Aug 29, 2014

Những Bài Hát Ngoại Quốc Có Liên Quan Trong Chiến Tranh Việt Nam - ANH QUÂN

 


Leaving on a jet plane :
Bài hát do ca sĩ John Denver viết vào năm 1966, nhưng bộ ba Peter, Paul và Mary lại nổi tiếng khi hát bài hát này. Đọc lời hát thì quả thật vô cùng thấm thía, cứ nghĩ một người thanh niên Mỹ mới lớn và vừa biết yêu mà phải đi qua một quốc gia mà họ không biết gì hết. Ca sĩ Denver diễn tả rất hay.
All my bags are packed, I'm ready to go
I'm standing here outside your door
I hate to wake you up to say goodbye……...
(Tất cả hành lý của anh đã đóng, anh sửa soạn để đi
Anh đứng ngoài cửa phòng ngủ của em
Anh rất ghét đánh thức em dậy để nói lời từ biệt
Màn đêm đã tan biến, bình minh ló dạn
Chiếc Taxi đang đợi, anh tài bóp còi
Anh đã cảm thấy cô đơn, anh có thể chết…
Vậy hãy hôn anh và cười cho anh
Nói với anh là em sẽ đợi anh
Ôm lấy anh thật chặt như là em không thể nào rời được anh.
Anh sẽ đi bằng chiếc phi cơ
Anh không biết khi nào anh sẽ trở về.
Em cưng ơi , anh rất ghét chữ đi ….)



Bài hát Daniel : 
do ca sĩ Elton John hát là ảnh hưởng từ chiến tranh Việt Nam - người lính Mỹ trở về không được người dân Mỹ hoan nghênh và một số người bị kỳ thị....
Daniel là một người lính mù hai mắt ( câu hát trong bài là : your eyes have died"/"but you see more than I") ... trở về Mỹ và sau đó Daniel  đi du lịch để tránh tất cả mọi sự việc bất công chung quanh Daniel (do you still feel the pain"/"of the scars that won't heal?) .....
Bài hát Have You Ever Seen The Rain:
 Vào thập niên 70 giới Hippy Sài Gòn rất thích ban nhạc Creedence Clearwater Revival (CCR),  trong những bài hát thịnh hành của họ tại Sài Gòn là có bài Have You Ever Seen The Rain (Có bao giờ bạn thấy mưa chưa? ) – từ Rain của bài hát là ám chỉ về BOMB vì quân đội Mỹ thả quá nhiều Bomb tại Việt Nam và bị nhóm phản chiến chống đối.
 It'll rain a sunny day,
I know; shinin' down like water.
I want to know, have you ever seen the rain?
I want to know, have you ever seen the rain
Comin' down on a sunny day?
(mưa rơi vào ngày nắng đẹp ….
Tôi biết ; mưa rơi tầm tả 
Tôi muốn biết , có bao giờ bạn thấy mưa chưa?
Mà mưa lại vào ngày nắng đẹp?)
Ngoài ra ban nhạc CCR có thêm một bài hay được hát là “Who’ll stop the rain” để chống chiến tranh Việt Nam .

Yellow River :
Bài hát do băng nhạc người Anh là Christie hát vào đầu thập niên 70, chiếm được hạng nhất bán nhiều đĩa trong vòng 1 tuần của tháng 6 năm 1970 tại Anh quốc nhưng qua Mỹ thì chỉ đứng hạng 23 trong việc bán đĩa hát.
Bài hát mang tựa đề Yellow River không có lien quan gì đến sông Hoàng Hà tại Trung Hoa.
Bài hát được ám chỉ về một người lính giải ngũ , nhưng anh ta vào quân đội là bị ép bức đi tòng quân chứ không phải tự nguyện. Vậy bao nhiêu người lính Mỹ bị bắt đi lính tại Việt Nam? 
So long boy you can take my place, got my papers I've got my pay
So pack my bags and I'll be on my way to yellow river
Put my guns down the war is won
Fill my glass high the time has come
I'm going back to the place that I love yellow river
Tạm biệt nha, chú em có thể thay thế chổ của tớ, tớ giờ có giấy rồi để nhận được tiền lương.
Đóng hành lý và tớ sẽ trên đường đi đến sông vàng.
Bỏ sung xuống là thắng được cuộc chiến.
Đổ rượu đầy ly là thời gian đến
Tớ giờ đi về chổ mà tớ yêu thích nhất đó là song vàng
 Yellow River  (Sông Vàng) không nói rõ tại đâu trong bài hát này.

We Gotta Get Out of This Place :
 Bài hát do ban nhạc Animal của Anh quốc hát, thường thì người Việt mình quen thuộc với bài “The House of Rising Sun” do Animal trình diễn. Còn bài hát này trở thành một hình tượng trong quân đội Mỹ tại Việt Nam , nội cái tựa hát thôi thì ai cũng thấy được lính Mỹ chỉ muốn chấm dứt cuộc chiến Đông Dương này. Xứ Anh không có liên quan tới chiến tranh Việt Nam , nên các nhạc sĩ Anh cũng ít chọn chủ đề Việt Nam để sang tác. Thật ra bài We Gotta Get Out of This Place không một chút nào về Việt Nam nhưng tựa bài hát thì phù hợp với tâm trạng lính Mỹ nên trở thành bài hát phổ biến khi lính Mỹ ở Việt Nam.
Chứ chỉ có cái ông John Lennon nhạc sĩ và ca sĩ  mới viết nhạc phản chiến chống chiến tranh Việt Nam thôi , nhất là câu “Make Love No War” , sau đó là bài “Happy Xmas – War is over” , “Give Peace a chance”  và bài “Imagine”. 

