bậc Ðạo Sư kể câu chuyện quá khứ.

*

Thuở xưa, khi vua Brahmadatta trị vì ở Ba-la-nại, Bồ-tát sanh ra trong một gia đình ở phía tây bắc. Khi đến tuổi trưởng thành, Bồ-tát học tất cả các nghề ở Takkasila, rồi từ bỏ các dục, xuất gia làm vị tiên nhân du sĩ, chứng được năm Thắng trí và tám Thiền chứng. Tất cả hội chúng ẩn sĩ ở Tuyết Sơn họp lại, tôn Bồ-tát lên làm sư trưởng khuyên giáo và đi theo thầy. Bồ-tát lãnh đạo năm trăm ẩn sĩ, hưởng thọ thiên lạc, sống ở Tuyết Sơn.

Lúc ấy một vị tu khổ hạnh bị bệnh vàng da đang dùng búa chặt củi. Một vị tu khổ hạnh nói nhiều đến ngồi gần vị này và nói:

- Hãy chặt chỗ này, hãy chặt chỗ này.

Vị tu khổ hạnh kia mất kiên nhẫn, phẫn nộ và nói:

- Ngươi đâu phải là thầy dạy ta bửa củi?

Kẻ ấy giơ cây búa sắc bén, và với một nhát búa, giết ngay mạng sống của vị tu khổ hạnh nói nhiều. Bồ-tát lo liệu các việc phải làm đối với thân thể nạn nhân.

Lúc bấy giờ, không xa am thất bảo, có một con chim đa đa sống dưới chân một gò mối. Vào buổi chiều, nó thường hay đứng trên gò mối ấy và hót lớn tiếng. Nghe tiếng nó, một thợ săn độc ác nhận được là tiếng con đa đa, liền giết nó và mang xác đi.

Bồ-tát không nghe tiếng con chim ấy, liền hỏi các người tu khổ hạnh tại gò mối:

- Tại sao ta không nghe tiếng nó nữa?

Các vị tu khổ hạnh báo cáo sự việc cho Bồ-tát rõ. Bồ-tát kết hợp hai sự kiện với nhau và nói lên bài kệ này giữa hội chúng ẩn sĩ:

Lời quá thời cao mạnh
Ðưa chết cho người nói,
Chim đa đa mất mạng,
Vì ngu, hót quá lời.

Như vậy, Bồ-tát tu tập Bốn Vô lượng tâm, và được sanh lên cõi trời Phạm thiên.

*

Bậc Ðạo Sư nói:

- Này các Tỷ-kheo, không phải chỉ nay Kokalika vì lời nói của mình bị nạn diệt vong, mà thuở trước kẻ ấy cũng đã bị diệt vong rồi.

Sau khi kể pháp thoại này, bậc Ðạo Sư nhận diện Tiền thân như sau:

- Lúc bấy giờ, vị tu khổ hạnh nói nhiều là Kokalika; chúng ẩn sĩ là hội chúng đức Phật; còn Ðạo Sư hội chúng là Ta vậy.

Trích
http://www.daitangkinhvietnam.org/ti%E1%BB%83u-b%E1%BB%99-kinh-chuy%E1%BB%87n-ti%E1%BB%81n-th%C3%A2n-%C4%91%E1%BB%A9c-ph%E1%BA%ADt-ja-vol-i-111-120-8905

Feb 22, 2016

FORGIVENESS - Dalai Lama



... Forgiveness is the most effective way of dealing with arguments; altruism and forgiveness bring humanity together so that no conflict, however serious, will go beyond the bounds of what is truly human

... Whatever we say, let us speak clearly and to the point, in a voice that is calm and pleasant, unaffected by attachment or hatred.  Look kindly at others, thinking, it is thanks to them that I shall attain Buddhahood.

Source:
INSIGHT from the Dalai Lama - 2014 Calendar - Andrews McMeel Publishing

Feb 21, 2016

MỘT NGÀY ĐÁNG NHỚ: XĂNG RẺ HƠN NƯỚC LÃ





Khi xăng rẻ hơn nước lã, bố Sỹ rất vui vì được chở đi chơi nhiều :)









 Crystal Geyser Natural Alpine Spring Water - 1 gal jug

Bottled at the source. Bottled at the CG Roxane Source in the Sumter National Forest at the Blue Ridge Mountains. Blue Ridge mountains ...


$1.99







Feb 20, 2016

TÁM VỊ BỒ TÁT - Ngô Thùy




TÁM VỊ BỒ TÁT

Bác tôi đã có lần nói lên một ẩn dụ thật đẹp: “Trời Phật ban cho Bố Mẹ tám người con, mà cũng là tám vị Bồ Tát”.