Eve of Destruction :
Bài hát do ca sĩ người Mỹ là Barry McGuire hát vào năm 1965, đứng hạng nhất tại Hoa Kỳ và hạng ba tại Anh quốc. Thật ra bài hát này không có ý định nói về cuộc chiến Việt Nam, vì lúc đó lính Mỹ cũng chưa tới Việt Nam. Mục đích của bài hát là đưa các vấn đề chính trị vào thập niên 60, nhưng bị cấm hát trên radio vì lời hát có quá nhiều chống đối chính phủ, nhưng đĩa hát thì bán chạy quá đến nổi đứng đầu nước Mỹ. Bài hát đưa lên tình trạng kỳ thị, đạo đức giả của xã hội và bất công của xã hội. Sự kiện ám sát Tổng Thống Kennedy là ảnh hưởng rất nhiều cho bài hát.
Rồi vài năm sau thì xã hội Hoa Kỳ và Tây âu sinh sản mấy ông bà và cô cậu Hippie thì dùng bài hát Eve of Destruction như bài Thánh Ca của các vị trời con này là phản chiến , “Make Love No War” và đi chống chiến tranh Việt Nam.
Lời bài hát có câu như sau “ You’re old enough to kill, but not for voting – Bạn đã đủ tuổi để đi giết người, nhưng lại không được đi bỏ phiếu bầu” . Câu hát này nói với chính phủ Mỹ là luật lệ ở các tiểu bang của Hoa Kỳ nhiều người không được đi phép đi bầu cử nếu chưa được 21 tuổi. Rồi sau đó các lính Mỹ đến Việt Nam ở cái tuổi chưa được phép đi bầu, cho thấy là những người này chưa được phép tham dự chính trị thì sao phải đi lính. Cho đến năm 1971, Hiến Pháp Hoa Kỳ thay đổi là 18 tuổi được phép đi bầu. 
War :
Bài hát do ca sĩ người da đen Edwin Starr hát vào năm 1970. Bài hát được các anh chị phản chiến hát cho các cuộc biểu tình chống chiến Việt Nam. Nội dung của bài hát mở rộng hơn là con người cần phải sống hoà hợp trong xã hôi. Bài hát War là một trong những bài hát đầu tiên của giong nhạc người da đen (Motown) nói lên quan điểm chính trị.
War has shattered 
Many young men's dreams 
We've got no place for it today 
They say we must fight to keep our freedom 
But Lord, there's just got to be a better way 
It ain't nothing but a heartbreaker 
War 
Chiến tranh đã đảo lộn
Nhiều giấc mơ của những người thanh niên.
Hôm nay chúng ta không còn chỗ nương tựa
Họ nói chúng ta phải đánh nhau để có tự do
Nhưng Thượng Đế ơi, bắt buộc phải có một lối thoát nào tốt hơn
Không có gì cà nhưng là một trái tim tan vỡ
Chiến tranh.
Bài hát sau này trở thành bài hát hát cho cuốn phim hài “Rush Hour – Giờ Cao Điểm” với diễn viên Jackie Chan.
Còn rất nhiều bài hát ngoại quốc tiêu biểu cho dân phản chiến hát chống chiến tranh Việt Nam. Còn tại Việt Nam thì tất cả mọi người điều biết là nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là người có rất nhiều bài hát phản chiến nhưng đến giờ chính quyền Việt Nam vẫn chính thức cấm hát những bài hát của ông.
Các bài hát phản chiến hát trong cuộc chiến Việt Nam giờ là một lịch sử của một thời đại, dù muốn dù không thì không thể nào chối bỏ được. Còn việc đúng sai thì đã có lịch sử trả lời.

Anh Quân 

Aug 16, 2014

LỄ VU LAN TẠI LONDON - Anh Quân



Thầy trụ trì đạo tràng Dược Sư Phật Đường tại Anh quốc một người luôn tính về tương lai của Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại. Với Thầy thì thành phần thanh thiếu niên Việt Nam là nòng cốt chính yếu của sinh hoạt Phật Giáo Việt Nam hiện giờ và trong tương lai. Thầy luôn tâm sự là làm sao đem tuổi trẻ Việt Nam tham gia vào Phật Giáo, mà cái vấn đề khó nhất là phải bỏ thời gian sử dụng ngôn ngữ tại đây để nói chuyện với các em. Nếu trong một giờ nói về đạo bằng tiếng Việt thì đừng hy vọng là các em sẽ thích tới Chùa. Lý do vậy cứ trước giờ tụng kinh là Thầy giảng Phật giáo bằng tiếng Anh trong vòng 30 phút để các em chuyên tâm nghe lời giàng của Đức Phật.

Gần đây Thầy mời được một vị sư từ Việt Nam qua để hoạt động tôn giáo và một vị sư người Anh để nói chuyện với các em. Phải nói vị sư người Anh nói chuyện rất có duyên. Thầy giảng ý nghĩa ngày Vu Lan với các em, Thầy dí dõm về sự cúng bái về những ai tin là cần phải đốt vàng mã mà giờ được chế thành xe hơi giấy, nhà vila giấy, cả mobile phone bằng giấy. Cách nói của Thầy làm thu hút đám trẻ nhi đồng Việt Nam rất là nhiều.

Năm nay số lượng người Việt Nam tại London đi dự lễ Vu Lan rất đông , có lẽ nhờ nhiều nguyên nhân là thời tiết mùa hè, số lượng người về Việt Nam ít hơn và cuối cùng là tiền vì sự tốn kém khi trở vế…










IS IT HIM? - Tam Doan



13 August 2014

President Obama
1600 Pennsylvania Avenue
Washington D.C

Dear Mr. President:

    My name is Tam Doan, I am a 14-year-old high school student enrolling in Pacifica High School.  As you may know, oil is a very important resource used all around the world, but while it can bring precious benefits to our society, it can also bring harm and damage to our environment.  Though it seems that many gas companies are ignoring the consequences of which offshore drilling and will continue to drill the Artic Ocean for more oil, but I disagree with their actions. Even though some normal citizens can argue offshore drilling has benefits, but through my eyes, I see the consequence out weighs the benefits, ultimately doing more harm then good. Instead of hoping that the situation resolves itself, I will take action and try to change     others people’s perspective of this problem.

One impact Oil drilling has on the environment is that it is destroying one of natures most useful resources, trees (epa.gov). As the temperature slowly rises, permafrost thaws, and when permafrost thaws, the soil in the forest system becomes soften, in which causes the trees to sink into the ground. Because of this, many trees in Alaska seems to have a leaning appearance. These trees are known as “drunken tree”. “Drunken trees” later will die because of their leaning positions (.wikipedia.org). Another problem a change in climate can effects the trees is that there will be more disturbance for the forest, such as wild fires and insect outbreak (epa.gov).

    Another reason why off- drilling is dangerous is that it can even affect the community and the land of Alaska (livescience.com). As polar bears and other animal make their ways across the lands to a special area to give birth, but by occupying these spaces for oil, animal will eventually go near them, which then causes them to be expose to PAH. Since the animal has a poor immune system, PAH will give them cancer. Dangerous consequences like this can cause the animal’s population to slowly disappear and eventually lead to extinction. For the people in Alaska, many of the communities depend on fishing, but offshore drilling is destroying the marine inhabitants in the area, which can damage and ruin the community.

    So in summary, not only offshore drilling can perinatal damage the precious environment, but also it can also hurt the environment’s marine inhabitants. Offshore drilling will also cause harm to the local communities that relies on fishes to make their living. Because of all this, I strongly believe that offshore drilling should be stopped. Not only many people agree with my decisions, but they also believe that this is the right choice not only for the citizen, but also for the world. Thank you for reading this.

Sincerely,
Tam Doan

Street Party – Tiệc Trên Đường Phố - ANH QUÂN




Cộng Đồng St Hilda’s miền Đông London là một tổ chức từ thiện, đến ngày hôm nay họ vừa đúng 125 tuổi. Đây là một cộng đồng có tuổi thọ cao nhất tại miền Đông London, nhiệm vụ của họ là cung cấp tất cả mọi dịch vụ miễn phí cho người cao niên , phụ nữ và thiếu nhi như là:

  1. Chăm sóc tại gia (Home Care) 
  2. Câu lạc bộ cao niên
  3. Giúp đỡ phụ nữ về phúc lợi xã hội.
  4. Tư vấn về tất cả mọi mặt trong xã hội
  5. Nhà trẻ


Đây là một Cộng Đồng vững mạnh và có nhiều uy tín tại miền đông London. Hàng năm họ được chính quyền địa phương và các quỹ tư nhân tài trợ trên cả triệu bảng Anh.