Cái dung tích của đạo Phật sao mà mênh mông.  Bất kỳ ai cũng có thể thành Phật.  Có biết bao vị Bồ Tát đã sinh ra từ những kiếp người thật khác nhau  Sự sinh lại lần thứ hai và vĩnh cửu này (mà cũng thật là hư không) chỉ đòi hỏi những điều kiện tối giản.  Bởi trong mỗi con người đều có ba tính: tính Thú Vật, tính Người, và tính Trời (mà đạo Phật gọi là Phật tính, và Ki Tô giáo gọi là Thiên tính).  Bao giờ con người tự xóa bỏ được mình để mang lấy cái tính vô tính nhất là tính Trời.  Lúc ấy sẽ ra đời một vị Bồ Tát và sẽ chết đi một sinh vật nặng mang ngũ uẩn và nghiệp chướng.

Tôi thật rất xấu hổ khi buộc lòng phải lạm bàn về Triết lý nhà Phật, bởi hâu như tôi hoàn toàn dốt nát về những đạo lý ấy.  Tôi chỉ hiểu bằng cảm ứng tự nhiên của mình.  Thầm trong lòng, tôi tin rằng bác tôi không vì quá kiêu hãnh về các con mà nói như vậy.  Ngược lại, điều đó nói lên niềm kỳ vọng khả dĩ đạt tới cùng niềm tin cẩn tuyệt đối mà bác đặt vào các con mình.

Lời ẩn dụ đơn sơ đó chính là sự đòi hỏi các con phải vượt lên trên chính mình để đạt đến Phật tính.  Điều này ngộ nghĩnh sao, tương ứng với sứ mệnh của các Tông đồ Ki Tô giáo là phải xả kỷ cho tha nhân.  Việc làm đó sánh ví như chất men làm dậy lên chiếc bánh tâm hồn của người trần thế, như vị muối làm mặn mà cho ý nghĩa của cuộc phù sinh.

Chúng tôi, từ mấy năm nay đã được coi và đã tự coi mình là những thành viên của cái xã hội tuy nhỏ bé nhưng thật sự loài ngườ ấy.  Nói một cách hài hước thì rằng : các anh em trong gia đình bác tôi, là “Bồ tát ruột”, còng chúng tôi là “Bồ tát nuôi”.  Ngoài ra còn dẫn dắt thêm quý vị Bồ tát khác là “Bồ tát rể” và “Bồ tát cháu ngoại” nữa.  Lối mệnh danh này thật trái ngược với các kiểu khôi hài đen mà gia đình thường dùng kể từ khi bác vắng nhà: “Biệt kích bố, biệt kích con, Biệt kích ông, Biệt kích cháu … v.vv)

Qua những điều sắp viết ra, tôi chỉ muốn cám ơn dòng đời tuy nó đã từng đưa chúng tôi lên thác xuống ghềnh, hết tragedie lại tới comédie, nhưng cũng chính nó cuối cùng đã giúp tôi đi trên cuộc “hành trình đến với con người”.  Tôi muốn hết sức thận trọng viết về những con người ấy – bởi vì ngòi bút của tôi, “nếu không có ánh sáng của Bác và Đảng dẫn lối”, e rằng nó sẽ sai lầm – bởi vì không hì hục nặn ra những pho tượng Thần Thánh, những cái đó chúng ta nếu cần sẽ được chiêm ngưỡng ở nơi đền chùa miếu mạo, chả việc gì phải bận mắt đọc tôi.  Tôi chỉ muốn, nhân danh con người bé nhỏ trong đặc tính nhân loại của nó, thuật lại cuộc hành trình đi tìm nhân loại của
mình, những kẻ có đầy đủ cái xấu của loài người và cái tốt muốn vươn lên giao tiếp với cao xanh.  Tất nhiên chúng ta khi nào có được cái xuất chúng tó vời của các đấng vượn người có đòi thống trị cả đất trời.  Chúng ta chỉ có một tha thiết duy nhất muốn được giao hòa cùng Thượng Đế vĩnh hằng mà thôi.  Vậy hãy để cái hang động vật cao cấp ấy sang một thế giới khác, thế giới của riêng họ và đi vào thế giới riêng của chúng ta.

Ngô Thùy
(còn tiếp) 

Feb 19, 2016

SÓC LÀM NGƯỜI MẪU - bố San









TIỂU BỘ KINH - CHUYỆN CON GÀ GÁY PHI THỜI - Đức Phật



119. CHUYỆN CON GÀ GÁY PHI THỜI

(Tiền thân Akàlaràvi)

Không cha mẹ nuôi dưỡng...,

Câu chuyện này, khi trú tại Kỳ viên bậc Ðạo Sư đã kể về một Tỷ-kheo làm ồn phi thời, Tỷ-kheo ấy là một thiện nam tử ở Xá vệ, xuất gia trong giáo pháp, nhưng không làm các phận sự của mình hay học pháp. Vị ấy không biết: Thời này, ta phải làm việc này; thời này, ta phải hầu hạ; thời này, ta phải học hành. Trong một canh, canh giữa và canh cuối và trong những giờ thức giấc, vị ấy làm ồn, khiến cá Tỷ-kheo không thể ngủ được.

Tại Chánh pháp đường, các Tỷ-kheo nói đến hạnh không tốt của vị ấy:

- Thưa các Hiền giả, Tỷ-kheo tên ấy, xuất gia trong pháp bảo như vậy, nhưng không biết phận sự hay học pháp đúng thời hay phi thời.

Bậc Ðạo Sư đến, hỏi các câu chuyện đang bàn luận, sau khi được biết vấn đề, bậc Ðạo Sư nói:

- Này các Tỷ-kheo, không phải chỉ nay vị ấy mới làm ồn phi thời như vậy, mà thuở trước, vị ấy cũng đã làm ồn phi thời. Do không biết thời và phi thời, vị ấy đã bị vặn cổ chết.

Nói vậy xong, bậc Ðạo Sư kể câu chuyện quá khứ.

*

Thuở xưa, khi vua Brahmadatta trị vì ở Ba-la-nại, Bồ-tát sanh ra trong một gia đình Bà-la-môn ở phương tây bắc. Khi đến tuổi trưởng thành, ngài vượt qua biên giới, học tất cả tài nghệ, trở thành vị sư trưởng có tiếng khắp nhiều phương, và dạy nghề cho năm trăm thanh niên Bà-la-môn. Các người thanh niên ấy có một con gà trống gáy đúng giờ giấc. Khi nghe tiếng gà gáy, họ thức dậy học bài. Khi con gà ấy chết đi, họ đi tìm một con gà khác.

Một thanh niên đi nhặt củi trong khu rừng có nghĩa địa, thấy một con gà trống, liền bắt nó về, nhốt trong chuồng và nuôi nó. Vì quen sống ở nghĩa địa, nó không biết giờ nào cần phải gáy, có khi nó gáy lúc nửa đêm, có khi nó gáy lúc rạng đông. Khi các thanh niên ấy nghe nó gáy lúc nửa đêm, họ thức dậy học bài, cho đến rạng đông họ quá mệt không học được nữa. Vì buồn ngủ, họ không thấy được vấn đề cần phải thấy. Và khi quá sáng, con gà ấy gáy ồn ào họ không có cơ hội yên tĩnh để học ôn bài. Các thanh niên Bà-la-môn suy nghĩ: "Con gà này gáy vào nửa đêm, hoặc ban đêm, hoặc ban ngày. Do đó, chúng ta học không có kết quả". Vì vậy, họ bắt con gà ấy vặn cổ cho chết đi, và báo cáo lên sư trưởng biết:

- Vì con gà gáy phi thời, chúng tôi đã giết nó rồi.

Vị sư trưởng lấy đó làm bài học và nói:

- Do nó không được dạy dỗ tốt, nên nó phải chết.

Rồi sư trưởng đọc bài kệ.

Không mẹ cha nuôi dưỡng,
Không thầy, dạy dỗ nó,
Con gà này không biết
Ðúng thời hay phi thời.

Sau khi nêu rõ lời dạy về sự việc này, Bồ-tát sống hết thọ mạng rồi đi theo nghiệp của mình.

*

Sau khi kể pháp thoại này, bậc Ðạo Sư nhận diện Tiền thân như sau.

- Thời ấy, con gà gáy phi thời là vị Tỷ-kheo này, các đệ tử là hội chúng đức Phật, còn sư trưởng là Ta vậy.

Trích :
http://www.daitangkinhvietnam.org/ti%E1%BB%83u-b%E1%BB%99-kinh-chuy%E1%BB%87n-ti%E1%BB%81n-th%C3%A2n-%C4%91%E1%BB%A9c-ph%E1%BA%ADt-ja-vol-i-111-120-8905