Cộng Đồng Việt Nam vùng Đông London là cộng tác viên với St Hilda’s trong lảnh vực phục vụ quí cao niên và được mời đến dự Tiệc Đường Phố (Street Party) và sinh nhật 125 tuổi.

Tiệc đường phố (Street Party) là sinh hoạt khá phổ thông tại Anh quốc, bắt nguồn từ việc ký hoà ước Versailles năm 1919 chấm dứt chiến tranh thứ nhất. Sau đó được dân chúng tổ chức ở các con phố họ đang cư ngụ càng ngày càng rầm rộ là kể từ ngày V Day (chiến thắng chiến tranh thứ 2) . Rồi tới kỷ niệm 25 năm lên ngôi vua của Nữ Hoàng Elizebeth đệ nhị vào năm 1977.

Truyền thống đã được thúc đẩy mạnh mẽ cho đám cưới của Hoàng tử William và Kate Middleton vào tháng Tư năm 2011 với khoảng 1 triệu người tham gia bên đường phố. Tiếp theo là ăn mừng lễ Kim Cương lên ngôi  (Diamond Jubilee ) của Nữ hoàng  Anh vào tháng tám năm 2012 khoảng 2 triệu đã tham gia.

Người dân chọn một con phố trong khu vực , xin phép chính quyền địa phương đóng đường không cho xe cộ lưu thông, rồi cùng nhau hợp tác mở một buổi tiệc cho cả ngày. Mỗi người cư dân đem thức ăn thức uống tự mình nấu đem tới để đóng góp cho buổi tiệc. Sau đó họ ca hát nhảy múa và trẻ em chơi đùa với nhau.

Tại Hoa Kỳ cũng có tổ chức mà họ hay xài chữ “Block Party”. Đây là một sinh hoạt tạo ra không khí thân mật và con người gần gủi lại với nhau. Không biết bao giờ Cộng Đồng Người Việt tại Anh quốc tổ chức được buổi tiệc Đường Phố , chắc còn xa lắm….

















Aug 12, 2014

HOÀNG TỬ HẠNH PHÚC - Oscar Wilde



HOÀNG TỬ HẠNH PHÚC
THE HAPPY PRINCE

Tác giả: Oscar Wilde
Dịch giả: Út Hương
Nguồn hình: https://www.google.com/search?q=pictures+of+selfish+giant+oscar+wilde&client

Tại vùng đất cao của thành phố, bức tượng Hoàng Tử Hạnh Phúc đứng sừng sững trên một trụ cột cao.  Người ta mạ vàng toàn thân tượng, gắn hai viên đá saphire xanh biếc vào trong đôi mắt của bức tượng, và đính một viên đá ruby lớn màu đỏ vào chuôi kiếm của tượng.

Rất nhiều người thích bức tượng này. “Mẫu mã của tượng đẹp như mẫu mã chiếc chong chóng chỉ chiều gió,” một hội viên Hội Đồng Thành Phố nhận xét như vậy, và mọi hội viên đều mong được khen rằng họ có óc thẩm mỹ nên mới cho phép dựng bức tượng này.  Người hội viên nói thêm: “Tuy nhiên bức tượng không hữu dụng gì mấy,” ông ta nói vậy vì sợ người khác nghĩ ông là người kém thực tế, nhưng thật sự ông không phải vậy.

“Tại sao con không làm giống Hoàng Tử Hạnh Phúc?” một bà mẹ rầy đứa con trai nhỏ của mình đang đứng khóc dưới ánh trăng.  “Hoàng Tử Hạnh Phúc chả bao giờ phải khóc lóc để đòi bất cứ điều gì.”

Một người đàn ông đang trong tình trạng tuyệt vọng, ngước nhìn bức tượng tuyệt đẹp và thốt lời: “Cũng mừng trên đời này cũng có một kẻ hạnh phúc,”

“Hoàng tử nhìn như một thiên thần,” mấy đứa trẻ của trường đạo cất lời khen ngợi khi chúng bước ra khỏi nhà thờ.  Chúng mặc áo đỏ và bên ngoài khoác áo trắng sạch tươm.

“Các con chưa gặp thiên thần bao giờ, làm sao so sánh như vậy được?” ông thầy dạy toán của chúng hỏi.

“Ồ, chúng con đã gặp thiên thần trong mơ,” mấy đứa trẻ đáp lời thầy, và ông thầy giáo nghe vậy liền nhăn mặt với vẻ mặt nghiêm nghị vì ông không tán thành những giấc mơ như thế.

Rồi một đêm nọ có một chú chim nhạn bay ngang qua thành phố.  Tất cả bạn của chú đã bay đi Ai Cập từ sáu tuần trước, chỉ chú còn ở lại đây vì chú phải lòng với một nàng chim sẻ.  Một ngày đầu xuân chú gặp nàng khi đang bay xuống bờ sông đuổi theo con bướm đêm màu vàng to mập.  Cái eo thon thả của nàng đã hớp hồn chú, buộc chú phải dừng lại nói chuyện với nàng.

“Cho phép tôi yêu nàng nhé?” chú Nhạn đặt thẳng vấn đề với nàng, và nàng đã cúi đầu chấp thuận.  Thế là chú bay lượn chung quanh nàng, dùng cánh quạt nước làm thành những đợt sóng bạc lăn tăn.  Cứ thế chú tán tỉnh nàng trong suốt mùa hè.

“Gắn bó kiểu gì kỳ lạ,” mấy con nhạn khác líu ríu nói với nhau; “cô ả chẳng có tiền, họ hàng lại quá đông”; mà thật vậy, cả dòng sông đầy nhóc chim se sẻ. Đến mùa thu, bọn chúng lại bay đi hết cả. 
Khi đàn se sẻ không còn đó, chú nhạn cảm thấy cô đơn và bắt đầu mệt mỏi với mối tình của mình.  “Nàng chẳng chịu nói chuyện,” chú càm ràm, “và mình có cảm giác nàng có tính lẳng lơ vì nàng luôn đùa cợt với gió.”  Chú nhận xét vậy vì cứ mỗi lần gió nổi lên, nàng lại nghiêng đầu chào duyên dáng.  “Mình biết nàng thích ở nhà,” chú suy luận tiếp, “nhưng mình lại thích du lịch, và ai là vợ của mình đương nhiên phải đi theo mình.”

“Em có đi với ta không?” cuối cùng chú cất lời hỏi nàng; nhưng nàng Se sẻ lắc đầu từ chối vì nàng gắn bó với gia đình của nàng.

“Đối với ta, em xưa nay chẳng quan trọng,”  chú Nhạn nói lớn. “Ta bay đến Kim Tự Tháp đây.  Chào em!” và chú cất cánh bay đi.

Chú bay miệt mài suốt cả ngày, và khi chiều về, chú bay ngang qua thành phố.  “Mình sẽ nghỉ chân ở đâu đây?”  chú tự hỏi; “Hy vọng thành phố này đã sắp xếp chỗ nghỉ cho mình.”


Và chú nhìn thấy bức tượng đứng sừng sững trên cột trụ cao. 
 “Mình sẽ ngả lưng ở đây,” chú quyết định; “ Chỗ này có nhiều không khí trong lành.” Chú đáp xuống khu vực giữa hai bàn chân của bức tượng Hoàng Tử Hạnh Phúc.

“Ái chà, mình có cả một phòng ngủ giác vàng,” chú nói thầm với chính mình khi liếc nhìn chung quanh.  Nhưng khi vừa chui đầu vào đôi cánh chuẩn bị ngủ, một giọt nước lớn rớt xuống người chú.

“Lạ chưa!”, chú cất lời; “Trên trời chẳng một gợn mây, các vì sao sáng thế kia,  không hiểu sao lại có mưa. Khí hậu vùng Bắc Âu chán thật.  Nàng se sẻ thích mưa, nhưng mưa hoài cho thỏa ý thích của nàng thì ích kỷ quá!”

Lại một hạt mưa rơi xuống.

“Tượng gì mà không che mưa được?” chú bực mình nói; “Mình phải đi kiếm ống khói nào kha khá để ngủ thôi,” và chú quyết định bay đi.

Nhưng ngay khi chú vừa xòe cánh, giọt nước thứ ba rơi xuống, và chú ngước nhìn lên.  Ồ! Chú thấy gì vậy?


Đôi mắt của Hoàng Tử Hạnh Phúc nhạt nhòa nước mắt, và những giọt nước mắt lăn tròn trên đôi má mạ vàng của ngài.  Khuôn mặt của ngài dưới ánh trăng tuyệt đẹp, đã làm động lòng thương cảm của chú Nhạn.

“Ngài là ai?” chú Nhạn hỏi.

“Ta là Hoàng Tử Hạnh Phúc.”

“Tại sao Ngài lại khóc?” chú Nhạn hỏi; “Ngài làm toàn thân tôi ướt sũng rồi đây.”

“Khi ta còn sống và mang trái tim con người,” bức tượng trả lời, “Ta chẳng hề biết khóc là gì bởi vì ta sống trong lâu đài mang tên “Không Phiền Muộn”, chẳng một muộn phiền nào được phép bước vào.  Ban ngày ta chơi với các bạn trong vườn, ban đêm ta khiêu vũ trong đại sảnh.  Tường thành bao bọc chung quanh lâu đài rất cao, vậy mà ta chẳng buồn thắc mắc bên kia bức tường thành có gì, bởi vì những gì ta có đã quá toàn mỹ.  Những cận thần của ta gọi ta là Hoàng Tử Hạnh Phúc vì ta rất hạnh phúc, nếu định nghĩa hạnh phúc là có nhiều hoan lạc.  Và cứ thế ta sống cho đến ngày qua đời.  Bây giờ ta chết rồi, họ dựng ta trên cột cao này để ta có thể thấy tất cả những hình ảnh không đẹp và thê thảm của thành phố, và trái tim của ta dù làm bằng chì vẫn không thể không thổn thức.”


“Sao thế này! Chẳng phải đây là một bức tượng mạ vàng?”, chú Nhạn vốn lịch lãm nên chỉ tự hỏi mình, chẳng dám lớn tiếng phê phán ai.

“Ở đằng xa kia,” bức tượng tiếp tục cất giọng trầm trầm đầy nhạc điệu, “ở đằng xa kia tại góc phố nhỏ có một căn nhà nghèo nàn.  Một trong mấy chiếc cửa sổ vẫn để mở, và nhìn qua khung cửa sổ, ta thấy một người đàn bà ngồi cạnh bàn.  Khuôn mặt bà gầy guộc và mệt nhoài; đôi tay bà nhám xạm, đỏ au, và đầy vết kim đâm do vì bà làm nghề thợ may.  Bà đang thêu hoa Lạc Tiên lên chiếc áo choàng may bằng vải sa-tin cho cô phù dâu xinh đẹp nhất của Hoàng Hậu.  Con trai bà đang bịnh nằm trong giường đặt ở góc phòng.  Thằng bé bị sốt, xin được uống nước cam.  Bà chẳng có gì cho nó ngoài ly nước lã, vì thế nó khóc hoài. Chú Nhạn bé nhỏ, có thể nào chú mang hạt đá ruby đỏ đính trên chuôi kiếm của ta đến tặng bà ấy được không?  Đôi chân ta bị chôn cứng vào bệ, không cách gì ta di chuyển được.”

“Bạn bè đang chờ tôi ở Ai Cập,” chú Nhạn đáp.  “Bạn tôi đang dạo chơi trong khu vực sông Nile, nô đùa với mấy hoa sen lớn ở đó.  Bọn họ sắp chui vào hầm của Đại Đế để ngủ.  Đại Đế cũng ngủ ở đó, nằm trong hòm được sơn son.  Người ta dùng những tấm vải vàng được ướp thơm quấn quanh thân ông.  Ông đeo chuỗi ngọc xanh, và đôi tay ông bị teo như những chiếc lá héo.

“Này chú Nhạn bé nhỏ,” Hoàng Tử van nài, “Có thể nào ở lại với ta một đêm, làm sứ giả cho ta được không? Thằng bé đang bị khát, và mẹ nó đang sầu khổ.”

“Tôi nghĩ tôi không thích mấy thằng con trai nhỏ,” chú Nhạn đáp.  “Mùa hè năm ngoái, khi tôi ngụ tại một dòng sông, có hai thằng nhỏ con chủ cối xay phá phách vô cùng.  Chúng cứ nhắm vào tôi mà liệng đá tới.  Dĩ nhiên chẳng viên đá nào trúng tôi vì loài chim nhạn của chúng tôi bay rất giỏi, chưa kể tôi xuất thân từ gia đình nổi tiếng nhanh nhẹn.  Nói gì thì nói, hành vi ném đá vẫn là hành vi vô lễ.”

Nhưng nhìn thấy nét mặt sầu não của Hoàng Tử, chú Nhạn lại cảm thấy thương hại.  “Thôi được, ở đây lạnh cóng, nhưng tôi sẽ ở lại đây làm sứ giả cho Hoàng Tử.”

“Cám ơn chú Nhạn bé  nhỏ,” Hoàng Tử cất lời.


Thế là chú Nhạn dùng mỏ lấy viên ngọc Ruby ra khỏi chuôi kiếm, rồi ngậm viên ngọc bay qua mấy nóc nhà trong thành phố.