8 VỊ BỒ TÁT - HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI CON NGƯỜI - Ngô Thùy



HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI CON NGƯỜI

Tôi mở bừng mắt, vội vàng ngồi dậy nhìn quanh.  Ánh sáng néon trắng đục đang sỗ sàng soi rõ gian phòng bừa bãi.  Trên sàn phòng lát gạch bôn cũ kỹ, những món đồ ngổn ngang chưa kịp dọn dẹp: chén bát ăn cơm, bao nylon, giấy đựng đường, dây cột đường, những lát chanh đã vắt nước… Điện đã lên mà trên bàn vẫn còn leo lét ngọn đèn dâu trông thật khôi hài.  Dưới khuỷu tay tô là chồng gối chất cao, trên đó lăn lóc quyển vở mới viết được mấy trang, cây bút bic kẹp chính giữa.  Bên cạnh tôi, Tiny đang nằm ngủ thanh thản, đầu chui vào ngực tôi, chân gáng ngang tàng lên hai cái gối hai bên.  Thì ra tôi đã ngủ gục trên trang vở khi còn cúp điện, không biết điện đã lên tự lúc nào, mà mọi tiếng động dưới đường đều đã lắng đọng từ lâu.  Nửa đêm rồi.  Thế mà nhà tôi vẫn chưa về. 

Tờ lịch treo tường ghi ngày 5 tháng 5 năm 1985.  Chiều nay tôi vừa xé đi một xấp lịch dày để đọc ra đường ngày tháng của hôm nay.  Cứ nửa tháng, có khi cả tháng, tôi mới có thì giờ để nhớ tới quyển lịch trên tường và săn sóc nó bằng cách tìm ra ngày tháng tương ứng với hiện tại của nó.  Hôm nay là kỷ niệm sinh nhật thứ năm mươi chín của Bác gái tôi.  Và cũng là một năm bốn ngày sau buổi rạng đông buồn thảm đó. 

Tối nay Hưng gàn vừa lên rủ chúng tôi bế Tiny đến “ô-vơ-nít” nhân dịp sinh nhật Bác gái.  Giờ chót bé Hương mới nhớ ra, bèn nằng nặc bắt Hưng phải lên kéo chúng tôi đi cho bằng được.  Nhưng Tiny đã trót ngủ từ bảy giờ rồi.  Còn tôi thì, ai cũng thừa biết, một VIP … KK như tôi mà muốn đi đâu chơi là phải sẵn sàng đâu vào đó.  Rất tiếc, không phải là sẵn sàng xe cộ và vệ sĩ, mà là sẵng sàng chu tất chức trách “con sen” cao cả, nhà cửa ngăn nắp rồi mới đi đâu thì đi.  Thật khó tưởng tượng tôi có thể bỏ rơi chậu quần áo chưa giặt, đống chén bát dơ, sàn nhà đang chờ lau, lũ bình đựng sữa đang chờ súc …. Mà đi suốt đêm được.  Vì vậy sau khi cãi nhau rất hăng với lương tâm, cái kẻ ham vui trong tôi đành chịu lép.  Bố Tiny phải thay mặt tôi và Tiny để đi mừng sinh nhật. 

Còn lại với Tiny đang thở đều đặn bên cạnh, tôi chui vội ra khỏi giường, đi tìm cây bút và cuốn tập.  Tôi kê chồng gối lên cao, tì cằm vào đó, hí hoáy viết dưới ánh đèn dầu lập lòe muốn tắt.  Bỏ mặc công việc đang chời đợi, tôi say sưa viết … và cũng say sưa đi vào giấc ngủ bao giờ không biết.  Khi tôi sực tỉnh dậy thì cây bút trên tay đã nguệch một đường dài trên trang vở.  Thật xấu hổ.  Nhưng phải thú thật, tôi đói ngủ quá sức.  Giấc ngủ là một hạnh phúc thật thần tiên đối với tôi bây giờ, nó ch chở tôi ngăn cách được vài giờ với cuộc đua khủng khiếp và triền miên: chạy đua với đời.

Sau giấc ngủ không chủ định, tôi bỗng cảm thấy “tội lỗ”.  Tôi lại khẽ chui ra để khỏi làm mất giấc Tiny, im lặng đi lau dọn nhà cửa.  Phơi xong thay quần áo, tôi đến mở một cánh cửa sổ, vươn vai hít thở trời đêm.  Trong bóng đên, tôi cảm thấy những vòm cây vẫn có đó, đang tò mò nhìn sự xuất hiện trên muộn của tôi.  Tôi mim cười với đêm, trở vào, tiếp tục nằm viết bên cạnh con gái tôi đang say ngủ.  Trong mơ, nó ngái ngủ gọi: “Mẹ ơi, nằm con đi mẹ.”  Tôi buông bút ôm chầm lấy khuôn mặt ngây thơ của con, hít thở mãi cái hơi ấm thân thuộc cua nó, áp vào đôi môi và đô má mềm mại của nó, mãi đến khi nó tức giận vùng ra và kêu: “Thôi, mẹ chì chục quá hà!”

Cái nhà đại văn hào nào sung sướng bằng tôi không nhỉ?

Ngô Thùy

Feb 10, 2016

9/10 - Doãn gia



















Nếu mẹ còn, sẽ là 10/10