Chú bay ngang qua tháp nhà thờ, lướt qua mấy bức tượng thiên thần làm bằng đá hoa màu trắng.  Chú bay ngang cung điện và nghe có tiếng nhạc khiêu vũ.  Một cô gái xinh đẹp đang đứng ngoài ban công với người yêu của nàng.  “Những vì sao sáng thật tuyệt vời,” chàng nói với nàng, “và thật tuyệt vời sức mạnh của tình yêu!”

“Em hy vọng chiếc áo em đặt may kịp hoàn tất cho buổi dạ vũ của triều đình,” nàng tiếp lời.  “Em đã thuê người thêu hoa Lạc Tiên lên áo; nhưng bà thợ thiêu lười biếng không biết có làm xong hay không.”

Chú Nhạn bay ngang qua dòng sông, nhìn thấy những chiếc đèn lồng treo trên cột buồm của thuyền.  Chú tiếp tục băng ngang qua khu người Do Thái, nhìn thấy họ trả giá với nhau, và đong tiền trên những chiếc cân bằng đồng.  Cuối cùng, chú bay đáp xuống trước ngôi nhà tồi tàn và nhìn vào bên trong.  Thằng bé con đang sốt nằm trên giường bệnh, trở mình liên tục, và mẹ nó ngồi bên cạnh đã thiếp ngủ vì quá mệt.  Chú Nhạn nhẹ nhàng nhảy vào trong nhà, đặt viên ngọc ruby đỏ lên bàn bên cạnh chiếc khung thêu.  Sau đó chú nhẹ nhàng vỗ cánh bay quanh giường của thằng bé, dùng đôi cánh quạt mát cho nó.  “Ôi sao mình thấy mát thế này,” thằng bé nói, “Chắc là mình sắp khỏe lại rồi đây”, và nó chìm vào giấc ngủ.

Chú Nhạn bay về lại với Hoàng Tử Hạnh Phúc, và kể cho Hoàng Tử nghe những gì chú đã làm.  “Lạ thật,” chú nhận xét, “không hiểu sao tôi thấy ấm người trong khi trời vẫn lạnh.”

“Chú thấy ấm người do vì chú vừa làm một điều thiện đó,” Hoàng Tử giải thích.  Và chú Nhạn bé nhỏ bắt đầu suy nghĩ cho đến lúc thiếp ngủ.  Suy nghĩ vẩn vơ bao giờ cũng làm chú dễ ngủ.

Khi ban mai bừng sáng, chú bay xuống sông để tắm.  “Hiện tượng lạ chưa kìa,” vị giáo sư chuyên khoa về chim nói khi ông đi trên cầu băng qua sông.  “Nhạn xuất hiện ở đây vào mùa đông!”  Ông liền viết một bài viết dài gửi đến tòa báo địa phương.  Mọi người đọc và đánh giá bài viết có quá nhiều từ khó hiểu.

“Tối nay tôi sẽ bay đi Ai Cập,” chú Nhạn nói, và rất hưng phấn khi nghĩ đến giờ phút ấy.  Chú viếng thăm tất cả các tòa nhà công cộng, và đậu rất lâu trên đỉnh tháp chuông của nhà thờ.  Chú bay đến đâu, lũ se sẻ ríu rít nói với nhau: “ Nhìn xem kẻ lạ mặt thật đặc biệt kìa!” Nghe vậy, chú Nhạn thích chí vô cùng về bản thân mình.


Khi mặt trăng lên cao, chú bay về chỗ của Hoàng Tử Hạnh Phúc.  “Ngài có nhắn nhủ gì với Ai Cập không?”, chú nói : “Tôi chuẩn bị bay đến đó đây.”

“Này chú Nhạn bé nhỏ,” Hoàng Tử nói, “ Có thể nào ở lại với ta thêm một đêm nữa không?”
“Bạn bè tôi đang chờ tôi ở Ai Cập,” chú Nhạn trả lời.  “Ngày mai bạn tôi sẽ bay lên tầng thác thứ nhì của sông Nil.  Ở đó bạn Hà Mã nằm lẫn trong mấy bụi cây hương bồ, và tượng Vua Ai Cập ngự trên tảng đá granite lớn.  Vua chiêm ngưỡng sao trời suốt đêm, và khi ngôi sao mai ló dạng, ngài thốt lên tiếng vui mừng, rồi im lặng trở lại.  Đến trưa, mấy con sư tử lông vàng xuống bờ sông uống nước.  Chúng có cặp mắt màu xanh của khoáng chất beryls, và tiếng gầm của nó lớn hơn cả tiếng thác. 
“Này chú Nhạn bé nhỏ,” Hoàng Tử nói, “ở xa kia ra khỏi thành phố, ta thấy một chàng trai trẻ sống trên gác xép sát mái nhà.  Anh ta đang gục mặt trên mặt bàn đầy giấy.  Những đóa hoa violet cắm trong ly nước đã khô héo, nằm lăn lóc bên cạnh anh.  Mái tóc anh màu nâu xoăn tít, đôi môi anh đỏ màu lựu, và đôi mắt mơ mòng của anh thật to.  Anh ta đang cố gắng viết cho xong vở kịch để nộp cho ông giám đốc Nhà Hát, nhưng tay anh lạnh quá, không thể cầm viết được nữa.  Lửa trong lò sưởi đã tắt, và cơn đói làm anh mệt lả.

“Thôi được, tôi ở lại với Ngài một đêm nữa,” chú Nhạn có trái tim vị tha đáp.  “Tôi sẽ chuyển cho anh ấy một hột đá ruby khác?”

 

“Tiếc thay ta không còn hạt ruby nào nữa,” Hoàng Tử trả lời; “ Ta chỉ còn đôi mắt thôi. Đôi mắt này được làm bằng đá saphire quý hiếm, được mang đến đây từ Ấn Độ cả ngàn năm trước.  Chú làm ơn lấy một hạt, mang đến cho chàng trai trẻ kia.  Anh ta sẽ mang hạt đá này đến tiệm kim hoàn mà bán, rồi dùng tiền mua thức ăn và củi, có vậy mới có thể viết xong vở kịch.”

“Thưa Ngài,” chú Nhạn nói, “Tôi không thể làm vậy được”; và chú ứa nước mắt.

“Này chú Nhạn bé nhỏ,” Hoàng Tử nói, “Hãy làm như ta vừa nói.”

Thế là chú Nhạn lấy một viên đá từ hốc mắt của Hoàng Tử ra, bay đi đến căn gác sát mái nhà của anh sinh viên trẻ.  Chú chui vào bên trong không khó vì trên mái nhà có sẵn lỗ hổng.  Qua lỗ hổng, chú phóng vào trong phòng.  Chàng trai trẻ vùi đầu trong vòng tay của mình nên không nghe tiếng vỗ cánh của chú.  Khi thức dậy, anh thấy viên đá saphire tuyệt đẹp nằm trên bó hoa violet đã héo. 
“Mọi người đã hiểu được giá trị của mình,” anh thốt lên, “viên đá này hẳn là quà tặng của người ái mộ mình.  Hôm nay mình sẽ viết cho xong vở kịch.” Và anh vui ra mặt.

Ngày hôm sau, chú Nhạn bay xuống phía cảng.  Chú đậu trên cột buồm lớn nhìn mấy người thủy thủ gồng mình giữ chặt những sợi dây thừng.  “Dô ta”!” thủy thủ hô to mỗi lần ưỡn ngực kéo dây.  Chú Nhạn lớn tiếng nói với mấy chú thủy thủ: “Tôi sắp đi Ai Cập đây!”, nhưng chẳng ai buồn để ý đến chú, và khi mặt trăng lên, chú bay về chỗ Hoàng Tử Hạnh Phúc.

“Tôi đến để chào tạm biệt Ngài,” chú nói.

“Này chú Nhạn bé nhỏ,” Hoàng Tử nói, “ chú có thể ở lại với ta thêm một đêm nữa được không?”

“Mùa đông đến rồi,” chú Nhạn trả lời, “và tuyết giá nay mai sẽ xuất hiện.  Ở Ai Cập có nắng ấm chiếu sáng trên các ngọn dừa xanh, có cá sấu lười biếng trầm mình trong bùn.  Bạn của tôi đang làm tổ ở Đền Baalbec dưới sự chiêm ngưỡng của đôi chim bồ câu – một trắng và một hồng, họ luôn hót lời khen ngợi. Thưa Ngài, tôi phải rời đây và sẽ không bao giờ quên Ngài.  Mùa xuân tới tôi sẽ mang về cho Ngài hai viên ngọc đẹp mà Ngài đã đem tặng cho người.  Viên đá ruby đỏ sẽ đỏ hơn hoa hồng, và viên ngọc saphire sẽ xanh hơn màu nước biển.”

“Trong quảng trường dưới kia,” Hoàng Tử Hạnh Phúc nói, “có đứa bé gái bán diêm.  Nó lỡ tay làm rớt tất cả diêm vào máng nước, ẩm hết cả rồi.  Cha nó sẽ đánh nó nếu không mang được tiền bán diêm về, và nó đang khóc kia kìa.  Chân nó không có cả giầy lẫn vớ, đầu nó để trần.  Hãy lấy viên ngọc còn lại trong mắt ta đưa cho nó, để nó không bị đòn.”

“Tôi sẽ ở lại với Ngài thêm một đêm nữa,” chú Nhạn trả lời, “nhưng tôi không thể thấy lấy con mắt còn lại của Ngài.  Làm vậy Ngài sẽ bị mù.”

“Này chú Nhạn bé nhỏ,” Hoàng Tử nói, “Hãy làm như ta vừa nói.”

Và chú Nhạn đành phải lấy con mắt còn lại của Hoàng Tử, bay nhào xuống dưới.  Chú xà xuống chỗ bé gái bán diêm, và thả hạt ngọc vào lòng tay của bé.  “Viên đá đẹp làm sao,” nó reo vui; và tươi cười chạy về nhà.

Và chú Nhạn bay trở về chỗ của Hoàng Tử.  “Ngài mù rồi,” chú Nhạn nói, “Tôi sẽ ở lại đây mãi mãi với Ngài.”

“Không không, chú Nhạn bé nhỏ,” Hoàng Tử nói, “chú cần bay đi Ai Cập.”

“Tôi sẽ ở đây với Ngài mãi mãi,” chú Nhạn đáp, và nằm ngủ dưới chân của Hoàng Tử.

Cả ngày hôm sau, chú đậu trên vai Hoàng Tử, kể cho Hoàng Tử nghe những gì chú thấy nơi vùng đất lạ. Chú kể về loài cò màu đỏ đứng dọc dài bên bờ sông Nile, mỏ ngậm cá vàng.  Chú kể con quái vật Sphinx, già như trái đất, sống ở sa mạc, biết hết mọi điều.  Chú kể  về những người lái buôn lững thững đi bộ bên cạnh mấy con lạc đà của họ, tay cầm chuỗi hạt hổ phách.  Chú kể về Vua của các đỉnh núi trên mặt trăng, da đen như gỗ mun, thờ phụng tảng đá crystal lớn.  Chú kể về con rắn lục nằm ngủ trên cây dừa, và mười hai nhà tu sĩ nuôi nó bằng bánh mật ong.  Chú kể về những người lùn dùng những chiếc lá lớn làm thuyền băng qua một hồ lớn, luôn luôn phải chiến đấu với lũ bươm bướm.

“Này chú Nhạn bé nhỏ,” Hoàng Tử nói, “chú đã kể cho ta nghe về bao nhiêu là điều kỳ diệu, và ta nghĩ ta cần nghe thêm về nỗi khổ mà người dân đang phải cam chịu.  Chẳng điều nào bí ẩn hơn là nỗi khổ của họ.  Chú hãy bay đi khắp thành phố của ta, hỡi chú Nhạn bé nhỏ, và bay về đây kể ta nghe những gì chú thấy.”

Thế là chú Nhạn bay khắp thành phố, nhìn thấy người giàu sống vui bên trong những căn nhà đẹp, trước cửa là chỗ ngồi của những kẻ ăn mày.  Chú bay vào trong hẻm tối tăm, nhìn thấy mấy khuôn mặt trắng bệch của những trẻ em đang bị đói, ánh mắt lờ đờ trông ra phía đường phố đen ngòm.  Dưới gầm cầu, hai thằng bé nằm ôm nhau để sưởi ấm cho nhau.  “Đói quá!” hai thằng bé than thở.  “Chúng bay không được nằm ở đây!”, gã cảnh sát đi tuần quát tháo, và hai thằng bé đành lang thang trong mưa.

Và chú bay về kể lại những gì chú thấy cho Hoàng Tử nghe.

“Thân ta được giáp vàng,” Hoàng Tử nói.  “chú hãy lấy từng miếng vàng, từng miếng một, đến đưa cho những dân nghèo của ta; những người còn sống luôn vui khi thấy vàng.”

Chú Nhạn cứ thế túc tắc gỡ từng miếng vàng, cho đến khi toàn thân Hoàng Tử Hạnh Phúc chỉ còn màu xám xịt. Từng miếng vàng được chú chuyển đến người nghèo, và gương mặt của lũ trẻ trông hồng hào hơn; chúng cười giỡn, vui đùa ngoài phố.  “Có bánh mì ăn rồi!” chúng reo mừng.

Và tuyết đổ xuống, hết tuyết đến băng.  Cả đường phố nhìn như được phủ bạc, sáng loáng và lấp lánh.  Những cột nước đổ từ mái nhà xuống bị đóng băng, nhìn như những chiếc dao găm.  Mọi người ra đường mặc áo lông,  mấy đứa bé trai đội mũ đỏ trượt băng trên khu vực bị đóng đá.

Chú Nhạn bé nhỏ ngày càng bị cóng, nhưng chú cương quyết không rời Hoàng Tử vì chú quá yêu quý Ngài.  Chú mổ vội mấy mẩu bánh mì vụn để ngoài cửa của chủ tiệm bánh khi ông ta không để ý và cố gắng giữ ấm bằng cách đập cánh liên tục.


Nhưng cuối cùng, chú biết mình sắp chết.  Chú dùng hết sức tàn, bay lên vai của Hoàng Tử một lần nữa.  “Xin tạm biệt Hoàng Tử,” chú thều thào nói, “Xin cho phép tôi được hôn tay Ngài.”

“Ta mừng là cuối cùng chú cũng chịu bay đi Ai Cập, chú Nhạn bé nhỏ,” Hoàng Tử đáp, “Chú ở đây lâu quá rồi, và hãy hôn lên môi ta, vì ta yêu chú lắm.”

“Tôi không bay đi Ai Cập,” chú Nhạn đáp. “Tôi bay đến nhà của Thần Chết.  Thần chết là anh của Thần Ngủ, đúng không nào?”

Và chú hôn lên đôi môi của Hoàng Tử, rồi gục chết dưới chân của Ngài.

Lúc ấy một tiếng kêu răng rắc phát ra từ bên trong bức tượng, như thể có cái gì vừa vỡ.  Sự thật là trái tim chì bị nứt làm đôi do vì thời tiết băng giá quá khắt nghiệt.

Sáng sớm hôm sau, ông Thị Trưởng cùng các hội viên Hội Đồng Tỉnh đi bộ, băng ngang qua quảng trường.  Khi đi ngang bức tượng, ông Thị Trưởng nhìn lên: “Tội nghiệp tôi chưa, sao Hoàng Tử Hạnh Phúc trông tiều tụy thế này!”

Tất cả các hội viên đưa mắt nhìn lên, đồng cất tiếng, “Trông tiều tụy thế này!” Họ vẫn thế, luôn luôn nói vuốt đuôi theo ông Thị Trưởng.

“Viên đá ruby đỏ rớt ra khỏi kiếm, đôi mắt chẳng còn, thân người giác vàng cũng không,” ông Thị Trưởng tả chân bức tượng, “bức tượng Hoàng Tử trông chỉ khá hơn kẻ ăn mày một chút!”

“Trông chỉ khá hơn kẻ ăn mày một chút!”, mấy người hội viên nói hùa theo.

“Và xem này, có con chim chết dưới chân bức tượng!” ông Thị Trưởng nói tiếp.  “Chúng ta cần phải lập bảng tuyên cáo, không cho phép chim được nằm chết ở đây.” Người thư ký của Hội Đồng Tỉnh liền ghi xuống giấy lời đề nghị này.

Và rồi họ dựt sập bức tượng Hoàng Tử Hạnh Phúc xuống.  “Bức tượng không còn hữu dụng nữa khi đã hết đẹp,” vị giáo sư khoa Mỹ Thuật của trường đại học nói.

Họ đem bức tượng vào lò nung, và ông Thị Trưởng triệu tập một buổi họp với Hội Đồng Thành Phố để quyết định sẽ làm gì với mớ kim loại vừa được nấy chảy.  “Chúng ta phải dựng một bức tượng khác, chắc chắn là thế,” ông nói, “và bức tượng kế sẽ bức tượng của tôi.”

“Tượng của tôi,” mỗi thành viên trong Hội Đồng Tỉnh đều nói theo, và họ cãi nhau.  Cho đến khi không còn trông thấy họ nữa vẫn nghe tiếng họ cãi nhau.

“Lạ chưa kìa!” người đốc công của xưởng đúc lên tiếng.  “Trái tim chì bị nứt này nấu mãi không chảy, vẫn còn nguyên.  Chúng ta đem liệng nó đi thôi.” Và họ quăng trái tim vào đống rác chỗ chú Nhạn chết đang nằm.

“Hãy mang đến cho ta hai vật báu của thành phố,” Thượng Đế nói với thiên thần của ông, và thiên thần mang đến Ngài trái tim chì cùng xác chết của con chim.

“Sự chọn lựa của con hay lắm,” Thượng Đế nói, “bởi vì trong vườn của ta trên Thiên Đàng, chú chim nhỏ này sẽ mãi mãi hót và trong địa hạt bằng vàng của ta, Hoàng Tử Hạnh Phúc sẽ ca ngợi ta mãi mãi.  

 

Aug 11, 2014

HOA SEN - Vinh gTmT




HOA SEN

Thầy PT: Này thầy QP không biết nhóm nhỏ Mây Từ đến chưa? Sao thấy nhớ tụi nó quá.
Thầy QP: Dạy thưa Ông Ngài, các em đến từ sớm rồi. Còn mặc đồ dễ thương nữa.
Thầy PT: Oh vậy hả?
Thầy QP: Dạ, mấy cô Mây Từ rực rỡ như những đoán hoa sen mới nở.
Thầy PT: Vậy tốt rồi... chứ để mấy cậu trai Mây Từ che lấp hoài tội nghiệp.
Thầy QP: Thưa thầy con nghĩ lúc trước bị bùn che lấp. Hôm nay hoa sen nở rực thật là quá dễ thương!
Thầy PT: Không có bùn làm sao có sen!!











Aug 9, 2014

ĐỌC SÁCH VÀ MUA SÁC - Anh Quân


Bà Hương,

Vài năm trước tui được đọc bài viết của chị bà nói về bác gái trong nhà, nhắc lại những ngày tháng cực nhọc tại Sài Gòn trước và sau 1975 phụ giúp trong việc nuôi nấng gia đình. Những mẩu chuyện chị bà kể đưa người đọc có nhiều cảm xúc, mà tui nhớ nhất lúc mẹ bà đem sách của bác trai đưa ra nhà sách để bán, có lẽ vì thích sách từ bé nên khi nghe ai kể chuyện về sách thì tui rất chăm chú nghe và nhớ, nhưng hỏi nhớ để làm gì thì tui chỉ biết nói là cảm kích người viết sách, rồi in sách và cuối cùng là  sách đến tay người đọc. Nhất là cả 50 năm về trước ở một quốc gia lạc hậu và chiến tranh  như Việt Nam thì chuyện ra một quyển sách không đơn giản, không như ngày hôm nay mọi thứ bước vào hoàn cầu hoá , nhờ internet , www và các công cụ đọc sách như Kindle hay tablet thì chuyện sách vở vô cùng dể dàng đến cho người đọc .

Trước khi nói chuyện bây giờ , tui kể cho bà nghe là những ngày qua tui có đọc về nhà sách Khai Trí tại Sài Gòn năm xưa. Đọc cả cuộc đời của ông chủ nhà sách , tui khá xúc động về đóng góp văn hoá của ông, tui nghĩ nếu không có ông Nguyễn Hùng Trương tức là ông chủ nhà sách Khai Trí thì nền văn hoá của miền nam sẽ không có them phần giá trị trí tuệ , ông cũng để lại di sản tinh thần sách vở cho Việt Nam cho đến ngày hôm nay. Đối với những kẻ căm thù sách vở họ không khác gì Tần Thuỷ Hoàng năm xưa là họ đã đốt hết toàn bộ sưu tập về các tạp chí   của ông, 60 ngàn tấn sách được đi tro bụi , thì tui nghĩ số phận của nhà in Sáng Tạo cũng không khá hơn nhà sách Khai Trí. Rồi tui cũng không hiểu nổi những người hiền hoà , có công lao đóng góp cho di sản văn hoá Việt Nam mà mang cái tên vô cùng khủng khiếp và có tội ác với dân tộc Việt Nam là “Biệt Kích Văn Nghệ” . Còn đáng tởm hơn là cướp hết gia sản của ông , để trước khi chết có người hỏi ông là chừng nào nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ trả cho ông nhà sách Khai Trí ? thì ông trả lời là “năm 3000” .

Sách vở Việt Nam đang ở một giai đoạn đen tối , ngoài Bắc thì từ những năm 1945 , còn trong nam là từ tháng 4 năm 1975 thì số phận những người cống hiến văn hoá của dân tộc đều như nhau . Nhất là khi đọc quyển “Văn Học Việt Nam dưới chế độ cộng sản” của Tiến Sĩ Nguyễn Hưng Quốc thì số phận bèo bạt của những nhà văn ở lại miền Bắc như Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Tú Mỡ, Nguyên Hồng…. Đọc mới thấy từ năm 1938 cho đến 1945  nhà văn Nguyễn Tuân có 10 tác phẩm trong vòng 8 năm. Từ năm 1945 , trong vòng 40 năm , ông cũng chỉ có 10 tác phẩm , không phải ông không muốn viết mà bị kiểm duyệt hết viết nổi . Nhà văn Nguyên Hồng nổi tiếng với quyển “Bỉ Vỏ” cụng không khá gì hơn. Nghe mà thấy sợ , bởi vậy Việt Nam mới có them một trường Đại Học Viết Văn, không vào đây học mà tự viết văn sang tác tại Việt Nam là mút mùa lệ thuỷ trong một nhà tù nào đó. Bởi vậy khi đọc tới mẫu chuyện “Cây Táo của ông Lành” do một Bộ Đội giải ngũ vì thương tích vào thập niên 70 mà tức mà thành tức cười luôn là truyện của anh ta bị cấm vì ông Lành là tên của nhà văn Tố Hữu , sao dám đem ra viết và sau này anh bộ đội xin đi học Đại Học thì cũng có giấy từ chối, lí do tại sao thì biết rồi, khỏi hỏi làm gì cho mệt.

Sách vở Việt Nam giờ chỉ dể dàng xuất bản tại hải ngoại, việc mua sách bắt đầu dể dàng hơn xưa vì nhờ thương mại thế giới toàn cầu. Nhà sách Người Việt đi vào việc giao dịch với trang mạng bán sách nổi tiếng thế giới là AMAZON.COM . Người mua có thể mua tại quốc gia mình cư ngụ , sách gởi qua đường bưu điện với giá cước phí trong nước, có thể miễn phí nếu mình chịu chờ đợi. Đây là một điều vô cùng thuận tiện vì khi đặt sách từ xứ khác, giá cước phí bằng cả giá mua, có nhiều lần tui cũng muốn mua sách ở nhà sách Tự Lực tại Bolsa  mà rồi lại bỏ qua vì cước phí.

Ngày xưa việc ấn loát sách Việt bán tại hải ngoại là cả một vấn đề, không đơn giản, muốn giá sách rẻ thì phải in tối thiểu trên cả 5000 ngàn quyển. Nếu không có thị trường bán sách thì tác giả ôm sách về làm sách biếu , nên có một số người chia sách ra là trang đầu viết xuất bản lần thứ nhất cho 1000 ngàn quyển, tiếp theo là xuất bản lần thứ hai , rồi lần thứ ba…. Như vậy in được  nhiều sách với giá rẻ hơn , nhưng làm vậy người đọc cứ nghĩ sách bán chạy lắm. Rồi tổ chức ngày giới thiệu sách để nhờ sự ủng hộ từ người quen và người ái mộ. Tất cả vấn đề là vì quá ít người đọc sách Việt tại hải ngoại. Tuy nhiên vấn đề in sách tại hải ngoại vô cùng thoải mái không như trong nước , cứ mở một quyển sách trong nước , xem trang sau thì hay thường thấy xuất bản 1000 ngàn quyển, chẳng lẽ 90 triệu dân Việt Nam mà chỉ có 1000 người đầu tiên đi mua sách, kể ra thì tệ hại thật , nhưng nghĩ cho cùng thì cũng vì  kiểm tra văn hoá, chạy chọt khắp nơi để in được sách nhưng chẳng may “Lỡ” một cái gì đó thì khỏi xuất bản luôn , vậy in trước 1000 ngàn quyển cho ăn chắc , mai này có lỡ liếc gì đó thì khỏi sợ lỗ.

Dạo này thấy sách Việt muốn đọc mà bán trên Amazon là tui đặt mua ngay , khi mua quyển sách về Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, thấy dày cộm , nghĩ mà đặt thẳng tại Mỹ thì phải chịu them một cước phí không rẻ, mà Amazon chỉ lấy cước phí trong nước. Lúc đó tui không hiểu sao Amazon chịu chơi quá vậy! nghĩ chưa ra, cho đến khi mua quyển “Thung Lũng Tử Thần” của cố nhà báo Vũ Ánh, lật ra trang cuối thì tui mới thấy ghi là “Printed in Great Britain – in tại Anh quốc” , lúc đó tui mới nghĩ ra là bây giờ có thể in một số lượng nhỏ , có thể là từng quyển vì nhờ công việc ấn loát qua kỷ thuật số và đóng sách thuận tiện, nên không phải nhờ nhiều công sức trong việc sản xuất . Nhà bán sách như Người Việt chỉ cần một bản thảo được thiết kế cho Amazon, rồi họ sẽ tự giải quyết, vì Amazon lúc in là họ in cho nhiều tác giả , cách thiết kế sách thì trong máy điện toán rồi vậy lúc in thì cứ việc in , tiếng gì thì tiếng, sách vẫn là sách và từ đó sách đến tay người đọc vô cùng dể dàng.

Ở một thế giới với công nghệ thong tin điện toán ngày nay đáng lý phải nâng được tầm văn hoá tại Việt Nam. Hơn 39 năm tại Việt Nam vẫn chưa quyển nào được xem là “bán Chạy nhất – Best Seller” , quyển sách nào muốn xuất bản đều phải qua một công tác tư tưởng và kiểm duyệt, them nữa người viết là ai ? do vậy muốn hợp tác với Amazon là chuyện khó vô cùng vì cần phải có một giấy phép in một lần bao nhiêu quyển ? Kể ra muốn làm nhà văn tại Việt Nam vô cùng khó và phải đi lấy cái bằng được viết văn ….